Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển bền vững

Ngày 30/11/2021, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững – Trao đổi kinh nghiệm giữa Ấn Độ và Việt Nam”. Hội thảo được tham dự bằng hình thức trực tiếp tại hội trường và trực tuyến trên nền tảng Webex.



Hội thảo được tham dự bằng hình thức trực tiếp tại hội trường và trực tuyến trên nền tảng Webex

Hội thảo đã nhận được rất nhiều chia sẻ, thảo luận từ các diễn giả về kinh nghiệm của Ấn Độ trong tham gia vào Cơ chế xúc tiến công nghệ toàn cầu của Liên hợp quốc, trong xây dựng lộ trình KHCN&ĐMST thực hiện các mục tiêu PTBV và kinh nghiệm của Việt Nam trong thúc đẩy vai trò của KHCN&ĐMST hướng tới các mục tiêu PTBV thuộc Chương trình nghị sự 2030.

Tham dự hội thảo, về phía Ấn Độ có: ông Shachin Chaturvedi- Giám đốc Viện Nghiên cứu và Hệ thống thông tin cho các nước phát triển; ông Bhaskar Balakrishman, Cựu Đại sứ Ấn Độ, chuyên gia ngoại giao về khoa học, Viện Nghiên cứu và Hệ thống thông tin cho các nước đang phát triển; các học giả của Viện Nghiên cứu và Hệ thống thông tin cho các nước đang phát triển; ông Lê Trường Giang, Trưởng Văn phòng KH&CN Việt Nam tại Ấn Độ. Về phía Việt Nam có: ông Hoàng Minh- Giám đốc Học viện KH,CN&ĐMST, thành viên Ủy ban về KH&CN; đại diện lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ/ngành là thành viên của Ủy ban về KH&CN.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hoàng Minh cho biết, ở khu vực châu Á, Ấn Độ là một trong những quốc gia dẫn đầu trong thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên, đặc biệt là thúc đẩy Cơ chế xúc tiến đầu tư công nghệ toàn cầu của Liên hợp quốc nhằm huy động, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm KH&CN về PTBV. Ấn Độ cũng hoàn thành xây dựng bản đồ công nghệ trong nhiều lĩnh vực nhằm phát triển các mục tiêu PTBV. Ấn Độ cũng là nước chủ nhà của một số tổ chức KH,CN&ĐMST khu vực quốc tế cũng như trung tâm chuyển giao khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trung tâm quốc tế di truyền về công nghệ sinh học...

“Những kinh nghiệm của Ấn Độ trong thúc đẩy quan hệ đối tác quốc tế tham gia vào Cơ chế sáng kiến công nghệ toàn cầu của Liên hợp quốc, xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình KH,CN&ĐMST thực hiện các mục tiêu PTBV... sẽ là những bài học quý báu đối với Việt Nam trong thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế về KH,CN&ĐMST, nhằm đưa KH,CN&ĐMST là công cụ then chốt trong thực hiện các mục tiêu PTBV tại Việt Nam đến 2030”, ông Hoang Minh cho biết thêm.

Đồng quan điểm trên, ông Shachin Chaturvedi cũng nhấn mạnh vai trò của KH&CN trong đạt được mục tiêu PTBV đối với tất cả mọi lĩnh vực. Ấn Độ luôn nỗ lực trong hợp tác với các quốc gia ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực ưu tiên là KH&CN. Ông Shachin Chaturvedi cũng chia sẻ về kinh nghiệm của Ấn Độ trong thực hiện mục tiêu PTBV trọng tâm vào một số lĩnh vực để đạt hiệu quả tốt nhất như: an ninh dinh dưỡng, y tế, vệ sinh môi trường, nước và năng lượng sạch…, đây là những lĩnh vực cấp bách, quan trọng mà KH&CN đóng vai trò quan trọng. “Tôi hy vọng, Hội thảo hôm nay sẽ đưa ra những sáng kiến để thúc đẩy hợp tác cụ thể trong 17 mục tiêu về PTBV và có thể đạt được nhiều kết quả lớn hơn đến năm 2030”.

Trong Báo cáo tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu PTBV, trên cơ sở đánh giá tiến độ của 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể Việt Nam đạt được đến 2030; dựa trên phân tích tác động trực tiếp, tức thì của đại dịch Covid-19 đến kết quả thực hiện một số mục tiêu như: xóa nghèo, xóa đói, sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc, giáo dục có chất lượng, bình đẳng giới, tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững, giảm bất bình đẳng trong xã hội cho thấy chỉ có 5 mục tiêu có khả năng đặt được vào năm 2030; 10 mục tiêu gặp khó khăn thách thức để đặt được và 2 mục tiêu rất khó để hoàn thành.

