Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự thì bị

Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý...

Hỏi:

Xin Luật sư cho biết người chưa đủ 16 tuổi lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 bị xử phạt như thế nào khi không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng gây va chạm với phương tiện tham gia giao thông khác ? Chủ của xe gắn máy cho người chưa đủ 16 tuổi mượn xe có bị xử phạt không?

Luật sư trả lời:

Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 và Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Tại điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Cảnh cáo được áp dụng ...đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện… Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô.

Người chưa có GPLX điều khiển phương tiện gây tai nạn chết người phải chịu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa: TN

Do vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi lái xe gắn máy có dung tích xi- lanh dưới 50 cm3 mà không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng gây va chạm với phương tiện tham gia giao thông khác thì căn cứ vào các quy định trên bị xử phạt cảnh cáo bằng văn bản.

Ngoài ra, chủ phương tiện giao xe cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển, căn cứ vào điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng [nếu là cá nhân] và bị phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng [nếu là tổ chức]

Theo TS.LS Đồng Xuân Thụ/moitruongvadothi.vn

Người chưa đủ 14 tuổi điều khiển xe máy xử phạt như thế nào? Xử phạt hành chính hành vi vi phạm giao thông đường bộ.

Người chưa đủ 14 tuổi điều khiển xe máy xử phạt như thế nào? Xử phạt hành chính hành vi vi phạm giao thông đường bộ.

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi: người Chưa đủ 14 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông thì xử phạt thế nào? Quy định ở đâu? Có bị phạt lỗi giao xe không? Xin cảm ơn.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

2. Giải quyết vấn đề:

Tại Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về nguyên tắc xử lý quy định:

Xem thêm: Chưa đủ 16 tuổi có được điều khiển xe máy dưới 50cc không?

" Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:

1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;

2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;

4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính."

Tại khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

" 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c] Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc [FB2];

d] Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc [FC];

đ] Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc [FD];

e] Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. "

Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển cơ giới như sau:

" 1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [ kể cả xe máy điện ] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật về độ tuổi điều khiển phương tiện: 1900.6568

Như vậy hiện nay pháp luật chỉ quy định xử phạt vi phạm giao thông với người từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với người chưa đủ 14 tuổi là người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình nên dễ bị chi phối bởi tác động bên ngoài,dễ thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ, chín chắn nên trong trường hợp người chưa đủ 14 tuổi khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà vi phạm luật giao thông thì không bị xử phạt. Tuy nhiên sẽ có hình phạt đối với chủ sở hữu xe khi có hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định tại điểm đ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau :

" 4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông [bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng]."

Video liên quan

Chủ Đề