Nội dung bài tập đọc: dòng sông mặc áo

TẬP ĐỌC

 Tiết 60 : Dòng sông mặc áo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

 2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: làm sao, lụa đào, bao la, ráng vàng, sao lên, lặng yên, là đà, nở

- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, dòng thơ.

 Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi màu sắc đến bất ngờ của dòng sông.

- Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng vui, dịu dàng, ngạc nhiên. Học thuộc bài thơ.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: điệu, hây hây, ráng, ngẩn ngơ.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tiết 60: Dòng sông mặc áo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tập đọc Tiết 60 : Dòng sông mặc áo I. Mục tiêu Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. 2. Kĩ năng: Đọc đúng các tiếng, từ khó: làm sao, lụa đào, bao la, ráng vàng, sao lên, lặng yên, là đà, nở Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, dòng thơ. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi màu sắc đến bất ngờ của dòng sông. Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng vui, dịu dàng, ngạc nhiên. Học thuộc bài thơ. Hiểu các từ ngữ khó trong bài: điệu, hây hây, ráng, ngẩn ngơ.. II. đồ dùng dạy - học Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ [4'] Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối, 1 HS đọc toàn bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 3 HS thực hiện yêu cầu. Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét. Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài [1'] GV giới thiệu. HS lắng nghe. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc [12'] Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài thơ [3 lượt]. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS [nếu có]. Chú ý các câu thơ sau: Khuya rối/ sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ/ áo hoa Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai// HS đọc bài theo trình tự: HS1: Dòng sông mới điệusao lên HS2: Khuya rồinở nhoà áo ai. Yêu cầu HS đọc phần chú giải. 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải. Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ. Yêu cầu HS đọc toàn bài thơ. 3 HS đọc toàn bài thơ. GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau: Theo dõi GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng vui, dịu dàng, thiết tha, tình cảm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương. Nhấn giọng ở những từ ngữ: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây, ráng vàng, nép, ngẩn ngơ, áo hoa, ngước lên, la đà, hoa bưởi, nở nhoà Tìm hiểu bài [10'] Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi: HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi- Nhận xét. Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”? Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để tả cái rất “điệu” của dòng sông? “Ngẩn ngơ” nghĩa là gì? [HS khá, giỏi]. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự thay đổi ấy? Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay? Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh thơ đẹp. Em thích hình ảnh nào? Vì sao? [HS khá giỏi]. Tiếp nối nhau phát biểu: Em thích hình ảnh: nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. Vì ánh nắng lúc bình minh rất đẹp gợi cho dòng sông vẻ mềm mại, thướt tha như thiếu nữ. 8 dòng thơ đầu miêu tả gì? 8 dòng thơ đầu miêu tả màu áo của dòng sông vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. 6 dòng thơ cuối cho em biết điều gì? 6 dòng thơ cuối miêu tả màu áo của dòng sông lúc đêm khuya và trời sáng. Em hãy nêu nội dung chính của bài. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương và nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương. Ghi ý chính của bài. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng [10'] Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối bài thơ, cả lớp đọc thầm tìm cách đọc hay. 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay [như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc]. Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn. Mỗi đoạn 3 HS đọc diễn cảm. Nhận xét, cho điểm từng HS. Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. HS nhẩm đọc thuộc lòng theo cặp. Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ. HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng đoạn thơ. Thi đọc cả bài. 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng bài thơ. Nhận xét và cho điểm HS. GV nhận xét và cho điểm. 3. Củng cố - dặn dò[4'] Bài thơ cho em biết điều gì? Nhận xét tiết học. Dặn HS vè nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Ăng-co-vat.

Tài liệu đính kèm:

  • Ky II - TAP DOC 22 -dong song mac ao.doc

Mời các em học sinh cùng phụ huynh tham khảo ngay nội dung soạn bài Dòng sông mặc áo chương trình Tiếng Việt lớp 4 được trình bày đầy đủ, dễ hiểu dưới đây.

Soạn Tập đọc: Dòng sông mặc áo

Nội dung chính

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông vào mỗi thời điểm trong ngày, như người ta mặc áo. Ban ngày nắng lên sông ửng hồng, trưa về xanh thẳm, chiều về thì sông có màu vàng của ráng chiều, còn đêm tối, sông lung linh ánh sáng trăng. Khuya, sông đen kịt, nhưng sáng ra thì ngập hương thơm của hoa.

Câu 1 trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2

 Vì sao tác giả nói là dòng sông "điệu"?

Trả lời:

Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay áo để làm duyên làm dáng.

Câu 2 trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2

 Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

Trả lời:

Có thể nói trong một ngày dòng sông luôn thay đổi màu sắc:

- Nắng lên áo lụa đào thướt tha, đến trưa thì xanh như màu áo mới may, chiều tôi thì mang màu "hây hây ráng vàng", đến tối thì lại áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên, về đêm sông mặc áo đen, sáng ra lại mặc áo hoa. Màu áo của sông tương ứng với các khoảng thời gian trong ngày.

Câu 3 trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2

 Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay?

Trả lời:

Cách nói "dòng sông mặc áo" là một cách nói nhân hóa làm cho dòng sông có đặc điểm như con người, cũng biết làm "điệu", biết làm duyên làm dáng, tạo nên sự gần gũi với con người.

Câu 4 trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2

 Em thích hình ảnh nào trong bài? VI sao?

Trả lời:

Có thể nói trong bài thơ, có rất nhiều hình ảnh đẹp hình ảnh nào cũng đem đến cho em một cảm giác thích thú. Ví dụ: hình ảnh "sông mặc áo lụa đào" gợi nên một cảm giác về một dòng sông tươi mát, dịu dàng, êm trôi. Hay hình ảnh "Chiều trôi thơ thẩn áng mây - Cài lên màu áo hây hây ráng vàng" gợi lên một sự êm đềm lặng lẽ của một buổi chiều tĩnh lặng sắp tàn nhường chỗ cho một cảnh hoàng hôn huyền ảo sắp đến v.v...

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương qua đó nói lên tình yêu tha thiết của tác giả đối với dòng sông quê mình

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bài Tập đọc: Dòng sông mặc áo lớp 4, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết


  • Được học TẤT CẢ các khóa
  • Trả một lần, học trọn đời
  • Kích hoạt ngay, học được luôn *
  • Miễn phí ship thẻ toàn quốc
  • Giá gốc 1,200,000 đ
  • Giá bán 299,000 đ
ĐĂNG KÝ HỌC


Khám phá thế giới - Tuần 30

Tiếng Việt lớp 4: Tập đọc. Dòng sông mặc áo

Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may

Nguyễn Trọng Tạo

Câu 1 [trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4]

Vì sao tác giả nói là dòng sông "điệu"?

Lời giải

Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay áo để làm dáng.

Câu 2 [trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4]

Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

Lời giải

Trong một ngày dòng sông đã thay đổi rất nhiều màu sắc khác nhau:
Nắng lên áo lụa đào thướt tha, trưa về thì xanh như màu áo mới may, chiều trôi thì mang màu hây hây ráng vàng, đến tối lại khoác áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên, khuya về sông mặc áo đen, sáng ra lại khoác áo hoa.

Màu áo của sông thay đổi tương ứng với các khoảng thời gian trong ngày.

Câu 3 [trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4]

Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay?

Lời giải

Cách nói "dòng sông mặc áo" là một cách nói nhân hóa làm cho dòng sông có đặc điểm như con người, cũng biết làm "điệu", biết làm duyên làm dáng, tạo nên sự gần gũi với con người.

Câu 4 [trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4]

Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

Lời giải

Trong bài thơ, có rất nhiều hình ảnh đẹp, em thích nhất hình ảnh "Chiều trôi thơ thẩn áng mây - Cài lên màu áo hây hây ráng vàng"

Hình ảnh này gợi lên một sự êm đềm lặng lẽ của một buổi chiều hoàng hôn tĩnh lặng

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 4

Video liên quan

Chủ Đề