O afb nghĩa là gì

Xét nghiệm đờm AFB là một kỹ thuật xét nghiệm tìm trực khuẩn lao trong đờm của người bệnh bằng kính hiển vi. Đây là xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh lao phổi, một bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra hay còn gọi là xét nghiệm tìm BK - vi khuẩn gây bệnh lao, được dùng trong chẩn đoán lao phổi.

Xét nghiệm đờm AFB hay còn gọi là xét nghiệm tìm BK - vi khuẩn gây bệnh lao, được dùng trong chẩn đoán lao phổi. Xét nghiệm này có tên tiếng Anh là Acid Fast Bacillus, viết tắt là AFB] trong đờm của người bệnh bằng kính hiển vi.

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Có 2 loại lao phổi được xác định khi xét nghiệm đờm AFB là dương tính và âm tính. Mặc dù vậy, lao phổi AFB dương tính và âm tính có triệu chứng và phương pháp điều trị gần như nhau.

  • Lao phổi AFB dương tính: Xét nghiệm đờm AFB dương tính. Vi khuẩn lao gây nhiễm trùng phế quản và làm tổn thương ở hang phổi, thường được tìm thấy trong đờm. Triệu chứng điển hình là ho kéo dài, ho liên tục và ho ra máu.
  • Lao phổi AFB âm tính: Xét nghiệm đờm AFB âm tính.

Xét nghiệm đờm AFB được thực hiện sau:

Lấy mẫu bệnh phẩm vào 3 thời điểm khác nhau [mẫu 1 khi khám bệnh, mẫu 2 khi ngủ dậy vào sáng sớm, mẫu 3 được lấy khi khám mẫu 2]. Đối với trẻ nhỏ chưa khạc đờm được, có thể lấy dịch đờm hoặc chất hút từ dạ dày của trẻ.

Soi đờm với các phương pháp:

  • Ziehl-Neelsen - Nhuộm soi trên kính hiển vi quang cho thấy trực khuẩn lao bắt màu đỏ;
  • Phương pháp sinh học phân tử được thực hiện khi số lượng trực khuẩn lao rất ít
  • Phương pháp miễn dịch, được thực hiện để hỗ trợ bổ sung chẩn đoán.

Nhuộm soi trên kính hiển vi quang cho thấy trực khuẩn lao bắt màu đỏ

Để chẩn đoán lao phổi, các bác sĩ dựa vào các yếu tố sau:

  • Nguồn lây nhiễm: Xác định nguồn lây nhiễm đặc biệt quan trọng đối với chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi ở trẻ em.
  • Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân lao phổi thường có các triệu chứng lâm sàng kéo dài do vi khuẩn lao mãn tính.
  • Phương pháp cận lâm sàng: Phương pháp xác định ban đầu là xét nghiệm đờm AFB. Tuy nhiên tùy vào giai đoạn tiến triển bệnh mà kết quả sẽ khác nhau hoặc bệnh nhân [HIV] đã từng điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng đến vi khuẩn lao. Nuôi cấy vi khuẩn lao cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian [4 - 12 tuần], do đó, chụp X-quang phổi được đề xuất thêm hoặc thử phản ứng với lao tố trên da. Trường hợp xét nghiệm tìm BK không cho kết quả, phản ứng khuếch đại gen được thay thế bởi độ nhạy và đặc hiệu, cho kết quả nhanh.

3.1 Chẩn đoán lao phổi AFB dương tính

Chẩn đoán lao phổi AFB dương tính được xác định khi người bệnh có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

  • 1 mẫu tiêu bản AFB [+] và cấy trực khuẩn lao [+].
  • 1 mẫu tiêu bản AFB [+] và trên X-quang cho thấy hình ảnh lao tiến triển.
  • Nhiều hơn 2 mẫu tiêu bản AFB [+] được lấy từ 2 mẫu đờm khác nhau.

