Nhận xét nào sau đây không đúng về tính chất Hóa học của CO2

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Cho các câu nhận xét sau, câu nhận xét không đúng là:

  • A Than cốc được dùng trong quá trình luyện kim
  • B Than muội làm chất độn cao su, sản xuất mực in và si đánh giầy
  • C Than gỗ và than xương có cấu tạo xốp nên có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng làm mặt nạ phòng chống độc và công nghiệp hoá chất
  • D Kim cương là tinh thể trong suốt, không màu không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Mỗi nguyên tử C liên kết cộng hoá trị với 3 nguyên tử C lân cận nằm ở đỉnh của tam giác đều

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Tính oxi hoá của cac bon thể hiện ở phản ứng nào sau đây:

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho luồng khí C dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :

  • A Cu, Fe, ZnO, MgO.             
  • B Cu, Fe, Zn, Mg.   
  • C Cu, Fe, Zn, MgO.  
  • D Cu, FeO, ZnO, MgO.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Chú ý: C chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

  • A $$C + ZnO\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow Zn + CO$$
  • B $$C + 2{H_2}\buildrel {t,xt} \over \longrightarrow C{H_4}$$
  • C $$2C + \,Ca\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow Ca{C_2}$$
  • D $$3C + \,4Al\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow A{l_4}{C_3}$$

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A

C thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa như : CO2 , ZnO [ các oxit sau Mg] ; HNO3 [đặc] ; H2SO4 [đặc]

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

  • A \[C + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow C{O_2}\]
  • B \[C + 4HN{O_3}[{\rm{ {\AE}c] }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow C{O_2} + 4N{O_2} + 4{H_2}O\]
  • C \[2C + \,Ca\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow Ca{C_2}\]
  • D \[C + C{O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2CO\]

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

C thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất có tính khử như H2; hầu hết các kim loại  [Na, Ca, Al, Zn…]

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Ở nhiệt độ cao, cacbon không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây?

  • A H2SO4 đặc. 
  • B KClO3. 
  • C Cl2. 
  • D Mg.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng hóa học nào sau đây?

  • A \[2C + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2CO\]
  • B \[C + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{O_2}\]
  • C \[3C + CaO\xrightarrow{{{t^o}}}CaC2 + CO\]
  • D \[[{H_2}\xrightarrow{{{t^o},xt}}C{H_4}\]

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

Chất oxi hóa là chất nhận e, tức là số oxi hóa giảm

A. Chất khử

B. Chất khử

C. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

D. Chất oxi hóa

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon [thể tích không đáng kể] trong bình kín đựng oxi dư, thu được hỗn hợp ba khí [CO2, SO2, O2]. Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ thay đổi như thế nào?

  • A Tăng. 
  • B Giảm.
  • C Có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào lượng S và C. 
  • D Không đổi.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ghi nhớ công thức: P1V1 = n1RT1; P2V2 = n2RT2

Thể tích không đổi, nhiệt độ không đổi

 =>\[\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\]

Nếu n1= n2 thì P1 = P2 => áp suất không đổi

Lời giải chi tiết:

S[rắn] + O2 \[\xrightarrow{{{t^0}}}\] SO2

C[rắn] + O2  \[\xrightarrow{{{t^0}}}\] CO2

Từ 2 phương trình trên ta thấy số mol khí của chất tham gia phản ứng và sau phản ứng bằng nhau và không phụ thuộc vào lượng C, S => do vậy áp suất của bình sẽ không thay đổi khi ta đưa về nhiệt độ ban đầu

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho các nhận định sau, nhận định nào sai

1. Kim cương có cấu trúc tinh thể, rất cứng

2. Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin

3. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt

4. Than chì có cấu trúc tinh thể

5. Than gỗ, than hoạt tính là cacbon vô định hình

Các nhận định đúng là:

