Nhạc sĩ lê hữu phước quê ở đâu

Số phận kỳ lạ của những tuyệt phẩm hành khúc

 Người hướng dẫn đoàn chúng tôi là anh Đinh Văn Phú ở Cần Thơ. Anh bồi hồi đứng bên bức tượng nhạc sĩ say sưa kể chuyện cho chúng tôi nghe những ký ức không thể nào quên về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ông sinh tại thành phố Cần Thơ và có tài bẩm sinh về âm nhạc dân tộc, khi được gia đình cho đi học đàn Kìm và đờn ca tài tử. Ông chăm chỉ tự học đàn Măngđôlin, ghi ta và ký xướng âm cơ bản theo sách Tây. Đặc biệt nhạc sĩ có năng khiếu sáng tác ca khúc. Ở tuổi 16, Lưu Hữu Phước đã viết những dòng nhạc đầu tiên thể hiện tình yêu đất nước tha thiết qua khúc ca “Non sông gấm vóc”.

Nhưng có lẽ bài hát “Tiếng gọi thanh niên” của ông viết ở tuổi 18 mới tạo nên hiệu ứng đặc biệt trong giới trẻ ở miền Nam. Đây là thời gian ông học tú tài ở Sài Gòn. Nhóm hoạt động thanh niên học sinh yêu nước do ông đứng đầu tạo nên phong trào sôi nổi. Bài hát ra đời do Lưu Hữu Phước viết nhạc cùng hai bạn khác viết lời [tiếng Pháp] gây chấn động trong phong trào hoạt động thanh thiếu niên ngày đó. Không khí thời cuộc với tình yêu nước kháng Pháp rất sục sôi trên khắp đất nước.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Tranh sơn dầu của Trịnh Kim Vinh [vợ nhạc sĩ] vẽ

Sau khi tốt nghiệp tú tài Lưu Hữu Phước ra Hà Nội học Cao đẳng Y khoa niên khóa [1940-1944]. Ca khúc “Tiếng gọi thanh niên” đi theo Lưu Hữu Phước với nhiệt huyết bừng sôi. Do tiếp xúc với một số cán bộ cách mạng thời gian bí mật này nhạc sĩ Lưu Hữu Phước càng muốn dùng âm nhạc để thể hiện tình yêu nước của mình. Trong một ngày tham gia lễ hội đền Hùng [1942], ông đã viết lại lời tiếng Việt cho ca khúc “Tiếng gọi thanh niên” để dàn hợp xướng trẻ biểu diễn phô trương lực lượng. Đồng thời đây cũng là dịp tổ chức cách mạng lên tiếng kêu gọi thanh niên sinh viên rời bỏ nhà trường. Họ động viên nhau không theo học để làm tay sai cho giặc Pháp.

Ban hợp xướng ba mươi thành viên say sưa biểu diễn gây xúc động lòng người. Hàng trăm cánh tay giơ lên ủng hộ và nâng cao tinh thần xả thân cứu nước. Trong dịp này một số hành khúc mới của Lưu Hữu Phước cũng được hòa nhịp với tinh thần yêu nước rạo rực. Mọi người đều được truyền tụng phổ biến sâu rộng những bài ca: “Bạch Đằng Giang”, “Xếp bút nghiên”, “Bài hát thiếu sinh quân”…và đặc biệt là “Hờn sông Gianh” và “Hát Giang trường hận”…

