Tại sao phụ nữ phải sinh con

Vậy đâu là lý do khiến chị em phụ nữ ngày nay lại lười sinh con đến như vậy?

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm nên chẳng dám sinh con

Dù chồng là con trai một trong gia đình, nhưng Trần Ngọc Lan, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, vẫn chỉ sinh một con và hiện nay Lan và chồng đã có một bé gái 2 tuổi.

“Từ khi cưới nhau vợ chồng mình đã xác định chỉ sinh một đứa con dù là trai hay gái. Lúc đó mình hỏi nếu mình sinh con gái thì sao, chồng mình vẫn bảo chẳng sao, con gì cũng là con nên không quan trọng”, Lan nói.

“Vậy tại sao chỉ chọn sinh một đứa con?”, người viết hỏi thì Lan không ngần ngại trả lời: “Mình lười sinh con mà nói đúng hơn là sợ sinh con. Sợ vì thời buổi này nhiều mối nguy hiểm quá, lúc nào cũng thấy mối nguy rình rập xung quanh con. Rồi chỉ nghĩ đến môi trường ô nhiễm thế này là chẳng dám sinh nhiều con làm gì. Một đứa là đủ rồi, hơn nữa một đứa sẽ có điều kiện lo cho con tốt hơn”.

Nhiều bạn gái trẻ khi lập gia đình chỉ chọn sinh một con để lo cho cuộc sống của con được đầy đủ hơn

HOA NỮ

Đồng quan điểm, Nguyễn Hoàng Bích Vy [cựu sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing, ngụ tại Q.12, TP.HCM] bày tỏ: “Quan điểm của mình cũng chỉ sinh một đứa con thôi, và hiện tại mình đã có đứa con gái 3 tuổi. Mình không biết bản thân có khác người không, nhưng mình nghĩ càng ngày càng không an toàn, nào là ô nhiễm, dịch bệnh, các vấn đề về giáo dục, rồi ý thức con người... Việc sinh nhiều không phải vì mình lo không nổi, mà điều kiện sống của con, tương lai của con có khi sẽ tệ hơn nên mình không sinh nữa”.

Khi được đặt vấn đề nếu sinh quá ít con sau này về già sẽ rất buồn, thì Vy nói: “Thực ra mình cũng đã nghĩ đến điều đó, và cũng đã nghĩ nếu sau này 2 vợ chồng mình có đau ốm gì cũng có mình nó chăm sóc thì tội cho con. Nhưng cũng chính vì nghĩ đến viễn cảnh đó nên mình đã cố gắng làm và tích góp khoản tiền để sau này có thể tự lo cho mình để không phải là gánh nặng cho con”.

Sợ nuôi không nổi

Nguyễn Hồng Hạnh [cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế, trọ tại 600/3 Kinh Dương Vương, Q.Bình Tân, TP.HCM] đã có cậu con trai 22 tháng tuổi. Hạnh cho rằng đó là một may mắn vì chồng là con trai một, mà cô nàng thì chỉ muốn sinh một đứa con.

“Mình kiên định lắm, nhất quyết chỉ sinh một đứa thôi, chứ kinh tế đâu nuôi cho nổi. Một đứa để lo chu toàn, nhiều đứa rồi nghèo khổ lại khổ con chứ sướng ích gì”, Hạnh nói.

\n

Rồi Hạnh kể có chị bạn, mà chị bạn này nói nếu khi nào ở nước mình mà cũng như Hà Lan chẳng hạn, 100% học sinh đến trường không mất học phí thì chỉ sẽ sinh mấy đứa con cũng được. Chứ bây giờ gánh nặng chi phí nuôi con khiến các gia đình trẻ đều lười sinh con.

Nhiều lý do khiến nhiều bạn gái trẻ chỉ muốn sinh một đứa con

HOA NỮ

“Chị bạn mình gia đình tầm trung, chi phí cho con học tháng tốn 50% chi phí của cả gia đình, rồi cộng thêm chi phí ăn uống 20% nữa, suy ra một đứa trẻ tốn hết 70% chi phí của gia đình. Như vậy thì nếu những gia đình trẻ công việc chưa ổn định, mà vật giá cứ leo thang thì tiền đâu để nuôi mà sinh nhiều con. Ngày xưa ai thế nào cũng được, giờ phải học cái này, học cái kia, đủ các loại chi phí. Mà nếu con không được đầu tư lại thua bạn thua bè, nên chi phí lo cho một đứa con là chuyện không phải đùa”, Hạnh chia sẻ.