  • A 1,2,3,5         
  • B 1,2,3,4           
  • C 2,3,4,5           
  • D 1,2,3,4,5

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Tính chất vật lí của một số dạng thù hình cacbon

- Các dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình

+ Kim cương : có cấu trúc tứ diện đều, là tinh thể trong suốt, rất cứng, thường dùng làm đồ trang sức, bột mài, dao cắt thủy tinh, mũi khoan

+ Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin

+ Cacbon vô định hình: than gỗ, than hoạt tính

Than hoạt tính : có khả năng hấp phụ tốt dùng làm mặt nạ phòng độc, khẩu trang

Than gỗ: dùng làm thuốc nổ, thuốc pháo.

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

1. Kim cương có cấu trúc tinh thể, rất cứng => Đúng

2. Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin

 => Đúng

3. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt => Đúng

4. Than chì có cấu trúc tinh thể, có tính bán dẫn => Sai

Vì than chì có cấu trúc thành từng lớp

5. Than gỗ, than hoạt tính là cacbon vô định hình  => Đúng

Đáp án A

Với Bài tập về CO2 cực hay, có lời giải chi tiết Hoá học lớp 11 tổng hợp 25 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập CO2 từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Câu 1 . Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thu được hiện tượng là

 A. Xuất hiện kết tủa trắng.

 B. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch trong suốt.

 C. Xuất hiện kết tủa trắng xanh.

 D. Không xảy ra hiện tượng gì.

Lời giải:

Đáp án B

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3 ↓ + CO2 + H2O → Ca[HCO3]2.

Câu 2 . Nhóm những chất khí [hoặc hơi] nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

 A. CH4 và H2O.

 B. CO2 và CH4.

 C. N2 và CO.

 D. CO2 và O2.

Lời giải:

Đáp án B

CO2 và CH4 có thể gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Câu 3 . Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

 A. nước brom.

 B. CaO.

 C. dung dịch Ba[OH]2.

 D. dung dịch NaOH.

Lời giải:

Đáp án A

CO2 không tác dụng với Br2

SO2 + Br2 [nâu đỏ] + 2H2O → 2HBr [không màu] + H2SO4

Câu 4 . Để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp gồm CO2, HCl và hơi nước, có thể cho hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng

 A. NaOH và H2SO4 đặc.

 B. Na2CO3 và P2O5.

 C. H2SO4 đặc và KOH.

 D. NaHCO3 và P2O5.

Lời giải:

Đáp án D

Để tách CO2 ra hỏi hỗn hợp thì ta không dùng các hóa chất phản ứng được với CO2 như các dung dịch kiềm [KOH, NaOH...] và các muối cacbonat [Na2CO3…]

Chọn đáp án D vì:

Dẫn hỗn hợp khí và hơi nước qua NaHCO3 thì HCl tan trong nước tạo thành dung dịch HCl, dung dịch HCl phản ứng với NaHCO3 tạo khí CO2.

Khí đi ra khỏi bình gồm CO2 và H2O. Dẫn các khí đó qua bình đựng P2O5 dư thì hơi H2O được giữ lại, ta thu được khí CO2.

Câu 5 . Cho cân bằng [trong bình kín] sau:

CO [k] + H2O [k] ⇌ CO2 [k] + H2 [k] ΔH < 0

Trong các yếu tố: [1] tăng nhiệt độ; [2] thêm một lượng hơi nước; [3] thêm một lượng H2; [4] tăng áp suất chung của hệ; [5] dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là

 A. [1], [4], [5].

 B. [1], [2], [3].

 C. [2], [3], [4].

 D. [1], [2], [4].

Lời giải:

Đáp án B

[4] loại vì tổng số mol khí ở hai vế bằng nhau, tăng áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.

[5] loại vì chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch.

Câu 6 . Chất nào sau đây không tác dụng với CO2?

 A. Na2O.

 B. K2CO3.

 C. LiOH.

 D. Br2.

Lời giải:

Đáp án D

Br2 không tác dụng với CO2.

