Tô đông pha là ai

Có thể nói, số phận của Tô Đông Pha cũng như một “thiên kì văn”. Cuộc đời ông như tiếng thở dài, qua những áng thơ mà ông viết: “Sông lớn chảy về đông, lớp lớp sóng xô phong lưu thiên cổ nhân”. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, biết bao nhân tài của các thời đại đã trải qua thử thách của những sóng gió cuộc đời. Và lịch sử đã minh chứng cho tấm lòng thiện lương, liêm khiết của các danh nhân trên trường đoạn của nó.

Tô Đông Pha là đại văn hào nổi tiếng thời Bắc Tống. Người đời biết đến ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà thư pháp và một nhà chính trị gia lão luyện. Người ta cũng thường nhắc đến những tác phẩm của ông với rất nhiều thể loại, đặc biệt là các bài thơ từ phong trần, lãng mạn vô song… Nhưng ít ai biết rằng, kì thực những tác phẩm hào hoa, phóng khoáng của ông chỉ chiếm khoảng 1/10 trong kho tàng các sáng tác. Đông Pha cư sĩ là một người tu Đạo. Ông sùng bái Phật, từ lời nói đến văn chương, tâm hồn ông ngày càng tĩnh lặng, thể hiện một tâm thái bình thản chí viễn… Nếu như những tác phẩm ban đầu của Tô Đông Pha thể hiện sự táo bạo, hào phóng, khí thế bàng bạc bao nhiêu, thì càng về sau lại càng linh hoạt, kỳ ảo, nhẹ nhàng thuần khiết và thanh tao, sâu sắc biết bao nhiêu. Có khi lại vượt qua cả thời gian, phảng phất hương thơm nhè nhẹ như liễu trầm, lê trắng.

Tranh vẽ Tô Đông Pha [Nguồn: Wikipedia]

Ngoài thơ ca, Tô Đông Pha còn là một người tinh thông thư hoạ và âm luật. Người ta có thể thấy trong thư pháp của ông một phong cách vận bút rất khoáng đạt, phong du “hữu thiên chân lạn mạn chi thú” [hồn nhiên, lộng lẫy chí thú và tao nhã]. Tô Đông Pha cùng Thái Dương, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất, làm nên “Tứ đại gia đời Tống” thời bấy giờ.

Tô Đông Pha có một sở thích là đề thơ lên thân gỗ lũa và các thanh tre. Bức thư hoạ nổi tiếng của ông là “Khô mộc quái thạch đồ” và “Tiêu tương trúc thạch đồ”, đều lưu truyền hậu thế. Trong các tác phẩm đó, Tô Đông Pha đã sử dụng bút pháp “Phi bạch vi thạch” và “Giai hành vi trúc”. Đây là một dạng bút pháp rất đặc biệt: ở giữa các nét chữ tạo ra một khoảng trắng [nét xước], tựa như có ngọc tàng trong chữ, thể hiện một sự thăng hoa, bay bổng mà khoan thai… Ông cũng tự tay chế ra những thẻ trúc để đề thơ, đây cũng là một phong cách riêng biệt của Tô Đông Pha.

Hoàng Đình Kiên, một trong ‘Tứ đại gia Tống’, thời Bắc Tống đã nói về tác phẩm “Đông Pha trúc thạch” như sau: “Gió, mưa, lá trúc mỏng, long chầu, hổ phục trên tảng đá phủ rêu. Tô Đông Pha lão nhân hàn lâm công, khiến người ta say đắm khi phun mực ra từ lồng ngực. Thơ và hoạ hoà quyện tươi mát, ‘trong thơ có họa, trong họa có thơ’, trọng như Thần, thiện như kẻ sĩ. Tô Đông Pha là một văn nhân tài hoa, đẹp đẽ, quả là một vị thanh quan đích thực”.

Tô Đông Pha từng làm quan ở Mật Châu [nay thuộc huyện Gia Thành – Trung Quốc]. Đã có rất nhiều giai thoại về vị quan Thái thú thanh liêm huyện Gia Thành, lưu truyền tiếng thơm muôn đời sau. Để tưởng nhớ đến vị quan phụ mẫu, yêu dân như con, người đời sau đã lấy tên ông để đặt cho rất nhiều địa danh ở Gia Thành, ví như: Đường Đông Pha, thôn Đông Pha… Hồi đó, để được gần em trai của mình là Tô Triệt, Tô Đông Pha đã đến Giang Nam nhậm chức, kết thúc một mối duyên phận đối với huyện Gia Thành.

