Mặt giả trân nghĩa là gì

“Giả trân” hoặc “không hề giả trân” là cụm từ xuất hiện rất nhiều trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, khá nhiều người chưa biết giả trân là gì và nó được dùng khi nào? Thực chất, các từ lóng trên Internet không có một ý nghĩa chính thức nào. Tuy nhiên, các bạn có thể quan sát một số ví dụ trong bài là có thể hiểu được phần nào.

Giả trân là gì?

Cụm từ “giả trân” đang tràn ngập khắp trên facebook và các mạng xã hội khác. Bạn có thể đã bắt gặp những câu nói như:

– Cười xỉu với những cách hóa trang giả trân trong phim Trung Quốc.

– Nhỏ kia diễn giả trân vậy mà nhiều người vẫn khen.

– Chán chết vì mấy cái màn ‘đổi mặt’ giả trân như phim kinh dị.

Trên đây là một số ví dụ có xuất hiện từ giả trân, thực tế từ này còn được dùng trong nhiều câu nói khác. Vậy giả trân nghĩa là gì?

Giả trân là gì?

Cách hiểu thứ nhất giả trân nghĩa là gì?

Cụm từ “giả trân” hay “không hề giả trân” không nằm trong từ điển Tiếng Việt. Do đó, cụm từ này không có định nghĩa chính thống. Giới trẻ sử dụng cụm từ này rộng rãi trên Internet nên nhiều người không biết nghĩa của cụm từ này cũng khá dễ hiểu. 

Cụm từ “giả trân” là sự kết hợp của 2 từ “giả” và “trân”. Chính vì vậy, để giải thích nghĩa của cả cụm, ta sẽ tìm hiểu về nghĩa của từng từ riêng lẻ.

– Giả: Từ này tất nhiên có nghĩa là “không thật”, “không có thật”,  “không đúng sự thật”. Nó không phải thật mà là được làm giống như thật và thường dùng để đánh lừa. Ví dụ như: Đạo đức giả, tiền giả, trồng răng giả, buôn bán hàng giả,…

– Trân: Từ này được hiểu theo 2 nghĩa như sau:

+ Trơ trơ ra, không biết ngại.

Ví dụ: Nó làm sai rành rành ra đấy thế mà còn trân cái mặt ra chẳng sợ ai.

+ Ngây ra, không có phản ứng hay cử động gì.

Ví dụ: Thấy vụ cướp đáng sợ, nó đứng chết trân ở đấy chẳng biết làm gì.

Vậy, ta có thể hiểu giả trân là hành động hay sự việc gì đó không có thật. Nhưng họ vẫn cố tình làm như thật dù cho người ta “vừa nhìn đã biết là giả”. Ngay cả khi họ bị phát hiện thì mặt vẫn trơ trơ ra, không biết hổ thẹn.

Ngoài “giả trân” thì dân mạng cũng thường dùng cụm “không hề giả trân”

Ngoài cụm từ “giả trân” thì dân mạng còn thích dùng cụm “không hề giả trân”. Họ dùng nó để mỉa mai một ai đó hay sự việc trông giả tạo. Cụm này mang nghĩa giễu cợt một cách khéo léo và tạo cho người khác sự thích thú.

>>>Có thể bạn chưa biết: Bruh là gì? [Giải Mã] Ý nghĩa Bruh moment và Bruh girl

Cách hiểu thứ hai của giả trân là gì?

“Giả Trân” là tên của một nhân vật trong Hồng Lâu Mộng – tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc. Trong tiểu thuyết, nhân vật Giả Trân là cậu cả của phủ Ninh quốc, con trai của Giả Kính. Ông là anh trai của Giả Tích Xuân, vợ chính thất của Giả Trân là Vưu Thị. Con trai là của ông Giả Dung và con dâu là Tần Khả Khanh. 

