Nguyên nhân mọc nhọt ở nách

Họ tên: Hồ thi tuong duy , Địa chỉ:Ap vĩnh hoi xa huu thanh tra on vinh long, Email:[email protected]

HỎI: Luc dau be bi nhiễm trùng duong ruot uong thuoc het roi bé bi bón khoang gan 1thang nay be bị z co s kh ạ

Nhiều người phải chịu đựng tình trạng nổi các nốt mụn nhọt ở nách gây đau đớn và khó chịu. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn vào mùa nóng hoặc ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm.

Hãy cùng SeoulSpa.Vn tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và đề ra các phương pháp xử lý hiệu quả nhé.

Mụn nhọt ở nách là gì? Dấu hiệu nhận biết

Mụn nhọt là tình trạng viêm da và nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể như mặt, ngực, bụng hay tay chân, hoặc mụn nhọt ở mông. Trong đó, nách hay vùng da dưới cánh tay chính là môi trường yêu thích của mụn nhọt. Theo số liệu thống kê từ một cuộc khảo sát, khoảng 60.7% trên tổng số cho biết rằng, họ đã phải chịu đựng cơn đau từ những nốt nhọt ở nách ít nhất 1 lần trong đời.

Mụn nhọt ở nách là tình trạng thường gặp ở nhiều độ tuổi và giới tínhMụn nhọt ở nách là tình trạng thường gặp ở nhiều độ tuổi và giới tính

So với các loại bệnh da liễu khác thì mụn nhọt rất dễ nhận biết, vì chúng gây ra cảm giác đau đớn tồi tệ cho người bệnh. Vùng da nách nằm giữa khớp vai và khớp cánh tay nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến bạn đau hay tệ hơn là nốt nhọt bị vỡ. Ngoài ra vẫn còn một số dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Trong những ngày đầu tiên, vùng da nách sẽ bắt đầu đỏ và sưng tấy tại một hoặc hai điểm cố định, khi sờ vào có thể cảm thấy được nhân mụn.
  • Lượng mủ tăng lên từ từ theo thời gian nên bạn sẽ thấy nốt mụn nhọt liên tục to lên, phần đầu có thể chuyển sang màu vàng của mủ. Tại thời điểm này, không chỉ hình dáng mà cả cơn đau sẽ cho bạn biết: Đó chính là mụn nhọt.
  • Mụn có xu hướng cứng lại, đồng thời vùng da xung quanh thường sẽ tấy đỏ và mang theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Mụn có thể đi đơn lẻ hoặc mọc thành cụm từ 2 – 3 nốt. Tuy nhiên, đa phần mụn sẽ mọc đơn lẻ để có thể phát triển đến kích thước tối đa.
  • Có thể khiến bạn bị sưng hạch bạch huyết hoặc hành sốt nhẹ tùy theo tình trạng viêm nhiễm của mụn.

Nguyên nhân gây ra nhọt ở nách

Có nhiều nguyên nhân và nhóm nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng mụn nhọt ở nách. Việc xác định đúng nguồn gốc xuất phát của mụn có thể cho bạn cơ hội phòng ngừa mụn nhọt quay trở lại. Vì có đến 83.4% số người phải đối diện với tình trạng nhọt tái lại sau điều trị, mà những con số thường không nói dối.

Do ma sát quá mức

Ma sát là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương da ở vùng nách, đặc biệt là ma sát đến từ quần áo. Chất liệu quần áo thô cứng, không phù hợp có thể vô tình ngăn chặn quá trình thoát mồ hôi và làm vùng da nách vốn đã nhạy cảm bị tổn thương. Từ đó gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông, viêm nhiễm kéo dài và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Ma sát có mức có thể khiến da bị tổn thương và sinh ra nhọtMa sát có mức có thể khiến da bị tổn thương và sinh ra nhọt

Đổ mồ hôi và viêm tuyến mồ hôi mủ

Tăng tiết mồ hôi Tuyến mồ hôi và bã nhờn tại vùng da dưới cánh tay có tần suất hoạt động mạnh mẽ hơn những vùng da khác trên cơ thể. Chính vì vậy, khu vực này thường có độ ẩm cao hơn bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn nhọt liên tục sinh sôi. Đây cũng là lý do khiến tình trạng mụn nhọt ở nách thường tái đi tái lại nhiều lần.

Một dạng nghiêm trọng hơn của bệnh lý tăng tiết mồ hôi chính là bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ. Mồ hôi không chỉ tiết ra nhiều hơn mà còn đi kèm với dịch thể có màu vàng nhạt và mùi hôi khó chịu. Trong trường hợp này, người bệnh bắt buộc phải điều trị song song cả hai bệnh thì mới có cơ hội dứt điểm hoàn toàn.

Cạo, nhổ lông sai cách

Các hình thức cạo, nhổ hay waxing đều sẽ để lại vết thương hở trên da nhưng vì kích thước quá nhỏ nên bạn sẽ khó nhận biết. Việc cạo nhổ sai cách có thể vô tình đưa các loại vi khuẩn gây mụn vào sâu trong lỗ chân lông, lâu dần sẽ gây nhiễm trùng và dẫn đến mụn nhọt.

Bạn cần chú ý vệ sinh tay và dụng cụ trước khi dọn vi-ô-lông cho vùng nách. Đồng thời hãy chuyển sang các biện pháp an toàn hơn như waxing hay triệt lông vĩnh viễn để hạn chế những rủi ro không mong muốn đến từ việc cạo nhổ bừa bãi, không đúng phương pháp.

Dụng cụ không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhọt ở náchDụng cụ không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhọt ở nách

Do lông mọc ngược và bệnh lý viêm nang lông

Cạo nhổ sai cách có thể dẫn đến lông mọc ngược và viêm nang lông. Khi những sợi lông không thể mọc ra ngoài bề mặt da, chúng sẽ cuộn tròn và chiếm chỗ trong lỗ chân lông và tuyến bã nhờn. Nếu không được xử lý kịp thời thì lỗ chân lông sẽ chuyển sang trạng thái sưng đỏ và bít tắc, lâu dần sẽ hình thành những nốt mụn nhọt ở nách.

Do nhiễm trùng nấm men

Nấm men hình thành do môi trường ẩm ướt nên vùng da dưới cánh tay chính là nơi được các chủng nấm cực kỳ yêu thích. Dù chưa thể chứng minh nấm men và mụn nhọt có quan hệ mật thiết – nhân quả với nhau nhưng số liệu từ thực tế đã cho thấy, khoảng 70% người bị nấm men cũng sẽ nổi mụn nhọt từ 1 – 2 lần trong đời.

Nấm men cũng có thể là lí do khiến vùng da dưới cánh tay nổi mụnNấm men cũng có thể là lí do khiến vùng da dưới cánh tay nổi mụn

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Mụn nhọt là biểu hiện ban đầu của viêm da tiếp xúc nên đừng ngạc nhiên khi bạn đến khám nhọt nhưng lại được kê thêm đơn thuốc của viêm da tiếp xúc nhé. Ngoài mụn nhọt thì bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như vùng da dưới cánh tay bị sưng đỏ, liên tục tục ngứa rát, ban đỏ lan xuống ngực và cánh tay…

Bị mụn nhọt ở nách bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không

Mụn nhọt sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Nếu được điều trị đúng cách, mụn sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày. Với những trường hợp mà tình trạng mụn nặng hơn, bạn có thể sẽ cần 15 – 20 ngày để phần da lành lại hoàn toàn.

Mụn nhọt có thể trở nên nghiêm trọng khi bị vỡ hoặc nhiễm trùng. Chính vì vậy, để tiết kiệm thời gian điều trị và hạn chế các biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng máu thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. Vậy bạn có biết dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng không?

Nhọt sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày nếu được điều trị đúng cáchNhọt sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày nếu được điều trị đúng cách

5+ Cách trị mụn nhọt ở nách phổ biến

Tùy vào tình trạng mụn nhọt mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Với các loại mụn nhọt ở thể nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách chăm sóc tại nhà cho đến khi nhọt chín và tự biến mất. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, họ có thể kê thêm thuốc bôi hoặc yêu cầu can thiệp y tế.

Hướng dẫn cách trị mụn nhọt ở nách tại nhà

Khi điều trị mụn nhọt tại nhà, bạn cần chú ý theo dõi tình trạng nhọt. Nếu thấy tình trạng không thuyên giảm mà liên tục diễn tiến nặng hơn, cần liên hệ với người có chuyên môi để có hướng xử lý phù hợp. Vì trong một số trường hợp, do cơ địa không phù hợp nên những phương pháp này có thể vô tình khiến nhọt bị nhiễm khuẩn.

* Chườm nóng tại chỗ

Đây là phương pháp đơn giản nhất mà các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện khi họ đến bệnh viện cùng 1 hoặc 2 nốt mụn nhọt ở nách. Nhiệt độ có thể kích thích lưu thông máu, từ đó giảm tình trạng tắc nghẽn và đau rát. Lưu ý chỉ áp dụng với nhọt ở thể nhẹ, mới xuất hiện và chưa có dấu hiệu nhiễm trùng.

Chuẩn bị:

  • Nước ấm khoảng 50 – 70 độ, không dùng nước nóng.
  • Khăn mềm hoặc túi chườm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho nước vào túi chườm hoặc làm ướt khăn và vắt ráo nước.
  • Bước 2: Chườm trực tiếp lên nhọt và vùng da xung quanh. Khi khăn hoặc túi chườm nguội thì tiến hành thay nước.
  • Bước 3: Chườm từ 10 – 15 phút/lần với tần suất 2 – 3 lần/ngày.
Chườm nóng giúp giảm các triệu chứng khó chịu của mụn nhọtChườm nóng giúp giảm các triệu chứng khó chịu của mụn nhọt

* Sử dụng bột nghệ

Bạn cũng có thể sử dụng bột nghệ để làm dịu các triệu chứng của những nốt mụn nhọt ở nách. Trong nghệ có chứa nhiều hợp chất chống viêm hiệu quả như Curcumin hay Zingiberene, vừa có khả năng diệt khuẩn vừa có thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và tự chữa lành của cơ thể.

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều bột nghệ với mật ong để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Bước 2: Làm sạch nốt nhọt với nước muối sinh lý, sau đó thâm khô da và dùng tăm bông chấm hỗn hợp lên nốt nhọt.
  • Bước 3: Sau 15 phút, rửa sạch với nước muối sinh lý.
Bột nghệ có khả năng sát trùng và khử khuẩnBột nghệ có khả năng sát trùng và khử khuẩn

* Bôi tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được đánh giá cao về khả năng kháng khuẩn và khử trùng nên bạn có thể dùng sản phẩm này như một cách để phá ổ viêm. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có thể giúp bạn làm dịu các vết sưng viêm và khử mùi hôi khó chịu do nốt nhọt mưng mủ.

Chuẩn bị:

  • Tinh dầu tràm trà
  • Nước muối và bông y tế

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch vết thương với nước muối và lau khô nhẹ nhàng bằng bông y tế.
  • Bước 2: Dùng tăm bông hoặc bông y tế sạch để chấm tinh dầu tràm lên nốt nhọt.
  • Bước 3: Bạn có thể để qua đêm hoặc rửa lại với nước muối sau 10 phút.
Tinh dầu tràm có thể làm sạch vi khuẩn và ổ viêm của mụnTinh dầu tràm có thể làm sạch vi khuẩn và ổ viêm của mụn

* Sử dụng thuốc trị mụn nhọt ở nách

Trong một số trường hợp khi các nốt mụn nhọt ở vùng nách liên tục chảy mủ và gây đau đớn, đồng thời không cho thấy khả năng tự chín, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Để đạt được hiệu quả nhanh nhất, đơn thuốc sẽ bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài.

Dưới đây là một số cái tên thường gặp:

  • Kháng sinh dạng bôi: Bao gồm Tetracycline, Erythromycin hoặc Clindamycin, chuyên dùng trong điều trị mụn trứng cá và mụn nhọt.
  • Kháng sinh dạng uống: Thường dùng một vài loại thuốc chống viêm như Infliximab, trong một vài trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch.
  • Retinoid: Nhóm chiết xuất Vitamin A, có thể cho dưới dạng bôi hoặc uống. Tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ có thai vì nguy cơ gây dị tật thai nhi.
Nhóm dẫn xuất Retinoid thường được dùng để điều trị mụn nhọtNhóm dẫn xuất Retinoid thường được dùng để điều trị mụn nhọt

Điều trị mụn nhọt ở nách bằng phương pháp xâm lấn

Với các nốt mụn nhọt ở nách quá to hoặc đã rơi và tình trạng nhiễm khuẩn nghiệm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu can thiệp y tế, hay cụ thể là xâm lấn, rạch và hút mủ. Lưu ý phương pháp này chỉ được phép thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự làm tại nhà.

