Nhựa đường mc là gì

Nhựa đường có mấy loại luôn làm cho nhiều người tò mò thắc mắc, vì đây là sản phẩm của công nghiệp lọc hóa dầu, không chỉ làm nguyên liệu sản xuất bê tông, thi công đường bộ, sân bay mà còn nhiều ứng dụng khác cho công trình, nhà ở dân dụng.

Nhựa đường đặc

Nhựa đường có mấy loại ? Nhựa đường đặc thường sẽ có hai loại là đường đặc Bitum có nguồn gốc từ dầu hỏa và nhựa đường đặc Hắc ín có nguồn gốc từ than đá, tuy nhiên nhựa đường Bitum là loại phổ biến được ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng.

Nhựa đường đặc Bitum là sản phẩm thu được từ công nghệ dầu mỏ, có dạng đặc quánh màu đen, khi được đun nóng tới nhiệt độ thích hợp sẽ được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp sẽ tạo thành nhựa lỏng, còn khi phối hợp với các chất tạo nhựa sẽ tạo nên nhựa tương tự nhựa đường.  

Nhựa đường lỏng là sản phẩm tạo ra từ quá trình hòa trộn nhựa đường đặc với dầu hỏa theo tỷ lệ thích hợp, ở trạng thái tự nhiên nhựa đường lỏng sẽ ở dạng lỏng, màu đen, mác nhựa đường lỏng được quy định theo cấp độ nhớt là 140 – 250, 80 – 140, 40 – 80, 20 – 40 và 10 – 20.

Nhựa đường có mấy loại thì cần phải căn cứ theo tốc độ đông đặc, nhựa đường lỏng sẽ chia làm ba loại là nhựa đường lỏng đông đặc nhanh, nhựa đường lỏng đông đặc vừa và nhựa đường lỏng đông đặc chậm.

Nhựa đường lỏng MC30 và MC70 là hai loại nhựa đường đông đặc vừa có độ nhớt tối thiểu là 30 – 70 hiện đang sử dụng phổ biến trong các công trình giao thông Việt Nam.

Ứng dụng của nhựa đường

Ứng dụng của nhựa đường đặc chính là sản xuất bê tông nhựa đường, nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa đường thì phục vụ cho thi công đường bộ, các công trình giao thông, ngoài ra, nhựa đường đặc còn có thể sử dụng vật liệu xử lý bề mặt, chống thấm hoặc gắn kết các ván ốp trong công nghiệp xây dựng.

Nhựa đường lỏng là vật liệu để thi công đường bộ, các công trình giao thông, nhựa đường lỏng thường được sử dụng để tưới mặt đường để làm lớp dính giữa hai lớp bê tông nhựa.

Bên cạnh đó, các loại nhựa đường hiện nay còn được sử dụng để lót, quét trong các công trình như sàn, mái, tường để chống thấm vào mùa mưa và ngăn chặn các côn trùng xâm hại có thể làm nứt tường, mái, bể vỡ bê tông…

Hiện nay, nhựa đường có mấy loại là câu hỏi đặt ra của nhiều người, vì xuất hiện rất nhiều nhựa đường giả mạo, kém chất lượng ảnh hưởng đến công trình. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm đến đơn vị cung cấp uy tín, có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về sản phẩm nhựa đường có mấy loại và ứng dụng là gì, nếu bạn có những thắc mắc nào hãy liên hệ đến www.giaydauthanhlong.com để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.

Sử dụng trong các công trình giao thông như: đường bộ, cầu, sân bay, bến cảng …, gồm các công dụng: + Tưới mặt đường, tưới trực tiếp trên nền đá, tưới thấm sâu vào nền đá. + Tưới dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa.

+ Chống thấm cho các hệ thống cống ngầm bê tông, các công trình bê tông chống thấm.

3. Điều kiện bảo quản: + Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ bình thường, trong các bồn chứa và  thùng phuy chuyên dụng [dung tích từ 150 lít đến 200 lít], luôn được đậy nắp kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí trước khi sử dụng. + Kiểm tra các các bồn chứa chuyên dụng trước khi bơm cấp nhựa đường lỏng không để sản phẩm gần các nguồn nhiệt cao hoặc ngọn lửa hở. + Kiểm tra xe bồn/thùng trước khi bơm cấp nhựa đường để đảm bảo các thiết bị chứa sạch không bị nhiễm bẩn và nhiễm các hóa chất ảnh hưởng đến chất lượng.

+ Tuyệt đối không được pha thêm nước vào nhựa đường lỏng.

4. An toàn môi trường:
Nhựa đường lỏng là một sản phẩm hóa dầu nên có thể gây nguy hiểm hoặc tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được tồn trữ và sử dụng đúng qui trình kỹ thuật.

1. Tên sản phẩm: Nhựa đường lỏng MC70

Nhựa đường lỏng MC 70 là nhựa đường lỏng đông đặc vừa, có độ nhớt tối thiểu là 70.
Nhựa đường lỏng là sản phẩm tạo ra từ quá trình hòa trộn nhựa đường đặc và dầu hỏa theo tỉ lệ thích hợp. Ở trạng thái tự nhiên, nhựa đường lỏng có dạng lỏng, màu đen.

2. Công dụng:

Sử dụng trong các công trình giao thông như: đường bộ, cầu, sân bay, bến cảng …, gồm các công dụng: + Tưới mặt đường, tưới trực tiếp trên nền đá, tưới thấm sâu vào nền đá. + Tưới dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa.

+ Chống thấm cho các hệ thống cống ngầm bê tông, các công trình bê tông chống thấm.

3. Phù hợp yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN 8818-1:2011

STT

Chỉ tiêu thí nghiệm

Đơn vị

Yêu cầu 
22TCN 279-01

Phương pháp thử

a/ Thí nghiệm trên mẫu nhũ tương

1

Độ nhớt Saybolt Furol ở 50oC

S

60 – 120

TCVN 8817-2:2011

2

Nhiệt độ chớp cháy cốc

oC

Min: 38

TCVN 8818-2:2011

3

Thí nghiệm hàm lượng nước

%

Max: 0,2

TCVN 8818-3:2011

4

Lượng còn lại sau chưng cất đến 360 oC

%

Min: 55

TCVN 8818-4:2011

b/ Thí nghiệm trên mẫu sau chưng cất

5

Độ nhớt tuyệt đối ở 60oC

Pa.s

30 – 120

TCVN 8818-5:2011

6

Độ kéo dài ở 25oC, 5cm/phút

cm

Min: 100

TCVN 7496:2005

7

Hòa tan trong Trichloethylene

%

Min: 99

TCVN 7496:2005

4. Điều kiện bảo quản:

Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ bình thường, trong các bồn chứa và thùng phuy chuyên dụng [trọng lượng 200kg], luôn được đậy nắp kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí trước khi sử dụng.

Asphalt [Châu Mỹ]/ Bitumen [Châu Âu] - Nhựa đường/bitum.

Cutback - Loãng/ lỏng.

Heavy - Đặc/quánh.

Heavy asphalt [asphalt cement] - nhựa đường đặc/nhựa đặc [asphalt/bitumen đặc], được phân mác theo độ kim lún ở nhiệt độ 25oC [ASTM D946 hoặc AASHTO M20].

Ví dụ: nhựa 60/70 là loại nhựa đặc có độ kim lún là 60 đến 70 [0,1mm] ở nhiệt độ 25oC.

Cutback asphalt - Nhựa đường lỏng/nhựa lỏng [asphalt/bitumen pha loãng] được phân mác theo độ nhớt của nhựa ở nhiệt độ 60oC [ASTM 2027 hoặc AASHTO M82].

Ví dụ: nhựa MC-30 là loại nhựa lỏng có độ nhớt [mm2/giây] ở nhiệt độ 60oC là Min =30, Max = 70; nhựa MC-70 có độ nhớt Min =70, Max = 140.

Ở Việt Nam ta do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều nên chỉ dùng nhựa đặc khi thi công các loại mặt đường BTN, đá dăm TNN, láng nhựa...

Curing - đóng rắn/đông đặc.

Rapid - nhanh.

Medium - vừa/trung bình.

Slow - Chậm.

Nhựa đường lỏng còn được phân loại theo tốc độ đông đặc [curing].

Rapid Curing Cutback - RC: nhựa lỏng đông đặc nhanh.

Medium Curing Cutback - MC: nhựa lỏng đông đặc vừa.

Slow Curing Cutback - SC: nhựa lỏng đông đặc chậm.

Nhựa lỏng có thể được sản xuất ngay khi chế tạo, cũng có thể sử dụng các loại nhựa đường đặc pha loãng với dầu hỏa để tạo ra nhựa đường lỏng.

Để thuận tiện khi tưới trộn, nhựa đường đặc còn có thể được chế tạo thành nhũ tương nhựa đường. 

Emulsified Asphalt - nhũ tương nhựa đường.

Anionic Emulsified Asphalt - nhũ tương gốc kiềm [các hạt nhựa trong nhũ tương được các chất nhũ hóa bao bọc làm chúng có cũng điện tích âm].

Cationic Emulsified Asphalt - nhũ tương gốc a-xít [các hạt nhựa trong nhũ tương được các chất nhũ hóa bao bọc làm chúng có cũng điện tích dương].

Hiện ở Việt Nam ta [cũng như trên thế giới] hầu như chỉ còn dùng loại nhũ tương gốc A xít do loại này có khả năng dính bám với cả các loại cốt liệu gốc a-xít hoặc ba-zơ.

Phân loại nhũ tương ở Việt Nam hiện nay tuân theo Tiêu chuẩn 22TCN 354:2006 [ASTM D977 và D2397 hoặc AASHTO M140 và M208]. Theo tài liệu này hiện ở Việt Nam phân loại nhũ tương chủ yếu dựa vào tốc độ phân tích/tách.

CRS - Cationic Rapid Set/Setting [rapid-setting cationic]

Nhũ tương phân tích nhanh có 2 loại: CRS1 và CRS2

CMS - Cationic Medium Set/Setting [medium-setting cationic]

Nhũ tương phân tích vừa có 2 loại: CMS1 và CMS2h

CSS - Cationic Slow Set/Setting [slow-setting cationic]

Nhũ tương phân tích chậm có 2 loại: CSS1 và CRS1h

Tại sao phải phiền hà gia công nhựa đường đặc thành nhựa đường lỏng hoặc nhũ tương nhựa?

Để có thể dễ tưới, trộn - dễ dàng tạo thành màng mỏng trên bề mặt tưới [thấm hoặc dính bám] hay bao bọc các hạt cốt liệu [nguội] ở trạng thái ấm hoặc nguội [bằng nhiệt độ không khí].

Page 2

Nhựa đường [bitum] là vật liệu chính để sản xuất bê tông nhựa đường hoặc dùng phun tưới bán thâm nhập trong xây dựng mặt đường bộ cho các công trình xây dựng giao thông. Trong sản xuất bê tông nhựa nóng, nhựa đường chỉ có khoảng 5% về khối lượng nhưng chiếm đến 80% giá thành của 1m3 bê tông nhựa đường. Do vậy, chất lượng nhựa đường quyết định đến chất lượng của mặt đường nhựa và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.

Sử dụng loại nhựa đường nào để công trình đạt chất lượng và tiết giảm chi phí là vấn đề nóng trong ngành xây dựng giao thông, đặc biệt là hiện tượng hằn lún vệt bánh xe liên tục xảy ra trong các công trình xây dựng cầu đường hiện nay.

Công tác giám sát chất lượng vật liệu nhựa đường

      Các đơn vị liên quan trong xây dựng công trình giao thông luôn trăn trở về mối quan hệ giữa chất lượng nhựa đường và bài toán chi phí. Bất cứ đơn vị liên quan nào cũng gắn chặt uy tín của mình vào chất lượng công trình, từ lúc khởi công xây dựng đến nghiệm thu, bảo hành công trình và nhiều năm sử dụng công trình sau đó. Các cơ quan chức năng trong ngành giao thông vận tải, các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đều kiên quyết loại nhựa đường kém chất lượng ra khỏi công trường để đảm bảo chất lượng công trình giao thông. Các đơn vị tư vấn thiết kế đưa vào hồ sơ thiết kế loại vật liệu nhựa đường phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng loại; có bao bì ghi nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ một các rõ ràng nhằm tránh việc gian lận khối lượng, tráo đổi nhãn mác, nhập nhằng xuất xứ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Các đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra nghiêm ngặt hồ sơ lô nhựa đường sẽ đưa vào thi công, kết hợp với đơn vị thí nghiệm tại hiện trường phát hiện các hành vi gian dối, tráo đổi vật liệu [hồ sơ thật - vật liệu giả]. Các nhà thầu thi công chỉ nên sử dụng nhựa đường của các nhà phân phối có uy tín và loại nhựa đường có thương hiệu đã được khẳng định chất lượng qua nhiều công trình đã thi công trong nhiều năm qua. Các công ty nhập khẩu trực tiếp, các nhà cung ứng vật liệu nhựa đường phải có năng lực cung ứng, vận chuyển, bảo quản nhựa đường; cung cấp nhựa đường có nhãn mác bao bì xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đủ trọng lượng và chất lượng cao.

Đã xảy ra nhiều công trình giao thông sử dụng nhựa đường kém chất lượng, nhựa đường giá rẻ, nhựa đường xuất xứ không rõ ràng, nhựa đường không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật trong thời gian qua. Các cơ quan chức năng đã và đang vào cuộc để điều tra xử lý và đề nghị truy tố các hành vi gian lận khối lượng, tráo đổi nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại... trong việc sử dụng nhựa đường để xây dựng công trình giao thông. Nhiều nhà thầu thi công đã phải thiệt hại hàng tỷ đồng để thi công lại nhiều con đường không đạt yêu cầu về chất lượng. Nhiều cuộc hội thảo về hiện tượng hằn lún vệt bánh xe đã được tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành xây dựng giao thông trong thời gian gần đây.

Các loại nhựa đường hiện nay đang sử dụng

Nhựa đường [bitum hay bitumen] là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chưng cất dầu thô, dùng để sử dụng trong xây dựng mặt đường bộ của công trình giao thông. Hiện nay Việt Nam nhập khẩu 100% nhựa đường từ Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Iran và các nước Trung Đông.... Trong vài năm tới sẽ có thêm sản phẩm nhựa đường mới khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất chế biến dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông.

Có nhiều loại nhựa đường khác nhau nhưng chỉ có loại nhựa đường có độ kim lún [Penetration] từ 60 đến 70 [thường gọi là nhựa đường 60/70] là phù hợp điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam. Nhựa đường nhập khẩu hiện nay có 2 loại: nhựa đường đặc đóng phuy và nhựa đường đặc nóng.

+ Nhựa đường đặc đóng phuy có 2 loại: đóng phuy tại nước ngoài và đóng phuy tại Việt Nam. Đóng phuy tại nước ngoài có nhãn mác rõ ràng, trọng lượng nhựa đường không thay đổi 154kg/phuy có nhựa đường Shell 60/70 Singapore. Nhựa đường Caltex, nhựa đường Esso Mobile đóng phuy tại Singapore đã không còn nhập khẩu về Việt Nam nhiều năm nay do thay đổi chính sách phân phối của nhà sản xuất [gần đây đã xuất hiện nhựa đường đóng phuy tại Trung Đông nhái các nhãn hiệu này]. Nhựa đường đóng phuy tại Việt Nam hiện nay chủ yếu do Công ty Nhựa đường Petrolimex nhập khẩu và đóng phuy tại huyện Nhà Bè, TP.HCM.......... với trọng lượng tịnh 190kg/phuy, trọng lượng cả bì: 200kg/phuy. Ngoài ra, cũng có một số nhà phân phối nhựa đường đầu tư máy móc và đóng phuy nhựa đường tại Việt Nam nhưng chất lượng và thương hiệu chưa được khẳng định trên thị trường.

+ Nhựa đường đặc nóng được nhập khẩu về Việt Nam bằng tàu biển chuyên dụng. Khi tàu cập cảng, nhựa đường được bơm từ tàu lên các bồn chứa tại kho công ty nhập khẩu và luôn giữ nhiệt độ nhựa đường ở 1000C-1500C. Các xe bồn chuyên dụng 10-16 tấn sẽ chuyên chở nhựa đường đặc nóng đến bơm rót vào các trạm trộn bê tông nhựa nóng cho khách hàng. Các trạm bê tông nhựa sẽ trộn nhựa đường với đá, cát, phụ gia... để sản xuất bê tông nhựa nóng phục vụ cho công tác thảm nhựa đường các công trình giao thông. Nhựa đường đặc nóng cũng được nhập khẩu từ nhiều nguồn gốc xuất xứ khác  nhau như Singapore, Trung Quốc, Malaysia, UAE, Iran....

Page 3

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông.

Trong thời gian gần đây, tại nhiều vị trí trên một số tuyến đường bộ, chất lượng lớp mặt bê tông nhựa đường không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gây hư hỏng mặt đường, dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, tốn kinh phí và thời gian sửa chữa, tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Nhằm kiên quyết loại bỏ các loại nhựa đường kém chất lượng ra khỏi công trình để đảm bảo chất lượng công trình giao thông, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành, các Sở thuộc Bộ Giao thông vận tải, các đơn vị tham gia dự án xây dựng công trình giao thông kịp thời hướng dẫn và đưa vào hợp đồng kinh tế, thỏa thuận, cam kết với các công ty nhập khẩu, cung ứng vật liệu nhựa đường nghiêm túc thực hiện các quy định về chỉ tiêu kỹ thuật đối với các loại nhựa đường nhập khẩu đáp ứng yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn TCVN 7493:2005 “Bi tum-Yêu cầu kỹ thuật”.

Bộ trưởng nhấn mạnh, để phù hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu của Việt Nam, các đơn vị nhập khẩu chỉ được nhập loại nhựa đường có mác theo độ kim lún 40-50 và 60-70 theo tiêu chuẩn TCVN 7493:2005 “Bi tum-Yêu cầu kỹ thuật”. Đối với các loại nhựa đường có độ kim lún lớn hơn 70 phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản.

Nhựa đường không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn hiệu.

Bên cạnh đó, các đơn vị cung ứng nhựa đường phải có hệ thống bồn chứa, hệ thống gia nhiệt, hệ thống cân và các quy trình vận hành và kiểm soát chất lượng đối với nhựa đường bồn.

Đối với nhựa đường phuy, phải được bảo quản trong nhà hoặc khu vực có mái che và có biện pháp để các thùng nhựa không bị thủng, rò rỉ nhựa đường để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh bị suy giảm về khối lượng và chất lượng nhựa đường.

Ngoài ra, các công ty cung ứng nhựa đường còn phải tăng cường các biện pháp kiểm soát trong quá trình vận chuyển nhựa đường. Khuyến khích các xe bồn vận chuyển nhựa đường đặc nóng được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để theo dõi trong và sau hành trình cung ứng. Toàn bộ các họng ra của bồn chứa xe bồn [van mở trên nóc, van xả đáy, vòi bơm...] cần được niêm phong trong suốt quá trình vận chuyển. Niêm phong phải được thiết kế chuyên đụng, có đánh số được các đơn vị cung ứng ghi rõ trên phiếu giao hàng và được các đơn vị sử dụng trực tiếp đối chiếu sổ niêm phong và mở niêm phong. Nhựa đường phuy giao cho đơn vị sử dụng phải đảm bảo còn nguyên nhãn mác hàng hóa, các thùng nhựa đường không bị thủng, rò rỉ nhựa đường, đảm bảo đủ trọng lượng nhựa đường ghi trên bao bì.

Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong xây dựng công trình.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu và thí nghiệm hiện trường phải kiểm tra hồ sơ của lô nhựa đường sẽ sử dụng vào công trình; lấy mẫu nhựa đường để thí nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định trước và trong quá trình thi công để làm cơ sở chấp thuận lô nhựa đường đưa vào dự án.

Các đơn vị tư vấn giám sát và thí nghiệm tại dự án phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc cung ứng nhựa đường đúng chủng loại đã được chấp thuận, phối hợp cùng nhà thầu và công ty cung ứng lấy mẫu nhựa đường tại hiện trường để kiểm tra chất lượng nhựa đường theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định và lập biên bản xác nhận của đại diện các bên liên quan, số lượng mẫu nhựa đường phải đảm bảo đủ để thí nghiệm và lưu mẫu theo quy định.

Các nhà thầu, đơn vị trực tiếp sản xuất bê tông nhựa phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc cung ứng nhựa đường. Cử nhân viên đảm bảo việc giám sát và nhận nhựa đường: kiểm tra từng niêm phong của xe bồn [đối với nhựa đường đặc nóng], kiểm tra nhãn mác và sự nguyên vẹn với nhựa đường phuy nhập khẩu tại cùng thời điểm thi công, hạn chế sử dụng trên hai nhà cung ứng nhựa đường. Không sử dụng nhựa đường của nhà cung ứng khi chưa được chủ đầu tư chấp thuận.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ và Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng nhựa đường trong quá trinh cung ứng [nhập khẩu, tồn trữ, vận chuyển] và sử dụng trong xây dựng công trình giao thông theo quy định pháp luật.

Page 4

Người ta thường cho rằng thuật ngữ “bitumen” có nguồn gốc từ tiếng Phạn trong đó từ “jatu” có nghĩa là hắc ín và “jatu-krit” có nghĩa là tạo ra nhựa hắc ín từ một số loại cây lấy nhựa. Một số người cũng giải thích tương tự trong tiếng Latinh xuất phát từ “gwitu-men” [gắn liền với nhựa hắc ín, nhựa dính] và một số khác lại cho là xuất xứ từ một từ Latinh là “pixu-men” [nhựa dính sủi bọt] được viết ngắn lại thành “bitumen” sau đó được du nhập từ tiếng Anh thông qua tiếng Pháp.

Có một số đoạn được đề cập đến việc sản xuất hắc ín trong Kinh thánh, mặc dù thuật ngữ được sử dụng cũng có thể không thống nhất. Sách sáng chế đã đề cập đến con thuyền Noal được chống thấm nước, con thuyền đó đã được “gắn kết bên trong và bên ngoài bằng hắc ín”, và chuyến phiêu lưu của Moses trên “một con thuyền cỏ được phết vôi và hắc ín”. Thậm chí có những nhầm lẫn hơn nữa là các bản mô tả về việc xây dựng tháp Babel, bản tiếng Anh của Kinh thánh nói rằng “họ đã dùng gạch thay cho đá và hắc ín thay cho vữa”, bản dịch quốc tế mới nói rằng “họ đã dùng gạch thay cho đá và hắc ín thay cho vữa”. Bản dịch của Moffat năm 1935 nói “họ đã dùng gạch thay cho đá và asphalt thay cho vữa”. Nhưng Kinh thánh của Tân giáo Anh lại nói rằng “họ đã dùng gạch thay cho đá và nhựa đường thay cho vữa”. Thậm chí thời bấy giờ người ta đã biết các thuật ngữ nhựa đường, tar [hắc ín], asphalt và pitch [nhựa hắc ín] là có thể sử dụng thay thế được cho nhau.

Nhựa đường Shell 60/70

1.   Những ứng dụng sớm nhất của chất kết dính nhựa đường

Xung quanh các mỏ dầu dưới lòng đất, có thể xuất hiện sự rò rỉ vật chất qua các vết nứt do các chấn động địa chấn gây ra. Lượng và chất của vật chất rò rỉ đó phụ thuộc vào một số quá trình tự nhiên, những quá trình này đã làm thay đổi các đặc tính của chất rò rỉ từ các mỏ dầu. Sản phẩm này được xem như “nhựa đường” thiên nhiên, loại nhựa đường thường bị lẫn với các khoáng chất khác. Số lượng và đặc điểm của các khoáng chất đó phụ thuộc vào nguyên nhân và quá trình chúng được pha trộn vào nhựa đường thiên nhiên như thế nào.

Tất nhiên, ở các mỏ dầu rộng lớn tại Trung Đông hàng ngàn năm qua vẫn đã xảy ra quá trình nhựa đường thiên nhiên rò rỉ ra bề mặt. Các cư dân cổ ở vùng này đã sớm biết được đặc tính chống thấm nước, kết dính và bảo vệ tuyệt vời của loại vật liệu này và đã sử dụng nhựa đường vào nhiều công việc thích hợp khác nhau. Từ hơn 5000 năm qua, nhựa đường ở dạng này hay dạng khác đã được sử dụng như một chất chống thấm nước hoặc kết dính, ghi nhận việc sử dụng nhựa đường sớm nhất là của người Sumerian, vào khoảng 3.800 năm trước Công nguyên. Ở Mohenjo Dảo, trong thung lũng Indus có một bồn chứa nước được bảo vệ đặc biệt tốt có niên đại khoảng 3.000 năm trước Công nguyên. Trên vách của bồn nước này không chỉ có các khối đá được gắn bằng nhựa đường “thiên nhiên” mà còn có các lõi dọc bằng nhựa đường ở trong bức vách. Đây là một nguyên lý tương tự như nguyên lý được sử dụng để thiết kế các đập nước hiện đại ngày nay. Người ta cho rằng Nebuchadnezzar có thể là người đã biết sử dụng thành thạo nhựa đường bởi có bằng chứng cho thấy ông đã sử dụng sản phẩm này để chống thấm cho các bức tường trong cung điện của mình và làm vữa lỏng trát các khe hở của các con đường lát đá. Quá trình ướp xác của người Ai cập cổ đại cũng là những bằng chứng về tính chất bảo vệ của nhựa đường mặc dù vẫn còn những cuộc tranh luận là nhựa đường hay nhựa cây đã được sử dụng trong việc ướp xác.

Việc sử dụng nhựa đường “thiên nhiên” ở các vùng có cư dân nơi có các mỏ nhựa đường như nói ở trên chắc chắn đã có từ lâu. Tuy nhiên, dường như ở các vùng khác người ta ít biết đến chúng, đặc biệt ở Vương quốc Anh mãi cuối thế kỷ 19 không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có sự sử dụng nhựa đường với số lượng lớn. Tuy vậy con người đã có những hiểu biết nhất định về các chất kết dính khác trong thời kỳ này như trong ghi chép năm 1595 của ngài Walter Raleigh, ông tuyên bố đã tìm thấy asphalt tự nhiên Trinidad là thứ vật liệu tuyệt vời nhất “phết lên tàu để chống thấm nước”. Vào giữa thế kỷ 19 người ta đã sử dụng các asphalt tự nhiên khai thác từ các mỏ ở châu Âu để làm đường, nhưng ứng dụng này cũng phát triển rất chậm. Sau đó là hắc ín than đá và cuối cùng là nhựa đường được sản xuất từ nhựa thô được sử dụng để xây dựng đường giao thông.

2. HƠN 250 CÔNG DỤNG CỦA NHỰA ĐƯỜNG:

Chống thấm và bảo vệ cho đập nước, các công trình kiến trúc.

Chất khử trùng, sơn phủ các hàng rào

Làm chất phủ bảo vệ, làm giấy lợp, phủ sân kho, chuồng gia súc

Bảo vệ bồn nước, chậu, vại…

Bảo vệ các kết cấu bê tông

Quét lên cây

Các lớp giữ ẩm, giữ nước

Phòng chống rửa trôi đất do gió hay nước gây ra

Các khu cải biến khí hậu

Ứng dụng trong các công trình xây dựng

Sàn

Chống thấm và chống ẩm

Các hỗn hợp phủ sân, sơn phủ bảo vệ

Các loại giấy, vải được phủ bằng nhựa đường có tác dụng bảo ôn

Phủ mặt trên các bậc lên xuống

Lợp

Các loại giấy xây dựng

Gắn các tấm lợp, chất phủ chống thấm lên bề mặt [tường, sàn… trước khi sơn]

Hỗn hợp trám các kẽ hở

Hợp chất xi măng chống thấm

Lưới lợp

Các hợp chất vải thuỷ tinh, nỉ, sợi, gíây cách nhiệt, cách điện

Hợp chất trát kẽ hở, tấm lợp mỏng

Chất phủ maid nhà dạng lỏng

Xi măng dẽo

Ván lợp

Tường, trần, gỗ bao phủ

Các loại tấm phủ, nhà cách âm

Trang trí kiến trúc

Gạch, bao phủ gạch

Giấy, các hợp chất phủ bảo vệ chống ẩm

Giấy, nỉ, sợi, tấm cách nhiệt, cách điện

Hợp chất trám khe hở

Phủ khối xây, làm ván ép, làm tường, vách ngăn phòng

Matit

Hợp chất phủ, cách âm

Vữa stucco, ván lát tường

Các ứng dụng khác

Sơn khô, vecni, ván ép nhân tạo

Sơn cách nhiệt, cách điện ống nước

Kiểm soát rửa trôi và trong xây dựng các công trình thủy lợi

Vật liệu chống thấm, phủ các con kênh, vùng lưu vực, vùng tụ nước. vữa lỏng trác hồ chứa nước, bảo vệ, phủ đập chứa nước

Bảo vệ đê, bờ bao, kè đá.

Phủ hào, mương mán

Các công trình, máng thoát nước

Bảo vệ nền đất mới đắp

Đê biển, đê chắn sóng, cầu tàu. Bảo vệ đê ngăn nước, bến tàu thuyền. Làm đệm cho đê và bảo vệ bờ

Màng phủ, chống thấm nước. Sơn phủ bể chứa nước.

Trác tường, làm ổn định đụn cát

Làm ao, oxy hóa, hồ chứa nước thải

Các bể bơi, ao nước thải, giữ nước

Công nghiệp

Hợp chất trán nhôm có sử dụng nhựa đường

Vải, ống, tấm cách điện

Hợp chất sơn, ván cách nhiệt

Giấy

Sơn phủ ống

Lợp, tấm lợp

Trong công nghiệp sản xuất ô tô

Hợp chất cách âm, nỉ, đệm, phanh

Mặt hộp số

Làm giảm tiếng ồn ở sàn xe các yếu tố ma sát

Tấm cách điện, cách nhiệt, bảng điện,

Sơn gầm ô tô

Trong công nghiệp sản xuất vật liệu điện.

Lõi cacbon, vòng, vỏ ắc qui, than, băng giấy, hợp chất

Cách điện, dây phủ cách điện hợp chất che hộp nối dây cách điện

Ống đúc cách điện

Các hợp chất

Mỡ đen, các hợp chất đánh bóng kim loại

Hợp chất nối dây cáp

Phủ quan tài

Ướp tử thi

Hợp chất khắc axit

Chất nở, chất dập lửa, vật liệu trám kẽ hở, xi măng

Phủ lên vật liệu xi măng

Mỡ nhờn

Phủ ống, nhuộm, chống thấm

Xi măng dẻo

Chất làm dẻo

Chất bảo quản

Mực in, dịch khoang giếng, chất sơn thùng gỗ

Vật liệu được xử lý thấm nhựa đường

Sợi bọc sắt nhựa đường hóa, vải thô thấm nhựa đường

Xử lý vải bạt căng lều, môi trường rải thảm, vải trải bàn thấm nhựa đường

Sợi, nỉ, giấy gói

Ống và phủ ống

Ván

Thảm, nền asphalt

Hợp chất lẫn với mùn cưa, bẩn, asphalt

Xử lý da, giấy phủ

Sơn, vecni

Vecni, matit, men chống axit

Hợp chất phủ chống thấm cho thuyền, sơn có màu đen

Sơn mài Nhật, sơn mài, men hàng hải

Các ứng dụng khác

Chất dập hỏa

Chất kết dính than bánh

Vòm hầm mộ

Khuôn đúc

Đồ đất nung, thuốc rụng lông, mối nối giãn nở, dây phanh.

Miếng đệm, đĩa ghi âm, cao su, hợp chất đúc

Chống mốc

Chậu hoa

Nhiên liệu

Giả da

Phủ mặt sau gương

Mặt bàn, hợp chất cao su

Khuôn đúc gắn giày

Lát

[xem các phần nông nghiệp, thủy lợi, đường sắt, giải trí]

Đường băng, đường taxi

Khối asphalt, trát gạch

Làm bề mặt cầu, trát kẽ nứt

Làm sàn nhà, nhà kho, gara…

Đường cao tốc, đường bộ, đường phố, hè đường

Khu đỗ xe, đường lái xe, bê tông xi măng Portland

Khu đi bộ, ổn định đất

Đường sắt

Xử lý đá rải lòng đường sắt

Đá rải lòng đường, rải lối sang ngang, sang ga

Ổn định tà vẹt đường sắt

Giải trí

Rải bề mặt cho

Sàn nhảy, sân chơi, sân trường

Sân thể thao, sân tập

Đường đua

Đường chạy

Bể bơi lội

Sân tennis, sân bóng tay

Sân trược băng

Làm nền cho

Mặt đường chạy, bãi tập nhân tạo

Page 5

 TIÊU CHUẨN QUỐC GITCVN 7493 : 2005

Xuất bản lần 1BITUM – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Bitumen – Specifications

HÀ NỘI – 2008

Lời nói đầu

TCVN 7493 : 2005 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC35/SC2 Vật liệu chống thấm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng sốhiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

BITUM – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Bitumen – Specifications

1   Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng của bitum dầu mỏ sử dụng trong xây dựng.

CHÚ THÍCH: Phụ lục A giới thiệu các loại bitum sử dụng trong xây dựng.

2   Tài liệu viện dẫn

TCVN 7494:2005 [ASTM D 140 – 01] Bitum – Phương pháp lấy mẫu.

TCVN 7495:2005 [ASTM D 5 – 97] Bitum – Phương pháp xác định độ kim lún.

TCVN 7496:2005 [ASTM D 113 – 99] Bitum – Phương pháp xác định độ kéo dài.

TCVN 7497:2005 [ASTM D 36 – 00] Bitum – Phương pháp xác định điểm hóa mềm [dụng cụ vòng và bi].

TCVN 7498:2005 [ASTM D 92 – 02b] Bitum – Phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm cháy bằng thiết bị thử cốc hở Cleveland.

TCVN 7499:2005 [ASTM D 6 –00] Bitum – Phương pháp xác định tổn thất khối lượng sau gia nhiệt.

TCVN 7500:2005 [ASTM D 2042 – 01] Bitum – Phương pháp xác định độ hòa tan trong tricloetylen.

TCVN 7501:2005 [ASTM D 70 – 03] Bitum – Phương pháp xác định khối lượng riêng [phương pháp Pycnometer].

TCVN 7502:2005 [ASTM D 2170 – 01a] Bitum – Phương pháp xác định độ nhớt động học.

TCVN 7503:2005  Bitum – Phương pháp xác định hàm lượng paraphin bằng phương pháp chưng cất.

TCVN 7504:2005  Bitum – Phương pháp xác định độ bám dính với đá.

3   Yêu cầu kỹ thuật

3.1   Bitum phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 1750C.

3.2   Dựa vào độ kim lún bitum được chia thành các mác: 20 – 30; 40 – 50; 60 – 70; 85 – 100; 120 – 150 và  200 – 300. Các chỉ tiêu chất lượng của bitum được quy định trong Bảng 1.

4   Phương pháp thử

4.1   Lấy mẫu

Theo TCVN 7494 : 2005 [ASTM D 140 – 01].

4.2   Phương pháp thử

Các phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu của bitum được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Các chỉ tiêu chất lượng của nhựa đường

Tên chỉ tiêu

Mác theo độ kim lún

Phương pháp thử

20-30

40-50

60-70

85-100

120-150

200-300

min

max

min

max

min

max

min

max

min

max

min

max

1.   Độ kim lún ở 250C, 0,1mm,5 giây

20

30

40

50

60

70

85

100

120

150

200

300

TCVN 7495:2005 [ASTM D 5-97]
2.   Độ kéo dài ở 250C,5cm/phút, cm

40

-

80

-

100

-

100

-

100

-

1001]

-

TCVN 7496:2005 [ASTM D 113-99]
3.   Điểm hóa mềm [dụng cụ vòng và bi], 0C

52

-

49

-

46

-

43

-

39

-

35

-

TCVN 7497:2005 [ASTM D 36-00]
4.   Điểm chớp cháy [cốc mở Cleveland], 0C

240

-

232

-

232

-

232

-

230

-

220

-

TCVN 7498:2005 [ASTM D 92-02b]
5.   Tổn thất khối lượng sau gia nhiệt 5 giờ ở 1630C, %

-

0,2

-

0,5

-

0,5

-

0,8

-

0,8

-

1,0

TCVN 7499:2005 [ASTM D 6-00]
6.   Tỷ lệ độ kim lún sau gia nhiệt 5 giờ ở 1630C so với ban đầu, %

80

-

80

-

75

-

75

-

75

-

70

-

TCVN 7495:2005 [ASTM D 5-97]
7.   Độ hòa tan trong tricloetylen, %

99

-

99

-

99

-

99

-

99

-

99

-

TCVN 7500:2005 [ASTM D 2042-01]
8.   Khối lượng riêng, g/cm3

1,00 – 1,05

TCVN 7501:2005 [ASTM D 70-03]
9.   Độ nhớt động học ở 1350C, mm2/s [cSt]

Báo cáo

TCVN 7502:2005 [ASTM D 2170-01a]
10. Hàm lượng paraphin, % khối lượng

-

2,2

-

2,2

-

2,2

-

2,2

-

2,2

-

2,2

TCVN 7503:2005

11. Độ bám dính với đá

Cấp 3

-

Cấp 3

-

Cấp 3

-

Cấp 3

-

Cấp 3

-

Cấp 3

-

TCVN 7504:2005

1]     Nếu không tiến hành được phép thử ở nhiệt độ 250C, cho phép tiến hành phép thử ở nhiệt độ 150C.

                                             

Phụ lục A

Tham khảo

Giới thiệu các loại bitum sử dụng trong xây dựng

Bảng A.1 – Giới thiệu các loại bitum sử dụng ở các công trình khác nhau

Mục đích sử dụng

Mác bitum

20-30

40-50

60-70

85-100

120-150

200-300

1.    Bê tông atphan rải nóng – Lớp trên  

+

++

+

-

2.    Bê tông atphan rải nóng – Lớp dưới  

+

++

+

 

-

3.    Bê tông atphan rải ấm

-

-

 

+

4.    Hỗn hợp hở của đá hạt vừa – bitum

-

-

 

+

++

5.    Lớp mặt, móng láng bitum

+

++

+

 

-

6.    Vật liệu sơn

++

+

   

-

7.    Vật liệu lợp – lớp tẩm

-

-

 

+

++

8.    Vật liệu lợp – lớp tráng mặt

++

+

 

-

-

9.    Matít chèn khe

++

+

 

-

-

10.  Sản xuất nhũ tương

-

 

++

+

-

CHÚ THÍCH

++   Rất thích hợp

+    Thích hợp

-       Không thích hợp

–   Rất không thích hợp

Công ty VIMEXCO chuyên nhập khẩu và phân phối nhựa đường Iran, Shell, nhựa lỏng đóng thùng trên toàn quốc.


 

Các sản phẩm Nhựa đường VIMEXCO cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tiêu chuẩn của ngành và quy định của Bộ Giao thông vận tải. Có chứng chỉ chất lượng phù hợp với Mác 60/70 theo quy định tại 22TCN 279-01 do Viện khoa học công nghệ Giao thông vận tải cấp.

5 lý do bạn nên mua sản phẩm của chúng tôi

Hàng nhập khẩu chính hãng, chất lượng đảm bảo
Giá cả cạnh tranh, uy tín
Thủ tục nhanh gọn, tiện lợi
Mạng lưới vận chuyển đa dạng, giao hàng nhanh
Cung cấp nhựa đường trên mọi miền tổ quốc

Mọi chi tiết xin Quý khách vui lòng liên hệ:

Ms Trang – phụ trách kinh doanh

Mobile: 0988.941.820

Mail:

Website: //nhuaduongiatot.com

Page 6

Chỉ một năm tròn thi công, cây cầu lớn nhất miền Trung đã được hoàn thành, lập nên kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” về tiến độ thi công và bảo đảm chất lượng công trình xây dựng cầu Việt Nam.

Cầu Đà Rằng mới nằm trong một không gian thơ mộng

Nơi hẹn hò lứa đôi

Cầu Đà Rằng cũ bắc qua sông Ba ở phía Nam TP Tuy Hoà [Phú Yên]. Cây cầu này được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XX, gồm 21 nhịp, dài 1.101m. Thời ấy lưu lượng xe ô tô tham gia Giao thông còn rất ít, nên lòng cầu thường được thiết kế rất hẹp, đủ cho một xe ô tô qua lại. Thế mới có chuyện cứ mỗi quãng ba nhịp lại có một nhịp làm rộng ra hai bên để xe ngược chiều tránh nhau. Xe cộ mỗi ngày một nhiều, giao thông thường bị tắc nghẽn. Chính quyền lúc bấy giờ cho thiết lập lại cây cầu với lối kiến trúc qui mô hơn, lòng cầu rộng đủ cho ô tô chạy ngược chiều, hai bên lề cầu có chắn song và có lối đi riêng cho khách bộ hành.

Trong cuốn “Địa dư Phú Yên” viết về cầu Đà Rằng có đoạn: “Cách phủ lỵ Tuy Hòa nửa cây số, trên đường thiên lý vào Nha Trang, có một cái cầu kiểu tối tân là cầu Đà Rằng. Cầu cách mặt đất độ năm bảy thước tây, đứng trên cầu trông xuống nước sông Ba trôi lững lờ. Về mùa lụt, sông Ba trở nên hung hãn, nên từ phía Nam, dọc theo đường ra người ta xây đập đỡ nước. Hai bên móng cầu và cột cầu, họ lắp đá bỏ trong cái sọt cho nước khỏi xói...”.

Sau khi có cây cầu bắc qua sông bằng xi măng cốt thép, việc đi lại của người dân thuận tiện hơn. Cây cầu dài 21 nhịp đó còn là nơi nam thanh nữ lịch lui tới hò hẹn, thề thốt trao duyên. Người Phú Yên từng có câu: “Cầu Đà Rằng hai mươi mốt nhịp; Chàng bỏ ta đi biền biệt bấy lâu; Ngày xuân con én giục sầu; Trông chàng chẳng thấy chàng đâu hỡi chàng!”

Ông Nguyễn Ngọc Long, Tổng Giám đốc Ban QLDA 2 [Bộ GTVT] khi còn là Giám đốc Dự án Xây dựng cầu Đà Rằng nhớ lại: “Cầu Đà Rằng cũ được xây dựng từ trước năm 1975, có kết cấu thép giản đơn và là nơi có cảnh quan rất đẹp. Sau hơn 30 năm khai thác, cầu Đà Rằng đã không còn đáp ứng được trước sự phát triển của giao thông. Từ những năm đầu thập niên 2000, cây cầu này thường xuyên xảy ra ùn tắc. Hơn nữa cầu có tải trọng thấp không còn đáp ứng được nhu cầu vận tải trên tuyến. Một cây cầu mới thay thế lúc đó là vô cùng cấp thiết”.

