Thở khò khè là gì

Đối với các bệnh khác thì dấu hiệu bệnh lý có thể khó khăn nhưng đối với các triệu chứng hô hấp thì có thể tự nhận biết một số ngay tại nhà. Chỉ cần có sự chú ý đầy đủ các chi tiết và nhận định đúng đắn là có thể nhận biết chính xác.

  • Ho là một triệu chứng về hô hấp khá phổ biến mà hầu như tất cả mọi người đều gặp một lần hoặc nhiều lần trong đời. Ho đơn giản là một phản xạ của cơ thể, tạo ra một áp lực lớn, nhanh chóng trong đường thở nhằm tống dị vật ra khỏi các phế quản, phế nang, hầu họng…

Như vậy, ho là một phản xạ có ích. Tuy nhiên, bởi một tổn thương nào đó gây kích thích vào đường thở làm ho nhiều lần gây khó chịu cho người bệnh. Ho là biểu hiện của một số bệnh hô hấp cũng như ngoài hô hấp. 

Ho có những biểu hiện khác nhau như ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hay ho dai dẳng. Ho có thể có đờm hoặc không, màu sắc đờm cũng phản ánh những nguyên nhân gây bệnh. 

  • Ho thì có thể gặp thường xuyên nhưng ho kèm với thở khò khè là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nhất định. 

Thở khò khè là một tiếng thở bất thường có âm độ tương đối cao do luồng không khí đi qua đường thở nhỏ hẹp, bị chèn ép tạo ra. Luồng khí đi qua khe hẹp sẽ tạo nên sự hỗn loạn gây nên những rung động và tạo ra tiếng khò khè. Tiếng khò khè có thể xảy ra ở thì thở ra hoặc cả hai thì thở ra và hít vào. 

Chứng thở khò khè có thể được phát hiện bởi nghe tiếng khò khè, sờ vào lồng ngực và cảm nhận sự rung động khi dòng khí đi qua chỗ hẹp gây nên. 

  • Khi bệnh nhân có cả hai dấu hiệu ho và thở khò khè là một biểu hiện của bệnh lý. Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra dấu hiệu này mà cần sự thăm khám kĩ lưỡng cùng những triệu chứng kèm theo để xác định chính xác nguyên nhân. Một số triệu chứng kèm theo có thể gặp như: mệt mỏi, co kéo cơ hô hấp, đau ngực, tím tái,…

Những nguyên nhân gây ho, thở khò khè ở người lớn

Như đã nói ở trên, có rất nhiều bệnh có biểu hiện là ho và thở khò khè. Việc xác định bệnh cần đánh giá toàn diện người bệnh cũng như đặc điểm của ho và thở khò khè. Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp nhất gây ra ho và thở khò khè.

Là một trong những nguyên nhân phổ biến trong việc gây ra ho và tiếng thở khò khè, COPD là bệnh thường gây ra bởi sự tiếp xúc lâu dài với khói độc và bụi. Chúng được đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí thở ra bởi sự đáp ứng viêm tại đường thở. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi ho đờm và khó thở kéo dài nhiều năm. Triệu chứng thở khò khè có thể xuất hiện nhất là trong những đợt cấp trên nền bệnh mạn tính lâu năm. Việc chẩn đoán bệnh thường dựa vào đo chức năng thông khí, chụp CT scan,… Bệnh thường phát hiện ở nam tuổi 40-60 sau một khoảng thời gian dài tiếp xúc với khói hoặc bụi. 

Hen phế quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu được nghĩ tới khi có dấu hiệu ho, thở khò khè. Bởi vì, hen phế quản là một viêm nhiễm đường hô hấp gây co thắt phế quản có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần. 

Bệnh bao gồm các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè, tức ngực và thường trở lại bình thường sau khi hết cơn hoặc được điều trị. Việc chẩn đoán bệnh cần theo dõi tiền sử, khám, đo chức năng hô hấp và một số xét nghiệm khác. 

Tiếng thở khò khè ở người bệnh hen phế quản là do quá trình đáp ứng viêm của cơ thể làm co thắt các phế quản, phù nề niêm mạc đường thở từ đó làm hẹp đường thở gây ra tiếng khò khè. Nguyên nhân gây ra hen phế quản chưa được khẳng định nhưng các nhà khoa học thường đưa ra nguyên nhân là do tương tác giữa các gen nhạy cảm và yếu tố môi trường: các dị nguyên, chế độ ăn và yếu tố chu sinh.

Viêm phế quản và viêm phổi là những bệnh thường gặp ở người lớn, nhất là những người lớn tuổi, người có sự suy giảm miễn dịch. Viêm phế quản được biết đến là tình trạng viêm tại các phế quản, còn viêm phổi là tình trạng viêm tại nhu mô phổi. Cả hai đều do vi khuẩn, virus, vi sinh vật hoặc nấm gây ra.

Các tổn thương đường dẫn khí và tại phế nang làm kích thích đường hô hấp gây ho, thường là ho có đờm. Các tác nhân gây viêm làm biểu mô hô hấp tăng tiết đờm dãi và có thể gây co thắt khí phế quản gây nên tiếng thở khò khè.

Thường gặp nhất là ung thư biểu mô phế quản. Thường xảy ra ở những người có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, tiếp xúc với các chất khí độc hại trong thời gian dài. Bệnh biểu hiện bởi triệu chứng ho kéo dài dai dẳng, đôi khi ho ra máu, triệu chứng khò khè cố định liên tục cả khi hít vào và thở ra.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện sốt nhẹ, sút cân nhanh. Bệnh được chẩn đoán bằng thăm khám, nội soi khí phế quản, chụp X quang hoặc CT scan ngực,… 

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, còn nhiều nguyên nhân ít gặp khác gây ho, thở khò khè ở người lớn như: dị vật đường thở, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh suy tim trái, hít phải các chất khí gây kích ứng…

Cần làm gì khi có triệu chứng ho, thở khò khè ở người lớn?

Có thể thấy, dấu hiệu ho và thở khò khè ở người lớn không phải là vấn đề đơn giản để tự giải quyết ở nhà. Vì thế, không nên chủ quan khi bản thân hoặc người nhà xuất hiện triệu chứng ho và thở khò khè.

Việc tự ý chẩn đoán và điều trị bệnh ở nhà đối với những bệnh phức tạp là một vấn đề nghiêm trọng, không những làm bệnh không thuyên giảm mà còn nặng nề hơn. Hơn nữa, nếu bệnh để quá lâu không được điều trị sẽ làm cho vấn đề trở nên nặng nề hơn. 

Vì thế, việc cần thiết nhất lúc này là nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất. Điều đó sẽ nhanh chóng điều trị một cách hợp lý làm bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa thể tới các cơ quan y tế ngay lập tức, bạn cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Chú ý tình trạng toàn thân của người bệnh. Nếu thấy toàn thân tím tái, mệt mỏi, không đáp ứng thì cần đưa cấp cứu tới cơ quan y tế ngay
  • Để ý tới tình trạng khó thở và nhịp thở của bệnh nhân để tránh tình trạng bệnh nặng nề.
  • Giúp thông thoáng đường thở, tư thế đầu cao, không để đờm dãi, dị vật làm tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân.
  • Chú ý tình trạng sốt của người bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chăm sóc thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về triệu chứng ho, thở khò khè ở người lớn. Đây là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau nên cần chú ý để xử trí một cách tốt nhất. Bài viết mang đến những hiểu biết cơ bản giúp người nhà và người bệnh nắm bắt được cũng như xử lý theo từng tình huống tốt nhất.

Tham khảo mẫu máy trở thở hỗ trợ tình trạng hô hấp

G3 B25VT

Máy trợ thở do công ty MedJin phân phối độc quyền, đầy đủ giấy tờ có thể vào thầu tại bệnh viện...

G3 B30VT

Máy trợ thở do công ty MedJin phân phối độc quyền, đầy đủ giấy tờ có thể vào thầu tại bệnh viện...

Máy Trợ Thở Resmed Airsense 10 Autoset

Airsense 10 Autoset

ResMed AirSense 10 AutoSet CPAP là thiết bị y tế hỗ trợ điều trị chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ. Trong quá trình sử dụng máy, máy sẽ tự động điều chỉnh các mức áp suất không khí sao cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của bạn ...

Bệnh nhi nằm điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Khò khè là gì?

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới [từ đoạn dưới của khí quản đến các phế quản nhỏ].

Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2- 3 tuổi vì ở lứa tuổi này, đường thở gồm các phế quản có kích thước nhỏ và khi bị viêm nhiễm dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc. Làm cho việc hít thở lưu thông không khí khó khăn gây ra âm thanh khò khè.

Làm sao nhận biết được tiếng khò khè?

Tiếng khò khè thường được mô tả là một tiếng thở bất thường nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, âm sắc trầm, ba mẹ có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ, nghe như tiếng ngáy có thể kèm theo biểu hiện trẻ thở khó, thở ra kéo dài hơn bình thường.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể nghe bằng tai mà bác sĩ phải dùng ống nghe mới xác định được tiếng khò khè, mô tả chuyên môn là tiếng ran ngáy, ran rít.

Một số trường hợp cần phân biệt tiếng khò khè với tình trạng:

- Nghẹt mũi làm cho tiếng thở của bé nghe rồ rồ, khụt khịt nhầm là tiếng khò khè, sau khi làm thông thoáng mũi [nhỏ mũi, rửa mũi] thì tiếng thở sẽ êm hơn

- Viêm thanh quản làm tiếng thở nghe lớn, ồm ồm, giọng khàn, chủ yếu rõ khi bé hít vào

Các nguyên nhân gây ra khò khè ở trẻ?

Khò khè xảy ra khi đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn, do đó các bệnh lý gây viêm, phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp dưới là nguyên nhân thường gặp:

1. Hen suyễn: Hen suyễn là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm. Là một bệnh viêm mãn tính của đường thở, làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau: các dị nguyên không khí như bụi, phấn hoa… hoặc khởi phát sau một tình trạng viêm đường hô hấp cấp, làm cho các đường thở [chủ yếu là phế quản] sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở .

2. Viêm tiểu phế quản: là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các cuống phổi nhỏ hay còn gọi là các tiểu phế quản có kích thước nhỏ, không có sụn nên khi bị viêm sẽ dễ bị xẹp lại, bị hẹp làm đường thở bị tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu oxy, suy hô hấp.

Viêm tiểu phế quản là bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi, có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất khi thay đổi thời tiết, khi trời trở lạnh: vào mùa mưa [các tỉnh phía Nam], hay mùa lạnh [các tỉnh phía Bắc].

3. Viêm phổi: là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng, gây tổn thương nhu mô phổi, các túi khí trong phổi [được gọi là phế nang] chứa đầy mủ và dịch nhầy dẫn đến khò khè, khó thở, suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác hiếm gặp như: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép [do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản ], …

Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài [> 4 tuần]. Ba mẹ cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán [chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, …].

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị khò khè?

- Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp

- Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

- Ba mẹ cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, nhỏ mũi giúp mũi thông thoáng, hạ sốt khi trẻ sốt gây khó chịu

- Cần chú ý những dấu hiệu nguy hiểm khi:

+ Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

+ Khò khè kèm khó thở, thở nhanh, thở co lõm ngực

Ba mẹ có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:

o Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên

o Trẻ từ 2 đến 11 tháng tuổi: nhịp thở từ 50 lần /1 phút trở lên

o Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: nhịp thở từ 40 lần /1 phút trở lên

+ Trẻ tím tái

+ Trẻ co rối loạn tri giác [vật vã, bứt rứt, hay li bì].

Tóm lại, khò khè cấp tính hay khò khè kéo dài, khò khè tái phát đều có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý có thể gây suy hô hấp ở trẻ, do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Bạn đọc có những bài viết, thắc mắc về sức khỏe người lớn, mẹ và bé, sức khỏe sinh sản, giới tính, bệnh nam khoa, chữa trị hiếm muộn, dinh dưỡng, chấn thương… có thể gửi về email: . Phòng mạch Online sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp. Chân thành cám ơn.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG

Video liên quan

Chủ Đề