Nguyên nhân gây ô nhiễm trắng

Một trong những thảm họa mà con người đang phải gánh chịu chính là “ô nhiễm trắng”. Vậy trong chúng ta, ai thật sự hiểu được ô nhiễm trắng là gìvà đã làm những việc nào để hạn chế tình trạng này? Trước lời kêu gọi của Tổ chức Liên hiệp quốc, các quốc gia trên toàn thế giới đang cùng nhau chung tay, đồng lòng, góp sức bảo vệ Trái Đất xanh thân yêu.

Mục lục

  • Ô nhiễm trắng là gì?
  • Thực trạng ô nhiễm trắng tại Việt Nam
  • Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm trắng

Rác thải nhựa, túi nilon là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm trắng

Thời gian qua, trên các chương trình Thời sự, báo đài… luôn nhắc đến vấn đề: Ô nhiễm trắng. Đây là cụm từ được các nhà khoa học dùng để chỉ về ô nhiễm gây ra bởi túi nilon hay nói rộng hơn là chất thải nhựa. 

Vấn đề này xảy ra khi các loại rác thải nhựa thải ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất không được xử lý đúng cách. Chúng tồn đọng trong môi trường và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khôn lường.

Thực trạng ô nhiễm trắng tại Việt Nam

Một số loài sinh vật biển đang bị đe dọa do ảnh hưởng của ô nhiễm trắng

Việt Nam là một trong các quốc gia có tình trạng ô nhiễm trắng báo động. Mỗi năm, chúng ta thải ra ngoài môi trường đất và biển 730.000 tấn rác thải nhựa. Trong đó, mỗi gia đình thải hơn 1 túi nilon / ngày. Như vậy, mỗi ngày có hàng triệu túi nilon được thải ra.

Chúng đến từ các túi nilon đựng thực phẩm, đồ dùng khi mua tại những khu chợ, siêu thị, cửa hàng hay các vỏ đựng đồ, ống hút, sản phẩm nhựa…. Không thể phủ nhận, việc sử dụng sản phẩm từ nhựa rất tiện lợi, nhưng những ảnh hưởng mà chúng mang lại lại vô cùng lớn. Không chỉ tác động xấu đến môi trường mà còn nguy hiểm cho sức khỏe con người và các loài sinh vật.

Xem thêm: Máy tách rác Hải Dương nên lựa chọn loại nào?

Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm trắng

Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp để giảm tải vấn đề này nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả. Nguyên nhân đến từ chính ý thức, thói quen của công dân. Bởi vậy, các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền giúp người dân hiểu được ô nhiễm trắng là gì, những nguy hiểm mà chúng có thể gây ra cho sức khỏe, môi trường và các loài sinh vật.

Hạn chế ô nhiễm trắng từ ý thức của mỗi công dân

Trước tình trạng ô nhiễm trắng ngày càng trở nên nghiêm trọng tại nhiều nơi, người dân cần chung tay, đồng lòng, góp sức để bảo vệ môi trường và Trái Đất thân yêu:

  • Tổ chức các chương trình bảo vệ môi trường như thu gom rác thải tại các khu công nghiệp, đường phố, chợ, bãi biển… 
  • Tổ chức chương trình tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức tại các công đoàn, khu dân cư, trường học, doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể
  • Hướng dẫn người dân biết cách phân loại, tái chế rác. Ưu tiên sử dụng các loại máy tách rác để xử lý nước thải, loại bỏ tạp chất ở các con sông, ao hồ… Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của BÁCH HÓA MÔI TRƯỜNG.
  • Chuyển từ túi nilon, đồ dùng làm từ  nhựa sử dụng 1 lần sang sử dụng các loại túi sinh học có khả năng tự phân hủy, ống hút cỏ, hộp inox
  • Xây dựng bể chứa phế phẩm, rác thải công nghiệp… tránh vứt bừa bãi trên đường phố, ao hồ, xung quanh nhà

Xem thêm: Rác thải nhựa là gì, ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Chính việc tuyên truyền để người dân hiểu được ô nhiễm trắng là gì là cách hiệu quả để thay đổi ý thức và thói quen của mỗi cá nhân. Ngài Erik Solheim – Người đứng đầu Liên Hiệp quốc chia sẻ “Nếu bạn không thể tái sử dụng chúng, hãy từ chối chúng”. Hãy từ bỏ những thói quen dù tiện lợi nhưng lại gây nguy hiểm đến môi trường, bởi nếu chậm trễ, chúng ta sẽ đánh mất thế giới tươi đẹp này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ sở tại Hà Nội: Tầng 4, số 22, Ngõ 139 Thiên Hiền, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 0986814283
  • Email:

Nguy cơ ô nhiễm “trắng” do rác thải nhựa.

Những con số đáng báo động

Rác thải nhựa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam không ngoại lệ khi phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng. Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8 - 12% chất thải rắn sinh hoạt, nhưng chỉ có khoảng 11 - 12% số lượng chất thải nhựa, túi nilong được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. 

Số liệu khảo sát công bố tháng 3/2021 do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thực hiện cùng các đối tác, số lượng túi nilon sử dụng một lần tại các siêu thị trung bình khoảng 104.000 túi/ngày, tương đương với 38 triệu túi nilon/năm. Trong đó, 46/48 siêu thị được khảo sát đang cung cấp túi nilon miễn phí.

Trước thực trạng trên, ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025 sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh.

“Nói không với túi linon”

Mới đây, nhằm mục đích giảm tiêu thụ sản phẩm nhựa dùng một lần tại các nhà bán lẻ, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp cùng Sở Công thương Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp ký cam kết tham gia Liên minh các nhà bán lẻ giảm túi nilon. Theo thống kê tính đến tháng 12/2021, có 16 nhà bán lẻ đã đăng ký tham gia liên minh, các nhà bán lẻ cam kết cùng nhau thực hiện các hoạt động nhằm giảm túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần, bao gồm thay thế túi nilon khó phân huỷ cung cấp cho khách hàng bằng các loại túi thân thiện với môi trường; thực hiện các chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích khách hàng giảm thiểu, tiến tới không sử dụng túi nilon dùng một lần…

Việc thành lập liên minh kêu gọi các nhà bán lẻ hạn chế dùng túi nilon là việc làm cần thiết, tuy nhiên bên cạnh đó cần có những cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đồng thời thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. 

Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối tiêu dùng đều sử dụng các loại túi nilon khó phân hủy để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tình trạng các sản phẩm bao gói thực phẩm khó phân hủy được bày bán ở các siêu thị, cửa hàng, các hộ kinh doanh trong chợ đang ngày càng phổ biến. Đặc biệt, dịch Covid-19 càng làm gia tăng nhu cầu túi sử dụng một lần. Vì vậy cần có sự phối kết hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà bán lẻ, các đối tác đồng hành giảm nhựa để giải quyết vấn đề ô nhiễm phát sinh từ các sản phẩm nhựa dùng một lần. Đồng thời tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức để người dân bỏ thói quen dùng túi nilon.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 266/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2022, giảm được 3-4% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất dệt may, rượu bia nước giải khát, thép, nhựa; tỷ lệ các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững đạt 70%. 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy.

Chủ Đề