Mặc dù cũng muốn sinh nhiều con, nhưng chị Chu Thị Phương Mai [cựu sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương] cũng khẳng định không thể sinh nhiều con được vì không nuôi nổi.

Không những thế, chị Mai còn kể bạn chị dù được khuyến khích sinh thêm đứa thứ 2 nhưng một mực không chịu.

“Cô ấy nói đang sung sướng, giờ tự nhiên đẻ thêm đứa nữa lại phải quay lại cảnh chăm con nhỏ, thế là hết luôn cả thanh xuân rồi còn đâu nữa. Rồi sinh con lại xấu đi, lại mất dáng. Rồi quan trọng hơn là giờ một đứa cho đi học trường quốc tế, sinh ra thêm đứa nữa rồi hỗng lẽ đứa học quốc tế đứa học trường bình thường, hay không lo nổi lại khổ cho con nữa. Ai cũng muốn những điều tốt nhất dành cho con mà, nên ai cũng ngại sinh nhiều con là vậy đó”, chị Mai kể.

Cũng theo chị Mai, giới trẻ bây giờ sống sung sướng, nuông chiều sở thích của bản thân, rồi thích sự hưởng thụ, thích làm đẹp, thích được đẹp. Mà nếu sinh con ra là xấu đi, là không còn được sống cho mình nữa mà phải lo cho con. Đây cũng là lý do mà theo chị Mai là làm các bạn gái trẻ lười sinh con.

Nhiều lý do dẫn đến tâm lý lười sinh con 

Theo thạc sĩ giáo dục, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo [giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM] thì tâm lý lười sinh con đang dần xuất hiện không những với các bà mẹ trẻ mà còn trong các cặp vợ chồng trẻ nói chung. Có những lý do dẫn đến tâm lý này, đầu tiêu là sức ép kinh tế khá lớn đối với một gia đình trẻ, chi phí sinh hoạt, mua nhà... tạo ra sự cân nhắc rất lớn với việc quyết định sinh con. Đặc biệt chi phí để chuẩn bị sinh và nuôi dạy trẻ ngày càng nhiều, từ tiền ăn uống, mặc, đi học, y tế và các khoản phát sinh. Trong khi đó thu nhập thì đôi khi bất ổn hoặc ít tăng. Xã hội hiện đại không thể dựa vào tư tưởng “trời sinh voi sinh cỏ”, phải có nền tảng mới nghĩ đến chuyện sinh nhiều con được.

Thứ hai, sự lúng túng trong cách nuôi dạy con trước rất nhiều vấn đề giáo dục gia đình hiện đại cũng là nguyên nhân dẫn đến sự cân nhắc sinh thêm, liệu có đủ khả năng để ứng xử và dạy con tốt hay là không.

Thứ ba là các cặp vợ chồng trẻ có nhận thức nâng cao hơn về việc sinh và nuôi dạy con tốt, sinh được phải đảm bảo chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho con, cho nên họ lựa chọn biện pháp an toàn là ít con để chăm sóc tốt hơn. Đó cũng là chấp hành việc kế hoạch hóa gia đình.

Một lý do nữa của tâm lý lười sinh con là một số phụ nữ xác định cần cân bằng cuộc sống gia đình và những giá trị khác như sự nghiệp, đời sống cá nhân, sức khỏe và sắc đẹp cho nên sinh ít con có thể là lựa chọn phù hợp với họ. Vì sinh con, phụ nữ sẽ phải hy sinh về thời gian, sức khỏe để đảm bảo thiên chức của mình.