Nhưng có điều kỳ lạ, riêng bài hát “Tiếng gọi thanh niên” đã bị tay sai thực dân Pháp sửa lời để dùng làm quốc ca cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa [từ năm 1954]. Mặc dù chúng rất biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã tham gia kháng chiến trên Việt Bắc và là cán bộ cách mạng cao cấp của Đảng và Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam. Mãi cho đến khi đất nước thống nhất [1975] bài hát mới được trả lại nguyên vẹn với lời ca gốc như ban đầu. Cùng với hành khúc “Tiếng gọi thanh niên” còn có bài “Hát Giang trường hận” [1942] của ông cũng có một đời sống đặc biệt khác. Giai điệu của bài hát đầy tâm cảm với nỗi buồn ám ảnh khôn lường, khóc thương cho sự tuẫn tiết của Hai Bà Trưng. Sau này bản nhạc đã được dùng làm lễ truy điệu các chiến sĩ cách mạng hy sinh cho tổ quốc. Những nốt nhạc trầm buồn thấm buốt lòng người mỗi khi chia xa đồng đội trong trận mạc. Bài hát đã được đổi thành “Hồn tử sĩ” vào năm 1946. Từ đó đến nay 80 năm bài hát ra đời vẫn được dùng để làm nhạc lễ quốc tang mỗi khi nhà nước tổ chức truy điệu. Những lời ca vẫn âm vang trong tâm cảm mọi người: “Đêm khuya âm u/ Ai khóc than trong gió đàn/ Sóng cuốn Trưng Nữ Vương/ Gợi muôn ngàn bên nước tràn/ Hồn ai đang thổn thức trên sông…”.

Những ân tình đầm ấm cung tơ

Đúng như anh Đinh Văn Phú kể chuyện, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn có những hành khúc khác sống mãi với thời gian như “Lên đàng” [1944]; “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” [1947]; “Giải phóng miền Nam” [1961]; “Tiến về Sài Gòn” [1966]; và “Tình Bác sáng đời ta” [1969]... Nếu bài hát “Giải phóng miền Nam” một thời là Quốc ca của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam [1969-1976]; thì hành khúc “Lên Đàng” lại trở thành bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam [đã gần 80 năm]. Nhưng có lẽ tính đến nay trường hợp bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” là sâu sắc nhất.

Cây đàn Mandolin [Bảo tàng lịch sử Cần Thơ] luôn gắn bó với nhạc sĩ trong kháng chiến chống Mỹ

Bài hát có số phận kỳ lạ vì nó đã trở thành bản nhạc “Lãnh tụ ca” của Đảng ta. 75 năm trôi qua, bản nhạc luôn vang lên trong các hội nghị quan trọng của Đảng. Đó là một tuyên ngôn về con đường cách mạng với lời hát thể hiện mục đích cao cả: “Muôn lòng sung sướng muôn lời hát ca/ Trời Việt Nam hòa bình nở hoa/ Hồ Chí Minh muốn toàn dân sướng vui/ Vững bền xây đắp nên đời thắm tươi…” [Nhạc Lưu Hữu Phước-Lời Lưu Hữu Phước và Nguyễn Đình Thi].

Hướng dẫn viên Đinh Văn Phú còn cho biết mới đây Nhà nước đã cho phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lưu Hữu Phước [1921-2021]. Bộ tem được phát hành trong ba năm [2021-2023] với mẫu hình chân dung nhạc sĩ cùng bản nhạc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”. Dòng in còn đỏ dấu son năm tháng. Chúng tôi ai nấy đều xốn xang trong trái tim hòa nhịp cùng lời ca ấm áp, ngân rung khắp vườn hoa bát ngát hương bay.

Lát sau anh Đinh Văn Phú mỉm cười hiền hậu dẫn chúng tôi đi quanh bức tượng nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Với chúng tôi đó là một nụ cười Cần Thơ ấm áp gửi trao bao niềm vui cho những du khách. Chúng tôi dừng chân và nghe anh kể tiếp những câu chuyện về người nhạc sĩ tài danh này. Câu chuyện vui nhất là sau ngày Thủ đô giải phóng [1954] nhạc sĩ cưới vợ và đã được nhà thơ Tố Hữu tặng thơ mừng. Vợ ông là họa sĩ Trịnh Kim Vinh [sinh năm 1932] cùng tham gia cách mạng. Mối tình hai người đẹp như bài thơ vậy. Cả hai hoạt động văn hóa trên chiến khu Việt Bắc suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến. Nhà thơ Tố Hữu đã ghép tên hai người trong lời chúc phúc: “Tổ quốc quang Vinh, gia đình hạnh Phước/ Cùng nhau tiến bước anh Phước chị Vinh/ Bây giờ tình đã gặp tình/ Chung nhau bảo vệ hòa bình mạnh hơn”. 

