Nguyên liệu làm bánh tráng phơi sương

Từ lâu, bánh tráng phơi sương đã trở thành đắc sản độc đáo của tỉnh Tây Ninh. Do đặc trưng thơm ngon, hương vị độc đáo nên món ăn này nhanh chóng được nhiều người biết đến và trở thành ‘món ngon’ có mặt khắp các tỉnh thành.

Bạn đang muốn thay đổi bữa ăn chính trong nhà với món ăn tuyệt vời này có thể tham khảo công thức chế biến dưới đây. Món ăn này đầy đủ dinh dưỡng lại có hương vị mới lạ, ấn tượng.

Từ những chất liệu đơn giản cùng cách nấu nướng không hề khó khăn bạn có thể tìm được bữa ăn tuyệt vời. Sản phẩm này trở thành lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn của bạn.

Nếu bạn đang tìm công thức cách làm bánh tráng phơi sương chuẩn vị có thể tham khảo một số thông tin dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tương truyền từ rất lâu tại Trảng Bàng – Tây Ninh có gia đình làm bánh tráng lâu năm, do quá trình phơi quên không thu bánh vào ban đêm nên những chiếc bánh đã chuyển từ cứng rắn thành dẻo dai, vị khác biệt và được khen ngon, từ đó mọi người thay đổi bước sau khi phơi và nướng xong đó là phơi lớp sương lúc sớm và đêm xuống. Trong thời gian phơi sương bánh ngấm đủ hương vị đất trời, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, mùi thơm bùi và béo ngậy.

Bánh tráng phơi sương là một trong những món ăn phổ biến và có tiếng tại Trảng Bàng – Tây Ninh và được nhân rộng ra các vùng miền khác. Bánh có vị mặn, dẻo và cuốn tròn với hình dạng tương tự có màu trắng đục, bề mặt của bánh tráng có những hạt bong bóng lấm tấm nổi. Bạn có thể chế biến nhiều cách hoặc dùng trực tiếp đều được.

Để làm ra những chiếc bánh tráng phơi sương dẻo, ngon người thực hiện khéo léo, tỉ mỉ từng giai đoạn, cụ thể hãy cùng tìm hiểu cách làm bánh dưới đây:

Để đạt chuẩn bạn nên chọn gạo tẻ, gạo phải là gạo mới, không trộn lẫn, gạo trắng không có màu đen và hạt gạo không bị nẻ để tạo đúng mùi vị và màu sắc của bánh.

Đầu tiên mang phần gạo đã chọn đạt chuẩn ngâm nước và vo sạch, bạn nên ngâm trong khoảng 3-4 giờ đồng hồ cho gạo được mềm khi xay ra sẽ được nhuyễn và sánh. Bạn phải xay ở dạng bột ướt để tiện cho việc trộn bột và tráng bánh, trong quá trình xay bạn có thể thêm vào chút muối tạo vị đậm đà và bảo quản được lâu hơn. Hiện nay bạn có thể sử dụng thay bột gạo tẻ bằng tinh bột khoai mì cũng không kém phần hấp dẫn.

Bước tiếp đó bạn mang phần bột lọc kỹ để loại bỏ tạp chất và cặn, sau đó trộn nhuyễn và sánh mịn. Đồng thời bạn đặt một nồi nước đun sôi, căng lên mặt của nồi nước lớp vải mỏng để tráng bánh. Khi nước sôi bạn mang phần bột đã trộn tráng lên mặt của mảnh vải và dùng hơi nước phía dưới để bánh được chín, đợi tới khi bánh chín tới, có sự liên kết với nhau nhưng vẫn có sự mềm dẻo thì lấy ra.

Phần bánh lấy ra sau khi tráng sẽ được phơi nắng khô và nướng bánh bằng một chiếc lò đặc biệt được dùng đốt bằng vỏ đậu phộng. Trong quá trình nướng bạn tránh nướng chín quá và phồng quá chỉ nên  nướng qua trên mặt bếp tới khi bánh ngả sang màu trắng đục thì được.