Tô Đông Pha ở Mật Châu, đã xuất ra nhiều câu danh ngôn bất hủ

Trong tác phẩm “Giang Thành Tử – Đi săn ở Mật Châu”, Tô Đông Pha đã viết rằng: “Lão phu nổi hứng ngông cuồng thuở thiếu niên, tay trái dắt chó đi săn, tay phải nâng chim ưng xanh”. Thông qua việc miêu tả cảnh săn bắn và cuộc sống hào phóng ở Thường Sơn, Mật Châu, người ta thấy rõ hùng tâm tráng trí tinh trung báo quốc của Tô Thức.

Khi ở Mật Châu, Tô Đông Pha thương nhớ người vợ đã quá cố của mình. Ông đã viết: “Dù có tương phùng cũng không nhận ra nhau, bụi trần lấm mặt, tóc mai phủ sương”. Than ôi! Kiếp này là vợ chồng, kiếp sau chẳng phải sẽ không còn nhận ra nhau hay sao? Tất cả chỉ còn lại là một tiếng thở dài – một số phận không may!

Minh nguyệt kỷ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên
Bất tri thiên thượng cung khuyết
Kim tịch thị hà niên?

Dịch thơ:

“Vầng trăng sáng có từ khi nào?
Nâng chén rượu lên hỏi trời cao
Chẳng biết cung điện nơi chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nào?”

[Trích: Thuỷ điệu ca đầu – Trung thu]

Thư pháp của Tô Đông Pha [Nguồn: Wikipedia]

Thanh liêm giản dị, cứu thế cầu mưa

Vừa khi Tô Thức nhận chức Thái thú ở Mật Châu thì trời giáng thiên tai: hạn hán, nạn châu chấu… Quan và dân phải ăn rau dại sống qua ngày, “nhật thực kỷ cúc” [bữa ăn chỉ có hoa cúc và hoa cúc]. Đã vậy quốc khố còn bị cắt giảm, Tô Thức phải sống trong cảnh bần tiện, thắt lưng buộc bụng cùng nhân dân. Ông oán trách lũ tham quan ô lại thấy chết không cứu, chỉ giương mắt ếch ngồi nhìn dân tình đói khổ.

Trong tình thế khó khăn, Thái thú họ Tô đã đích thân lội ruộng để ứng cứu thiên tai. Đồng thời ông cũng dâng sớ kêu oan cho dân, xin được miễn thuế. Ông hạ lệnh cho quân lính đào giếng bên cạnh các con suối để người dân có nước dùng. Đông Pha cư sĩ hai lần dẫn các quan lại cùng nhân dân leo lên đỉnh Trường Sơn cầu mưa. Lòng thành của Thái thú cùng dân lại Mật Châu khiến kinh thiên chấn địa, cảm động đến lòng từ bi của Thần Phật. Cuối cùng trời đã đổ mưa, nạn hạn hán được khắc phục. Để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với Trời Phật, Tô Thức đã cho xây dựng một ngôi đình và đặt tên là “Vu Tuyền Đình” [Đình cầu mưa]. Kể từ đó mưa thuận, gió hoà, người dân vùng Mật Châu được ấm no, hạnh phúc.

Thuế trọng, Pháp nghiêm là ngọn nguồn sinh ra đạo tặc

Khi “Tân pháp” được ban hành, những điều luật mới quá hà khắc do Vương An Thanh ban ra. Dân chúng lâm vào cảnh đói khổ vì làm không đủ ăn. Lầm than, cùng cực, thường dân lũ lượt kéo nhau vào rừng làm thảo khấu. Một lần nữa “nhân họa” giáng xuống Mật Châu huyện: nạn trộm cắp, trấn lột xảy ra phổ biến ở vùng này. Tô Thức phát hiện, thuế muối được cộng thêm vào giá bán, làm giá muối tăng cao. Pháp luật ngày càng trở nên tồi tệ, những vụ bắt giữ ngày càng gia tăng một cách bất thường. Đạo tặc kết phường tự xưng là hào kiệt, gây hoạ loạn xách nhiễu nhân dân. Đứng trước tình cảnh đó, Tô Thức đã đề nghị triều đình hạ chiếu chỉ giảm giá muối, và miễn thuế cho nhân dân. Ông nói: “Nhân dân chẳng bằng gỗ đá, người thành vô cảm. Khi xưa nhân dân cũng nghèo đói, nhưng thời nào trộm cắp mà ăn đâu!?”.

Cự tuyệt cấp trên, một mình chống đối Tân pháp vô lý

Tể tướng Lã Huệ Khanh đã xây dựng một chế tài, gọi là “Thủ thuật pháp”. Sắc lệnh này quy định các tiêu chuẩn về giá cả hàng hoá, lệnh ban các chủ hộ phải báo cáo tài sản. Lệnh ban thưởng cho những người tố giác cho ai báo cáo sai sự thật. Chính điều luật này đã tạo cơ hội cho nhiều kẻ tiểu nhân lợi dụng để trả tư thù. Mật Châu phồn thịnh đã trở nên tiêu điều, nhà nhà phá sản, người người phá sản, oán hận chất chồng… Khắp chốn dân chúng hoang mang, không ai dám nghĩ đến chuyện làm ăn lớn vì chẳng thể an tâm.

Tô Thái Thú đã nhận thấy những bất cập khi luật mới được ban hành, pháp luật không những không làm cho dân chúng an tâm mà còn bị dồn vào bước đường cùng. Vì thế, Tô Thức một mực cự tuyệt mệnh lệnh của cấp trên và phản đối thực thi Tân pháp mới. Ông nói: “Người làm quan toạ một chỗ mà làm ra điều sai trái. Nay tôi là người là một nông ty, là người thực thi pháp luật mà lại không được cấp phép”. Tô Đông Pha đã dâng sớ lên triều đình, vạch trần lũ tham quan ô lại tự ý đề ra pháp luật ức hiếp dân chúng. Sau khi sự thật được phơi bày, triều đình đã bác bỏ cái gọi là “Thủ thuật pháp”. Một lần nữa Tô Thức cứu dân chúng Mật Châu thoát khỏi tai ương “nạn quan”.

Yêu dân như con, cứu vớt cô nhi

Triều đình hủ bại, pháp luật hà khắc, tham quan ô lại đua nhau đục khoét quốc khố và hà hiếp bá tánh. Đạo đức con người thấp kém, cuộc sống lầm than, nhiều người dân đã bỏ rơi con cái của mình. Tô Đông Pha một lần nữa thể hiện lòng thiện lương vô bờ bến của mình. Tô Thức đã dang tay cứu vớt những sinh linh nhỏ nhoi. Ông đi khắp thành phố, thu thập những đứa trẻ bị bỏ rơi. Ông còn đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh của các gia đình nhận nuôi trẻ, cung cấp gạo và một phần chi phí sinh hoạt cho họ. Những gia đình hiếm muộn đã rất xúc động khi nhận được những đứa con nuôi. Nhiều người trong số họ, đã tìm đến tận nha môn để cảm tạ ân đức của vị quan phụ mẫu nhân từ. Việc làm của Tô Thái Thú đã cứu sống hàng nghìn đứa trẻ, và đem hạnh phúc đến cho biết bao gia đình. 

Thiết diện vô tư: quan – dân phạm pháp, đều xử tội như nhau

Trước tình hình đạo tặc hoành hành, triều đình đã phái nhiều quan lại đến Mật Châu, để truy quét tội phạm. Trớ trêu thay, thảo khấu quan lại một phường. Tô Thức điều tra ra, một mực thẳng tay trừng trị. Trong đó có ba nhóm được phái đến thị trấn An Ti để truy bắt tội phạm. Ai ngờ đâu, bọn chúng lại là đồng đẳng, không những thế chúng còn tàn bạo hơn cả lũ đạo tặc. Quyền thế trong tay, chúng hoành hành ngang ngược, coi thường vương pháp; tự do bắt người đem nhốt, và dùng cực hình để tra tấn cho đến chết. Dân chúng khắp nơi đến Nha môn cáo trạng. Tô Thái Thú điều tra ra gốc rễ oan sai, thăng đường xử tử những tên ác bá. Nhân dân tạ trời có mắt, vì vẫn còn quan thanh liêm, lòng dân được phần nào an ủi… 

Sau khi Tô Thức đến Mật Châu làm quan được một năm thì tình hình trộm cắp, trấn lột đã giảm đáng kể, các vụ kiện tụng và bắt bớ trong tù cũng suy giảm. Nhờ đó mà triều đình lấy lại được lòng tin của nhân dân. Tô Đông Pha đã bày tỏ sự cảm khái của mình: “Ta hết đỗi vui mừng khi thuần phong mỹ tục lại được khôi phục trở lại, các quan lại và nhân dân đều sống rất thoải mái”.

Tô Thái Thú rời Mật Châu, nhân dân già trẻ đứng chặn đường than khóc

Làm quan phụ mẫu ở Mật Châu được một năm thì duyên đã hết. Tô Thức bị biệt phái đi nơi khác. Dân chúng hay tin, hương thân lão ấu đều lũ lượt kéo nhau đến chặn đường tiễn biệt mà mắt đẫm lệ nhoà vì không muốn chia xa.

Cho đến tận ngày nay, người dân Duy Phường – Gia Thành hễ nghe nhắc đến Tô Đông Pha thì họ luôn một lòng kính trọng vị quan thanh liêm có tấm lòng đại thiện, đại đức… Cho dù đi trên đại lộ hay các con hẻm, đâu đâu người ta cũng như thấp thoáng bóng dáng của Tô Đông Pha được di lưu lại. Ngay cả khi người ta có gặp một lão già mù, có thể không biết chữ, cũng không biết đến những vần thơ của Tô Thức. Nhưng đều có thể biết đến những con đường mang tên Tô Đông Pha. Đó chính là điều mà người dân Gia Thành, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tô Thức, vị quan thanh liêm đã cứu họ thoát qua rất nhiều cơn hoạn nạn. Có lẽ đối với họ, Tô Đông Pha sẽ luôn là bất tử trong tâm khảm của mỗi người dân nơi đây, và mỗi thế hệ mai sau.

Do đâu mà mà một vị quan lại một lòng đồng cam cộng khổ với nhân dân, và một lòng muốn cứu người thoát khỏi khổ ải đến thế? Tô Thức chịu ảnh hưởng bởi luồng tư tưởng lớn của Nho gia hun đúc. Bên cạnh ông còn có một người bạn tri âm, luôn đàm luận với ông về Phật, Đạo, Thần. Đó chính là ngài Phật Ấn. Bản thân Đông Pha cư sĩ cũng là một người tu Đạo, nên trong tâm ông thấm nhuần giáo lý nhà Phật. Tô Đông Pha thường tọa thiền cùng với ngài Phật Ấn. Ông từng cảm thán rằng: “Thế sự như một giấc mộng dài, đời người có mấy độ trời thu mát mẻ!? Kiếp người ở cõi nhân gian chỉ tựa phù vân, thị phi ân oán đều nên để nó tiêu tán đi, chỉ có Phật, Đạo, Thần mới là vĩnh hằng”.

Tô Đông Pha là một tài năng nổi bật trong thế văn nhân, nhà thư pháp, thư hoạ thời Đường Tống. Ông không chỉ lưu danh về tài thiên phú của bản thân mà còn là còn góp phần là cầu nối cho nhân loại biết đến một nền văn hóa Thần truyền. Tô Thái Thú, một vị quan công chính liêm minh, yêu dân như con, dám đối diện trước cường quyền ác bá, trừng trị những kẻ dám coi thường thiên pháp.

Có thể nói, số phận của Tô Đông Pha cũng như một “thiên kì văn”. Cuộc đời ông như tiếng thở dài, qua những áng thơ mà ông viết: “Sông lớn chảy về đông, lớp lớp sóng xô phong lưu thiên cổ nhân”. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, biết bao nhân tài của các thời đại đã trải qua thử thách của những sóng gió cuộc đời. Và lịch sử đã minh chứng cho tấm lòng thiện lương, liêm khiết của các danh nhân trên trường đoạn của nó.

Theo Epochtimes
Châu Yến biên dịch

Nguồn bài viết: //www.google.com/search?q=to+dong+pha+mot+doi+troi+noi+mot+doi+yeu+nuoc+thuong+dan

Video liên quan

Chủ Đề