Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc phải làm sao

Vì sao đi đám ma về trẻ quấy khóc?

Đã có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ đang ngoan ngoãn, tự nhiên lại bỏ bú, quấy khóc, đặc biệt là khi mẹ hoặc người thân trong gia đình đi đám ma về. Điều này có thể lý giải:

Theo tâm linh

Các cụ quan niệm rằng, ở đám tang không khí u uất, trầm lặng, tụ hội nhiều âm khí. Âm khí hoặc các hồn ma vất vưởng có thể ám lên những người dự tang lễ, đi theo về nhà. Nếu những người này sau đó tiếp xúc với trẻ nhỏ, vong linh hoặc âm khí sẽ “trêu đùa” khiến trẻ hoảng sợ, quấy khóc.

Hơn nữa, người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc vì trẻ con còn có khả năng nhìn thấy các linh hồn do “nhẹ vía”. Đó cũng là lý do, khi đi đám ma về, người lớn cần “đốt vía”, giải trừ ám khí trước khi tới gần các em bé.

Theo khoa học

Theo nhiều nghiên cứu, hiện tượng trẻ con quấy khóc khi nhà có người đi đám ma về là do bị nhiễm hơi lạnh. Ở đám tang, thi thể người quá cố thường tỏa ra khí lạnh, có thể mang theo vi khuẩn gây bệnh. Người ở đám tang có thể bị nhiễm tử khí và vi khuẩn. Ngay cả những người lớn mà có sức đề kháng kém, gặp phải tình trạng này cũng dễ nhiễm bệnh, bị ốm.

Do đó, trẻ em hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, nếu tiếp xúc với hơi lạnh hoặc vi khuẩn từ người đi đám ma về rất có thể bị khó chịu trong người và quấy khóc.

Trẻ có thể bị nhiễm lạnh từ người mới đi đám ma về nên quấy khóc

Vậy nhà có trẻ sơ sinh có nên đi đám ma không?

Theo quan niệm dân gian, trẻ sơ sinh hồn vía còn yếu, không nên đi đám ma vì đám ma là nơi có nhiều âm khí, có thể vong hồn sẽ đi theo trẻ, khiến trẻ quấy khóc, nhất là về ban đêm. Tương tự như vậy thì bà mẹ có con nhỏ cũng không nên đi đám ma vì có thể sẽ “dẫn lối” ma quỷ về nhà.

Theo Khoa học hiện đại, nhà có trẻ sơ sinh cũng KHÔNG nên đi đám ma vì ở đám ma thường có nhiều hơi lạnh, là môi trường thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Sức khỏe của bà mẹ sau khi sinh còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm hơi lạnh, dễ ốm.

Hơn nữa, đám ma là nơi đông người, không khí tang thương bao trùm, khóc lóc, u ám… có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của người mẹ. Tâm lý sau sinh nhạy cảm, dễ xúc động, dễ khóc sẽ khiến mẹ buồn rầu, tinh thần đi xuống. Từ đó, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con.

Tóm lại, nhà có trẻ sơ sinh thì tốt nhất, mẹ nên hạn chế đi đám ma. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp không thể tránh, mẹ phải đi đám ma thì cần chú ý những gì?

HIỆN TƯỢNG TRẺ QUẤY KHÓC KHI NGƯỜI NHÀ ĐI ĐÁM MA VỀ

Khi gia đình có trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thì trong quá trình nuôi con thơ có khá nhiều điều cấm kỵ được truyền miệng lại từ thời xa xưa cho tới nay. Trong số đó đặc biệt việc cấm kỵ khi phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh được xuất ở đám ma. Bởi điều này sẽ không tốt cho người mẹ, đứa bé trong bụng và trẻ sơ sinh.

Tiếp đến là người thân trong gia đình đi đám ma về nhà mà không hơi lửa, đốt vía trước khi vào nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến phần khí trong gia đình. Cũng như việc xuất hiện tượng người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc không ngừng, không ai có thể dỗ được.

