Tổng bí thư nhiệm kỳ tới là ai

Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng 31-1, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo đó, Hội nghị đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức vụ Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Hội nghị cũng đã bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo chương trình Đại hội XIII [sửa đổi], ngày 1-2, kết quả bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ được báo cáo trước toàn thể Đại hội.

Sau đó, Tổng bí thư, Bộ Chính trị khóa XIII ra mắt Đại hội.

Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có bài diễn văn bế mạc Đại hội.

Thay mặt Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII - Ảnh: TTXVN

Trước đó, ngày 30-1, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã bầu và công bố danh sách Ban Chấp hành Trung ương.

Theo kết quả được công bố, Đại hội đã bầu 180 ủy viên chính thức trong tổng số 203 ứng viên và 20 ủy viên dự khuyết trong tổng số 23 ứng viên.

Trong danh sách ứng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 10 trường hợp "đặc biệt" được giới thiệu và đều trúng cử.

Trong đó có hai trường hợp "đặc biệt" trong Bộ Chính trị khóa XII tái cử là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

TIẾN LONG - VIỄN SỰ - ĐÀ TRANG

Chính trị

Write: 2021-01-22 16:37:38Update: 2021-07-05 17:41:22

Photo : YONHAP News

Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản lần thứ XIII tại thủ đô Hà Nội từ ngày 25/1-2/2, bầu ra đội ngũ lãnh đạo quốc gia trong 5 năm tới. Trước tiên, gần 1.600 đại biểu trên toàn quốc sẽ bầu ra 200 ủy viên trung ương đảng, trong đó có 19 ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định chính sách cao nhất, sau đó đề cử Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Là quốc gia một đảng duy nhất, Việt Nam chọn thể chế lãnh đạo tập thể gồm "tứ trụ" theo thứ tự quyền lực là Tổng bí thư, Chủ tịch nước [phụ trách ngoại giao, quốc phòng], Thủ tướng [phụ trách hành chính], Chủ tịch Quốc hội [lập pháp]. Trong cuộc họp Ban chấp hành trung ương khóa XII được tổ chức kín gần đây, gương mặt "tứ trụ" nhiệm kỳ tới đã được hé lộ. Theo một số nguồn tin địa phương, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng [76 tuổi] và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc [66 tuổi] được đề cử là "trường hợp đặc biệt”, bất chấp giới hạn độ tuổi tái cử Ủy viên Bộ Chính trị là 65 tuổi. Nhiều khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giữ chức Tổng bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Chủ tịch nước. Nếu như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đảng Cộng sản sang nhiệm kỳ thứ ba tính từ năm 2011, là Tổng bí thư có nhiệm kỳ dài nhất sau cố Tổng bí thư Lê Duẩn [tạ thế năm 1986]. Kể từ sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng kiêm cả chức vụ Chủ tịch nước, là người thứ hai nắm giữ cả hai chức vụ này cùng một lúc sau cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Ban đầu, nhiều ý kiến phỏng đoán ông Nguyễn Phú Trọng sẽ rút lui do vấn đề sức khỏe, tuổi tác. Tuy nhiên, cuộc vận động quét sạch tham nhũng một cách quyết liệt và sự ổn định về chính trị trong nhiệm kỳ qua đã giúp ông tiếp tục được ủng hộ. Thay vào đó, nhiều ý kiến phỏng đoán chức Chủ tịch nước sẽ được trao cho ông Nguyễn Xuân Phúc. Trong năm ngoái, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khống chế hiệu quả dịch COVID-9, đưa Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế gần 3%. Người kế nhiệm ông có thể là Trưởng Ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính [62 tuổi]. Ứng cử viên thay thế Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang được nhắc tới nhiều nhất là Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Chức Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội sẽ chính thức được bầu ra tại Quốc hội khóa mới sau khi Tổng tuyển cử tháng 5 kết thúc. Trong trường hợp hai chức vụ đứng đầu là Tổng bí thư và Chủ tịch nước được bầu ra đúng như phỏng đoán trên thì dự kiến đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam sẽ không có sự thay đổi lớn.

Hiện tại, Seoul và Hà Nội đều đồng tình phải nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược như hiện nay vào năm sau, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.

Lựa chọn của ban biên tập

Điểm phim Hàn Quốc

Cuộc Chiến Giày Gót Nhọn [Kill Heel]

2022-04-11

Tin giải trí

LAY thông báo rời SM đúng ngày kỷ niệm 10 năm debut của EXO

2022-04-11

Hiệu sách Radio

Cách câu cá sao Hỏa dễ dàng [Jo Hyun] - phần 2

2022-04-05

prev next
  • Facebook
  • Twitter
  • Youtube
  • Xem tất cả

KBS WORLD

KBS WORLD Radio On-Air

Podcasts

Tin tức đọc nhiều Phản ứng của Bắc Kinh về việc Seoul tham gia sáng kiến IPEF Hàn Quốc hạ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng thực phẩm chính xuống 0% Bắt đầu bỏ phiếu sớm bầu cử địa phương và Quốc hội bổ sung
Tin nổi bật trong ngày Tỷ lệ bỏ phiếu bầu cử địa phương và Quốc hội bổ sung cuối cùng đạt 50,1% Tỷ lệ bỏ phiếu bầu cử địa phương và Quốc hội bổ sung đạt 49,7% tính đến 6 giờ chiều 1/6 Mỹ sẽ xúc tiến nghị quyết cấm vận mới nếu Bắc Triều Tiên thử hạt nhân
Nội dung được quan tâm Chạy Đến Bên Em Với Vận Tốc 493km [Love All Play] Son Heung-min giành danh hiệu “Vua phá lưới” Giải Ngoại hạng Anh Danh Sách Mua Sắm Của Kẻ Sát Nhân [The Killer's Shopping List]

Video liên quan

Chủ Đề