Phan kiên cường là ai

Tin tưởng và dũng cảm theo đuổi điều mình mong muốn là điều đáng trân trọng. Tuy nhiên, khi những nỗ lực không thể mang lại kết quả tốt, bạn có đắn đo về con đường mình lựa chọn? Bạn có thắc mắc liệu bản thân đang kiên cường theo đuổi mục tiêu hay cố chấp bám víu thứ không thuộc về mình? Hãy cùng ELLE khám phá điểm khác biệt giữa những người kiên cường và người ngoan cố thông qua bài viết dưới đây nhé.

Người Ngoan cố

1. Phụ thuộc

Phần đông những người ngoan cố thường phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Họ tin rằng giá trị của bản thân phải được đánh giá dựa trên cách nhìn của những người xung quanh. Vì vậy, thay vì buông bỏ những điều không phù hợp với chính mình, họ lại cố chấp vin vào những thứ không thực tế. Một trong những nguyên do lớn dẫn đến sự phụ thuộc này là vì họ bị điều khiển bởi hiệu ứng đám đông.

Một nguyên nhân khác có thể đến từ gia đình. Nhiều người có tính cách cố chấp thường sống trong môi trường của sự sai khiến, quyền lực. Họ tự ti và không tìm thấy sức mạnh của bản thân. Người ngoan cố không hiểu bản thân cần gì, muốn gì. Họ chạy theo những mục tiêu vô định và những đích đến hão huyền. Vì mơ hồ với chính mình nên những người này có xu hướng làm phận “tầm gửi” vào người khác và không muốn thoát ra khỏi vòng tròn an toàn.

2. Cứng nhắc và bảo thủ

Thông thường, những người sở hữu tính cố chấp đều khá hung hăng và hiếm khi lắng nghe ý kiến của người khác. Thật khó để những người này có thể mở lòng và tiếp nhận những lời khuyên. Bởi những gì họ nhìn thấy không có gì hơn ngoài “khoảng trời” chật hẹp do chính họ tô vẽ nên.

Người ngoan cố rất thích thao túng và điều khiển người khác. Họ khá quyết liệt trong việc bảo vệ quan điểm của bản thân và luôn muốn mọi người phải làm theo ý mình. Họ có thể dành cả giờ đồng hồ chỉ để tranh luận, chứng minh là mình đúng và “giành phần thắng” về phía mình. Tuy nhiên, điều này lại khiến họ mất đi những mối quan hệ giá trị và nhiều cơ hội tiềm năng.

3. Sợ hãi

Bề ngoài, những người ngoan cố thường tỏ ra bình ổn, tự tin nhất có thể. Nhưng sâu bên trong họ lại chất chứa những nỗi sợ hãi, vô vọng và tự ti. Đối với họ, sự thất bại là một trong những mối lo lớn nhất. Điều này dẫn họ đến những hành vi khiên cưỡng và có phần mù quáng.

Nỗi sợ hãi khiến cho tâm trí của những người ngoan cố mù mờ và thiếu sáng suốt. Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật và tự “che mắt” mình bằng những ảo tưởng sai lệch. Cũng vì sợ hãi mà ý chí của những người này trở nên yếu ớt, họ sợ sự thay đổi và không thể chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Đây cũng là lý do tại sao họ phớt lờ những lời khuyên hữu ích, những ý kiến đóng góp cho sự phát triển của bản thân. Họ luôn cảm thấy bị đe dọa khi nhận được những lời khuyên và thường “xù lông” để đáp trả những ý kiến trái chiều.

4. Muốn chứng tỏ bản thân và không màng hậu quả

Những người ngoan cố hay tỏ ra thông minh và giỏi giang hơn người. Họ muốn thể hiện bản thân và chạy theo những giá trị hão huyền bất chấp hậu quả để lại cho cộng đồng và chính họ. Để đạt được mục tiêu, họ có thể nói dối, lợi dụng người khác, tự đề cao hoặc hạ thấp bản thân, thậm chí thực hiện những hành vi trái với pháp luật và đạo đức. Một số nhà khoa học cho rằng sự kiêu ngạo của những người ngoan cố là biểu hiện của “sự ảo tưởng về tính hoàn hảo”.

Người Kiên cường

1. Độc lập

Trái ngược với người ngoan cố, người kiên cường sẽ không phụ thuộc vào ý kiến của người khác bởi họ luôn tin tưởng vào chính mình. Họ có thể đi ngược với số đông nhưng không vì thế mà đánh mất đi sự kiên định của bản thân. Những điều kiện ngoại cảnh cùng những khó khăn, thử thách không thể nào đánh gục những người kiên cường. Sóng gió không những không làm họ chùn bước mà ngược lại còn khiến “đôi cánh” của họ thêm vững vàng và cứng cáp.