Qua giai đoạn phơi sương tạo nên sự đặc trưng, bạn mang phần bánh đã được nướng xong phơi trên dàn trong sương vào lúc sáng sớm hoặc khi tối xuống. Nên phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn nếu nền sương dày, trong lúc phơi người làm nên thức cùng để tránh phơi quá lâu. Hẳn bạn đang thắc mắc tại sao lại phải qua hai giai đoạn phơi nắng, nướng rồi lại mang phơi sương. Đây không đơn thuần là bước chế biến để bánh chín nữa mà là quá trình giúp bánh được ngấm sương tạo sự dẻo dai, thơm ngon nhất cho bánh.

Sau nhiều công đoạn tỉ mỉ, công phu bạn đã có được những chiếc bánh tráng phơi sương đúng chất và đúng mùi vị nhất. Ăn kèm với bánh tráng có thêm các nguyên liệu: Thịt lợn luộc, dưa leo, cà rốt, rau thơm. Trải chiếc bánh tráng phơi sương rồi lần lượt xếp những nguyên liệu ăn kèm lên trên cuốn tròn lại chấm với nước chấm và thưởng. Mách cho bạn làm nước chấm ngon bạn có thể pha xúp, đường, ớt, chanh, tỏi,.. tạo vị mặn ngọt chua cay dễ ăn và hợp khẩu vị hơn cho bữa cơm gia đình.

Bánh tráng phơi sương mang lại hương vị rất độc đáo mà không có loại bánh tráng nào có thể sánh bằng được. Mong rằng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin về cách làm bánh tráng phơi sương để bạn có thể tự tay làm cho mình và người thân được thưởng thức món bánh tráng phơi sương này nhé. Mọi người sẽ tấm tắc khen ngon đấy, chúc các bạn thành công với món ăn mới này!

XEM THÊM

  • Ăn vặt ngập mặt tại quán Loki House chỉ với 35k! Lấy mã JAMJA ngay nào!
  • Lạc lối vào thiên đường ẩm thực Thái Lan tại nhà hàng nhà hàng Sindat Thai chỉ với 105k.
  • Thiên đường đồ ăn Hàn Quốc ngon – bổ rẻ tại Sài Gòn đây. Lại thêm mã giảm giá cực yêu nữa, nhanh chân đến quán ăn Hàn Oh La Deli thôi.

Là đặc sản nổi tiếng tại vùng đất Trảng Bàng – Tây Ninh, bánh tráng phơi sương từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc với những người con đất Việt. Bạn có thể dễ dàng mua bánh tại các cửa hàng, gánh bán rong nhưng nếu thích bạn cũng có thể thử cách làm bánh tráng phơi sương tại nhà cực hay dưới đây của Dạy Làm Bánh Á Âu [DLBAAu].

Bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo đậm đà, khó quên [Ảnh: Internet]

Để làm ra được những chiếc bánh tráng mềm dẻo chuẩn vị là cả một quá trình đòi hỏi rất cao ở sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Bánh phải được trải qua “một nắng hai sương” mới có thể tạo nên hương vị trọn vẹn, khó quên. Cách làm bánh tráng phơi sương Tây Ninh cũng vì thế mà “kén” người thực hiện, tuy nhiên nếu bạn dành thời gian và công sức của mình để vào bếp thì thành phẩm chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ và thấy xứng đáng đấy.

Bánh tráng phơi sương ra đời tại Trảng Bàng – Tây Ninh và nhanh chóng nổi tiếng khắp cả nước bởi kỹ thuật phối trộn hương vị và phương pháp chế biến đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có được. Về sự ra đời của món bánh này, tương truyền rằng từ rất lâu về trước có một gia đình vào vùng Trảng Bàng mưu sinh bằng nghề làm bánh tráng. Lúc bấy giờ, bánh tráng còn dày và cứng, chủ yếu để nướng ăn chứ không phải mềm dẻo. Một hôm, vì quá mệt nên cô con dâu đã để quên 2 vỉ bánh qua đêm và sáng ngày hôm sau mẹ chồng phát hiện nên rầy la cô. Người chồng vì thương vợ nên không nỡ vứt bánh đi mà đã mang những chiếc bánh phơi sương đó vào thử cuốn với rau và thịt. Không ngờ, bánh tráng phơi qua một đêm dưới sương lại dẻo và ngon hơn rất nhiều nên từ đó bánh tráng phơi sương đã ra đời.

Bánh tráng phơi sương đã ra đời từ rất lâu tại vùng đất Trảng Bàng [Ảnh: Internet]

Vo gạo thật sạch rồi mang đi xay thành bột nước. Hòa một chút muối vào trong bột gạo sao cho bánh có độ mặn vừa phải.

Dùng rây lượt qua hỗn hợp bột để loại bỏ cặn và tạp chất phía dưới. Sau đó, để bột nghỉ khoảng 20 phút trước khi đem tráng bánh.

Chuẩn bị nồi nước sôi lớn, bề mặt nồi được bọc một lớp vải dày và sạch.

Khi thấy hơi nước bốc lên nhiều, nồi đã nóng già thì múc bột đổ lên tấm vải, tráng đều đều sao cho bánh tròn đẹp.

Đậy nắp nồi, đợi bánh chín bằng hơi nước rồi lấy bánh ra bằng que tre, trải lên vỉ và đem phơi.

Công đoạn tráng bánh [Ảnh: Internet]

Phơi bánh tráng dưới nắng to từ 3 – 4 giờ đồng hồ. Quan sát thấy bánh đã se mặt thì di chuyển vào chỗ mát để khoảng 30 phút rồi gỡ bánh.

Chuẩn bị lò đốt bằng vỏ đậu phộng để nướng bánh. Bánh phải được nướng vừa ngả sang màu trắng đục, không được cháy quá, mặt bánh nổi bong bóng li ti là lấy ra ngay.

Trong quá trình nướng bánh bạn cần xoay trở nhanh tay để đảm bảo bánh se đều hai mặt.

Mang bánh đã nướng xếp lên vỉ tre và phơi sương vào buổi đêm hoặc lúc sáng sớm, thời điểm sương giăng nhiều nhất.

Canh cho bánh đạt đến độ mềm dẻo như mong muốn là có thể lấy xuống bỏ vào bao, lót lá chuối và bọc kín.

Bánh tráng sau khi phơi nắng [Ảnh: Internet]

Bánh tráng phơi sương ngon nhất là khi dùng để cuốn với thịt luộc, bò lá lốt, tai heo… Bánh mềm dẻo, khi cuốn không cần nhúng nước nhưng không bị rách. Bên cạnh đó, bánh tráng phơi sương khi ăn kèm muối nhuyễn cũng ngon nức tiếng đến tận bây giờ. Vị mặn của muối tôm kết hợp với sự dẻo bùi của bánh tráng khiến ai ăn rồi cũng nhớ mãi không quên. Bạn cũng có thể thêm sa tế, tắc, bò khô… vào bánh tráng để thường thức.

Bánh tráng trộn muối nhuyễn, sa tế cực hấp dẫn [Ảnh: Internet]

  • Cách chọn gạo tẻ ngon: gạo ngon là yếu tố quan trọng hàng đầu để bánh tráng phơi sương đạt được chất lượng tốt. Bạn nên chọn gạo mới, hạt trắng và không pha trộn với bất kỳ loại gạo nào khác để tạo nên hương vị đặc trưng của bánh tráng Trảng Bàng – Tây Ninh.
  • Không nên phơi bánh dưới sương quá lâu thì sẽ khiến thành phẩm mềm ỉu và mất ngon.
  • Mọi công đoạn làm bánh đều cần bạn thật kiên nhẫn và cẩn thận, vì vậy hãy làm theo đúng hướng dẫn để có được những chiếc bánh dẻo ngon đúng điệu.

Bánh tráng phơi sương cần được bảo quản đúng cách mới giữ được độ mềm dẻo đặc trưng. Bánh sau khi làm xong thì cho vào túi nilon kín, tuyệt đối không để bánh tiếp xúc với gió vì bánh sẽ nhanh chóng bị cứng ngay. Tuy nhiên, bánh ngon nhất là khi được dùng trong vòng 1 tuần, nếu muốn để lâu hơn bạn cần cho bánh vào ngăn đá tủ lạnh.

Bạn thấy cách làm bánh tráng phơi sương Tây Ninh như thế nào? Hãy để lại cảm nhận của mình nhé. Sắp tới đây, DLBAAu sẽ tiếp tục cập nhật thêm nhiều công thức làm bánh Việt khác để bạn tham khảo và trổ tài khéo léo khi có dịp nhé. Chúc các bạn thành công và luôn vui vẻ với đam mê của mình!

Video liên quan

Chủ Đề