Nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có công suất 1.200 MW với tổng vốn đầu tư 2 tỷ 793 triệu USD, sản lượng điện sản xuất đạt từ 7-8 tỷ kWh/năm - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Tham dự lễ khánh thành có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo một số bộ, ngành và tỉnh Thanh Hóa, đại diện các Đại sứ quán Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia tại Việt Nam.

Từng bước làm chủ thiết bị công nghệ

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 do Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 làm chủ đầu tư có công suất 1.200 MW với tổng vốn đầu tư 2 tỷ 793 triệu USD, sản lượng điện sản xuất đạt từ 7-8 tỷ kWh/năm. 

Đây là một trong số rất ít nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ siêu tới hạn với hiệu suất cao, góp phần giảm đáng kể định mức tiêu hao nhiên liệu, nhất là giảm tiêu hao than, vừa đáp ứng nhu cầu điện ổn định cho phát triển kinh tế-xã hội, vừa đáp ứng yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường.

Vui mừng chứng kiến Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đi vào vận hành sản xuất, chính thức phát điện thương mại, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, việc phát triển ngành năng lượng có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng.

“Đảng và Nhà nước đã luôn đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích phát triển các lĩnh vực về năng lượng”, Phó Thủ tướng nói. Nhờ vậy, ngành công nghiệp năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc trên tất các lĩnh vực, cả về công nghệ thiết bị, hệ thống truyền tải, năng suất, chất lượng dịch vụ và luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Theo Phó Thủ tướng, việc đưa nhà máy vào vận hành còn mang lại nguồn thu ngân sách khá lớn cho địa phương. Đặc biệt là giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân địa phương cũng như mang lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư dự án.

Đây cũng chính là minh chứng về sự thành công trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Để có thể hoàn thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 bảo đảm chất lượng và tiến độ như ngày hôm nay, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ chính quyền, các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ ngành công nghiệp năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc trên tất các lĩnh vực… - Ảnh: VGP/Đức Tuân

“Thay mặt Chính phủ, tôi biểu dương và cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân vùng dự án, nhất là các hộ dân phải di dời nhà cửa, tài sản, vật kiến trúc, thực hiện tái định cư để bàn giao kịp thời mặt bằng cho chủ đầu tư, góp phần quan trọng bảo đảm tiến độ công trình”, Phó Thủ tướng nói, đồng thời cũng ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ công nhân lao động, kỹ sư, chuyên gia nước ngoài, Ban Quản lý dự án, các nhà thầu, chủ đầu tư dự án đã không quản ngại ngày đêm, mưa nắng, dịch bệnh, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong quá trình xây dựng, chế tạo, lắp đặt thiết bị, vận hành chạy thử,… góp phần quyết định vào bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình, đặc biệt là an toàn cho người lao động.

Trong thời gian tới, để phát huy những kết quả đạt được, đưa nhà máy vào sản xuất kinh doanh bảo đảm an toàn, hiệu quả, Phó Thủ tướng đề nghị, trước hết, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 - chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, cần tiếp tục chú trọng, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên để từng bước làm chủ thiết bị công nghệ; trong quá trình vận hành sản xuất, cần tuân thủ đầy đủ quy trình quy phạm, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sản xuất, nhất là an toàn cho người công nhân. 

Đặc biệt, đối với nhà máy nhiệt điện cần hết sức chú trọng điều kiện làm việc, trang thiết bị lao động, đời sống và sức khỏe của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân cũng như kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn, tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư trong quá trình vận hành sản xuất kinh doanh, bảo đảm huy động cao nhất công suất của nhà máy trong việc cung cấp điện ổn định phục vụ sản xuất và tiêu dùng, bảo đảm hiệu quả kinh tế chung của nền kinh tế và nhà đầu tư.

UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 tiếp tục quan tâm tới đời sống, việc làm của người dân vùng dự án, đặc biệt các hộ gia đình đã bàn giao mặt bằng để triển khai đầu tư xây dựng công trình; thực hiện thật tốt chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Trong quá trình phát triển kinh tế, thực hiện chủ trương của Đảng, tuyệt đối không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào Việt Nam. Đây là những cầu nối quan trọng nhằm hiện thực hóa mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với Hàn Quốc và Nhật Bản. 