Hướng dẫn viên Đinh Văn Phú còn kể, đến năm 1965 nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được cử vào mặt trận miền Nam. Ông đã tạm xa vợ và ba con nhỏ để tiếp tục tham gia kháng chiến chống Mỹ tại quê hương. Thời gian trôi đi trong vô định khó biết ngày nào trở lại. Họa sĩ Trịnh Kim Vinh đã động viên chồng “Lên đàng” với tình cảm tha thiết, và mong ông thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được trao. Trước khi đi nhạc sĩ đã làm một ngôi nhà bằng giấy cho ba con trai nhỏ nuôi dế hót. Ông ra đi với niềm vui gửi lại cho các con khôn lớn và hẹn vợ ngày trở về. Nhạc sĩ trở thành Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng và sau đó còn làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tuy bận nhiều công việc tại Trung ương Cục miền Nam nhưng nhạc sĩ luôn viết thư gửi ra với tình cảm sâu sắc và luôn luôn nhớ thương người vợ hiền. Trong đó có bức thư còn được họa sĩ Trịnh Kim Vinh giữ lại với những lời bày tỏ yêu thương: “Ngày hôm nay sinh nhật của em, anh đang ở một điểm thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định, anh nhớ em. Em tròn 40 tuổi, nhưng người cách mạng không bao giờ già. 40 tuổi là 40 mùa Xuân, cứ Xuân mãi đấy thôi…” [Thư viết vào ngày 1-1-1972].

Âm thanh vang vọng đất trời

Vậy là phải sau 10 năm xa cách vợ chồng nhạc sĩ mới đoàn tụ. Khi đó bài ca “Tiến về Sài Gòn” cùng hành khúc “Giải phóng miền Nam” của ông vang lên  trong chiến thắng huy hoàng. Ông mất vào năm 1989 và để lại sự nghiệp âm nhạc cách mạng đồ sộ với tài năng xuất chúng của mình. Nhạc sĩ đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Toàn cảnh công viên Lưu Hữu Phước

Có nhạc sĩ đã nói ông là một kỷ lục gia về hành khúc cách mạng và là hiện tượng hiếm có trên thế giới. Lúc này chúng tôi chợt nhớ đến câu nhạc mở đầu bài “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” hàng ngày luôn vang lên trên đồng hồ Bưu điện thành phố Hà Nội. Đó là những giai điệu ngân vang bên hồ Hoàn Kiếm luôn gắn bó với nhân dân Thủ đô. Ai ai cũng nhớ đến câu hát mỗi khi nhạc chuông bay xa: “Sao vàng phấp phới ánh hồng sáng tươi/ Toàn Việt Nam đón chào ngày mới/ Hồ Chí Minh dắt toàn dân nước ta/ Vững bền tranh đấu cho đời chúng ta…”.

Vương Tâm

Người nổi tiếng> Nhạc sĩ> Lưu Hữu Phước

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là ai? Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản hùng ca, giải phóng, gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nhạc sĩ còn có một số bút danh khác như: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông được xem như một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Giáo sư, Viện sỹ, là Trưởng ban Nghiên cứu Nhạc-Vũ thuộc Vụ Nghệ thuật, Bộ Văn hoá, Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và Múa, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ban Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam... Cuối năm 1939, ông sáng tác bài hát "La Marche des Étudiants" và cùng Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp. Bài hát này được dùng là bài hát chính của Câu lạc bộ Học sinh [Scholar Club] ở trường trung học Petrus Ký. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết nhiều tác phẩm về đề tài lịch sử của Việt Nam, các tác phẩm của ông được xem là đã chạm đến đỉnh cao của âm nhạc. Một số tác phẩm tiêu biểu như: "Non sông gấm vóc", "Ải Chi Lăng", "Bạch Đằng Giang", "Hát giang trường hận" [sau đổi tên là Hồn tử sĩ]... Lúc bấy giờ, nhạc của Lưu Hữu Phước trở nên quá quen thuộc trong giới thanh niên Việt Nam.

Vở ca kịch "Tục lụy" do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác được trình diễn vào ngày 21 tháng 3 năm 1943, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vở ca kịch Hái hoa dâng Bác được trình diễn trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn sáng tác một số vở ca kịch khác như: Con thỏ ngọc, Diệt sói lang, Phá mưu bù nhìn, Hai chàng lưng gù...

Từ năm 1954 đến 1965, ông Ông cũng đóng góp công sức thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam [nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam], Trường Múa, Trường Sân khấu Điện ảnh, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam.Một số ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được sử dụng trong các nghi lễ dân tộc như:
  • "Thanh niên hành khúc" là bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong. Sau này được sửa lời và chọn làm Quốc ca với tên "Tiếng gọi công dân".
  • "Lên đàng" là bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
  • "Hồn tử sĩ" được sử dụng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước của Việt Nam.
  • "Giải phóng miền Nam" là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc ca Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Ngày 8 tháng 6 năm 1989, trong cơn đau tim đột ngột, Lưu Hữu Phước qua đời, thọ 68 tuổi.
Vinh danh và thành tích:
  • Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, trong đó có Huân chương Độc lập hạng nhất năm 1987, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996..
  • Sau năm 1975, ông được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.
  • Tên ông được đặt cho một Công viên tại Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, có diện tích là 20. 055 m². Trường Trung học Phổ thông tại Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ cũng mang tên ông.
  • Tên của ông được đặt tên cho một con phố ở Hà Nội nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II. Phố Lưu Hữu Phước dài 490m, rộng 17,5m, từ đường Lê Đức Thọ đến đường Nguyễn Cơ Thạch, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Những ca khúc do ông sáng tác:
1. Ca ngợi Hồ chủ tịch [Lãnh tụ ca] 2. Dưới cờ Đảng vẻ vang 3. Giải phóng miền Nam 4. Gieo ánh sáng 5. Lời ru chim Lạc 6. Non sông gấm vóc 7. Reo vang bình minh 8. Hội nghị Diên Hồng 9. Hờn sông Gianh [1944] 10. Tiếng gọi thanh niên [Thanh niên hành khúc, Tiếng gọi Công dân] 11. Tình Bác sáng đời ta [1969] 12. Tuổi 20 13. Việt nữ gọi đàn 14. Vui xuân 15. Xuống đường 16. Hồn tử sĩ 17. Hương Giang dạ khúc 18. Thượng Lộ tiểu khúc 19. Khúc khải hoàn 20. Kinh cầu nguyện 21. Lên đàng 22. Lục quân Trần Quốc Tuấn 23. Ải Chi Lăng 24. Bạch Đằng Giang 25. Bài hát giải phóng quân 26. Bạn đường đi hội đền Hùng 27. Thanh niên 3 sẵn sàng 28. Thiếu nhi thế giới liên hoan 29. Tấm ảnh Bác Hồ 30. Tiến về Sài Gòn 31. Giờ hành động 32. Hành khúc Giải phóng

33. Hành khúc học sinh trường Châu Văn Liêm

Thuở bé ông được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cả mandoline, guitare và tự học lý thuyết âm nhạc. Cuối những năm 1930, ông lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký. Tại đây, ông cùng Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, làm thành bộ 3 Huỳnh - Mai - Lưu, thành lập Câu lạc bộ Học sinh [Scholar Club] ở trường trung học Petrus Ký... và là nơi hội tụ những học sinh, sinh viên yêu nước. Cuối năm 1939, ông sáng tác ca khúc "La Marche des Étudiants" và cùng Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ.

Từ năm 1940 - 1944, Lưu Hữu Phước ra Hà Nội học trường Y - Dược, thuộc Viện Đại học Đông Dương. Và ông trở thành một trong những thủ lĩnh của phong trào đấu tranh chính trị của sinh viên Đông Dương.