Tin liên quan

Vì nhiều lý do khác nhau, có khá nhiều phụ nữ sinh con quá dày. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi nên chị em cần chú ý. Đảm bảo khoảng cách sinh con phù hợp là lựa chọn tốt nhất.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng sinh con dày, sinh con năm một, 3 năm 2 đứa. Trong đó, có vài nguyên nhân phổ biến như dưới đây.

Nhiều cặp vợ chồng có quan điểm “cực luôn một thể” nên lựa chọn sinh dày để bỏ công sức chăm sóc một thể. Nếu đẻ thưa lại ngại vì chăm con rất vất vả, mới thoải mái được một chút khi đứa đầu lớn nên không muốn lại tất bật thêm lần nữa.

Chỉ cần cố gắng chịu vất vả vài năm để chăm 2 đứa rồi sau đó sẽ không phải thức đêm thức hôm chăm con nhỏ nữa, có nhiều thời gian, sức khỏe để lo kinh tế hơn.

Việc đẻ dày cũng giúp những đứa con có tuổi gần ngang nhau sẽ dễ làm bạn, dễ chơi với nhau vì tuổi tác không cách xa nên tâm lý cũng không quá khác biệt. Hơn nữa,  sát nhau mẹ có thể tận dụng quần áo, đồ chơi, vật dụng của đứa trước cho đứa sau, giúp mẹ tiết kiệm được một khoản để chăm con tốt hơn.

Ngoài ra, nhiều chị em muốn thăng tiến trong công việc nên lựa chọn đẻ dày, có thể nghỉ việc một vài năm để chăm con rồi sau đó khi hai đứa lớn rồi có thể chuyên tâm trong công việc, không phải ngắt quãng công việc để nghỉ thai sản.

Bên cạnh đó, cũng có không ít cặp vợ chồng sinh quá dày là do vỡ kế hoạch nên phải chấp nhận thay vì từ bỏ cái thai.

Lần mang thai sau quá sát với lần sinh trước khiến mẹ dễ bị tiền sản giật, cao huyết áp

Sinh con dày đem lại nhiều lợi ích như đã nói ở trên nhưng nó cũng gây cho mẹ và đứa bé nhiều mối nguy hại.

Nguy cơ sinh non, con thiếu cân

Theo nhiều nghiên cứu, những em bé được thụ tinh trong vòng 6 tháng đầu sau khi mẹ sinh đứa trẻ trước có nguy cơ sinh non lên đến hơn 40%. Ngoài ra, nguy cơ em bé sinh ra thiếu cân lên đến hơn 61% so với những em bé được thụ thai sau ít nhất 18 kể từ thai kỳ trước đó.

Đe dọa sức khỏe mẹ bầu

Nếu sinh con quá dày, mẹ dễ bị tiền sản giật, thiếu máu, tăng huyết áp trong quá trình mang thai. Trong khi chuyển dạ, mẹ bầu cũng gặp khó khăn như cơn cơ yếu, chuyển dạ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi cũng như quá trình sinh.

Ngoài ra, sau lần sinh trước, cơ thể mẹ yếu hơn rất nhiều nên cần được nghỉ ngơi trong thời gian dài để hồi phục. giai đoạn chăm sóc con nhỏ cũng rất vất vả nên sức khỏe của mẹ càng bị ảnh hưởng. Vì thế, nếu mẹ phải đối mặt tiếp với một lần vượt cạn nữa trong thời gian ngắn thì mẹ dễ bị suy nhược, thậm chí gặp phải các biến chứng như thủng tử cung, nhiễm trùng…

Sinh con quá dày trẻ dễ bị tự kỷ

Việc sinh con quá dày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở đứa trẻ sinh sau. Có nghiên cứu tiến hành trên 7000 đứa trẻ ở Phần Lan cho thấy việc mang thai lần hai trước khi đứa đầu chưa đủ 1 tuổi sẽ làm tăng 30% nguy cơ đứa trẻ thứ 2 mắc bệnh tự kỷ.

Tuy bệnh tự kỷ do nhiều yếu tố gây nên nhưng mẹ cũng nên cẩn trọng với khả năng này. Hãy cố gắng duy trì khoảng cách các lần sinh để đảm bảo an toàn nhất cho những đứa trẻ.

