Nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm là gì

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, vi khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây nên tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.


Bệnh nhân N.D.P.Đ ở Thái Nguyên sau ăn dưa góp khoảng 6 tiếng xuất hiện đau bụng, đi ngoài phân lỏng và nôn nhiều lần, được chuyển đến Bệnh viện TWQĐ 108 trong tình trạng lơ mơ, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch. Bệnh nhân được chăm sóc điều trị tích cực, sức khỏe dần ổn định. Tuy nhiên thời gian vừa qua khoa Bệnh lây đường tiêu hóa cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng: mạch nhanh, huyết áp tụt, sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng không hồi phục và tử vong.

[Ảnh minh họa]

Bác sỹ khoa Bệnh lây đường tiêu hóa – Bệnh viện TWQĐ 108 chia sẻ một số lưu ý cho cộng đồng:

Các triệu chứng nhận biết:

Sau bữa ăn 6 - 12 giờ, tình trạng ngộ độc xuất hiện đột ngột với các triệu chứng:

- Sốt cao 38 – 39 độ C, rét run, đau mỏi toàn thân

- Đầy bụng, đau quặn bụng, đau thượng vị rồi đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước lổn nhổn thức ăn chưa tiêu, ngày đi 3 - 10 lần hoặc hơn

- Nôn sau 1 - 2 lần ỉa lỏng

- Nôn thốc, nôn tháo những thức ăn chưa xuống ruột, chua, nhiều nước, ngày 5 - 10 lần hoặc hơn, làm bệnh nhân càng bị mất nước và điện giải. Có thể chỉ có nôn mà không có ỉa lỏng.

Với thể nặng, mất nước nhiều: Huyết áp thấp, mạch nhanh, dễ có truỵ tim mạch.

Cần phải xử trí ngay tại nhà như sau:

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ em, vì trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải, sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải và đi vào trụy mạch.

 Xử trí tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol để pha làm nhiều lần. Nếu không có Oresol, có thể pha nước gạo rang với muối ăn. Thường bù từ 1 - 2 lít/ngày. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.

Lưu ý không được tự ý dùng thuốc làm giảm nhu động ruột:

Đây là sai lầm hay mắc phải nhất do sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân cũng như sự thiếu ý thức của nhân viên y tế, đặc biệt là các dược tá nhà thuốc. Thuốc làm giảm nhu động ruột như loperamid, diphenoxynat có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, từ đó làm tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột gây tình trạng tăng độ đặc của phân. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, sử dụng nhóm thuốc này sẽ làm chậm quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, do đó càng làm cho tình trạng nhiễm độc nặng nề hơn.

[Ảnh minh họa]

Nếu có các triệu chứng nghi nhiễm khuẩn nhiễm độc ăn uống như trên, cần bù đủ nước điện giải ngay, nếu đi lỏng nhiều và nôn nhiều, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị, tránh tự dùng thuốc ở nhà làm bệnh biến chuyển nặng và đe dọa sốc nhiễm  khuẩn, tử vong.

TH: Bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp, khoa Bệnh lây đường tiêu hóa – Bệnh viện TWQĐ 108

Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là bệnh rối loạn tiêu hóa. Bệnh có diễn biến cấp tính, kết thúc nhanh, gọn. Bệnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị đúng. Vậy căn nguyên dẫn đến bệnh là gì? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường tiêu hóa.

- Thời kỳ ủ bệnh: trung bình từ 1 đến 3 ngày. Có khi rất ngắn sau 2 giờ hoặc kéo dài 5 đến 7 ngày.

- Thời kỳ toàn phát

Bệnh diễn biến rầm rộ cấp tính. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chỉ có tiêu chảy thoáng qua và tự thuyên giảm.

Tùy từng mức độ khác nhau biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau: 

- Nôn: có thể xuất hiện rất sớm, trước khi tiêu chảy.. 

Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

- Tiêu chảy: phân nước nhiều hay phân có nhầy máu. Trường hợp nặng tiêu chảy nhiều có thể dẫn đến mất nước nặng. Các trường hợp phân có nhầy

máu gợi ý do các tác nhân gây xâm lấn. 

- Đau bụng: đau âm ỉ hay đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị hay quanh rốn thường do các tác nhân không xâm lấn gây tổn thương ở ruột non. Đau vùng hạ vị hay hố chậu trái thường do tác nhân xâm lấn ở đại tràng. 

- Mót rặn: gợi ý tác nhân xâm lấn, gây tổn thương lan rộng đến trực tràng. 

- Sốt: bệnh nhân có thể sốt cao kèm các biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân, thường gợi ý nhiễm khuẩn do tác nhân xâm lấn 

- Dấu hiệu mất nước

Sốt cũng có thể xuất hiện tùy vào từng người bệnh.

Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm phân: 

+ Tươi: tìm hồng cầu, bạch cầu, nấm, ký sinh trùng 

+ Cấy phân tìm vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ cấy dương tính thường rất thấp, nhất là ở trẻ em vì đa số tiêu chảy nhất là ở trẻ nhỏ là do virus. Ngoài ra, một số vi khuẩn đòi hỏi phải cấy trong môi trường riêng thích hợp cho từng tác nhân riêng biệt như Vibrio, các Salmonella, E coli gây bệnh Thời điểm cấy càng sớm và gần thời điểm lấy mẫu càng dễ mọc. 

+ Tìm kháng nguyên hoặc kháng thể của mầm bệnh: được áp dụng trong

chẩn đoán các căn nguyên virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Công thức máu: đánh giá số lượng bạch cầu Sinh hóa máu: đánh giá các rối loạn điện giải và biến chứng suy thận

Một số xét nghiệm đặc biệt: định serotype của vi khuẩn [E coli], huyết thanh chấn đoán cho EIEC, tìm độc tố trong thức ăn

- Nội soi đại tràng hay trực tràng

3. Biến chứng bệnh

- Sốc giảm thể tích 

- Rối loạn điện giải: hạ kali, tăng natri máu 

- Suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp. 

- Xuất huyết tiêu hóa 

- Rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng.

- Nhiễm khuẩn huyết. 

Đau bụng: đau âm ỉ hay đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị hay quanh rốn

4. Căn nguyên gây nhiễm bệnh

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Staphylococcus aureus

  • Có trong thịt, sữa, sản phẩm bánh mì và sinh độc tố ruột. 
  • Thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 1 đến 6 giờ, khởi phát đột ngột với biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều và đau bụng. Hiếm khi có sốt. Xét nghiệm không có bạch cầu trong phân. 
  • Bệnh thường tự khỏi. Bù đủ nước và điện giải. Không cần điều trị bằng kháng sinh.

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Bacillus cereus

  • Các thực phẩm chứa tinh bột như cơm để lâu 
  • Bệnh khởi phát sau 1- 6 giờ, với triệu chứng nôn là chủ yếu và tiêu chảy phân nước. Cả 2 triệu chứng sẽ tự giảm đi sau tối thiểu 1 ngày. Rất hiếm trường hợp phối hợp với hoại tử gan cấp tính. 
  • Bệnh tự khỏi. Bà đủ nước điện giải.

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Vibrio cholera

  • Bệnh dễ gây thành dịch. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày
  • Biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy phân nước dữ dội ngày từ đầu, phân đục lời như nước vo gạo, không có máu, có mùi tanh nồng đặc trưng. Mỗi lần đại tiện có thể mất 1 lít nước. Nôn thường xuất hiện sau khi tiêu chảy 1: 2 lần. 
  • Bệnh nhân có thể tử vong do mất nước và điện giải.
  • Về điều trị cần nhanh chóng bù đủ nước và điện giải. 

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Clostridium perfringens

  • Các bào tử của C. perfringens có thể nảy mầm trong thực phẩm từ thịt. Một số lượng lớn các vi khuẩn sau đó có thể được hấp thụ cùng với thực phẩm, sản xuất độc tố trong ruột dẫn đến tiêu chảy lỏng. 
  •  Thời gian ủ bệnh từ 8 đến 16 giờ. Bệnh khởi phát đột ngột với đi ngoài rất nhiều, đôi khi có nôn. Thường tự hồi phục trong 1 đến 4 ngày mà không cần điều trị.

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do E coli sinh độc tố ruột [ETEC]

  • Là nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy ở người đi du lịch. Lâm sàng: đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi. 

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella

  • Thường nhiễm từ các sản phẩm trứng, sữa bảo quản không tốt.
  • Thời gian ủ bệnh từ 8 đến 48 giờ. Khởi phát từ từ hoặc đột ngột, có sốt, rối loạn tiêu hóa. Có thể kèm theo nhiễm khuẩn huyết. 
  • Không cần dùng kháng sinh trừ khi có biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân. 

-  Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Shigella

  • Thời gian ủ bệnh từ 24 72 giờ. 
  • Lâm sàng là hội chứng lỵ điển hình: đau quặn, mót rặn và đi ngoài phân nhầy máu. Cấy phân thường dương tính.

- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do E coli [EIEC, EPEC, EHEC]

  • Thời kỳ ủ bệnh có thể từ 1 ngày đến 1 tuần. 
  • Bệnh cảnh lâm sàng là tiêu chảy có hội chứng lỵ, trường hợp nặng có thể có hội chứng tan máu urê máu cao [HUS], xuất huyết tiêu hóa, suy thận cấp.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

ISOFHCARE | Ngày đăng 18/01/2022 - Cập nhật 18/01/2022

Video liên quan

Chủ Đề