Nội dung cơ bản của Chiếu Cần vương là gì A kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước

Em hãy cho biết đồng chí Võ Văn Kiệt [Lịch sử - Lớp 7]

1 trả lời

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu16. Nội dung cơ bản của chiếu Cần vương A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước. B. Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa. C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa. D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước. Câu 17: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nội dung chính sách cơ bản nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp là gì A. Cướp đoạt ruộng đất B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp. C. Thu tô nặng D. Lập đồn điền Câu 18: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói B. Khai thác than và kim loại C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước. Câu 19: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất A. Chính sách “ chia để trị” B. Chính sách “ dùng người Pháp để trị người Việt” C. Chính sách “ Đồng hóa” dân tộc Việt Nam. D. Chính sách “ Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam. Câu 20: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt. B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ. C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng. D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. Câu 21: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào? A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học. B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông. Câu 22: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. Câu 23: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và khổ cực trăm bề A. Giai cấp tư sản dân tộc B. Tầng lớp tiểu tư sản. C. Giai cấp công nhân làm thuê. D. Giai cấp nông dân. Câu 24: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào A. Chống thực dân Pháp và bọ vua quan phong kiến mạnh mẽ. B. Chống đi phu, đời giảm sưu thuế. C. Chống chính sách chia để trị của Pháp. D. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam. Câu 25: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu A.Ở Tuy-ni-di. B.An-giê-ri C. Ở Mê-hi-cô. D. Ở Nam Phi. Câu 26: Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu? A. Bắc Kì và Nam Kì. B. Trung Kì và Nam Kì. C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì. D. Trung Kì và Bắc Kì. Câu 27: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là ai A. Văn thân sĩ phu yêu nước. B. Những võ quan triều đình. C. Nông dân. D. Địa chủ các địa phương. Câu 28: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc. B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản. C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản và ý thức hệ phong kiến. D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi. Câu 29: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 30: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước. B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.

D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương

Câu hỏi: Nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương?

Lời giải:

* Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.

* Nội dung:

 - Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. 

- Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

 - Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến chống Pháp đến cùng. 

* Ý nghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi. 

- Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung của Chiếu Cần Vương và ý nghĩa của nó nhé:

Nội dung của Chiếu Cần Vương

Chiếu Cần Vương, tên chính thức là Lệnh dụ thiên hạ cần vương, là lệnh dụ của vua Hàm Nghi nhà Nguyễn, tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 1885 [tức ngày mùng 2 tháng 6 năm Ất Dậu] tại căn cứ Tân Sở thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị khi phe chủ chiến của triều đình Huế thất bại trong trận chiến Kinh thành Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, nhà vua phải xuất bôn. Đây là lời dụ kêu gọi sĩ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp lên đất nước Đại Nam sau Hiệp ước Giáp Thân [1884].

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. Nội dung 2 tờ chiếu Cần vương tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, xác định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, nhằm mục đích “diệt trừ giặc Pháp và bọn phản quốc”, đồng thời còn kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến phò vua, cứu nước.
 => Chiếu Cần vương ban ra đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX.

Chiếu vua Hàm Nghi

Dụ rằng :

Từ xưa sách lược chế ngự giặc không ngoài đánh, giữ, hòa, ba điều mà thôi. Đánh thì chưa chắc có cơ hội, giữ thì khó đạt đủ sức lực, hòa thì đòi hỏi không chán. Đang lúc thế sự muôn khó vạn khăn như vậy, bất đắc dĩ phải dụng quyền. Thái Vương dời sang đất Kỳ, Huyền Tông thăm chơi nẻo Thục, người đời xưa cũng đều có làm cả.

Nước ta gần đây bỗng gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào nguôi nghĩ đến tự cường tự trị.

Phái viên Tây ngang bức, càng ngày càng quá. Trước đây, chúng tăng thêm binh thuyền, buộc theo những điều không thể được, ta chiếu lệ tiếp đón, không chịu nhận một thứ gì. Người kinh đô náo sợ, nguy biến chỉ trong sớm chiều. Đại thần lo việc quốc gia chỉ nghĩ kế nước được yên, triều đình được trọng ; cứ cúi đầu nghe mệnh, ngồi để mất cơ hội, sao bằng thấy âm mưu biến động của giặc mà đối phó trước ? Ví như việc đến không tránh được thì cũng còn có ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy. Phàm đã dự chia mối lo này, tưởng cũng dự biết. Biết thì phải dự vào, nghiến răng dựng tóc, thề giết hết giặc, nào ai không có lòng như thế ? Gối gươm, đánh chèo, cướp giáo, lăn chum, chẳng lẽ không có ai sao ? Vả thần tử đứng ở triều chỉ có theo nghĩa thôi, nghĩa ở đâu thì sự chết sống ở đấy. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời cổ vậy ?

Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này, không thể hết sức giữ toàn, đô thành bị hãm, Từ giá phải dời, tội ở mình trẫm, xấu hổ vô cùng. Chỉ duy luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của trợ giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, phải thế chứ ? Đến như cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách, không tiếc tâm lực, ngay sau lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại cõi bờ chỉ cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, há chẳng tốt sao ? Nhược bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn nghĩ lo cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn tránh, dân không biết hiếu nghĩa cứu gấp việc công, sĩ cam bỏ chỗ sáng đi vào nơi tối, ví không phải sống thừa ở đời thì áo mũ mà hóa ra cầm thú ngựa trâu, ai nỡ làm thế ? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều đình tự có phép tắc, chớ để hối hận sau này ! Phải nghiêm sợ tuân hành !

Khâm thử.

Ngày 2 tháng 6 niên hiệu Hàm Nghi thứ nhất [1885]

2. Ý nghĩa của chiếu Cần Vương là gì?

Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.Khẩu hiệu này đã nhanh chóng thổi lên ngọn lửa tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược của toàn thể nhân dân = > Một phong trào vũ trang chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi và kéo dài hơn 12 năm.

Video liên quan

Chủ Đề