Năm nhân cuộc hành hương về Đền Hùng nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ông đã sửa phần lời Việt của bài "La Marche des Étudiants" thành bài "Thanh niên hành khúc", biểu diễn dưới chân núi Nghĩa Lĩnh do một dàn hợp xướng mấy chục người trình diễn, nhằm thức tỉnh sinh viên việt nam.

Tháng 5 năm 1946, Lưu Hữu Phước được điều động ra Hà Nội, nhận nhiệm vụ thành lập Trung ương Nhạc viện [thành lập tháng 9 năm 1946], sau đó ông cùng tập thể Hội Văn hoá Cứu quốc tản cư đi kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cùng họa sĩ Trịnh Kim Vinh đã được đoàn Thanh niên và Trường Mỹ thuật [nơi bà Trịnh Kim Theo học lúc bấy giờ] tổ chức hôn nhân. Trong lễ thành hôn của Lưu Hữu Phước, Nhà thơ Tố Hữu ứng khẩu 4 câu thơ tặng vợ chồng ông: Tổ quốc quang Vinh, gia đình hạnh Phước/ cùng nhau tiến bước, anh Phước chị Vinh/ bây giờ tình đã gặp tình/ chung lòng bảo vệ hòa bình mạnh hơn.

Bà Trịnh Kim Vinh từng gửi ba con trai cho ông bà ngoại và theo đoàn xuyên Trường Sơn vào chung sống với chồng ở địa đạo Củ Chi, cùng hoạt động trong Mặt trận Giải phóng miền Nam. Bà bị thương và được đưa ra Bắc, khi thống nhất đất nước mới đoàn tụ gia đình. Chị vốn là họa sĩ, Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú. Hiện nay, bà đang dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?Lưu Hữu Phước sinh ngày 11-8-1921, mất năm 1989, hưởng thọ 68 tuổi.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Lưu Hữu Phước sinh ra tại Thành phố Cần Thơ, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Sư Tử, cầm tinh con [giáp] gà [Tân Dậu 1921]. Lưu Hữu Phước xếp hạng nổi tiếng thứ 34109 trên thế giới và thứ 169 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1921 vào khoảng 15,58 triệu người.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018

Các sự kiện năm 1921 và ngày 11-8

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Lưu Hữu Phước

  • Các hiệp ước lớn được ký kết tại Hội nghị Giải trừ quân bị ở Washington hạn chế trọng tải hải quân và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Ngày sinh Lưu Hữu Phước [11-8] trong lịch sử

  • Ngày 11-8 năm 1909: Arapahoe trở thành con tàu đầu tiên của Mỹ sử dụng S.O.S. tín hiệu cấp cứu.
  • Ngày 11-8 năm 1934: Những tù nhân đầu tiên đến nhà tù liên bang trên đảo Alcatraz ở Vịnh San Francisco.
  • Ngày 11-8 năm 1952: Vua Hussein của Jordan lên ngôi sau khi cha của ông bị tuyên bố là không đủ sức khỏe.
  • Ngày 11-8 năm 1954: Hơn bảy năm chiến đấu ở Đông Dương trước đây kết thúc với sự chấm dứt kiểm soát của Pháp.
  • Ngày 11-8 năm 1956: Nghệ sĩ trừu tượng Jackson Pollock qua đời trong một vụ tai nạn ô tô.
  • Ngày 11-8 năm 1960: Chad giành được độc lập từ Pháp.
  • Ngày 11-8 năm 1965: Sau vụ bắt giữ một người lái mô tô da đen trẻ tuổi, khu phố Watts chủ yếu là người da đen ở Los Angeles đã nổ ra một cuộc bạo loạn kéo dài sáu ngày và khiến 34 người chết.
  • Ngày 11-8 năm 2003: Charles Taylor, tổng thống Liberia, chính thức từ bỏ chức vụ của mình cho Moses Blah và rời đến Nigeria.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Lưu Hữu Phước được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Video liên quan

Chủ Đề