Sinh con quá dày làm tăng nguy cơ đứa trẻ sinh sau dễ mắc bệnh tự kỷ

Ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ

Giai đoạn đầu đời hệ miễn dịch của bé còn non yếu nên mẹ sẽ khó có đủ thời gian, công sức để chăm sóc tốt cho cả hai bé. Nếu một bé bị bệnh thì mẹ sẽ không thể chăm sóc đứa còn lại tốt nhất. Việc này khiến mẹ bị xoay trong guồng quay tất nập và mệt mỏi, khiến mẹ bị stress.

Nếu hai đứa trẻ ngoan thì không sao nhưng chúng mà hay tranh giành, không nhường nhịn nhau thì mẹ khó có thể xử lý phù hợp và tốt cho hai con. Tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và cả tâm lý của các con.

Mang thai quá dày đồng nghĩa với việc mẹ sẽ mang thai em bé thứ 2 khi đứa thứ nhất đang trong giai đoạn bú mẹ. Trường hợp này ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con.

Mỗi phản xạ bú của con đều kích thích cơ thể mẹ tiết ra Oxytocin, chất có khả năng gây co bóp tử cung. Từ đó, tăng nguy cơ gây sảy thai với cái thai đang trong bụng mẹ. Vì thế, khi biết mình có bầu, chị em nên cai sữa cho em bé đầu và cho con chuyển sang uống sữa công thức. Sữa công thức có thể chất lượng tốt nhưng vẫn không thể tốt bằng sữa mẹ nên đây là một thiệt thòi đối với em bé thứ nhất.

Nếu phải cai sữa cho con, mẹ không nên cai ngay lập tức mà hãy cai từ từ. Mẹ nên giảm dần số lần bú mẹ và thay vào đó là uống sữa công thức. Lần đầu cho bé uống ít sữa, sau đó tăng dần lượng sữa công thức lên để cơ thể của bé quen dần với hương vị và mùi của sữa.

Mang thai khi đang cho con bú cũng khiến cơ thể mẹ bị suy nhược. Khi mang thai, đầu vú của mẹ căng cứng và nhức nên nếu con bú sẽ khiến tình trạng đau trầm trọng hơn. Giải pháp tốt nhất cho mẹ bầu lúc này là cho bé đầu bú cữ ngắn hơn để tránh bị đau kéo dài. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo bé được bú đủ sữa để phát triển.

Mẹ bầu mang thai khi đang cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và cả 2 em bé

Mang thai, hầu hết mẹ bầu nào cũng phải đối mặt với tình trạng ốm nghén. Vừa mệt vì ốm nghén, vừa mệt vì phải chăm con nhỏ sẽ khiến mẹ bị suy nhược cơ thể, mất sữa. Sức khỏe của mẹ không đảm bảo cũng khiến thai nhi bên trong bụng kém phát triển hơn.

Sinh con quá dày có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích nhưng lại không được các chuyên gia y tế ủng hộ vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến hai đứa con.

Theo các chuyên gia, khoảng cách giữa hai lần sinh tốt nhất là nằm trong khoảng thời gian từ 18 – 59 tháng. Việc sinh quá dày hoặc cách nhau quá xa cũng đều không tốt. Nếu mẹ sinh thường thì cần đảm bảo đứa đầu được ít nhất 1 tuổi mới nên mang thai đứa con tiếp theo.

Nếu đứa đầu mẹ sinh mổ thì khoảng cách để mang thai lần sau là 2 năm. Đây là khoảng cách tối thiểu để sức khỏe của mẹ được hồi phục tốt nhất vì sau sinh mổ cộng với việc chăm con, sức khỏe của người phụ nữ yếu đi rất nhiều. 

Sinh con quá dày tiềm ẩn nhiều nguy hại như thai nhi kém phát triển, đứa trẻ thứ 2 dễ bị tự kỷ, mẹ bầu bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, chuyển dạ kéo dài… Tất cả đều ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con.

Vì vậy, tốt nhất mẹ nên đảm bảo khoảng cách giữa các lần sinh, 1 năm đối với sinh thường và 2 năm đối với sinh mổ thì mới được mang thai tiếp.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề