Người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân gọi là gì

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Người đứng đầu quản lý và chịu trách nhiệm đối với hoạt động của chi nhánh là giám đốc. Vậy giám đốc chi nhánh có vai trò như thế nào? phạm vi quyền hạn ra sao?

Chi nhánh và chức năng của chi nhánh

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:

"1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

Ví dụ: Doanh nghiệp A ở Hà Nội, họ có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

- Thông báo thành lập chi nhánh;

- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh.

Vai trò của giám đốc chi nhánh [Ảnh minh hoạ]

Vai trò của giám đốc chi nhánh

Khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.”

Hiện tại, pháp luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về những nội dung liên quan đến người đứng đầu chi nhánh [chức danh, vai trò, quyền và nghĩa vụ].

Về chức danh, trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh không quy định rõ chức danh mà chỉ ghi là người đứng đầu chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế người đứng đầu chi nhánh thường được gọi là giám đốc chi nhánh. Giám đốc chi nhánh không cần bắt buộc phải là thành viên của công ty.

Xem chi tiết: Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Về vai trò, quyền hạn, theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, giám đốc chi nhánh đại diện thực hiện nhiệm vụ của công ty theo uỷ quyền. Như vậy, giữa giám đốc chi nhánh và phía công ty sẽ tiến hành lập một văn bản uỷ quyền, trong đó quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ, vai trò, phạm vi công việc của giám đốc chi nhánh.

Lưu ý: Giám đốc chi nhánh đại diện cho các giao dịch của chi nhánh trong phạm vi uỷ quyền.

Theo đó, giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện của công ty.

Phạm vi ủy quyền như thế nào là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, công ty cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho giám đốc chi nhánh.

Khi chi nhánh ký kết một số hợp đồng hoặc thực hiện một số công việc mà cần sự cho phép của công ty, giám đốc chi nhánh phải xuất trình được văn bản uỷ quyền của công ty cho chi nhánh.

Như vậy, giám đốc chi nhánh có thể được bổ nhiệm từ người ngoài công ty. Giám đốc chi nhánh chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi mà công ty uỷ quyền.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

là gì? Quyền và vai trò của chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Thiên Luật Phát sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trong bài viết dưới đây!

Nội dung bài viết

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý luật pháp

  • Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội ban hành số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015.
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp ngày 19 tháng 10 năm 2015

Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo Luật doanh nghiệp 2014 tại Khoản 1 Điều 183, doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

Vậy chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Do DNTN là mô hình doanh nghiệp một chủ, do duy nhất một chủ thể đứng ra thành lập, tương tư như công ty TNHH một thành viên. Nên cá nhân chính là người làm chủ, sử dụng chính tài sản của mình để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, không liên kết và chia sẻ với bất kỳ ai khác.

Mô hình doanh nghiệp do một người làm chủ

Là người duy nhất đầu tư vốn và thành lập doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp tư nhân chinh là cá nhân duy nhất có quyền quyết định tất cả các vấn đề về cơ cấu, tổ chức quản và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình.

Cá nhân Việt Nam, cá nhân người nước ngoài thỏa mãn các điều kiện quy định trong Luật doanh nghiệp 2014, khoản 1 Điều 18 quy định có quyền .

Dù chỉ có một chủ nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn là đơn vị mang tính chất một tổ chức kinh tế, có người điều hành quản lý và có người lao động.

\>>> Xem thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn về chủ doanh nghiệp tư nhân:

Luật doanh nghiệp 2020 quy định như nào về chủ doanh nghiệp?

Chủ doanh nghiệp là người sở hữu doanh nghiệp, do vậy chủ doanh nghiệp có thể còn được gọi với tên khác đó là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp được định nghĩa đó là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài việc phải thực hiện đăng ký thành lập để được hoạt động, doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện là tổ chức có tên riêng, có tài sản và trụ sở để giao dịch theo quy định.

Như vậy, có thể thấy mặc dù trong quy định của pháp luật chưa đưa ra khái niệm cụ thể về chủ sở hữu doanh nghiệp, tuy nhiên, đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu, theo đó chủ sở hữu là chủ thể có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Qua đó, có thể định nghĩa một cách khái quát, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể là cá nhân, pháp nhân – những người đứng trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, là người thành lập, điều hành doanh nghiệp và có đủ các quyền của một chủ sở hữu nói chung đối với doanh nghiệp của mình như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định hiện hành

Căn cứ điều 76 Luật doanh nghiệp 2020, quy định về quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp như sau:

– Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền sau đây:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  • Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
  • Quyết định dự án đầu tư phát triển;
  • Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
  • Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
  • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
  • Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
  • Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

– Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền sau đây:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định và phân biệt rõ về quyền của chủ sở hữu của doanh nghiệp là cá nhân và tổ chức. Một số quyền mà các tổ chức là chủ sở hữu có nhưng cá nhân là chủ sở hữu không có bao gồm: Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty; Quyết định dự án đầu tư phát triển; Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính của công ty; Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là tổ chức khi thành lập doanh nghiệp.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty theo quy định pháp luật:

Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty, bao gồm:

  • Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty;
  • Tuân thủ Điều lệ công ty;
  • Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty;
  • Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty;
  • Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Chiếu theo quy định trên có thể thấy ngoài những quyền mà chủ sở hữu doanh nghiệp có thể làm, pháp luật hiện hành quy định rất chi tiết các nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện trong việc thành lập và vận hành hoạt động công ty. Tuân thủ theo quy định của pháp luật và Điều lệ mà công ty quy định. Đồng thời, thực hiện tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty nhằm tránh tình trạng chủ sở hữu công ty sử dụng tài sản chung vào việc riêng.

Vai trò của chủ doanh nghiệp tư nhân

Toàn quyền quyết định mọi hoạt động doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được sử dụng lợi nhuận sau thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp

Người làm chủ có thể trực tiếp điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh hoặc thuê người khác làm thay mình. Trong trường hợp, chủ doanh nghiệp muốn thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện cho doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là người đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn trước tòa án. Bên cạnh đó là người có quyền lợi và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền bán hoặc cho thuê toàn bộ công ty

Theo quy định tại Điều 186 Luật doanh nghiệp 2014, chủ doanh nghiệp có toàn quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Trong suốt thời gian cho thuê, người làm chủ doanh nghiệp vẫn là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.

Tại Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014 quy định, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và tất cả các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp [ngoại trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác].

Chủ doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp

Có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp tư nhân chính là một loại tài sản riêng của chủ doanh nghiệp sở hữu. Vì thế, chủ doanh nghiệp được toàn quyền định đoạt “số phận” doanh nghiệp với tư cách là người duy nhất sở hữu doanh nghiệp đó.

Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp tư nhân và chủ DNTN

Bởi vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu. Do đó, nếu có sự thay đổi từ cá nhân này thành cá nhân khác, doanh nghiệp đó phải chấm dứt sự tồn tại. Ví dụ:

  • Khi doanh nghiệp bị bán đi, người mua phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại
  • Nếu thay đổi về số lượng chủ sở hữu thì doanh nghiệp cũng phải chấm dứt sự tồn tại.

Người làm chủ doanh nghiệp tư nhân bị mất tích, qua đời hoặc rơi vào tình huống bị cấm thành lập quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải giải thế.

  • Trường hợp chủ doanh nghiệp qua đời, nếu có người thừa kế thì người này chỉ được hưởng tài sản, không được thừa kế tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu có một người thừa kế và muốn tiếp tục khai thác tài sản trong doanh nghiệp bằng hoạt động kinh doanh theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế phải đăng ký kinh doanh lại.
  • Nếu số lượng chủ sở hữu tăng lên hơn một, thì phải làm thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Mỗi chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời là thành viên công ty hợp danh hoặc chủ hộ kinh doanh. Khi Doanh nghiệp tư nhân chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì người làm chủ doanh nghiệp không được quyền đăng ký làm chủ bất kỳ một doanh nghiệp tư nhân nào khác.

Quyền sở hữu vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân

Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản

  • Theo quy định tại Điều 184, Luật Doanh nghiệp năm 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Đây là loại trách nhiệm vô hạn, không có sự tách biệt giữa vốn doanh nghiệp và khối tài sản của chủ doanh nghiệp.

Người làm chủ phải chịu trách nhiệm vô hạn với doanh nghiệp bằng chính tài sản của mình

Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân

Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là tài sản cá nhân của chính chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Khi thành lập doanh nghiệp, người làm chủ phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, nêu rõ là Việt Nam Đồng, ngoại tệ, vàng hay các loại tài sản khác [ghi rõ số lượng và giá trị còn lại của từng loại tài sản].

Do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp một chủ nên khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế, đặc biệt là vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vì nếu phá vỡ yếu tố một chủ sở hữu về vốn, doanh nghiệp đó sẽ trở thành mô hình khác mà không còn là doanh nghiệp tư nhân.

Tất cả số vốn và tài sản [bao gồm vốn vay và tài sản đi thuê] dùng để kinh doanh bắt buộc phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo đúng pháp luật quy định.

Quyền tăng/giảm vốn đầu tư

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư tùy vào điều kiện, tình hình cụ thể. Việc tăng, giảm vốn đầu tư này bắt buộc phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Nếu mức vốn giảm xuống thấp hơn số vốn đầu tư đã đăng ký, chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Quyền tăng giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp quyết định

Chủ doanh nghiệp tư nhân [dntn] chịu trách nhiệm nào ?

Chủ doanh nghiệp tư nhân [DNTN] chịu trách nhiệm về nhiều khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số trách nhiệm chính của chủ doanh nghiệp tư nhân:

Trách nhiệm về tài chính: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc cung cấp vốn đầu tư ban đầu, quản lý và điều hành tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo các khoản nợ và chi trả đúng hạn.

Trách nhiệm về quản lý: Chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm lập kế hoạch, đề ra chiến lược, quản lý nhân sự, kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

Trách nhiệm về thuế và báo cáo tài chính: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật thuế. Họ cũng phải chịu trách nhiệm lập và báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước, như cục thuế, các cơ quan tài chính và cơ quan kiểm toán.

Trách nhiệm về tuân thủ pháp luật: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường, và tuân thủ các quy định về an toàn lao động.

Trách nhiệm về xã hội: Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có trách nhiệm xã hội, bao gồm tạo ra cơ hội việc làm, đóng góp vào phát triển cộng đồng, tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm hỗ trợ và giúp đỡ cộng đồng.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền

Chủ doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam có một số quyền được bảo đảm theo pháp luật. Dưới đây là một số quyền chủ yếu của chủ doanh nghiệp tư nhân:

Quyền thành lập và sở hữu doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thành lập và sở hữu doanh nghiệp của mình. Họ có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh và đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Quyền tự do kinh doanh: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do quyết định hoạt động kinh doanh, bao gồm quyết định về sản phẩm, dịch vụ, quy mô sản xuất, giá cả, và thị trường tiêu thụ.

Quyền lựa chọn hình thức tổ chức và quản lý: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức doanh nghiệp và quản lý theo ý muốn, mà không cần sự can thiệp quá mức từ cơ quan nhà nước.

Quyền tư duy và ra quyết định: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tư duy và ra quyết định về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm lựa chọn chiến lược, đầu tư, phát triển sản phẩm, và quản lý nhân sự.

Quyền thu lợi: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thu lợi từ hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm lợi nhuận và các khoản thu nhập khác.

Quyền quyết định về nhân sự: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tuyển dụng, đào tạo, thăng chức, và sa thải nhân viên trong doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, và không vi phạm các quyền và lợi ích công cộng.

Dịch vụ thành lập công ty của Thiên Luật Phát

Luật sư cùng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ thông tin đến quý khách, quý bạn đọc những thông tin cụ thể, chi tiết nhất, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ thực hiện hồ sơ, nhanh chóng nhất.

Đến với Thiên Luật Phát, Quý khách hàng sẽ được cung cấp dịch vụ đầy đủ sau đây:

  • Được tư vấn tận tình bởi các chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Luật doanh nghiệp – Kế toán Thuế. Mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến các vấn đề về điều kiện thành lập doanh nghiệp, mã hóa ngành nghề, vốn điều lệ,… đều sẽ được giải đáp một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
  • Thiên Luật Phát giúp quý khách giải quyết hồ sơ nhanh chóng và luôn đúng hẹn với khách hàng. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, dịch vụ thành lập công ty tại Thiên Luật Phát cam kết với khách hàng sẽ có kết quả chỉ đúng hẹn.
  • Tiết kiệm thời gian di chuyển bằng phương thức tư vấn và nhận hồ sơ ngay tại nhà. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Thiên Luật Phát sẽ không cần phải lên Sở KHĐT, cơ quan Thuế. Khách hàng chỉ cần ủy quyền cho Thiên Luật Phát, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành những loại giấy tờ trên.
  • Tư vấn, hỗ trợ quý khách các thủ tục sau khi thành lập công ty. Với phương châm đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, mọi thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ đều sẽ được đội ngũ chuyên viên của Thiên Luật Phát hỗ trợ tận tình.

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Tóm lại, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, được quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận, bán/cho thuê doanh nghiệp và chịu trách nghiệm về vốn đầu tư cùng các nghĩa vụ pháp lý khác theo quy định.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các chủ doanh nghiệp tương lai hiểu rõ hơn về vai trò, quyền hạn và trách nghiệm của mình. Để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất khi quyết định mở doanh nghiệp tư nhân.

Người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân là ai?

Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Những quyền hạn này của Chủ DNTN được pháp luật thừa nhận và quy định tại Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005, Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 và hiện nay là Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020.

Tại sao lại gọi là doanh nghiệp?

  1. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh [theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020]. 2] Được thừa nhận là thực thể pháp lý.

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không gọi là công ty?

- Đặc biệt, Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân giúp doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc của pháp luật. Đây là sự khách biệt lớn, và cũng chỉnh là lý do tại sao, không gọi “Công ty Tư nhân” mà phải gọi là “Doanh nghiệp Tư nhân”.

Trong trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì ai phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ Đề