Nhà nước văn lang được thành lập như thế nào

Theo truyền thuyết, nhà nước Văn Lang là nhà nước ra đời đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được hình thành với những đặc trưng của hình thái nguyên thủy. Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

– Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, đây là nhà nước đầu tiên của đất nước ta. Nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang.

– Văn Lang là nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam và được cai trị bởi các Hùng Vương.

– Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang là ở lưu vực các dòng sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

– Tên nước Văn Lang, theo một số suy đoán thì có khả năng, từ “Văn Lang” có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim mà họ tôn kính như vật tổ.

Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.

Tổ chức nhà nước Văn Lang

Văn Lang là một tổ chức nhà nước trong lịch sử Việt Nam cổ đại. Theo truyền thuyết, Văn Lang được thành lập vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên bởi vua Hùng Vương – vị vua đầu tiên của Việt Nam. Văn Lang là một tổ chức nhà nước thuộc loại quân chủ, có triều đình và các quan lại.

Văn Lang được chia thành 15 bộ tộc, mỗi bộ tộc được lãnh đạo bởi một thủ lĩnh, gọi là quan. Vua Hùng Vương là người đứng đầu của Văn Lang, có quyền kiểm soát các bộ tộc và quyền ra lệnh cho các quan. Quan lại có nhiều cấp độ và được chỉ định dựa trên sự năng lực và đóng góp cho triều đình.

Văn Lang có một số tổ chức chính quyền như hội quán và quận, có trách nhiệm quản lý và giải quyết các vấn đề trong cộng đồng. Văn Lang cũng có một hệ thống quân đội, với các binh chủng như cung, cương, cửu, chưởng và tiễn, được đào tạo để bảo vệ đất nước.

Tổ chức nhà nước Văn Lang đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ 3 trước Công Nguyên đến thế kỷ 3 sau Công Nguyên. Trong quá trình phát triển của Văn Lang, tổ chức này đã góp phần vào việc định hình nền văn hóa và xã hội của Việt Nam cổ đại.

Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu?

Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? đã được trả lời ở nội dung trên, theo các nguồn tư liệu lịch sử ghi lại, kinh đô Văn Lang được đặt ở Bạc Hầu, nay là Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đây là nơi hợp lưu của ba dòng sông lớn Hồng- Lô- Đà đến chân núi Nghĩa Lĩnh [ Núi Hùng- Núi Cả]. Là một vùng đất địa linh có hình thế, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nông, giao lưu kinh tế, văn hoá và xây dựng, phòng thủ đất nước.

Phong Châu hay bộ Văn Lang là kinh đô của nhà nước Văn Lang. Vị trí của kinh đô này nằm trải từ thành phố Việt Trì ngày nay cho tới khu vực Đền Hùng thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Trên địa bàn thành phố Việt Trì còn ghi dấu rất đậm nét dấu tích văn hoá thời kỳ tiền Hùng Vương, đó là nền văn hoá Phùng Nguyên gồm có 7 địa điểm như:

– Đồi Giàm xã Trưng Vương; Gò Ghệ, gò Dạ [lớp dưới], Gò Mồng, Gò Thờ, Gò Sạnh thuộc xã Thanh Đình; Gò Đồng Sấu thuộc xã Thuỵ Vân.

– Các địa điểm di tích khảo cổ thuộc nền văn hoá Gò Mun trên địa bàn thành phố Việt Trì là 9 địa điểm, đó là: Gò Mã Lao [ lớp dưới], phường Minh Nông; Gò Ghệ, gò Dạ [ lớp trên] thuộc xã Thanh Đình; Bãi Dưới, gò Con Cá, gò Gai, gò Tro Trên, gò Tro Dưới, gò Thế thuộc địa bàn xã Thuỵ Vân.

Có thể thấy rằng: Địa bàn thành phố Việt Trì ngày nay là địa bàn sinh tụ từ rất sớm của cư dân người Việt cổ sinh sống qua các giai đoạn văn hoá nối tiếp nhau từ thời kỳ tiền Hùng Vương- văn hoá Phùng Nguyên- văn hoá Đồng Đậu- văn hoá Gò Mun đến văn hóa Đông Sơn- Đỉnh cao của nền văn minh sông Hồng gắn với thời kỳ phát triển rực rỡ của thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang [ Tổng số 23 địa điểm di tích khảo cổ].