Để giải quyết những khó khăn, thách thức, Báo cáo cũng chỉ rõ, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách, rất cần sự phối hợp giữa các bên liên quan thực hiện đồng bộ có hiệu quả các mục tiêu PTBV. Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ĐMST, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ KH&CN để tăng cường khả năng chống chịu trước các rủi ro bất định do biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia và diễn giả đã nghe 8 tham luận, thảo luận về các vấn đề: KH,CN&ĐMST trong thực hiện mục tiêu PTBV; kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc thúc đẩy KH,CN&ĐMST thực hiện mục tiêu PTBV; kinh nghiệm của Việt Nam trong thúc đẩy KH,CN&ĐMST trong thực hiện mục tiêu PTBV…

Tham luận của các chuyên gia và diễn giả Ấn Độ và Việt Nam đã phân tích các thuận lợi, khó khăn cũng như chia sẻ bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách, chương trình, nhiệm vụ và giải pháp về KH,CN&ĐMST nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV. Nhiều giải pháp, kế hoạch hoạt động ĐMST trong thời gian tới được đề cập, cụ thể như: tập trung nguồn lực rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về PTBV; tích cực triển khai hơn nữa các giải pháp KH&CN để ứng phó với biến đổi khí hậu, các vấn đề dịch bệnh, thiên tai; làm rõ, đánh giá tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với PTBV; xây dựng được bản đồ số về chỉ tiêu PTBV; quan tâm hơn nữa đến cơ chế, chương trình để thúc đẩy chuyển giao kết quả KH&CN, đặc biệt đến các vùng sâu vùng xa trên diện rộng; hỗ trợ, đầu tư tài chính giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa khôi phục sản xuất sau đại dịch Covid; thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực theo hướng ĐMST…

Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh được kiện toàn dựa trên Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ gồm 6 ủy ban chuyên môn là Ủy ban về PTBV, cải thiện môi trường kinh doanh; Ủy ban về xã hội; Ủy ban về môi trường; Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực; Ủy ban về quan hệ đối tác công tư và Ủy ban về KH&CN.

Với vai trò là Chủ tịch của Ủy ban, Bộ KH&CN đã phối hợp với các bên liên quan triển khai xây dựng Chương trình công tác của Ủy ban; góp ý các chính sách về PTBV; tổ chức và tham gia trình bày tại các hội nghị, hội thảo quốc gia về PTBV. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, xây dựng các báo cáo chuyên đề gửi Hội đồng quốc gia về PTBV và Nâng cao năng lực cạnh tranh: báo cáo hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động ĐMST; nâng cao năng lực hấp thụ và phát triển công nghệ; thu hút nguồn lực cho hoạt động KHCN&ĐMST; báo cáo hướng dẫn của Liên hợp quốc về đánh giá chính sách KHCN&ĐMST nhằm tăng cường vai trò của KHCN&ĐMST trong thực hiện các mục tiêu PTBV; báo cáo hướng dẫn của Liên hợp quốc về gắn kết KH,CN&ĐMST vào lộ trình PTBV của quốc gia, đề xuất, khuyến nghị gắn kết KHCN&ĐMST vào lộ trình PTBV của Việt Nam.

Khoa học - công nghệ là nền tảng phát triển bền vững [*]

Nhân ngày khoa học và công nghệ Việt Nam [18-5], Báo Người Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về định hướng, giải pháp tạo đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo tại Việt Nam

  • Thủ tướng gặp gỡ công nhân kỹ thuật cao [*]: Tiếng nói từ trái tim, khối óc

  • Thủ tướng gặp gỡ công nhân lao động kỹ thuật cao: 43 kiến nghị rất "nặng ký"!

  • Thủ tướng gặp gỡ công nhân kỹ thuật cao [*]: Động lực phát triển của đất nước

  • Thủ tướng gặp gỡ công nhân kỹ thuật cao [*]: Đào tạo nguồn lực tại chỗ

Sự phát triển của các học thuyết kinh tế và thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới thời gian qua cho thấy các mô hình tăng trưởng tân cổ điển nhấn mạnh vai trò của tích lũy vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên luôn có giới hạn và nhân loại đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng.

Tiến bộ nhưng chưa xứng tầm

Nếu chúng ta vẫn trông chờ vào nguồn tài nguyên hữu hạn đó thì tăng trưởng sẽ sớm cạn kiệt, tăng trưởng sẽ đi đến trạng thái dừng và thậm chí suy giảm. Mô hình tăng trưởng nội sinh [được trao giải Nobel Kinh tế năm 2018] chứng minh rằng công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng. Chính công nghệ cùng với nguồn nhân lực phù hợp [có khả năng sáng tạo, sử dụng và kiểm soát công nghệ mới] là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta đột phá vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình.

Công nhân Công ty Juki [quận 7, TP HCM] lắp ráp máy bằng công nghệ cao Ảnh: QUANG LIÊM

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp [TFP] tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai đoạn 03 năm 2016-2018; giai đoạn 2016-2020 ước đạt 43,5%.

Tính chung 10 năm 2011-2020 vượt mục tiêu chiến lược đề ra [35%]. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016-2018 đã tăng lên 5,8%/năm. Đặc biệt năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm, đạt trên 7% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14% so với mức 17 -18% của các năm trước đó. Những số liệu này cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Có thể khẳng định rằng khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu [GII] của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng cao, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp [năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126 quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức – công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao, thứ 28].

Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo năm 2018, Việt Nam đã đạt kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức khoa học, công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả. Một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư cho khoa học – công nghệ [KHCN], đổi mới, sáng tạo; và đã đạt được kết quả tương xứng. Điều này khẳng định tăng trưởng cao và tăng trưởng bao trùm vừa qua có đóng góp rất quan trọng của nhân tố khoa học công nghệ và cố gắng lớn lao của mỗi người Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào thực tiễn và khó khăn, vướng mắc để thấy rằng phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập.

Trước hết là, nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo còn chưa đầy đủ, toàn diện. Hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho ứng dụng phát triển khoa học công nghệ;

Khoa học – công nghệ chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động xã hội. Trình độ Khoa học – công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo của chúng ta còn hạn chế và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Vẫn còn ít hoạt động Nghiên cứu và Phát triển [R&D] trong khu vực doanh nghiệp. Các trường đại học thiên về đào tạo hơn nghiên cứu; nếu có nghiên cứu thì tính ứng dụng không cao; rất thiếu sự kết nối hiệu quả giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và khu vực kinh doanh, dịch vụ công. Chúng ta cũng chưa thực sự có những chính sách tốt, cơ chế tốt, hoặc đặt ra những bài toán hay, đúng tầm để kích thích sáng tạo và sự cống hiến của đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia đối với phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.

Trong những năm gần đây, kinh phí đầu tư cho khoa học - công nghệ của Việt Nam gia tăng đều qua các năm, tuy nhiên, tỷ lệ chi cho KHCN trên GDP chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đánh giá: Việt Nam đang tụt hậu về mức độ sẵn sàng công nghệ, về đổi mới sáng tạo và về năng suất lao động so với một số nước ở Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chi tiêu cho nghiên cứu phát triển cả khu vực Nhà nước và tư nhân của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 0,44% GDP, khá thấp so với bình quân của thế giới là 2,23% GDP [Thái Lan 0,78%; Singapore 2,2%; Malaysia 1,3%, Trung Quốc 2,1% GDP]. Nếu không mạnh dạn đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong cái hố năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp và bẫy thu nhập trung bình. Do vậy, cả Nhà nước và và khu vực tư nhân cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đầu tư cho KHCN và ưu tiên chi cho KHCN một cách tương xứng hơn, hiệu quả hơn; đồng thời, chú trọng tính thiết thực, hiệu quả, không làm theo phong trào, ứng dụng thấp, gây lãng phí.

Các doanh nghiệp cũng cần hiểu rằng đầu tư cho nghiên cứu & phát triển là một trong những phương pháp tốt nhất để đạt được hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh và có thể giành được vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta cần tìm ra điểm kích hoạt khuyến khích doanh nghiệp hăng hái đầu tư cho nghiên cứu & phát triển, chứ không chỉ kêu gọi bằng lời nói.

Giải quyết 5 vấn đề lớn

Việt Nam kiên định xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững đất nước. Phấn đấu đến những năm 2030, Việt Nam hướng tới một xã hội thịnh vượng, thuộc nhóm có thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành một quốc gia phát triển, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần có một chiến lược p hát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế. Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng kết hợp với phát triển công nghệ nhất là trong một số ngành, lĩnh vực mới có tiềm năng, thế mạnh. Cần phải xác định khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo phải là nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước; là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực chính của mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Phải làm tốt hơn nữa sự phối hợp giữa nhà nước và xã hội trong phát triển KHCN, kết hợp tốt hơn giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Phấn đấu yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt trên 50%; năng suất lao động xã hộibình quân tăng ít nhất 6,5-7,0%/năm.