Chạy đua lập kỷ lục

Ít ai biết rằng, việc xây dựng cầu Đà Rằng mới vào năm 2003 lại được quyết định một cách bất ngờ. Khi đó, sau đấu thầu khôi phục 5 cầu trên QL1A thuộc dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản dôi dư một nguồn vốn lớn. Nắm bắt được thông tin này, UBND tỉnh Phú Yên đã đề xuất Bộ GTVT triển khai dự án xây dựng cầu Đà Rằng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, thời hạn của tài khóa chỉ còn 18 tháng nên nhiều người cho rằng sẽ không thể kịp triển khai. Để đảm bảo yêu cầu của phía Nhật Bản, thời hạn thi công được xác định tối đa là 12 tháng và không được phép quá hạn.

Khi bắt tay vào thực hiện dự án, tất cả các công đoạn hầu như là con số 0: Chưa thiết kế, chưa GPMB, phương án thi công cũng chưa tính toán. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, đồng thuận của cả Lãnh đạo Bộ GTVT và tỉnh Phú Yên, dự án đã được bắt tay vào triển khai thi công từ tháng 7/2003.

Ông Nguyễn Ngọc Long còn nhớ như in những ngày chạy đua xây cầu Đà Rằng, bởi với ông, đó là công trình lớn và để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp cầu đường của mình. “Để bảo đảm tiến độ, các công việc được phân công rất cụ thể. Theo đó, UBND tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm GPMB, còn Bộ GTVT chỉ tập trung lo các thủ tục, thiết kế và bổ sung vốn. Khi đó, Bộ GTVT đã cử hẳn một Thứ trưởng làm Tổng chỉ huy công trình, giải quyết tất cả những vướng mắc của dự án. Bộ GTVT đề xuất với Chính phủ cho phép triển khai đồng loạt tất cả 5 cây cầu trên dọc tuyến gồm: Vĩnh Điện [Quảng Nam], Sông Vệ [Quảng Ngãi], Diêu Trì [Bình Định], Tam Giang [Phú Yên] và Đà Rằng [Phú Yên]. Trong đó, cầu Đà Rằng được xác định là cây cầu lớn và quan trọng nhất của dự án nên mọi nguồn lực được tập trung tối đa”.

Cũng theo ông Long, những nhà thầu mạnh nhất đã được lựa chọn để thi công dự án như: Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 [Cienco 4], Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 và Tổng công ty Xây dựng Thăng Long. Để bảo đảm tiến độ theo đúng yêu cầu của nhà tài trợ vốn, tất cả các khâu từ lập dự án đến thiết kế, thi công, GPMB được thực hiện cùng lúc.

Cầu Đà Rằng cũ

Nước lũ không cản được tiến độ

Kể về những ngày chạy đua với tiến độ để thực hiện dự án, ông Hoàng Văn Đào - Phó Tổng Giám đốc Cienco 4 khi ấy là Giám đốc điều hành của dự án tâm sự: “Thông thường, một cây cầu như vậy, trong điều kiện bình thường phải làm mất ít nhất 2 năm, nhưng với cầu Đà Rằng, chỉ mất có 12 tháng. Đây là một kỷ lục trong ngành Xây dựng cầu ở Việt Nam”. Vào thời điểm ấy, tất cả các đơn vị thi công đều tập trung gần như toàn bộ máy móc, thiết bị, con người để thực hiện dự án. Có những thời điểm trên công trường có đến 600 công nhân làm việc liên tục 3 ca.

Một hình ảnh còn nhớ mãi với các thợ cầu Đà Rằng bấy giờ là Phó Tổng Giám đốc Cienco4 Phạm Quang Vinh [nay là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN], người được giao trực tiếp điều hành dự án đã dựng lều bạt ngay trên bờ sông Ba để chỉ đạo thực hiện công trình. Cả quá trình xây dựng gần 10 tháng, ông Vinh “ăn cùng, ở cùng” với thợ cầu. “Nhiều khi xảy ra sự cố, ông Vinh đã cùng các cán bộ dự án thức trắng đêm để tìm các giải pháp khắc phục. Để đảm bảo tiến độ các hạng mục, nhiều lần ông cùng với thợ cầu chỉ kịp lót dạ gói mì tôm”, ông Đào nhớ lại.

Để quản lý và chuẩn bị các thủ tục thực hiện dự án, ông Long phải chạy đi chạy lại như con thoi từ Hà Nội vào Phú Yên. Để đảm bảo tiến độ thi công, nhiều lần, xuống sân bay Đà Nẵng, ông phải chạy một mạch bằng ô tô vào Phú Yên mà không dám dừng lại ăn trưa.

Thách thức lớn nhất là cầu Đà Rằng là thi công vào đúng mùa lũ. Khi còn 2 trụ cầu chưa đổ thì lũ về. Buổi chiều hôm ấy, dù được dự báo là có lũ lên nhưng không ai hình dung nước lại dâng nhanh đến vậy. Nước về nhanh đến mức, anh em thợ cầu chỉ kịp chạy lên bờ thì nước đã dâng lên ngập hết các thiết bị. Chưa đến một giờ đồng hồ, mực nước sông Ba dâng cao đến 5m. Hàng chục công nhân không kịp trèo lên bờ, đứng chơ vơ giữa các trụ cầu trên sông. Ban QLDA đã phải đề nghị UBND tỉnh Phú Yên cứu trợ khẩn cấp bằng việc đưa phương tiện, máy móc ra cứu hộ và trục vớt các thiết bị dưới sông. Phải nửa tháng sau, công trường mới thi công trở lại. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành dự án, bảo đảm uy tín với nhà tài trợ vốn, các đơn vị thi công đã dồn toàn lực, thi công không quản ngày đêm để hoàn thành đúng thời hạn yêu cầu.

Ngày thông xe cầu Đà Rằng mới cũng là ngày tất cả 4 cây cầu còn lại trên tuyến thuộc dự án đồng loạt thông xe trong niềm vui vô bờ của người dân các tỉnh miền Trung và cả nước.

Video liên quan

Chủ Đề