Điều đó là căn cứ khoa học vật chất rất quan trọng chứng minh cho nhận định địa bàn thành phố Việt Trì hôm nay chính là địa bàn định đô [ trung tâm] của nước Văn Lang xưa.

Ai đứng đầu nhà nước Văn Lang?

Trong các bộ Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh nhất kể cả về sản xuất lẫn người chỉ đạo. Lãnh thổ của bộ lạc nay trải rộng từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo.

Do đó, bộ Văn Lang đã đứng ra thống nhất các bộ Lạc Việt khác thành lập nhà nước Văn Lang để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và chống giặc ngoại xâm.

Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Sử cũ gọi người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, tức Hùng Vương. Các đời vua kế tiếp của nhà nước Văn Lang đều lấy danh hiệu đó.

Theo Ngọc phả Hùng Vương, 18 đời vua Hùng là:

– Kinh Dương Vương, vị vua viễn tổ.

– Lạc Long Quân, vị vua cao tổ.

– Hùng Quốc Vương, huý là Lân Lang, vị vua mở nước.

– Hùng Diệp Vương Bảo Lang.

– Hùng Huy Vương Viên Lang.

– Hùng Huy Vương [cùng hiệu với đời thứ 5] huý Pháp Hải Lang.

– Hùng Chiêu Vương Lang Tiên Lang.

– Hùng Vi Vương Thừa Vân Lang.

– Hùng Duy Vương Quốc Lang.

– Hùng Uy Vương Vương Hùng Hải Lang.

– Hùng Chính Vương Hùng Đức Lang.

– Hùng Việt Vương Đức Hiền Lang.

– Hùng Việt Vương Tuấn Lang.

– Hùng Anh Vương Châu Nhân Lang.

– Hùng Chiêu Vương Cảnh Chân Lang.

– Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang.

– Hùng Nghị Vương Bảo Quang Lang.

– Hùng Duệ Vương Huệ Lang.

Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, giúp việc là lạc hầu và lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ, hay còn gọi là quận. Đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng. Như vậy một mặt thể hiện sự phân chia cư dân theo sự áp đặt của nhà nước, mặt khác thể hiện đó là đơn vị bộ mang tính nửa vời: vùng – bộ lạc hoặc thị tộc, bộ lạc – đơn vị hành chính.

Dưới bộ là các công xã nông thôn, lúc bấy giờ có tên là kẻ, chiềng, chạ. Đứng đầu kẻ, chiềng, chạ là các bồ chính, tức gài làng.

Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang

– Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã:

+ Mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước của người Việt; mở đầu cho nền văn minh sông Hồng.

+ Chứng tỏ quốc gia cổ đại của người Việt được hình thành từ sớm, nước Việt Nam có lịch sử và truyền thống lâu đời.

+ Đặt cơ sở cho sự phát triển cao hơn của nhà nước Âu Lạc [ở giai đoạn sau].

– Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,… nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời cách đây bao nhiêu năm?

Vào khoảng thế kỷ VII trước công nguyên [2879 TCN], trên cơ sở phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là nhà nước Văn Lang ra đời , với kinh đô Phong Châu [Việt Trì, Phú Thọ ngày nay] ra đời.

Ai là người lập nên nước Văn Lang?

Văn Lang Trong số các bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử, là người đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, tự xưng vua, sử gọi là Hùng Vương [Vua Hùng]. Kinh đô nước Văn Lang đặt tại Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

Nhà nước Văn Lang kéo dài bao lâu?

Theo nhiều tài liệu khảo cổ và sử học, nước Văn Lang kéo dài từ năm 2879 trước Công Nguyên, và duy trì cho đến năm 258 trước Công Nguyên, trước khi bị Thục Phán xâm chiếm và chuyển mình thành nhà nước Âu Lạc.

Tại sao gọi là nhà nước Văn Lang?

Sách Đới Kí của Trung Quốc gọi nước ta thời Hùng Vương là "Điêu Đề” cũng không ngoài ý nghĩa này [Điêu nghĩa là chạm, xăm; đề là cái trán. Điêu Đề là xăm hình vào trán. Thực ra lúc bấy giờ, dân ta không chỉ xăm hình vào trán]. Vì tổ tiên ta có tục xăm mình nên khi lập quốc mới nhân đó mà đặt quốc hiệu là Văn Lang.

Chủ Đề