Nếu như người ngoan cố dễ nổi giận và bất bình bởi sự chống đối thì người kiên cường lại không hề bị lung lay bởi những ý kiến trái chiều. Họ tự quyết định và chịu trách nhiệm cho những sự lựa chọn của mình dù lựa chọn đó có khiến họ thất bại.

2. Linh hoạt

Những người kiên cường rất bản lĩnh và độc lập, tuy nhiên, không vì vậy mà họ khước từ cơ hội được trau dồi, học hỏi. Họ luôn mở lòng để lắng nghe những lời góp ý và học hỏi trên nhiều phương diện. Họ tập trung tối đa để hoàn thành mục tiêu nhưng không mù quáng, lãng phí thời gian vào những việc vô ích. Sự uyển chuyển và linh hoạt chính là “chìa khóa” để họ mở ra “cánh cửa” thành công. Ngoài ra, những người kiên cường cũng rất can đảm để đối diện với những “góc tối” của mình, đồng thời cố gắng thay đổi để hoàn thiện hơn.

Bởi vì có tầm nhìn bao quát, người kiên cường không bất chấp tất cả để chạy theo mục tiêu, thay vào đó, họ vạch ra những hướng đi thông minh để tối ưu hóa khả năng của bản thân. Họ coi trọng thời gian, công sức của người khác và chính mình. Vì thế, người kiên cường là những người biết nói “Không” đúng thời điểm. Đó cũng là cách để họ thiết lập ranh giới và tự bảo vệ mình.

3. Tự tin

Sự tự tin của những người kiên cường đến từ sự thấu hiểu bản thân. Hơn ai hết, họ là người rõ nhất về mong muốn và định hướng của chính mình. Điều này giúp những người kiên cường biết sắp xếp thời gian và lối sống phù hợp. Họ chấp nhận rủi ro và thất bại như một phần của cuộc hành trình. Đối với họ, khó khăn chính là những bài học giúp họ trưởng thành và mạnh mẽ hơn trong tương lai. Vì vậy, họ không ngại mắc sai lầm, đồng thời sẵn sàng trải nghiệm nhiều điều mới.

4. Muốn mang lại giá trị cho bản thân và những người xung quanh

Với những người kiên cường, một trong những mục đích quan trọng của họ đó là “nâng cấp” chính mình và tạo ra những điều ý nghĩa cho cộng đồng. Họ mạnh mẽ, quyết tâm để hoàn thành điều mình mong ước nhưng không đánh mất những giá trị đạo đức hay gây ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội.

Cụ Trần Hữu Dực sinh ngày 15-1-1910 tại làng Dương Lệ Đông, tổng An Gia, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nay thuộc xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân trong một gia đình nho học nhưng thực chất là nông dân nghèo, cụ tham gia hoạt động cách mạng từ năm 15 tuổi, và đến năm 1929, khi mới 19 tuổi, cụ được kết nạp vào Đảng cộng sản. Năm 1930, khi tròn 20 tuổi, cụ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Trong 60 năm hoạt động cách mạng của mình, cụ bị đế quốc thực dân bắt giam tại bốn nhà tù, nhà đày, đó là: nhà tù Quảng Trị, nhà đày Lao Bảo, nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà tù Phan Thiết với tổng thời gian tù đày là 13 năm. Trước mọi cực hình tra tấn tàn khốc của kẻ thù, cụ đã giữ vững ý chí chiến đấu, kiên cường “bước qua đầu thù”.

Ông Trần Hữu Thắng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ, con trai út của cụ kể: “Khi đối mặt với kẻ thù, ba tôi đã chịu mọi cực hình tra tấn, mọi thủ đoạn rất dã man của kẻ thù. Nhiều lúc chết đi sống lại trước những đòn roi tra tấn và công cụ cực hình, ông đều vượt qua. Ba tôi còn nhắn nhủ với các đồng chí của mình đang bị giam trong các nhà tù rằng, nếu khi kẻ thù tra tấn mà mình run sợ thì mình càng bị chúng lấn tới và khả năng chịu đựng của mình sẽ kém hơn. Thậm chí ông còn thách thức với những kẻ đã tra tấn ông. Chính những kẻ đã tra tấn ba tôi thì lại run sợ trước ý chí kiên cường và sức chịu đựng của ông. Chính tên chánh mật thám Pháp tại nhà tù Phan Thiết cũng phải thốt lên rằng, những người cộng sản như ông thì chúng cũng phải đầu hàng, không có thể làm gì khác được”.

Sau Cách mạng Tháng Tám, cụ Trần Hữu Dực được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Trung Bộ. Trong quá trình công tác, cụ được Đảng và Nhà nước giao nhiều trọng trách khác nhau: Ủy viên Trung ương Đảng [khóa I, II, III, IV], đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII, Ủy viên Đảng đoàn Chính phủ, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Trưởng Ban công tác nông thôn Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nông trường, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Trưởng Ban công tác đặc biệt của Đảng và Nhà nước, Bí thư Khu ủy Trị Thiên, Phó Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… Trong hoàn cảnh công tác nào, cụ cũng nêu cao truyền thống bất khuất, kiên cường, trung thực của người đảng viên cộng sản, chiến đấu quyết liệt chống mọi kẻ thù của cách mạng.

Trong mọi việc làm và hành động của mình, cụ đều chú ý đến việc tiết kiệm, từ việc sử dụng giấy tờ tài liệu, tài sản công, đến chi tiêu cá nhân. Cụ cho rằng, tiết kiệm là một yêu cầu của cách mạng và cuộc sống trong lúc đất nước còn rất khó khăn và cần phải tiết kiệm để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của Tổ quốc. Đúng như phương châm của Nhà nước ta “Tiết kiệm là quốc sách, lãng phí là kẻ thù của cách mạng”, nên cụ thực hiện rất nghiêm túc và luôn nêu một tấm gương về tiết kiệm. Đức tính tiết kiệm của cụ có từ rất lâu, nhưng cũng là học tập từ gương của Bác Hồ để soi vào trong cuộc sống của mình.

Được làm việc với cụ Trần Hữu Dực trong giai đoạn 1964 - 1975, khi cụ giữ chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng và sau đó là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Dương Văn Phúc nhớ lại: “Tôi nghĩ cụ là một con người đặc biệt. Cụ rất tận tụy, hết lòng hết sức vì công việc, chứ không nghĩ gì khác, chỉ công việc và công việc thôi. Cụ rất liêm khiết, không bao giờ có suy nghĩ hay yêu cầu gì cho cá nhân mình. Khi đó tôi vừa phụ trách mảng tổ chức cán bộ, vừa quản trị nên tôi biết rất rõ. Khi làm bất cứ việc gì, cụ cũng đều cân nhắc, không có chuyện nịnh thủ trưởng hay quan tâm thủ trưởng để được thủ trưởng ban cho đặc ân gì đó. Tôi luôn noi gương cụ - một tấm gương sáng về sự tận tụy với công việc, về trách nhiệm và liêm khiết, cuộc sống rất giản dị, không đòi hỏi gì ở Nhà nước cho việc riêng của mình”.

Nhớ về cụ Trần Hữu Dực, ông Trần Việt Phương - nguyên Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Tôi được biết ông Trần Hữu Dực từ khi hoạt động ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp năm 1949. Lúc đó, ông Trần Hữu Dực là Ủy viên Đảng đoàn Chính phủ. Con người ấy mắt nhìn, chân đi, miệng nói, óc nghĩ, tâm ghi và tay làm. Tức là một con người toàn thân hoạt động, và hoạt động suốt đời, từng giây, từng phút, rất hiếm tìm được một con người thứ hai như thế. Trần Hữu Dực là con người dám bay bổng trên bầu trời lý tưởng của mình vì dân, vì nước, vì dân tộc. Đồng chí ấy rất được Thủ tướng Phạm Văn Đồng kính trọng”.

Từ lúc nghe, đọc và biết hai chữ “cộng sản” cho đến khi trở thành người đảng viên và trong suốt cuộc đời, lúc nào cụ Trần Hữu Dực cũng suy nghĩ phải sống sao cho xứng đáng là người cộng sản. Từ hai chữ “cộng sản”, đến Đảng Cộng sản, đảng viên cộng sản, giai cấp vô sản, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chế độ xã hội chủ nghĩa, và rất nhiều vấn đề khác của cách mạng, tất cả đều quy vào con người cộng sản. Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng viết: “Đồng chí Trần Hữu Dực là một đảng viên cộng sản hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, nêu tấm gương kiên cường bất khuất, cần kiệm liêm chính”.

Quốc Khánh

Video liên quan

Chủ Đề