Giả Trân có tính tình trăng hoa và thích ăn chơi đàng điếm. Ông đã tằng tịu với cả con dâu Tần Khả Khanh và em của vợ là Vưu Nhị Thư.

Cụm từ “giả trân” nên dùng trong tình huống nào?

Giả trân được dùng trong tình huống nào?

Thông thường, cả cụm “giả trân” và “không hề giả trân” thường được dân mạng dùng trong tình huống mang tính giải trí, tấu hài. Nhiều khi, họ sử dụng cụm từ này để trêu nhau.

– Nét diễn của ông này giả trân/không hề giả trân chút nào!

– Nhìn biểu cảm giả trân/không hề giả trân của ca sĩ A khi giao lưu với fan kìa!

– Biểu cảm giả trân/không hề giả trân của diễn viên X khi ca sĩ Y chia sẻ quan điểm sống.

Với sự hưởng ứng và lan tỏa mạnh mẽ của “giả trân”, trên Facebook đã có nhiều nhóm liên quan được tạo ra. Ví dụ như nhóm có tên là “Hội người giả trân” có phần giới thiệu là “Ở đây không ai sống thật cả”. Chỉ sau 1 tháng, nhóm đã có hơn 107.000 người tham gia. Nhóm này chuyên thảo luận về chủ đề không thật hoặc cố tình làm giống thật.

Bạn chỉ nên sử dụng cụm từ này với bạn bè cùng trang lứa. Bởi nếu sử dụng với người lớn tuổi họ có thể không hiểu bởi ít quan tâm đến xu hướng giới trẻ. Mặt khác, từ này cũng không mang ý nghĩa tích cực và có phần soi mói, mỉa mai. Do đó, bạn cũng cần cân nhắc để sử dụng trong tình huống phù hợp.

Qua bài viết này của kienthucmaymoc.com các bạn có thể đều đã biết giả trân là gì rồi đúng không? Sử dụng từ này khi nào là phụ thuộc vào ý muốn của bạn. Khi thấy sự việc nào hoặc ai đó mà bạn cảm thấy giả tạo thì có thể dùng cụm từ này. Nhưng, bạn cần cân nhắc và suy nghĩ đến cảm xúc của người đối diện để tránh tình trạng “đùa quá mất vui” nhé!

Có thể bạn quan tâm:
Simp là gì? Điều thú vị về Simp Nation có thể bạn chưa biết

Suốt thời gian gần đây, cụm từ "giả trân", "không hề giả trân" xuất hiện thường xuyên và liên tục trênFacebook. Trong rất nhiều trường hợp, cụm từ này vẫn được dân tình sử dụng một cách linh hoạt. Nhiều người đọc thì tự đoán "à, ý chê giả tạo đây mà", nhưng nếu bị hỏi nghĩa của từ "giả trân", "không hề giả trân" là gì thì cũng chỉ lắc đầu, bó tay.

Và nếu chị em nào thắc mắc, thôi thì kéo xuống dưới đọc đi!

Chính xác "GIẢ TRÂN" là gì vậy?

- Nét diễn giả trân/ không hề giả trân chút nào!

- Con nhỏ đó sống giả trân/ không hề giả trân chút nào!

- Giọt nước mắt giả trân khi bị bồ đá.

- Biểu cảm giả trân/ không hề giả trân của nữ ca sĩ khi giao lưu với fan.

- Gương mặt giả trân của người đẹp X khi nghe đồng nghiệp chia sẻ quan điểm sống.

[Ảnh chụp màn hình]

...

Đó chỉ là một trong những tình huống dân mạng dùng cụm từ giả trân. Vì không phải một từ có trong từ điển tiếng Việt nên không có định nghĩa nào chính thống hết. Nhưng "giả trân" có thể được hiểu là sự kết hợp của giả + trân.

- Giả: Không thật, không có thật. Hoặc cố tạo ra vẻ bề ngoài như thật để đánh lừa.

- Trân: - Trơ trơ ra, không biết xấu hổ.

- Ngây ra, không thay đổi gì trước mọi tác động, không có cử động gì.

- Ở trạng thái phơi bày ra, lộ trần ra do không còn hoặc không có được sự che phủ, bao bọc.

GIẢ TRÂN là gì?

Định nghĩa: Được hiểu là người/ hành động/ sự việc gì đó không thật, cố tình làm cho như thật nhưng lại quá lộ liễu, dễ bị người khác nhận ra. Khi bị phát hiện có thể tỏ thái độ trơ ra không biết xấu hổ.

Cụm từ lóng này không phải một từ ngữ chính thức nhưng thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp thường ngày. Do đó, định nghĩa trên cũng chỉ mang tính tương đối.

Và để hình dung rõ nhất định nghĩa của cụm từ này, thôi thì mọi người cứ đọc tiếp những ví dụ dưới đây mà áp dụng vào việc comment dạo trên Facebook!

"Giả trân" dùng trong trường hợp nào?

Có thể bạn không biết, nhưng từ ngày 24/10 vừa qua một group với tên"HỘI NHỮNG NGƯỜI GIẢ TRÂN"đã xuất hiện. Và mới 1 tuần trôi qua, group này đã có tới hơn 40k thành viên!!!

Những chia sẻ trong group này là minh chứng rõ ràng nhất cho những sự việc "giả trân" trong cuộc sống!

Lên mạng xin ảnh truyền nước để xin sếp nghỉ làm với lý do đau ốm, bệnh tật:

[Ảnh chụp màn hình]

Vờ điện thoại bị hỏng để không trả lời tin nhắn của "cây si":

[Ảnh chụp màn hình]

Muốn thu hút sự chú ý của crush nên phải giả vờ ngã. Nhưng trót ngã nhẹ quá thì thôi, đi xin ảnh mạng cho đỡ đau:

[Ảnh chụp màn hình]

Nói chung giống như cái tên, trong group này toàn những nội dung... giả trân không à! Dù mục đích tốt xấu gì nhưng vẫn là không thật mà chỉ đang cố làm giống thật.

Tươi cười trước mặt fan nhưng quay đi thì cau có, chảnh chọe?

Bên cạnh những tình huống trên, Hương Giang thời gian gần đây cũng bị đánh giá là... giả trân.

Tại cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới 2018, người đẹp có biểu cảm thay đổi 180 độ trước và sau mặt fan khiến nhiều antifan nhận xét cô là: "Nét mặt giả trân", "biểu cảm giả trân"...

Hương Giang trong chương trình "Chị em chúng mình" có biểu cảm hơi kì lạ khi Hari Won chia sẻ quan điểm

Cũng tại chương trình này, nhưng là Hương Giang khi đạo diễn Lê Hoàng lên tiếng

Những ai không thích Hương Giang thì cho rằng cô thể hiện sự thiếu tôn trọng với người nói.

Tuy thế, không ít fan của cô nàng cũng cho rằng Hương Giang có gương mặt khá sắc, chỉ cần cô không cười thì trông sẽ giống như cau có, khó chịu, chảnh chọe.

Do đó, trong những trường hợp kể trên không phải do Hương Giang "diễn giả trân" trước fan và đồng nghiệp mà do người đẹp sinh ra đã mang "một khuôn mặt và cơ mặt thân thiện". Và đó đương nhiên không phải lỗi của Hương Giang!

Lời xin lỗi "giả trân" của quán lẩu sau khiphạt khách 200k vì để thừa 2,9 lạng rau muống

Drama này thu hút khá nhiều sự chú ý trong những ngày này. Nếu chưa biết, bạn có thể đọc thêm tại đây.

Sau khi khách - nhà hàng nói qua nói lại thì đại diện ban lãnh đạo của quán lẩu này cũng lên tiếng xin lỗi. Bài viết rất dài được ghim trên fanpage khẳng định người đi cùng khách khen quán là "quán lẩu ngon nhất Đà Nẵng", đưa ra quyết định sa thải quản lý, phạt lương nhân viên và không quên kể tiểu sử ăn uống của khách rõ ràng rành mạch.

Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy, sau tất cả nhà hàng vẫn muốn đẩy trách nhiệm về phía khách. Chính vì thế, lời xin lỗi này bị gọi là "giả trân" và làn sóng chỉ trích vẫn chưa dừng lại.

"Giả trân" từ đâu mà ra?

Đoạn clip xuất phát từ kênh TikTok của nữ CEO Hà Bang Chủ được cho là... mẹ đẻ của cụm từ "giả trân". Cụ thể, một trong số những clip của nữ doanh nhân này có nội dung kể về anh shipper đi giao hàng nhưng nắng + tắc đường nên tới muộn 20 phút. Nhưng khách lại bùng hàng và phũ phàng đuổi đi.

Shipper tội nghiệp vừa thất thểu ra về lại gặp một người phụ nữ trung niên bị ngất. Anh ta chạy tới giúp, còn gọi điện thoại cho con gái của người này.

Tuy nhiên, cô gái này lại chính là vị khách vừa bùng hàng khi nãy. Cô ta xuất hiện đã nghi ngờ anh shipper giở trò với mẹ mình, rồi đẩy ra. Nhưng người mẹ đã thều thào nói chính anh là người giúp đỡ, lúc nào cô gái trẻ tự tay tát mình và nói xin lỗi mẹ, xin lỗi người giao hàng.

"- Sao con hồ đồ vậy Khuyên? - Người mẹ nói.

- Ôi, ôi... vậy ạ! Mẹ, con xin lỗi. Tôi khốn nạn quá, tôi thật sự xin lỗi - cô gái nhận lỗi."

Một trong những cảnh và câu thoại được dân tình chế nhiều nhất [Ảnh cắt từ clip]

Đoạn hội thoại cùng nét diễn... như diễn của các diễn viên trong clip trên đã khiến dân tình dở khóc dở cười. Và cụm từ "giả trân", "không hề giả trân" được nhắc đi nhắc lại mỗi khi ai đó review về clip TikTok 5 triệu view trên.

Cụm từ giả trân dùng để nhận xét về kịch bản dễ đoán, cách diễn xuất gượng gạo, biểu cảm trăm cảnh như một, thậm chí giả giả của các diễn viên nghiệp dư trong đoạn clip TikTok trên.

Thế tại sao rõ "giả trân" mà người ta cứ thích nói ngược "không hề giả trân?"

Nếu giả trân mà chê giả trân thẳng thừng thì lại bớt vui rồi. Chẳng thiếu những trường hợp một người/ một việc rất giả tạo nhưng dân tình cứ thích mỉa mai: "Không hề giả trân chút nào!"

Vậy đấy, cho nên ai đó nói bạn "không hề giả trân" chút nào thì cũng đừng vội vui. Có khi người ta cố tình cạnh khóe ở một level cao tay không, không lộ liễu mà thôi!

Thêm một ví dụ cho cụm từ này, sau khi Hương Giang chính thức lên tiếng về group "Anti nữ hoàng đạo lý", dân tình lại soi ra loại phát ngôn đập chan chát với trước đó và khẳng định. "Hẳn là không quan tâm anti fan, không nói đạo lý? Nghe không hề giả trân luôn mọi người ơi!" - một dân mạng giấu tên nhận xét.

Hương Giang phải lên tiếng trên fanpage về group Antifan đang lớn mạnh không ngờ

Nhưng trước đó cô có cả một chia sẻ dài về antifan. Người đẹp khẳng định "Với tôi antifan giống một cái gì đó thư giãn", "nếu bạn chỉ muốn dìm tôi xuống bằng câu chữ, lời lẽ của bạn thì tôi không quan tâm"

Video liên quan

Chủ Đề