Bởi điều này không chỉ diễn ra ở 1 vài bé, mà là trường hợp số nhiều, đa số. Vậy nên hiện tượng này cũng khiến nhiều nhà khoa học dành thời gian nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.

Ngoài ra, hiện tượng này cũng được cha ông ta từ xa xưa có lời giải thích về tâm linh như sau:

VFT News

  • Homepage
  • Xã hội

Categories: Xã hội

Những điều kiêng kỵ khi nuôi trẻ

Những điều kiêngkỵ khi nuôi trẻ

Ông cha ta xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Và trong thời đại ngày nay khi kinh tế cũng như dân trí tăng cao, câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt trong việc nuôi dạy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc thực hiện những kiêng kỵ dân gian càng được các bậc làm cha mẹ chú ý. Bởi cha mẹ nào cũng luôn muốn mang lại cho con những điều tốt nhất để con mình được phát triển mạnh khỏe và toàn diện. Sau đây shopmebao.vn xin chia sẻ với các bạn những điều kiêng kỵ cho bé, các bạn có thể tham khảo nhé

1.Khi cho bé ra ngoài: Không thể tránh khỏi khi bé đang trong tuổi sơ sinh mà phải cho bé ra khỏi nhà [cho bé đi tiêm phòng, đi chơi...]. Tốt nhất không nên cho bé ra ngoài vào buổi tối. Khi đi nên chấm ít nhọ nồi hoặc chấm son đỏ vào trán bé. Ngoài ra còn nên mang theo nhánh tỏi hoặc con dao để tránh tà ma hay vía dữ theo, vì bé còn nhỏ, vía còn yếu nhé.

2. Không nên cho bé đi đám ma: nếu gần nhà bạn có đám ma, bạn nên đốt đống rấm [đốt trấu, củi hoặc than] ở ngõ để ngăn khí âm vào nhà làm bé quấy khóc. Khi nhà có người đi đám ma về thì nên hơ tay, chân qua lửa để cho hết khí âm rồi mới được vào phòng bé.

3. Khi bé khóc nhiều về đêm dỗ mãi không nín: Trẻ nhỏ hay khóc khi đêm về gọi là khóc dạ đề. Mẹ hãy sang nhà hàng xóm mượn một con dao cũ, đã cùn quăng xuống gầm giường nơi trẻ nằm. Đến đêm bé sẽ dừng khóc, ngủ ngon lành. - Khi bé bị nấc: Mẹ cho bé trai uống 7 ngụm nước nhỏ tương đương với 7 vía của bé trai, còn bé gái uống 9 ngụm tương đương với 9 vía của bé gái nhé. Hoặc mẹ có thể dùng ngọn lá trầu không hoặc cuống chiếu dán vào giữa trán của bé, đảm bảo một lúc bé sẽ hết nấc.

4. Khi trẻ hắt hơi: Mỗi khi trẻ sơ sinh hắt xì hơi, người lớn nên nói “Sống lâu trăm tuổi” hoặc “sức khỏe, sức khỏe” để cầu chúc cho bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn

5. Khi khen bé: Tuyệt đối phải biết ý khi khen bé, phải nói “trộm vía”. Không khen bé béo mập, xinh đẹp vì như vậy bị gọi là quở. Quan niệm dân gian cho rằng như vậy trẻ sơ sinh sẽ lười bú, sút cân và đau ốm.

Trên đây là một sốđiều mẹ nên và không nên làm theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều điều khó cóthể lý giải theo khoa học được, tuy nhiên lại cực kỳ hiệu quả. Chúc các bé luôn mạnh khỏe và phát triển toàn diện nhé.

Việc đi đám ma về nhà có trẻ nhỏ

Xin chào chuyên gia và cộng đồng bạn đọc!
Tôi tên là Nguyễn Thị Thanh Thúy, quê ở Nghệ An, còn chồng tôi ở Thái Bình. Chúng tôi có cậu con trai gần 1 tuổi.
Lúc mang thai, tôi bị động thai 2 lần nên để an toàn cho con, tôi đã xin nghỉ việc. Sau khi sinh con, vì quê tôi đi lại xa xôi nên tôi đã về quê bên nhà chồng trong thời gian ở cữ. Rồi vì quấn con và thương con còn nhỏ nên vợ chồng tôi quyết định đợi con cứng cáp, tôi mới trở lại Hà Nội tìm việc. Để tiết kiệm tiền, tôi và con ở lại bên nội. Chồng tôi cứ 2 tuần thì về thăm nhà 1 lần.
Kinh tế của gia đình tôi cũng khá giả, con tôi lại là “con đầu cháu sớm” nên được chăm chút rất cẩn thận. Thế nhưng cháu rất lười ăn và còi cọc. Đặc biệt cháu không uống sữa bột, dù vợ chồng tôi cùng ông bà nội đã thử nhiều cách và đổi qua nhiều loại sữa. Chính vì tình trạng này của cháu mà giữa tôi và mẹ chồng đã có chút bất đồng.
Chuyện là mới đây, ở xóm nhà chồng tôi có một cụ thọ hơn 90 tuổi qua đời. Hôm đưa tang cụ, mẹ chồng tôi đã bế đứa con nhỏ của tôi đi luồn dưới cầu vải đỏ mà các già bắc trong lễ đưa tang. Theo phong tục nơi đây, những đứa trẻ lười ăn còi cọc như con tôi nếu đi luồn qua dưới linh cữu hoặc cầu vải đỏ do các già bắc trong lễ tang của các cụ từ 90 tuổi trở lên thì sẽ hay ăn chóng lớn.
Hôm đó, tôi đi đón chồng ở bến xe, đến khi về nhà mới biết được sự việc. Tôi đã rất lo lắng và có nói to tiếng với mẹ chồng. Tôi đọc những điều kiêng kị trên mạng thì có thấy có nói không nên cho trẻ tới đám ma. Ngay cả những nhà có trẻ nhỏ, người lớn đi đám ma về còn phải hơ người qua lửa để tránh “tà” theo.
Sau khi bà nội đưa cháu đến đám ma, cháu không những vẫn lười ăn mà còn rất hay quấy khóc. Trước đây cháu lười ăn nhưng rất ngoan, ngoại trừ lúc tắm khóc một chút thì cháu không quấy khóc bao giờ. Việc này khiến tôi rất lo lắng. Có phải cháu hay quấy khóc là do tới đám ma hay không?

Xem thêm: Hướng dẫn quả dâu tằm ngâm rượu giúp quý ông thoải mái chiều vợ

Con tôi bỗng nhiên quấy khóc sau khi ở đám ma về

Bạn Thanh Thúy thân mến!
Cháu hay quấy khóc trước hết là do các yếu tố nội sinh, đi cùng với đó là chứng chưa thích nghi với các tác động bên ngoài như môi trường, điều kiện sống. Thông thường giai đoạn này gia đình, đặc biệt là người mẹ rất vất vả.
Để xác định nguyên nhân trẻ hay quấy khóc ở một cháu bé khỏa mạnh thì các bâc cha mẹ thường dùng phương pháp loại trừ. Ví dụ như kiểm tra xem cháu khóc dạ đề, khóc do tã lót không phù hợp, do ăn uống, nhiệt độ.
Ngoài ra kiểm tra các nguyên nhân tâm lý gây ra khó chịu cho trẻ, ví dụ như trẻ cảm nhận được sự bực dọc khó chịu tỏa ra từ những xung đột của các thành viên gia đình, từ sự mất cân bằng của chính người mẹ như trầm cảm sau sinh chẳng hạn.
Khi loại trừ hết các nguyên nhân cơ thể và tâm lý vẫn chưa tìm ra tại sao bé khóc, các bậc cha mẹ thường tính đến yếu tố tâm linh. Bản chất tốt đẹp của các liệu pháp tâm linh là cân bằng khí lực, giữ cho các dòng khí tự nhiên trong các tổ chức năng lượng và kênh năng lượng của cơ thể năng lượng được vận hành thông suốt, từ đó tác động tốt đến cơ thể vật lý.
Khác với người lớn, trẻ mới sinh cơ thể năng lượng rất sạch nên bé cảm nhận thế giới năng lượng và thế giới vật chất rất tốt. Đây là cơ sở để người xưa kết luận rằng có những trường hợp trẻ ốm đau quặt quẹo, trẻ khóc nhiều có liên qua tới thế giới năng lượng [do ta chưa biết nên gọi chung là tâm linh].
Theo bạn kể, phong tục nơi bạn sống thường cho những đứa trẻ lười ăn còi cọc đi luồn qua dưới cầu vải đỏ do các già bắc trong lễ tang, hoặc luồn dưới linh cữu của các cụ thọ từ 90 tuổi trở lên thì sẽ hay ăn chóng lớn và mẹ chồng bạn làm như vậy với cháu mình. Tôi thấy thế này.
Ngày xưa ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt có người sống lâu người dân quan niệm là do “giời hành”, còn phần đa các cụ sống lâu thường coi là có phúc và ngày mất của các cụ được coi là ngày vui. Và trong các nghi lễ đưa tiễn cụ về trời thì chủ đạo vẫn là các bài kinh, các Pháp rất nhẹ nhàng. Nói chung về mặt tâm linh người ta coi là sạch, lành và cũng không nặng nề cấm đoán trẻ em.
Đặc biệt những cụ già sống cả đời nhân hậu, đức độ tài năng và có những thành quả tâm linh thì khi mất đi, cha ông ta nhận thấy họ vẫn tỏa ra các rung động phật tính có ích cho đời.
Đỉnh cao của các bậc tu hành còn để lại những viên ngọc xá lị. Đó là một bằng chứng sống động về việc cơ thể của người lành khi khuất núi vẫn phù hộ sức khỏe và an lành cho con cháu. Lúc này không kể già trẻ, người ta đều đến để chia vui, “hưởng lộc” năng lượng.

Xem thêm: Bướm bay vào nhà liên tục có phải linh hồn bố tôi chưa siêu thoát?

Bé hay khóc do sợ hãi trước một sinh linh, sinh vật hay tạp khí nào đó

Cách tránh vía cho trẻ sơ sinh trong quan niệm dân gian và khoa học

Dân gian cho rằng:

Ngày này, không nhiều mẹ tin vào chuyện ma quỷ hay hồn vía nhưng vẫn sợ khi cho trẻ sơ sinh đi ra ngoài vào ban đêm, đặc biệt là khi trở về nhà trẻ quấy khóc. Đó là lý do các cụ thường kiêng kỵ cho em bé đi chơi sau khi mặt trời lặn.

Sau khi sinh mẹ và bé thường bị “úm” khá kỹ, ở cữ tới 3 tháng 10 ngày. Hầu hết bé đều tránh gặp những người lạ hoặc người được cho rằng có vía dữ. Nếu chẳng may cùng thời điểm ai đó đến chơi nhà mà đêm đó bé khóc thì gia đình thường tiến hành đốt vía cho trẻ. Rất ít trường hợp vì bé quá sợ hãi hay bị kinh động trẻ có thể bị mất vía, hoá ra ngớ ngẩn, lúc ngủ hay giật mình.

Khoa học lý giải:

Dưới góc nhìn hiện đại, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng vía ở trẻ sơ sinh là do sức đề kháng của bé còn yếu. Chính vì vậy, cơ thể bé dễ bị khí xấu xâm nhập, khiến bé cảm thấy bất an, khóc nhiều về đêm.

Video liên quan

Chủ Đề