Quân đoàn 4 ở đâu

Quân đoàn 4 là đơn vị chủ lực cơ động, chiến lược của Bộ, đóng quân trên địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh của đất nước; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã tiến hành đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao; trong đó, công tác chính sách đối với Quân đội, hậu phương Quân đội và hoạt động Đền ơn đáp nghĩa được triển khai thực hiện một cách toàn diện mang lại hiệu quả thiết thực.


Đồng chí Đại tá Phan Bá Tuyết, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 4 thăm hỏi, động viên và trao quà
tặng Trung tâm Điều dưỡng thương binh Long Đất

Các cơ quan, đơn vị trong Quân đoàn 4 đã thực hiện kịp thời, chặt chẽ, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đối tượng tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ, như: Chế độ phụ cấp đặc thù quân sự theo Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chế độ phụ cấp đặc thù Cơ yếu theo Nghị định số 32/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 109/2014/TT-BQP của Bộ Quốc phòng cho trên 2.100 trường hợp; thực hiện chế độ theo Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và Nghị định số 151/2016/NĐ-CP của Chính phủ cho 55 trường hợp. Thực hiện trợ cấp khó khăn đột xuất theo Thông tư số 09/2012/TT- BQP và Thông tư số 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng cho trên 2.500 lượt đồng chí

Triển khai thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 202/2013/TT-BQP của Bộ Quốc phòng; hoàn chỉnh, báo cáo, đề nghị thẩm định 76 hồ sơ đối tượng bị thương, bị bệnh; hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo và đề nghị thẩm định, xác minh 1 trường hợp chưa được công nhận liệt sĩ,

bảo đảm chặt chẽ, chính xác. Cung cấp thông tin về liệt sĩ cho thân nhân và các Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được 1.729 trường hợp, trong đó, đã tìm thấy 106 mộ liệt sĩ...

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các tập thể, cá nhân, nhân dịp các ngày lễ, tết, 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày truyền thống của các đơn vị, địa phương... Thăm hỏi và trao hơn 400 suất quà tặng các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang, gia đình cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn trong đơn vị và trên địa bàn đóng quân, các thương bệnh binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Long Đất [Bà Rịa - Vũng Tàu], cán bộ, chiến sĩ đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 4/Quân đoàn 4 và Bệnh viện Quân y 175. Xây dựng và bàn giao 05 nhà tình nghĩa tặng các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn [từ nguồn quỹ vốn đơn vị] nhận phụng dưỡng 09 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đỡ đầu, giải quyết việc làm cho 01 cháu là con thương binh nặng; khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí trên 1.250 lượt đối tượng chính sách; thắp nến tri ân và tham gia trên 1.600 ngày công góp phần tu sửa, tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn đóng quân.

Cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Quân y 4/Quân đoàn 4 khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí các đối tượng chính sách tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1, Sư đoàn 9 phối hợp với địa phương trao quà tặng các gia đình chính sách
xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Thực hiện tốt chính sách đối với Quân đội, hậu phương Quân đội và các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa là dịp để cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, góp phần củng cố tình đoàn kết quân - dân, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội; xứng đáng với truyền thống “Trung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng” của Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long anh hùng./.

Tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề do Trung đoàn 31, Sư đoàn 309 phối hợp với Thành đoàn Biên Hòa [Đồng Nai] tổ chức vào tháng 11-2020 cho bộ đội xuất ngũ tháng 1-2021, các chiến sĩ đượcnghe đại diện doanh nghiệp, trung tâm dạy nghề giới thiệu, định hướng những ngành nghề phù hợp với khả năng, sức khỏe, lứa tuổi; chế độ, chính sách ưu đãi dành cho quân nhân xuất ngũ vànhu cầu việc làm, thị trường lao động, xu hướng phát triển cũng như mức thu nhập theo từng nghề...Binh nhấtTrần Minh Tiến, chiến sĩ Đại đội 1,Tiểu đoàn 7cho rằng: “Những buổi tư vấn hướng nghiệp như thế này là cơ hội tốt để chúng tôi tiếp xúc, tìm hiểu, trao đổi với đại diện doanh nghiệp, trường nghề về cơ hội việc làm, ngành nghề phù hợp với khả năng, từ đó định hướng tương lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự”.

Một buổi tư vấn hướng nghiệp cho bộ đội Trung đoàn 31xuất ngũvàotháng 1-2021.

Thực tế cho thấy, khá nhiều hạ sĩ quan, chiến sĩ chuẩn bị xuất ngũbăn khoăn, trăn trở, chưa biết chọn nghề nào phù hợp với bản thân bởi thiếu thông tin về việc làm,chưa định hình được nghề nghiệpsau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.Bởi vậy, nhiều năm nay, Sư đoàn 309 chỉ đạo các đơn vịphối hợp chặt chẽ với Trường Cao đẳng Nghề số 22 [Quân đoàn 4], Thành đoàn Biên Hòa,các trung tâm đàotạonghề khu vực phíaNamvà doanh nghiệptrên địa bàntổ chứcnhiềubuổi tọa đàm,ngàyhộitư vấnhướng nghiệpcho quân nhân chuẩn bị xuất ngũ.

Đại tá Lê Khắc Huy, Chính ủy sư đoàn cho biết: “Đảng ủy,chỉhuysư đoànluôntạo điều kiện tốt nhấtcho các đơn vị tổ chức hoạt động hướng nghiệp, phấn đấu100%quân nhân chuẩn bị xuất ngũ đều đượctư vấn, giới thiệu việc làm và công khai các chế độ, tiêu chuẩn được hưởng khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Theo thống kê sơ bộ, những năm qua, phần lớnquân nhân sau khihọc nghề đều có việc làm ổn định, đóng góp tích cực cho xã hội”.

Những buổi tư vấn hướng nghiệp được các đơn vị thuộc Sư đoàn 309 tổ chức chặt chẽ trên tinh thần dân chủ, giúp bộ đội xây dựng động cơ, lựa chọn nghề đào tạo phù hợp với năng lực, trình độ, nguyện vọng và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Đây cũng là dịp để cán bộ các cấplắng nghe tâm tư, nguyện vọng về việc làm của quân nhân trước khi xuất ngũ. Trên cơ sở đó, chỉ huy đơn vị và đại diện trường nghề, doanh nghiệp giải đáp, tư vấn kịp thời những ngành nghề phù hợp, thông tin đầy đủ chế độ, chính sách hậu phương quân đội, giúp chiến sĩ yên tâm, tin tưởng, hiểu rõ sự quan tâm, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước, quân đội, địa phương đối với bộ đội xuất ngũ.

Cùng với việc chỉ đạo tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp, Đảng ủy, chỉ huy sư đoàn còn yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp đẩy mạnhtuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bộ đội về vai trò của nghề nghiệp; những lợi ích thiết thực khi có nghề trong tay và vận động quân nhân xuất ngũ đăng ký học nghề; khảo sát, nắm chắc nhu cầu, xu hướng nghề nghiệp, nguyện vọng học nghề trong đơn vị. Hệ thống truyền thanh nội bộ các đơn vị bổ sung chuyên mục hướng nghiệp, tuyển dụng để kịp thời cung cấp thông tin cho bộ đội...

Trung úyNguyễn Văn Đức, Chính trị viên phó Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 31 bộc bạch: “Tham gia tuyên truyền hướng nghiệp, Ban chấp hành chi đoàn còn tổ chức sinh hoạt, diễn đàn, tọa đàm “Thanh niên với nghề nghiệp”, “Nghề nghiệp, định hướng tương lai”... để đoàn viên, thanh niênbày tỏ nguyện vọng, chia sẻ, góp ý cho nhau về dự định việc làm sau khi xuất ngũ”.

Theo Trung tá Đặng Văn Dũng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31, năm nay, do điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên đơn vị chưa tổ chức ngày hội việc làm. Tuy nhiên, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch, liên hệ trước với một số trung tâm dạy nghề, trường đào tạo nghề có uy tín và doanh nghiệp để kịp thời tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho bộ đội chuẩn bị hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi điều kiện cho phép.

Bài và ảnh: PHAN RẢNH

Chất lượng, hiệu quả huấn luyện của các đơn vị trong quân đoàn vừa được chứng minh sinh động bằng cuộc diễn tập hiệp đồng chiến đấu quân, binh chủng diễn ra tại Trường bắn Quốc gia Khu vực 3 đầu tháng 11-2021.

Huấn luyện sát thực, coi trọng chất lượng

Gần 6 giờ, đội hình diễn tập phòng ngự của Sư đoàn 9 [Quân đoàn 4] đã ém sẵn trong các công sự, giao thông hào. Các trận địa hỏa lực đã nhận lệnh vào vị trí chiến đấu... Tình huống địch thực hành tiến công vào trận địa phòng ngự phát ra, hàng loạt tiếng nổ của các loại hỏa lực ngăn chặn địch làm rung chuyển địa hình... Khẩu lệnh chỉ huy chiến đấu từ sở chỉ huy sư đoàn vang lên rõ, gọn, dứt khoát, xử lý kịp thời, chính xác các tình huống xảy ra trên chiến trường... “Trận đánh” diễn ra ác liệt, khẩn trương trong tiếng bom đạn và khói lửa mịt mù. Từ trên đài chỉ huy theo dõi diễn tập, Thiếu tướng, TS Lương Đình Lành, Tư lệnh Quân đoàn 4, tâm đắc: “Phải dồn dập, căng thẳng, đưa bộ đội vào trạng thái hoạt động liên tục như vậy mới bảo đảm yêu cầu thực sự, thực tế, sát thực tiễn chiến trường”.

Chiến sĩ Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 9 [Quân đoàn 4] thực hành cơ động chiếm lĩnh trận địa phòng ngự trong diễn tập.

Để đạt được yêu cầu đó là cả quá trình huấn luyện, rèn luyện bền bỉ của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị theo tinh thần chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh quân đoàn ngay từ đầu năm ra quân huấn luyện: “Thực tế, thực chất, coi trọng thực hành, nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên sâu”. Quán triệt tinh thần đó, các đơn vị chủ động đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, diễn tập phù hợp với từng đối tượng, nhiệm vụ; điều chỉnh giáo án, khảo sát thực tế thao trường, bổ sung hệ thống mục tiêu, cơ cấu tình huống phù hợp với đặc thù từng nội dung huấn luyện...

Đại tá Trần Công Đức, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, cho biết: “Bám sát phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc” và yêu cầu sát thực, coi trọng chất lượng, sư đoàn chỉ đạo các đơn vị từ tiểu đội, khẩu đội trở lên đều phải đổi mới phương pháp, không huấn luyện chay, không lý thuyết suông, tăng cường sử dụng đội mẫu, động tác mẫu; bố trí thao trường hợp lý, linh hoạt, đúng hình thái chiến thuật để rèn tâm lý, ý thức địch tình và nghiệp vụ quân sự cho bộ đội trong từng đề mục; đồng thời thường xuyên kiểm tra, sửa tập ngay trên thao trường, đánh giá kết quả thực chất, không chạy theo thành tích”.

Đây cũng là những biện pháp được Sư đoàn 309 áp dụng để bảo đảm yêu cầu huấn luyện thực sự, thực tế. Theo Đại tá Đỗ Văn Lực, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 309, đơn vị triển khai huấn luyện trên nhiều địa hình để cán bộ, chiến sĩ không bị bỡ ngỡ khi gặp địa hình lạ; thực hiện tốt phương châm: Huấn luyện chiến thuật làm trung tâm, huấn luyện kỹ thuật làm cơ sở, huấn luyện phân đội làm trọng điểm, sư đoàn yêu cầu những nội dung huấn luyện tổng hợp, nội dung khó cán bộ cấp trên phải trực tiếp tham gia để kịp thời nắm bắt, điều chỉnh và bồi dưỡng tại chỗ cho cán bộ cấp dưới; đồng thời, phân rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong tham mưu, chỉ đạo, điều hành huấn luyện.

Từ đầu năm 2021 đến nay, mặc dù trong điều kiện dịch bệnh phải chia nhỏ đội hình để huấn luyện, lại phân tán lực lượng do tham gia hỗ trợ địa phương chống dịch, nhưng các đơn vị thuộc Quân đoàn 4 đã chủ động điều chỉnh kế hoạch, thời gian huấn luyện hợp lý; tập trung vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm.Đại tá Nguyễn Viết Hùng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 434, chia sẻ: “Dịch Covid-19 tác động lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị. Để bảo đảm chất lượng, ngoài duy trì ôn luyện chặt chẽ, nghiêm túc, khoa học và kiểm tra kết quả huấn luyện hằng ngày, kịp thời rút kinh nghiệm, đơn vị phát huy cao độ vai trò của cán bộ các cấp, bám sát bộ đội vừa để kèm cặp, hướng dẫn ôn luyện, vừa để nhắc nhở từng cá nhân tuân thủ quy trình phòng ngừa dịch bệnh”.

Trận địa pháo của Lữ đoàn 71 [Quân đoàn 4] chi viện hỏa lực trong diễn tập hiệp đồng quân binh chủng, năm 2021.

Cơ động nhanh, hiệp đồng chặt chẽ

Một trong những kết quả nổi bật trong cuộc diễn tập hiệp đồng quân, binh chủng, có thực binh, bắn đạn thật của Sư đoàn 9 là khả năng cơ động nhanh, linh hoạt và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng. Mặc dù có sự phối thuộc, chi viện của nhiều loại vũ khí, phương tiện, như: Pháo binh, pháo phòng không, xe tăng, thiết giáp, máy bay tiêm kích, trực thăng... với quân số tham gia đông, nhưng cuộc diễn tập diễn ra đúng kế hoạch, thời gian cơ động nhanh, bảo đảm tuyệt đối an toàn, tiêu diệt toàn bộ mục tiêu dự kiến. Kết quả này phản ánh rõ nét phương châm đổi mới huấn luyện, tăng cường khả năng cơ động của bộ đội và phân đội; đồng thời nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng thông qua hội thao, hợp luyện, vòng tổng hợp...

Lực lượng thiết giáp Lữ đoàn 22 phối thuộc với Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 31, Sư đoàn 309 [Quân đoàn 4] thực hành cơ động chiếm lĩnh trận địa.

Theo Đại tá Lê Văn Hướng, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4,để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, quân đoàn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung huấn luyện cơ động, phòng tránh, đánh trả gắn với hoạt động khu vực phòng thủ trong thế trận chiến tranh nhân dân. Ngoài huấn luyện cơ động bằng cơ giới, quân đoàn tăng cường huấn luyện hành quân xa, mang vác nặng, vượt sông trong môi trường sát thực tế chiến đấu, nâng cao thể chất, tâm lý cho bộ đội. “Muốn cơ động nhanh, linh hoạt, an toàn, trước hết bộ đội phải có sức khỏe dẻo dai, phương tiện phải tốt và được thực hành luyện tập thường xuyên theo yêu cầu cao trong mọi điều kiện địa hình, thời gian, thời tiết”, Đại tá Lê Văn Hướng nhấn mạnh.

Với yêu cầu tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng đòi hỏi phải chặt chẽ, chính xác, các đơn vị tập trung huấn luyện chuyên môn để bộ đội thuần thục động tác, yếu lĩnh, nắm chắc từng giai đoạn, nhiệm vụ theo thời gian hiệp đồng; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng chỉ huy, hiệp đồng, xử lý tình huống linh hoạt, quyết đoán cho cán bộ các cấp; đồng thời coi trọng hội thao, hợp luyện...Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn71, cho rằng: "Để tiêu diệt được mục tiêu thì các thao tác của pháo thủ phải nhanh chóng, dứt khoát. Do vậy, lữ đoàn coi trọng huấn luyện cho bộ đội thành thạo kỹ năng xạ kích, khả năng hiệp đồng chiến đấu giữa các bộ phận; tích cực huấn luyện chiến thuật hiệp đồng cơ động có xe kéo pháo; kết hợp sử dụng hình ảnh trực quan, đưa ra nhiều tình huống khác nhau để rèn luyện kỹ năng xử trí cho bộ đội, bảo đảm sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các pháo thủ và từng phân đội trong tác chiến phòng không,làm cơ sở để hiệp đồng tác chiến quân, binh chủng hiệu quả, an toàn, thắng lợi".

Bài và ảnh: THÀNH CƯỜNG

Video liên quan

Chủ Đề