Câu 7 . CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

 A. đám cháy do xăng, dầu.

 B. đám cháy nhà cửa, quần áo.

 C. đám cháy do magie hoặc nhôm.

 D. đám cháy do khí gas.

Lời giải:

Đáp án C

CO2 + 2Mg → 2MgO + C

3CO2 + 4Al → 2Al2O3 + 3C

C sinh ra lại tiếp tục cháy

C + O2 → CO2.

Câu 8 . “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

 A. CO rắn.

 B. SO2 rắn.

 C. H2O rắn.

 D. CO2 rắn.

Lời giải:

Đáp án D

Nước đá khô là CO2 rắn.

Câu 9 . Cho CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là

 A. Na2CO3.

 B. Na2CO3 và NaHCO3.

 C. NaHCO3.

 D. Na2CO3 và NaOH.

Lời giải:

Đáp án D

Do NaOH dư nên có phản ứng

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

Chất tan có trong dung dịch X là Na2CO3 và NaOH dư.

Câu 10 . Sục 4,48l khí CO2 [đktc] vào 500ml dd NaOH 0,1M và Ba[OH]2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là

 A. 8,95 gam.

 B. 9,85 gam.

 C. 17,1 gam.

 D. 5,85 gam.

Lời giải:

Đáp án B

nCO2 = 0,2 mol. nOH- = 0,25 mol, nBa2+ = 0,1 mol

Câu 11 . Thổi V lít khí CO2 [đktc] vào 100ml dd Ca[OH]2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa nữa. Giá trị của V là

 A. 1,12 lít.

 B. 2,24 lít.

 C. 3,36 lít.

 D. 3,136 lít.

Lời giải:

Đáp án D

Do đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa → Sau phản ứng thu được 2 muối

CaCO3 0,06 mol và Ca[HCO3]2 x mol

Bảo toàn nguyên tố Ca có: 0,1 = x + 0,06 → x = 0,04 mol

Bảo toàn nguyên tố C có nkhí = 2.0,04 + 0,06 = 0,14 mol

V = 0,14.22,4 = 3,136 lít.

Câu 12 . Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch KOH thu được dung dịch X. Muối tan có trong dung dịch X là

 A. K2CO3.

 B. K2CO3 và KHCO3.

 C. KHCO3.

 D. K2CO3 và KOH.

Lời giải:

Đáp án C.

Do CO2 dư nên KOH + CO2 → KHCO3

Muối tan có trong dung dịch X là KHCO3.

Câu 13 . Cho 2,24 lít khí CO2 ở đktc phản ứng với dung dịch chứa 0,05 mol KOH. Khối lượng muối tan có trong dung dịch sau phản ứng là

 A. 13,8 gam.

 B. 12,8 gam.

 C. 10 gam.

 D. 5 gam.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 14 . Trường hợp nào sau đây không hòa tan kết tủa?

 A. Sục CO2 vào dung dịch chứa kết tủa BaCO3.

 B. Sục SO2 vào dung dịch chứa kết tủa BaSO3.

 C. Sục CO2 vào dung dịch chứa kết tủa MgCO3.

 D. Sục SO3 vào dung dịch chứa kết tủa BaSO4,

Lời giải:

Đáp án D

BaSO4 kết tủa bền.

Câu 15 . Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước [dư], thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là

 A. Fe[OH]3.

 B. K2CO3.

 C. Al[OH]3.

 D. BaCO3

Lời giải:

Đáp án C

Y là Fe3O4

Dung dịch X có các ion: K+, Ba2+, AlO2-, OH-

Sục CO2 dư vào X sau phản ứng thu được Al[OH]3 theo phản ứng:

2AlO2- + CO2 + 3H2O → 2Al[OH]3↓ + CO32-

Câu 16 . Cacbon đioxit thuộc loại oxit nào sau đây?