“Chính phủ Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp hai nước tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong việc phát triển, hiện đại hóa ngành năng lượng”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 là một trong số rất ít nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ siêu tới hạn với hiệu suất cao - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Vận hành xanh, hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Ông Hirohide Sagara, Tổng Giám đốc Công ty Điện Nghi Sơn 2 cho biết nhà máy đang sử dụng công nghệ siêu tới hạn tiên tiến nhất hiện nay, công nghệ này cho phép tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu và giảm khí phát thải, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn của Việt Nam. 

“Mục tiêu quan trọng sắp tới của chúng tôi là triển khai vận hành xanh bên trong nhà máy nhiện điện để giảm thải khí CO2 ra môi trường, phù hợp với cam kết hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam”, ông Hirohide Sagara nói.

“Chúng tôi chắn chắn sẽ tiếp tục hành trình xanh của mình để có những đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển thịnh vượng của Khu kinh tế Nghi Sơn nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung, một cực tăng trưởng mới ở khu vực phía bắc Việt Nam. Chúng tôi hy vọng tỉnh Thanh Hóa với môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn sẽ trở thành một địa điểm lý tưởng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dự lễ khởi công xây dựng tuyến đường Vạn Thiện-Bến En - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Cũng trong chiều nay, tại xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã dự lễ khởi công xây dựng tuyến đường Vạn Thiện - Bến En.

Tuyến đường có chiều dài khoảng 12 km, là đường cấp 3 đồng bằng, có 4 làn xe với vận tốc thiết kế 80 km/h, tổng mức đầu tư 1.181 tỷ đồng. Dự kiến sau 4 năm triển khai, dự án hoàn thành và kết nối trực tiếp với cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 45, đường nối Nghi Sơn - Sao Vàng, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các huyện Nông Cống, Như Thanh; đặc biệt là thu hút đầu tư vào du lịch Bến En.

Đức Tuân


Huy động các nguồn điện chạy dầu có chi phí cao để đảm bảo cung cấp điện

Trong cả mùa khô năm nay, nhiều hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung, miền Nam đang cạn kiệt do thời tiết cực đoan. Vì vậy, từ đầu năm đến nay, EVN đã phải huy động các nguồn nhiệt điện dầu có chi phí cao để đảm bảo cung cấp điện.

EVN đã phải huy động nguồn nhiệt điện chạy dầu đắt tiền của Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức.

Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia [A0], trong 5 tháng đầu năm 2019, do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, tổng sản lượng hệ thống điện toàn quốc khoảng 95,72 tỷ kWh, tăng trưởng 10,55% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng tiêu thụ ngày cực đại lên tới con số kỷ lục 759,2 triệu kWh [ngày 18/5/2019]. Hệ thống điện toàn quốc cũng ghi nhận số liệu cao chưa từng có về công suất cực đại vào ngày 20/5/2019 đạt 36.945 MW, tăng 12% so với cùng kỳ 2018.

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực miền Trung, miền Nam kém. Hiện nay, nhiều hồ đang xấp xỉ hoặc thậm chí dưới mực nước chết.

Đáng báo động là hệ thống mới chớm vào giai đoạn cao điểm vận hành, nhưng tổng thể tích nước trong các hồ thủy điện chỉ còn 18,6% dung tích hữu ích. Thống kê tại thời điểm cuối tháng 5 cho thấy có 16/44 hồ có thể tích nước còn lại thấp hơn 10% thể tích hữu ích, bao gồm cả những hồ lớn có vai trò trong việc cấp điện cũng như cấp nước hạ du như: Buôn Tua Srah, Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận, Đại Ninh,…

“Lượng nước có thể quy ra điện tại các hồ miền Trung và miền Nam chỉ còn khoảng 1,3 tỷ kWh, tương đương tổng phụ tải toàn quốc trong 2 ngày làm việc”, ông Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các nguồn khí đang bước vào thời kỳ suy giảm nên việc cấp khí cho phát điện chưa đáp ứng được nhu cầu vận hành. Khu vực Đông Nam Bộ nhiều thời điểm chỉ cấp được 18 – 18,5 triệu m3 trong khi nhu cầu cho sản xuất điện thường xuyên là 21,5 - 22 triệu m3, khu vực Tây Nam Bộ chỉ được 4,2 - 4,5 triệu m3 so với nhu cầu 6,2 triệu m3.

Các nguồn nhiệt điện than sau thời gian dài huy động cao cho mùa khô cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ sự cố, suy giảm công suất,…, trong khi nguồn than trong nước hiện nay cũng không thể đảm bảo đủ cho sản xuất điện và đã phải nhập khẩu than.

