Phá thai sau bao lâu thì có thể có thai

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ phá thai như do yếu tố bệnh lý, thai nhi bị dị tật hoặc có thể do mang thai ngoài ý muốn. Vì vậy, hầu hết các bà mẹ đều có chung một thắc mắc: “Phá thai xong có con được không?” Monkey sẽ giúp các chị em giải đáp rõ hơn trong bài viết này.

Phá thai là gì?

Phá thai là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Đây là hành động chấm dứt thai kỳ ngay trong giai đoạn sớm bằng các thủ thuật y tế hoặc dùng thuốc. 

Nguyên nhân chính dẫn đến việc phá thai có thể do các yếu tố bệnh lý hoặc có thể do hoàn cảnh sống bắt buộc thai phụ phải quyết định như vậy. Trong đó, đa số những trường hợp mẹ bầu phá thai là các chị em chưa có ý định mang thai vì còn đang trong tuổi đi học, người chưa đủ khả năng tài chính để sinh con hoặc bị hiếp dâm,...

Những trường hợp bất đắc dĩ buộc phụ nữ chọn cách phá thai là do:

  • Thai phụ mắc bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như: bệnh tim mạch, thận,...

  • Thai nhi được chẩn đoán mắc dị tật bẩm sinh, thai không có tim, thai ngừng phát triển,...

Song nhìn chung tất cả những nguyên nhân dẫn đến phá thai đều là do người mẹ không áp dụng hoặc áp dụng nhưng không có hiệu quả các biện pháp tránh thai. 

Phá thai xong có thể mang thai nữa không?

Việc nạo phá thai có tác động trực tiếp đến buồng tử cung của người phụ nữ. Vì vậy, các chị em phụ nữ quyết định phá thai đều lo lắng, liệu phá thai xong có con được không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa sản, các phương pháp phá thai hiện nay về cơ bản đều an toàn nên phụ nữ vẫn có cơ hội mang thai lại sau khi phá. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phá thai không an toàn, bắt nguồn từ một trong những lý do như:

  • Lựa chọn cơ sở y tế không uy tín, chất lượng

  • Tay nghề bác sĩ thực hiện kém

  • Phương pháp phá thai không phù hợp

Tất cả đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm giảm đi cơ hội làm mẹ của thai phụ. Đặc biệt, người càng phá thai nhiều lần thì tỉ lệ vô sinh và gặp các rủi ro khác càng tăng lên.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, hậu quả của việc nạo phá thai có thể xảy ra muộn hoặc sớm. Trong đó, hậu quả của việc phá thai có thể xảy ra sớm như:

  • Chảy máu: Chảy máu âm đạo hoặc tử cung bị ứ máu là tình trạng thường gặp đối với những trường hợp phá thai khi thai to, phá thai bị sót nhau, thủng tử cung, rách cổ tử cung hay tử cung co hồi kém,...

  • Nhiễm trùng: 

    • Nếu sau khi phá thai, người bệnh bị sốt cao, đau vùng bụng dưới, khí hư có mùi hôi, có mùi và cảm thấy đau khi quan hệ thì đấy chính là biểu hiện của sự nhiễm trùng. 

    • Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bệnh nhân không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc vệ sinh âm đạo không đúng cách. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do phẫu thuật còn sót nhau, dụng cụ nạo phá thai không được vô trùng và tiến hành phá thai trong không gian chưa đảm bảo vô trùng.

Ngoài ra, phụ nữ phá thai còn có nguy cơ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng khác như:

  • Vô kinh, vô sinh: Vô kinh là hiện tượng vô kinh thường gặp ở những người từng nạo phá thai nhiều lần và là hậu quả để lại do bệnh viêm dính buồng tử cung. Đấy là lý do khiến phụ nữ mang thai không thể có thai lại. Ngoài ra, viêm tắc vòi tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới sau khi phá thai.

  • Sảy thai liên tục: Trong một số trường hợp tuy có thể mang thai lại sau khi phá thai nhưng lại rất dễ sảy thai. Tình trạng này diễn ra hết lần này đến lần khác là do cổ tử cung, eo tử cung đã bị tổn thương từ những lần phá thai trước đó.

  • Mang thai ngoài tử cung: Các thủ thuật nạo phá thai có thể gây ra các tổn thương như tắc vòi trứng, thành tử cung bị suy yếu. Điều này khiến phôi thai làm tổ ở các vị trí khác ngoài tử cung, mà hầu hết là tại vòi trứng. Khi bị mang thai ngoài tử cung, thai phụ cũng bắt buộc phải đình chỉ thai kỳ để không gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Nhau tiền đạo: Đây cũng là tình trạng trứng không làm tổ được tại vị trí thuận lợi trong tử cung mà phải đậu ở các vị trí bất thường xung xung quanh tử cung.

Nhìn chung, những hậu quả này hầu hết là do khắc phục hậu quả sớm xảy ra không hiệu quả, hoặc là do quá trình nạo phá thai diễn ra quá thô bạo. Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, nếu không gặp các vấn đề bất khả kháng, các chị em không nên phá thai.

Xem thêm:

Phá thai bao lâu có thể mang thai lại?

Theo quy luật sinh học, hiện tượng rụng trứng có thể xảy ra sau 2 tuần phá thai. Nếu quan hệ tình dục trong thời điểm này vẫn có khả năng thụ thai. Tuy nhiên, có trường hợp mang thai lâu thì cơ thể phụ nữ có thể không rụng trứng trong vài tuần sau khi phá vì hormone thai kỳ vẫn chưa hết.

Hơn nữa, theo ý kiến của các chuyên gia, nếu phụ nữ muốn sinh con tiếp sau khi phá thai cần chờ thời gian tối thiểu 6 tháng. Đây chính là thời điểm lý tưởng để phụ nữ phá thai mang thai trở lại. Vì nếu tiếp tục có thai sau khi phá chưa lâu sẽ rất nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi.

Trong trường hợp phá thai nội khoa, thuốc phá thai khiến tử cung bị mềm đi, gây ra tình trạng chảy máu nhiều. Còn với trường hợp phá thai bằng các thủ thuật y tế, tử cung càng cần nhiều thời gian để lành lại, đảm bảo đủ sức khỏe để mang thai tiếp.

Tốt nhất, để chắc chắn sức khỏe bạn đủ điều kiện để có thể tiếp tục mang thai, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn chính xác nhất. Vì khả năng phục hồi tử cung còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người và quá trình nạo phá thai được thực hiện ra sao.

Phụ nữ cần chuẩn bị những gì để mang thai lần tiếp theo?

Để chuẩn bị cho kế hoạch thai kỳ khỏe mạnh, điều quan trọng là các chị em đã sẵn sàng về mặt thể chất và cả tâm lý. Theo đó, các chị em cần giữ cho mình tâm lý ổn định, thoải mái nhất, tránh căng thẳng, stress vì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non,...

Về mặt thể chất, do từng phá thai trước đó nên cần đảm bảo chắc chắn sức khỏe các mẹ đã hoàn toàn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, sức khỏe người bố cũng đóng góp một phần quyết định đến sự phát triển của thai nhi, tránh nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh,...

Vì thế, cả bố và mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để sàng lọc, phát hiện các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và điều trị dứt điểm trước khi thụ thai. Các bác sĩ khuyến cáo, thời gian hai vợ chồng nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe sinh sản là trước khi mang thai từ 3-5 tháng.

Như vậy, vấn đề “phá thai xong có con được không?” mà nhiều chị em thắc mắc đã được giải đáp rất rõ ràng trong bài viết này. Để phòng tránh nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản, các chị em phụ nữ hãy tự biết cách chăm sóc thai kỳ thật tốt hoặc áp dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn để không phải đưa ra quyết định phá thai như vậy.

What You Should Know About Pregnancy After Abortion - Ngày truy cập: 25/04/2022

//www.healthline.com/health/womens-health/pregnancy-after-abortion

Mang thai sau phá thai là một sự việc không hề hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Vì một lý do nào đó, người phụ nữ muốn chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, sau đó, cũng chính người phụ nữ ấy lại muốn mang thai một lần nữa. Vậy liệu rằng mang thai ở thời điểm như thế có khó khăn gì hay không? Thai nhi có phát triển bình thường được hay không? Tất cả sẽ được YouMed giải đáp qua bài viết sau đây.

1. Mang thai sau phá thai là như thế nào?

Phá thai, nạo hút thai hiện nay thường do mang thai ngoài ý muốn. Một nguyên nhân nữa là thai nhi bị dị tật, thai phụ bị bệnh và cần phải bỏ thai. Sau khi phá thai, người phụ nữ muốn mang thai trở lại. Vấn đề này được gọi là mang thai sau phá thai. Hiện nay, tình huống này xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội.

Nạo hút thai

2. Phá thai ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?

Việc phá thai nếu được các bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện, đồng thời được hướng dẫn y tế thích hợp sẽ rất an toàn. Bên cạnh đó, việc phá thai sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh con của người phụ nữ sau này.

Tuy nhiên, những biến chứng có thể gặp khi phá thai hay nạo hút thai như:

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng tử cung và phần phụ.
  • Viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
  • Mô sẹo hình thành trong tử cung.
  • Nhiễm trùng huyết,…
Chảy máu do nạo phá thai

Hiện nay, y học ngày càng hiện đại và tiến bộ. Chính vì vậy, tỷ lệ nhiễm trùng và biến chứng sau quá trình nạo hút thai đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, nếu nạo phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, cụ thể như sau:

  • Xuất huyết âm đạo trong những tháng đầu mang thai.
  • Dễ sảy thai hơn.
  • Sinh con nhẹ cân, non tháng.
  • Sinh khó như: nhau tiền đạo, nhau bong non.
  • Tăng tỷ lệ bị thai ngoài tử cung.

>> Tiêm phòng khi mang thai có quan trọng hay không? Những điều bạn cần biết về tiêm phòng khi mang thai tại Đây.

3. Những ảnh hưởng tâm lý

Những người phụ nữ từng phải nạo phá thai sẽ phải đối mặt với các tổn thương về tâm lý như:

  • Dễ nóng giận
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Dễ bị lo âu.
  • Cảm thấy tội lỗi, xấu hổ
  • Dễ bị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh, thậm chí là bị tâm thần.

Chính những biến đổi tâm lý như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai sau phá thai. Thai nhi của lần mang thai sau này sẽ phát triển không tốt. Đồng thời, em bé sinh ra sẽ không khỏe so với những người mẹ chưa từng phá thai.

Trầm cảm sau phá thai

4. Thời điểm thích hợp để quan hệ sau khi nạo phá thai

Để hạn chế việc sức khỏe gặp những tác động tiêu cực, sau khi nạo phá thai, chị em phụ nữ không nên quan hệ tình dục sớm. Cần lưu ý là nên thực hiện tái khám đầy đủ và đúng lịch. Đồng thời uống thuốc theo toa của bác sĩ để không bị viêm nhiễm.

Vấn đề quan hệ sau phá thai

Việc tái khám đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa đánh giá được mức độ hồi phục sức khỏe. Đồng thời phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe có liên quan.

>> Những điều bạn cần biết về hội chứng rượu bào thai tìm hiểu thêm tại Đây.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, người phụ nữ chỉ nên quan hệ tình dục sau khi tiến hành nạo hút thai từ 4 đến 8 tuần. Với những người có thể trạng gầy, yếu, tốc độ phục hồi chậm, phá thai khi tuổi thai đã lớn,… thì cần thời gian lâu hơn. Bạn nên kéo dài thời gian không quan hệ tình dục lên đến hơn 3 tháng hoặc cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn.

5. Thời điểm thích hợp để mang thai sau phá thai

Như những thông tin mà bài viết đã trình bày, thời điểm thích hợp để mang thai cũng gần với thời điểm có thể quan hệ trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến khích chị em phụ nữ nên có thai sau ít nhất 2 tháng đến 3 tháng kể từ khi phá thai.

Mang thai sau phá thai

Bởi vì lúc này, những điều kiện thuận lợi cho việc có thai sẽ hội tụ đầy đủ như:

  • Ổn định về mặt tâm lý.
  • Cơ quan sinh dục hoạt động lại bình thường.
  • Chu kỳ kinh nguyệt được ổn định.
  • Nguy cơ viêm nhiễm do nạo phá thai là không còn.
  • Tử cung phục hồi sức khỏe để chuẩn bị cho quá trình nuôi bào thai mới.
  • Các hormon như: Estrogen, Progesteron, Prolactin hoạt động lại bình thường. Chúng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ thai và phát triển thai nhi.

6. Cách để nhanh thụ thai trở lại sau khi phá thai

Bạn không nên nóng vội muốn nhanh thụ thai trở lại ngay sau khi phá thai. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em phụ nữ nên kiêng giao hợp từ 4 đến 8 tuần sau nạo hút thai. Đồng thời, trong khoảng thời gian để cho cơ thể người phụ nữ bình ổn trở lại, các bạn nên sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn như:

  • Sử dụng bao cao su.
  • Uống thuốc tránh thai hàng ngày.
  • Cấy que.
  • Đặt vòng,…

Sau khoảng thời gian hồi phục đó, để nhanh thụ thai trở lại thì chị em phụ nữ nên:

  • Ăn uống đầy đủ chất.
  • Hạn chế thức khuya.
  • Ổn định về mặt tâm lý, tránh lo âu, căng thẳng.
  • Không nên làm những việc nặng trong những ngày cận quan hệ tình dục.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Ăn uống đầy đủ chất để tăng khả năng thụ thai

7. Chăm sóc mẹ bầu

Để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường trong bụng mẹ, các bạn cần phải:

  • Ăn uống đầy đủ chất, nhất là các vitamin.
  • Bổ sung chất sắt, axit folic từ thực phẩm, từ viên uống.
  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mang thai.
Thực phẩm giàu axit folic

Trên đây là những thông tin về mang thai sau phá thai mà YouMed muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bạn đọc nhất là chị em phụ nữ sẽ nắm rõ. Từ đó, các bạn sẽ có được một thai nhi khỏe mạnh sau khi nạo phá thai trong thời gian trước đây.

>> Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Nó kéo dài bao lâu? Muốn biết thêm về hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể xem thêm tại Đây

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Video liên quan

Chủ Đề