Quy trình xâm lấn như sau:

  • Bước 1: Vô khuẩn nốt nhọt và vùng da xung quanh, đồng thời bác sĩ sẽ tiêm giảm đau và gây tê (nếu cần) để giúp bạn giảm cảm giác khó chịu.
  • Bước 2: Rạch một đường nhỏ để làm lỗ thoát dịch. Sau đó tùy vào tình trạng nốt nhọt mà bác sĩ sẽ nặn thủ công hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng để hút mủ mụn nhọt.
  • Bước 3: Tiếp tục loại bỏ máu độc và ổ viêm cho đến khi vùng da sạch hoàn toàn. Nếu phần lỗ sót lại quá sâu hoặc rộng, bác sĩ sẽ giúp bạn khâu thẩm mỹ.
  • Bước 4: Vệ sinh và băng lại vết mổ.

Bạn nên thay băng vết thương từ 1 – 2 lần/ngày để giúp da luôn sạch sẽ và khô thoáng. Ngoài ra, cần sử dụng kháng sinh theo yêu cầu để đẩy nhanh quá trình lành thương.

Khi tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, cần thực hiện rạch hút mủ để điều trịKhi tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, cần thực hiện rạch hút mủ để điều trị

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Về cơ bản, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi nhận ra bản thân đang có một hoặc một vài nốt mụn nhọt ở nách. Đặc biệt với những ai chưa có khả năng xử lý nhọt thì bệnh viện và người có chuyên mô chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có kinh nghiệm và có thể kiểm soát tình hình khi tự điều trị tại nhà thì hãy đến gặp bác sĩ nếu xảy ra một trong những vấn đề sau đây:

  • Nhọt liên tục to lên, sưng đau và cứng hơn.
  • Có dấu hiệu sưng bạch huyết.
  • Mụn có dấu hiệu lan ra và mọc thêm ở những vùng da khác
  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và sốt nhẹ.
Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể tiết kiệm thời gian điều trịBạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể tiết kiệm thời gian điều trị

Phòng ngừa mụn nhọt như thế nào cho đúng?

Mụn nhọt ở nách không phải là một vấn đề dễ đối phó. Những nốt nhọt có thể biến đổi bất thường và kéo theo nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng máu hay thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đừng chỉ chữa bệnh, hãy bắt đầu tập cho bản thân thói quen phòng bệnh.

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên và hàng ngày, chú ý đến những vùng da thường tiết nhiều mồ hôi như nách, ngực, mông…
  • Sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vi khuẩn gây nhọt không thể đi lang thang trên làn da của bạn.
  • Quần áo, đồ lót, khăn mặt và khăn tắm cần được giặt sạch và hong khô kỹ lượng bằng máy sấy hoặc dưới ánh nắng mặt trời, nên hạn chế mặc đồ còn ẩm, chưa khô hoàn toàn.
  • Không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người khác, đồng thời thay ga giường và vỏ gối thường xuyên.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần. Sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya và chăm tập thể dục thể thao.
  • Tẩy da chết cho da ít nhất 1 lần/tuần, đồng thời hạn chế cạo nhổ và chuyển sang waxing và triệt lông.
Tắm rửa sạch sẽ, tẩy da chết đều đặn, thường xuyên thay vỏ gối, ra giường… là những biện pháp giúp phòng ngừa nhọtTắm rửa sạch sẽ, tẩy da chết đều đặn, thường xuyên thay vỏ gối, ra giường… là những biện pháp giúp phòng ngừa nhọt

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng mà bạn cần biết về những nốt mụn nhọt ở nách. Nhìn chung chúng thường ít gây nguy hiểm đến sức khỏe và cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn cần đến cơ sở y tế, spa trị mụn uy tín trong thời gian sớm nhất để được các bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.