Đến hết tháng 5/2019, đã có 47 dự án điện mặt trời với công suất 2.300 MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia. Dự kiến, trong tháng 6 này tiếp tục sẽ có khoảng 49 dự án với công suất khoảng 2.600 MW nữa.

Dù là một nguồn điện bổ sung quý giá, nhưng một số lượng lớn nhà máy điện mặt trời vào vận hành trong thời gian ngắn kỷ lục, lại tập trung chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận - khu vực phụ tải thấp, cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận hành của hệ thống. Trong khi dự án điện mặt trời có thể hoàn thành chỉ trong vài tháng nhưng các công trình lưới điện để phục vụ đấu nối, đồng bộ nguồn điện chỉ có thể hoàn thành sau vài năm do những khó khăn chủ yếu về mặt bằng thi công.

Cùng với đó, công suất nguồn điện mặt trời thay đổi liên tục trong ngày, khó dự báo chính xác. Trong việc điều hành hệ thống, để giải quyết tính bất định của nguồn điện này, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia sẽ phải khởi động nhiều tổ máy ở các nhà máy điện truyền thống để dự phòng nóng.

Trước những thách thức trên, trong thời gian vừa qua, để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện miền Nam và Quốc gia, cũng như đảm bảo tiết kiệm thủy điện nhằm mục đích cân bằng cung cầu cho cả mùa khô, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã phải huy động đến các nguồn chạy dầu giá cao từ các nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Ô Môn, Cần Thơ...

So với các nguồn năng lượng truyền thống khác như thủy điện, nhiệt điện than, tua bin khí, giá bán điện của các nguồn điện chạy dầu là rất cao. Hiện nay giá của các nhà máy nhiệt điện than, tua bin khí chu trình hỗn hợp đắt nhất khoảng 1.600-1.800 đồng/kWh, nhưng giá của nguồn điện chạy dầu FO khoảng xấp xỉ 3.000 đồng/kWh, đặc biệt các nguồn chạy dầu DO có giá khoảng 5.500 đồng/kWh.

Đáng nói, trong nhiều thời điểm, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến hệ thống điện không còn dự phòng. Hệ thống truyền tải điện 500 kV Bắc – Nam vẫn thường xuyên duy trì truyền tải cao từ 2.500 MW tới hơn 4.000 MW. Ngay cả việc để giải quyết tính bất định của nguồn điện năng lượng tái tạo, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cũng phải huy động các tổ máy nhiệt điện dầu để bù đắp.

Sang tháng 6, dự kiến phụ tải toàn quốc tiếp tục tăng trưởng cao theo chu kỳ hàng năm, ở mức trung bình 701,2 triệu kWh/ngày, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2018. Công suất cực đại dự kiến ở mức 38.000-39.000 MW, tăng 13-14% so với cùng kỳ 2018.

Do ảnh hưởng bất lợi của tình hình khô hạn tại các hồ thủy điện, dự kiến thời gian tới sẽ tiếp tục phải huy động nguồn điện chạy dầu để đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế của đất nước.

Thời gian tới, EVN mong muốn người dân tiếp tục thực hiện sử dụng điện tiết kiệm - hiệu quả; các khách hàng lớn phối hợp tích cực cùng ngành Điện triển khai chương trình điều chỉnh phụ tải điện [DR], hạn chế công suất trong giờ cao điểm. Bên cạnh đó, khuyến khích khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái để vừa giảm chi phí tiền điện cho chính khách hàng, vừa chung tay góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.

Đối với các dự án điện mặt trời, EVN tiếp tục báo cáo Bộ Công Thương để kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án lưới điện và giải tỏa công suất cho các dự án điện mặt trời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Trong thời gian tới còn nhiều đợt nắng nóng nên việc cung cấp điện còn nhiều khó khăn, thách thức, do vậy EVN mong muốn người dân và doanh nghiệp tiếp tục duy trì ý thức sử dụng điện tiết kiệm, vừa đảm bảo an toàn, vừa tránh hóa đơn điện tăng cao.

theo evn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • EVN: Tổ chức tọa đàm Chuyển đổi số và Bình đẳng giới
  • EVN: Đạt được nhiều thành tựu trong chuyển đổi số
  • EVN tiếp và làm việc với Công ty TEPCO Holdings
  • EVN tiếp và làm việc với Trung Nam Group
  • EVN kết nối và phát triển nguồn năng lượng tái tạo
  • EVN triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số
  • EVN rà soát tiến độ các dự án truyền tải điện nhập khẩu

Video liên quan

Chủ Đề