 A. oxit axit.

 B. oxit bazơ.

 C. oxit lưỡng tính.

 D. oxit trung tính.

Lời giải:

Đáp án A

CO2 là oxit axit.

Câu 17 . Điều nào sau đây là đúng cho phản ứng của khí CO với khí O2?

 A. Phản ứng thu nhiệt.

 B. Phản ứng tỏa nhiệt.

 C. Phản ứng kèm theo sự tăng thể tích.

 D. Phản ứng không xảy ra.

Lời giải:

Đáp án B

2CO + O2 → 2CO2

A. Sai vì đây là phản ứng tỏa nhiệt

B. Đúng

C. Sai vì phản ứng kèm theo sự giảm thể tích.

D. Sai vì phản ứng xảy ra khi đốt.

Câu 18 . Trong phòng thí nghiệm CO2 thường được điều chế theo cách nào dưới đây?

 A. Cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi.

 B. Đốt cháy CO.

 C. Nung CaCO3 ở 1000 độ C.

 D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Lời giải:

Đáp án A

CO2 được điều chế trong PTN bằng cách cho HCl tác dụng với đá vôi.

Câu 19 . Cách nào dưới đây không dùng thu khí CO2 trong công nghiệp?

 A. Thu hồi trong quá trình đốt cháy hoàn toàn than.

 B. Thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu mỏ.

 C. Thu hồi từ quá trình nung vôi.

 D. Cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi.

Lời giải:

Đáp án D

Trong công nghiệp CO2 được thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than để cung cấp năng lượng cho các quá trình sản xuất khác. Ngoài ra, khí CO2 còn được thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu mỏ…; quá trình nung vôi, quá trình lên men rượu từ đường glucozơ.

Câu 20 . Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 [đktc] vào 125 ml dung dịch Ba[OH]2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là

 A. 0,1M.

 B. 0,4M.

 C. 0,6M.

 D. 0,2M.

Lời giải:

Đáp án D

nkhí = 0,15 mol; nOH- = 0,125.2 = 0,25 mol

nên sau phản ứng thu được BaCO3 x mol và Ba[HCO3]2 y mol

Bảo toàn nguyên tố Ba: x + y = 0,125

Bảo toàn nguyên tố C: x + 2y = 0,15

Giải hệ → x = 0,1 và y = 0,025 mol

Chất tan trong X là Ba[HCO3]2, CM = 0,025 : 0,125 = 0,2M.

Câu 21 . Nhận xét nào sau đây không đúng về tính chất vật lý của CO2?

 A. Chất khí không màu.

 B. Nặng gấp 1,5 lần không khí.

 C. Tan không nhiều trong nước.

 D. CO2 rắn có màu xanh.

Lời giải:

Đáp án D

CO2 rắn là khối màu trắng.

Câu 22 . Nhận xét nào sau đây không đúng về tính chất hóa học của CO2?

 A. CO2 là oxit axit.

 B. CO2 không duy trì sự cháy.

 C. Khi tan trong nước một lượng nhỏ CO2 tác dụng với nước tạo thành bazơ.

 D. Người ta thường dùng bình tạo khí CO2 để dập tắt các đám cháy.

Lời giải:

Đáp án C

Khi tan trong nước một lượng nhỏ CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic.

Câu 23 . CO2 không phản ứng với chất nào dưới đây?

 A. C.

 B. CO.

 C. NaOH.

 D. CaO.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 24 . Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc khi cho 10 gam CaCO3 tác dụng với lượng dư HCl là?

 A. 1,12 lít.

 B. 2,24 lít.

 C. 3,36 lít.

 D. 4,48 lít.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 25 . Nung 15 gam CaCO3 ở nhiệt độ cao cho đến khi khối lượng không thay đổi. Thể tích khí thoát ra ở đktc là?

 A. 1,12 lít.

 B. 2,24 lít.

 C. 3,36 lít.

 D. 4,48 lít.

Lời giải:

Đáp án C

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề