Nuôi chim có tốt không

Hỏi: Kính bạch thầy, con có nuôi một chú chim chào mào để thỉnh thoảng ngắm nhìn thư giãn. Nuôi như vậy con không biết có bị mang tội hay không? Khi xưa, con chưa hiểu đạo thì không nói chi, bây giờ hiểu rồi con rất sợ tội.

Chuỗi vòng may mắn của bạn, xem ngay!.

Con cũng có suy nghĩ thả chú chim. Kính mong thầy hoan hỷ cho con lời khuyên giải.

Hình chỉ mang tính minh họa

Đáp: Tội phát xuất từ nơi tâm. Tùy chỗ dụng tâm mà có ra thành tội hay không thành tội. Nếu dụng tâm ác rồi thúc đẩy thân hành động ác, miệng nói lời thô ác, thì đó là mang trọng tội. Ngược lại, nếu dụng tâm lành, thân làm điều lành, miệng nói điều lành, kết quả, tất nhiên sẽ hưởng quả báo lành. Do đó, luận về tội hay không tội, là gốc ở nơi tâm. Một hành động, được kết hợp chặt chẽ bởi ba nghiệp: thân, khẩu, ý, thì mới kết thành tội được.

Dựa theo luận cứ căn bản này, thì việc Phật tử nuôi chim chào mào chưa hẳn đánh giá kết luận là tội được. Tại sao? Bởi vì chỗ dụng tâm của con không mang tính độc ác. Vì con chỉ nghĩ đến việc nuôi chim như là một niềm vui giải trí, khi cho chim ăn hoặc khi nhìn thấy chim hót. Hơn thế nữa, mục đích là để cho đầu óc của con được thư giãn thoải mái thanh thản, khi bị căng thẳng… 

Tuy nhiên, với loài chim, điều tốt nhất cho nó là được sống, bay lượn, ca hát… trong môi trường tự nhiên. Bạn đã “có suy nghĩ về vấn đề này nhưng nếu thả ra ngoài tự nhiên thì chú chim cũng khó sống vì không thể thích nghi” thì bây giờ hãy tìm cách tập cho nó thích nghi dần với tự nhiên trước khi được phóng thích.

Trước tiên, nếu được thì chuyển chim qua lồng lớn hơn [quây lưới] để nó tập chuyền cành, vỗ cánh, bay nhảy. Vì chim nuôi nhốt trong lồng nhỏ lâu ngày thường bị suy yếu những kỹ năng này. Sau một thời gian, khi chim đã cứng cáp, lanh lợi, phản xạ linh hoạt thì có thể mở cửa để nó tự do ra vào, ăn uống. Thường thì nó có thể bay đi loanh quanh rồi nhanh chóng quay về lồng vì không tìm được thức ăn ở bên ngoài. Giai đoạn này cần cung cấp thức ăn, nước uống và để ý vì chim dễ bị đói khát hay bị chó, mèo làm hại. Thời gian sau nữa nó có thể bay xa hơn, ít về thăm viếng và ăn uống hơn, rồi có thể đi luôn.

HỖ TRỢ CHÚNG TÔI

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

Ở vài nước châu Á có thói quen chơi chim cảnh, đây là một thú vui tao nhã, nhưng theo thuật phong thủy Ấn Độ những con chim bị nuôi nhốt có thể dẫn đến tổn thất về tài chính, gây ra điều không may cho gia chủ.



Vastu Shastra là một môn khoa học kiến trúc của Ấn Độ hay còn được biết tới rộng rãi với tên gọi thuật phong thủy Ấn Độ, ra đời cách đây trên 5000 năm. Dưới đây là một số lý do mà theo quan niệm Vastu Shastra cho rằng nuôi chim trong lồng khiến cho gia chủ kém may mắn hơn trong cuộc sống:



Lan truyền những rung động khó chịu





Theo Vastu Shastra, nuôi chim ở nhà sẽ lan truyền những rung động khó chịu. Những nguồn năng lượng xấu bị mắc kẹt trong nhà làm ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.



Không tìm hiểu kỹ thông tin





Khi nuôi một con vật nuôi trong nhà, bạn nên thực sự quan tâm đến chúng. Nhưng trên thực tế nhiều người không tìm hiểu kỹ về vật nuôi, không biết cách chăm sóc dẫn đến việc vật nuôi ốm yếu, thiếu sự tinh nhạy, điều đó được cho là rất ảnh hưởng đến phong thủy. Có khi vì chính "con pet" này mà cuộc sống của bạn sau khi rước chúng về gặp khó khăn hơn đấy!



Chim có định hướng sống theo đàn





Một đàn chim bay cao, chao lượn tự do trên không trung là một điều dễ thấy, đặc biệt là ở các vùng quê. Nếu bạn mang chúng về và nhốt riêng trong lồng, thì thật là tội nghiệp. Chắc các bạn cũng hiểu cảnh "cá chậu chim lồng" bức bối và mất tự do như thế nào rồi. Chình ví thế, theo Vastu Shastra, bạn không nên nuôi những động vật sống theo bầy như chim hay cá, nếu không dễ mang đến cảm xúc tiêu cực cho chính mình.



Chúng có xu hướng trở nên hung hăng





Sự cô lập, chán nản và thiếu môi trường tự nhiên biến những con chim thành một sinh vật hung dữ. Chúng sẽ lan tỏa sự khó chịu đó trong ngôi nhà của bạn làm cho các thành viên xích mích, dễ cãi nhau.



Nhân quả - nghiệp chướng





Vị trí của những con chim là ở trên bầu trời, chúng ta không nên cướp đi sự sống của chúng, động vật cũng có nỗi đau buồn riêng khi mất tự do. Chưa kể, nuôi nhốt chim còn đem lại quả báo khiến gia đình bất hòa, tiền của như "gió vào nhà trống", tán gia bại sản hay những điều không may mắn. Tốt nhất, hãy để chúng phát triển trong môi trường tự nhiên thay vì bắt nhốt chúng trong lồng.



Trong cuộc sống, nhiều người cho rằng nuôi chim cảnh hay cá kiểng giúp người nuôi giải trí, giảm căng thẳng trước áp lực công việc. Tuy nhiên, quan niệm nhà Phật lại cho rằng, việc nuôi dưỡng này cướp mất tự do của chúng sanh, là điều không nên. Nếu muốn nuôi thú cưng trong nhà, bạn nên tìm nuôi những loài động vật có tập tính sống độc lập, được thuần hóa từ nhỏ thay vì bắt những con vật đang sống trong tự nhiên mang về nhà.


Video liên quan


//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/02/ghmbTaR0bK-480x270.jpg


Theo Thethaovanhoa


Bài viết liên quan


//www.webtretho.com/forum/f3649/dat-thu-nay-duoi-tu-quan-ao-ca-nam-gia-dinh-duoc-binh-yen-tien-vo-ao-ao-nhu-nuoc-2425568/


//www.webtretho.com/forum/f73/dat-nhung-vat-nay-trong-phong-ngu-12-con-giap-se-som-tim-duoc-tinh-yeu-dich-thuc-2424147/


//www.webtretho.com/forum/f73/dem-tien-moi-tay-ma-khong-het-neu-co-vat-nay-trong-nha-nha-nao-cung-phai-co-2432210/

Chủ Đề