Các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo phát triển KHCN, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế, chính sách, với những cơ chế đặc thù, cạnh tranh để tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển. Tập trung hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm, khuyến khích sự sáng tạo của người dân, gắn kết chặt chẽ giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp, dịch vụ công nhằm kiến tạo và tích lũy tài sản trí tuệ, tạo ra nguồn nhiên liệu mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bao trùm và bền vững.

Theo đó, ngành KHCN cần phối hợp các bộ, ngành, tổ chức liên quan tham mưu, đề xuất giải pháp, tập trung vào 5 vấn đề lớn sau đây:

Một là, đề xuất chính sách mang tính đột phá để khuyến khích và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, dịch vụ công; nhất là hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ công. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp.

Hai là, phát huy vai trò và tạo cơ chế phù hợp để các trường đại học, viện nghiên cứu có thể tăng cường nền tảng vốn con người cho đổi mới, sáng tạo; nhất là gắn liền các hoạt động nghiên cứu ứng dụng với nhu cầu doanh nghiệp và nền kinh tế. Cần tạo ra một nguồn lực con người có trình độ và tính sáng tạo cao.

Ba là, thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Thúc đẩy vai trò then chốt, lan tỏa của các trung tâm trí tuệ, trung tâm đổi mới, sáng tạo đối với sự phát triển thông minh và bền vững ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Bốn là, xây dựng năng lực quản trị nhà nước đối với hệ thống đổi mới, sáng tạo, và phát huy công nghệ; hoàn thiện thể chế cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo, ứng dụng, phát triển công nghệ.

Năm là, Tái cấu trúc các chương trình, nhiệm vụ KHCN theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng. Tập trung phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như: nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ, công nghệ thông tin,...v.v.

Doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đổi mới, sáng tạo

Để thực hiện 5 vấn đề trọng tâm trên, ngành KHCN cần lưu ý một số nội dung cụ thể. Đó là:

- Cần xây dựng khuôn khổ cho việc đo lường và đánh giá hiệu quả của nền kinh tế số, của hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở có hoạt động khoa học công nghệ. Ngành thống kê nghiên cứu phương thức đo lường và thống kê hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ và các hoạt động đổi mới sáng tạo theo các chuẩn mực quốc tế để có thể so sánh. Gắn các chương trình tài trợ nghiên cứu của Nhà nước với việc ứng dụng thực tế và thương mại hóa sản phẩm để tránh nghiên cứu rồi cất vào tủ, dành một phần ngân sách để chi cho các dự án, đề tài được đưa ra ứng dụng trong thực tế.

- Cần nghiên cứu thành lập ngân hàng dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Xây dựng chính sách nhằm thu hút và cộng tác với các chuyên gia giỏi ở trong và ngoài nước, đặc biệt là cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài. Chú ý đặc biệt những giải pháp không theo khuôn mẫu; chúng ta muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo thì bản thân chính sách, cơ chế cũng phải thoáng, mở, và sáng tạo.

Áp dụng mô hình đối tác công - tư [PPP] nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đổi mới sáng tạo. Thử nghiệm mô hình "Nhà nước sở hữu, tư nhân vận hành". Chuyển từ mô hình sử dụng ngân sách nhà nước sang đồng tài trợ, tiến đến tự chủ tài chính, nhà nước đặt hàng đối với các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở KHCN và đổi mới, sáng tạo.

Ngành KHCN sớm hoàn thiện Chỉ thị về việc thúc đẩy hấp thụ, phát triển công nghệ, hoạt động đổi mới công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm việc phát huy quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp; khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm xã hội để đầu tư cho nghiên cứu phá triển và thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo; đề án hoàn thiện thể chế để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là từ doanh nghiệp; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia.

Ngành KHCN cần phát huy vai trò điều phối, nâng cao hiệu quả công tác giữa các bộ, ngành và các cấp trong phát triển và ứng dụng kết quả KHCN vào phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nhằm khai thác lợi thế, chia sẻ kinh nghiệm và tận dụng các thành tựu KHCN tiên tiến, cũng như chủ động nắm rõ các xu thế KHCN trên thế giới để có phương án vận dụng hiệu quả vào Việt Nam.

Mỗi bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp cần cần có những hành động cụ thể, thiết thực thúc đẩy sáng kiến cải tiến, đổi mới sáng tạo, coi việc sử dụng hiệu quả KHCN, đổi mới sáng tạo như là một đột phá phát triển nhanh và bền vững đất nước.

[*] Tít chính và các tít nhỏ do tòa soạn đặt.

Nguyễn Xuân Phúc [Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ]

Video liên quan

Chủ Đề