Trên bệnh nhân nhiễm HIV, lao phổi AFB dương tính khi có 1 mẫu tiêu bản xét nghiệm đờm AFB [+]. Chẩn đoán lao phổi AFB dương tính khác khi bệnh nhân trước đây từng điều trị lao nhưng không có kết quả và phác đồ điều trị không xác định.

Chẩn đoán lao phổi AFB dương tính giúp phân chia mức độ lao phổi:

  • AFB 1+: Xét nghiệm đờm AFB có kết quả từ 10 - 99 AFB/100 vi trường, tương ứng với kích thước cục sần từ 10 - 14mm.
  • AFB 2+: Xét nghiệm đờm AFB có kết quả từ 1 - 10 AFB/vi trường và tiến hành soi >= 50 vi trường.
  • AFB 3+: Xét nghiệm đờm AFB có kết quả từ 10 AFB/vi trường trở lên

Trên X-quang cho thấy hình ảnh lao tiến triển kết hợp xét nghiệm AFB giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh lao phổi

3.2 Chẩn đoán lao phổi AFB âm tính

Chẩn đoán lao phổi AFB âm tính được được xác định khi người bệnh có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

  • 2 lần xét nghiệm đờm AFB [-] và trên X-quang cho thấy hình ảnh lao tiến triển. Xét nghiệm được thực hiện cách nhau 3 tuần, mỗi lần lấy 3 mẫu đờm.
  • Xét nghiệm tìm BK [+] hoặc Xpert MTB/Rif [+] hoặc Haintest [+].

Trên bệnh nhân nhiễm HIV, lao phổi AFB âm tính là có 2 lần xét nghiệm đờm AFB [-], X-quang có hình ảnh lao và điều trị không đáp ứng với kháng sinh phổ rộng. Chẩn đoán lao phổi AFB âm tính khác khi bệnh nhân từng điều trị lao.

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm. Xét nghiệm đờm AFB được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để chẩn đoán bệnh lao phổi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

  • Xét nghiệm đờm AFB chẩn đoán bệnh lao phổi
  • Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào?
  • Bệnh lao có mấy loại?

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

_

BỆNH LAO PHỔI
[Tuberculosis]

ICD-10 A15: Tuberculosis
Bệnh lao phổi thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

1. Đặc điểm của bệnh.
1.1.Định nghĩa ca bệnh: - Ca bệnh lâm sàng. Người bị bệnh lao phổi là những người có biểu hiện ho khạc kéo dài trên 2 tuần , kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi " trộm" , gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi. Cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực. Tỷ lệ hơn 90% những người có các triệu chứng đó là người bị mắc bệnh lao phổi. - Ca bệnh xác định: Những người có các triệu chứng trên sẽ chắc chắn là lao phổi khi có các kết quả xét nghiệm sau: + Có trực khuẩn kháng cồn kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl-Neelsen, thường gọi là AFB[+] + Phản ứng dương tính với kháng nguyên đặc hiệu của trực khuẩn lao [Phản ứng Mantoux+] + Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi [thâm  nhiễm hoặc phá hủy thành hang] trên X quang. + Cấy đờm tìm thấy trực khuẩn lao [Mycobacteria tuberculosis] ở các môi trường đặc hiệu.

1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ho khạc mạn tính:

- Bệnh dãn phế quản: Ho khạc đờm mạn tính, có thể ho ra máu. Thể trạng bệnh nhân vẫn tốt, không gầy sút. Bệnh xuất hiện từng đợt kèm theo sốt cao, đờm mủ. Bệnh đỡ sau khi điều trị kháng sinh 2 đến 3 tuần. Soi đờm không có AFB. Chụp X quang phổi có hình ảnh "tổ ong" hoặc viêm dầy các phế quản.            - Bệnh COPD [Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính]: Bệnh có triệu chứng ho khạc đờm mạn tính nhiều năm, nhưng triệu chứng chủ yếu là khó thở thường xuyên, liên tục và nặng dần lên theo thời gian. Không tìm thấy AFB trong đờm. - Bệnh ung thư phổi: Ho khạc mạn tính, có thể ho ra máu, gầy sút cân, đau ngực. Thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. X quang phổi có thể thấy tổn thương dạng khối u đa hình thái. Không có AFB trong đờm.

1.3. Xét nghiệm:

- Loại mẫu bệnh phẩm: Đờm hoặc chất hút từ dạ dày [với trẻ em không biết khạc đờm]. Soi trên 3 mẫu đờm: Mẫu đờm 1 lấy lúc khám bệnh, mẫu đờm 2 lấy lúc sáng sớm hôm sau khi ngủ dậy, mẫu đờm 3 lấy tại chỗ khám khi mang mẫu đờm 2 đến khám. - Phương pháp xét nghiệm: + Nhuộm soi trên kính hiển vi quang học bằng phương pháp Ziehl- Neelsen, trực khuẩn bắt màu đỏ + Phương pháp sinh học phân tử giúp xác định trực khuẩn lao trong trường hợp số lượng trực khuẩn rất ít. + Phương pháp miễn dịch có tác dụng bổ sung chẩn đoán.

Chẩn đoán xác định bệnh: Phải có ít nhất 1 mẫu có AFB[+] và hình ảnh X quang nghi lao hoặc khi có 2 mẫu đờm [+].


2.Tác nhân gây bệnh:
- Tên tác nhân: Trực khuẩn lao [Mycobacterium tuberculosis] thuộc họ Mycobacteriaceae. - Hình thái: Trực khuẩn lao hình que, bắt mầu tím khi nhuộm Gram, bắt màu đỏ khi nhuộm Ziehl-Neelsen. Trực khuẩn không sinh nha bào, không di động, sinh sản chậm [20 giờ một thế hệ mới ra đời], hiếu khí.

- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Trực khuẩn lao kháng lại cồn và axit ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác. Trực khuẩn lao sống được nhiều tuần trong đờm, trong rác ẩm và tối, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.


3. Đặc điểm dịch tễ học: Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường hô hấp . Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung... trước khi người bệnh được điều trị. Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh rất thấp. Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, thời gian nào của cuộc đời. Hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú. Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch... Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị đông người cao hơn ở nông thôn và miền núi.
4. Nguồn truyền nhiễm: - Không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh - Nguồn bệnh là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao - Thời gian ủ bệnh của lao phổi rất khác nhau. Khi vi khuẩn lao vào phổi, cơ thể sẽ có đáp ứng với kháng nguyên của vi khuẩn lao [phản ứng Mantoux chuyển từ âm tính sang dương tính], vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể suốt cuộc đời của người đó mà không gây bệnh. Nhưng cũng có thể sau khi tiếp xúc với một số lượng lớn vi khuẩn lao trong một thời gian dài [sống chung với người bị lao phổi ho khạc ra vi khuẩn lao, không có phương pháp phòng bệnh] trong vài ngày đến vài tuần, người tiếp xúc có thể phát bệnh. - Thời kì lây truyền mạnh nhất là thời kì toàn phát của lao phổi [sốt về chiều, ho nhiều, khạc đờm]. Thời kì lây truyền này kéo dài cho đến khi người bệnh được dùng thuốc lao 2 tuần đến 1 tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị, người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống .

5. Phương thức lây truyền: Lao phổi lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 mm sẽ dễ dàng bị hít vào phổi, xuống tận phế nang và nhân lên, gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể [hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...] và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể.


6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch - Ai cũng có thể mắc bệnh lao phổi. Trẻ sơ sinh chưa có miễn dịch bảo vệ nên rất dễ mắc bệnh. Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị HIV, đái tháo đường, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch điều trị một số bệnh khác... là những người có nguy cơ cao dễ mắc lao phổi hoặc lao các cơ quan khác. - Miễn dịch với lao là miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào nhưng hiệu lực bảo vệ không mạnh và không bền. Miễn dịch với lao là miễn dịch thu được, không truyền từ mẹ sang con cho nên cần phải tạo miễn dịch cho trẻ bằng cách tiêm phòng lao [vắc xin BCG] sau khi trẻ sinh ra.

7.Các biện pháp phòng chống dịch bệnh


7.1. Biện pháp dự phòng: Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là "cắt đứt nguồn lây", có nghĩa là phải phát hiện sớm những người bị lao phổi có AFB[+] và chữa khỏi cho họ. Tuy nhiên bệnh lao là một bệnh có tính xã hội cho nên những biện pháp dự phòng mang tính cộng đồng cũng rất quan trọng. - Làm tốt công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe cho mọi người. Ai cũng hiểu được bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có thể phòng và chữa khỏi được hoàn toàn. Qua đó có ý thức phòng bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sống. - Kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế hoặc tại những nơi có nguồn lây [bệnh viện lao, trại giam...] bằng cách: + Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. + Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. + Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.

7.2. Biện pháp quản lý và điều trị.

- Tổ chức: Mỗi một huyện đều có 1 tổ chống lao cùng với mạng lưới là các nhân viên y tế xã có nhiệm vụ phát hiện những người nghi mắc lao. Nhân viên y tế xã giới thiệu những người ho khạc kéo dài trên 2 tuần đến tổ chống lao huyện để khám, xác định bệnh lao phổi bằng soi đờm trên kính hiển vi. Những người có AFB trong đờm sẽ được chẩn đoán là lao phổi và được đăng kí điều trị, cấp thuốc miễn phí. Những người nghi ngờ  hoặc bệnh nặng sẽ được gửi lên tuyến tỉnh để chẩn đoán, điều trị. - Chuyên môn: + Thu dung, cách ly, điều trị người bệnh: Những người bệnh lao phổi phải được đăng kí điều trị và theo dõi suốt trong quá trình mang bệnh. Nơi đăng kí là các đơn vị chống lao tuyến huyện, tỉnh... gần nơi người bệnh cư trú. Phương pháp "điều trị có kiểm soát bằng phác đồ ngắn hạn" [DOTS-Directly Observed Treatment Short-course] tại tuyến y tế cơ sở là phương pháp tổ chức chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh lao được khám chữa bệnh và theo dõi một cách tốt nhất. Hệ thống mạng lưới tổ chức chống lao phủ khắp toàn quốc và trên tất cả các tuyến y tế thuận lợi cho công tác phát hiện và quản lí điều trị. Người bệnh được các nhân viên y tế giám sát điều trị trực tiếp 2 tháng đầu tiên. Sau đó sẽ được giám sát bởi các nhân viên y tế hoặc người thân hoặc tình nguyện viên trong giai đoạn sau cho đến khi kết thúc điều trị. + Dự phòng: Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Uống INH 300mg/ngày x 6 tháng dự phòng cho những người có nguy cơ mắc lao cao như người có HIV trong các trại giam, trong các trung tâm 05-06. Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. Đờm và các dụng cụ chứa phải được đốt, hoặc xử lý bằng hóa chất.           Thông gió tốt các buồng bệnh và những nơi tập trung nhiều người bệnh. Tận dụng tối đa ánh nắng và gió trong môi trường sống và làm việc.

7.3. Nguyên tắc điều trị.

- Người bệnh phải được điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh - Phương pháp điều trị có kiểm soát trực tiếp [DOTS]. - Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế qui định cho các trường hợp lao phổi mới được phát hiện. 2S[E]HRZ/4RH hoặc 2S[E]HRZ/6HE - Tuân thủ nguyên tắc: Uống thuốc đúng phác đồ. Uống thuốc đủ thời gian. Uống thuốc đều đặn vào 1 lần nhất định trong ngày, xa bữa ăn.

7.4. Kiểm dịch biên giới: Tất cả các trường hợp lao phổi AFB[+] phải được thông báo với cơ quan y tế chịu trách nhiệm của những quốc gia người bệnh đi qua để quản lý và đảm bảo người bệnh được điều trị liên tục.         

Admin

Video liên quan

Chủ Đề