Người than thân là ai

Thể loại

Ca dao

Chủ đề

Những câu hát than thân để "than thân", là tiếng nói với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động; phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, đè nén áp bức người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ.

Nghệ thuật

Thế giới hình ảnh: Những câu hát thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. 

NỘI DUNG [edit]

Bài ca dao số 1

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

  • Hình ảnh thân cò hiện lên vô cùng vất vả, lận đận, khó khăn.

        - Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình, vì:

               + Cò là loài gần gũi với nông dân. Trong những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ: con cò lặn lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh,...

               + Con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân: gắn bó với đồng ruộng, chịu khó, lặn lội kiếm sống.

        - Sử dụng hình ảnh đối lập giữa "nước non" [rộng lớn, mênh mông] với "một mình" [lầm lũi, cô đơn] kết hợp với từ láy "lận đận" để nói tới sự vất vả, lận đận, gian truân của cò khi một mình phải lặn lội kiếm ăn nơi biển lớn mênh mông.

        - Từ "thân cò" được dùng một cách đặc biệt nhằm nói về thân phận nhỏ bé của người nông dân; kết hợp với thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" để thấy thân cò gầy guộc nhưng vẫn phải vất vả lặn lội kiếm sống.

  • Hai câu sau của bài ca dao chính là lời than, sử dụng câu hỏi tu từ.

Đại từ "ai" chỉ thế lực trong xã hội phong kiến bất công đã chà đạp, chèn ép, áp bức cuộc sống của người nông dân. Họ khiến cho bể đầy, ao cạn khiến thân cò khó nhọc, vất vả vì gặp nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái, khó nhọc và kiếm sống một cách vất vả.

Tiểu kết: Con cò trong bài ca dao là biểu tượng chân thực và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời vất vả, gian khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Ngoài nội dung than thân [người nông dân mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình], bài ca dao còn có nội dung phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến áp bức, bất công.

Bài ca dao số 2

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

  • Bài ca dao này là lời người lao động thương cho thân phận của những người khố khổ và cũng là của chính mình trong xã hội cũ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.
  • Cụm từ "thương thay" được lặp lại bốn lần. Ý nghĩa của sự lặp lại ấy là:

        - Mỗi lần được sử dụng là một lần diễn tả nỗi xót thương - thương thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ. Bốn câu ca dao - bốn nỗi xót thương. Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường.

        - Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi xót thương khác nhau. Mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển.

  • Trong ca dao, tác giả dân gian có thói quen khi nhìn con vật, đặc điểm về sự sinh tồn thường có sự đồng cảm tự nhiên với những con vật bé nhỏ, tội nghiệp [con sâu, con kiến, con cò, con vạc, con hạc giữa trời, con hạc đầu đình, con cuốc kêu sương, con cuốc kêu ra máu] đó và sẽ liên hệ đến cảnh ngộ của mình. Nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao:

Đặc điểm các con vật

Ý nghĩa ẩn dụ

Con tằm phải "nằm nhả tơ"

Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực

Lũ kiến li ti “Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.

Con hạc “lánh đường mây”, “bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”

Cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.

Con cuốc “kêu ra máu có người nào nghe”

Thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động

Tiểu kết: Những hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều thân phận người trong xã hội cũ.

Bài ca dao số 3

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

  • Cụm từ "thân em" thường được mở đầu và kết hợp với một hình ảnh so sánh là một sự vật nào đó trong các bài ca dao thuộc chủ đề than thân. Mô típ này dùng để nói về thân phận tội nghiệp, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội cũ.
  • Thân phận người phụ nữ trong bài ca dao này được so sánh với "trái bần trôi":

        - Trái bần là một loại trái của miền Nam, dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, khổ đau, cay đắng.

        - Trái bần bé mọn bị "gió dập sóng dồi" xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông, không biết "tấp vào đâu" . Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ phải chịu nhiều đau khổ, lệ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh, không có quyền tự quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muốn nhấn chìm họ.

Tiểu kết: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến có ý thức cao độ về thân phận cá nhân, họ không được quyết định số phận của mình; qua đó, tố cáo xã hội phong kiến cổ hủ, bất công.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

Cả ba bài ca dao đều có những điểm chung về nghệ thuật sau:

  • Sử dụng thể thơ lục bát và có âm điệu than thân thương cảm.
  • Sử dụng những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ mang tính truyền thống của ca dao để diễn tả cuộc đời, thân phận con người [con cò, con tằm, con kiến, trái bần,...].
  • Sử dụng những cụm từ mang tính truyền thống, được sử dụng nhiều trong ca dao ["lên thác xuống ghềnh", "thương thay", "thân em",...] và đều có hình thức câu hỏi tu từ.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề