Phân tích các chi tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí

Bài Viết - Th.S Đinh Thị Thu Hiền - TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM

TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM

Th.S Đinh Thị Thu Hiền

Tóm tắt

Với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phức tạp, lượng thông tin càng nhiều, mức độ rủi ro trong việc đưa ra quyết định kịp thời, nhanh chóng càng tăng cao. Đòi hỏi công tác quản lý kinh tế phải không ngừng thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu quản lý mới. Bản thân mỗi doanh nghiệp cần có những thay đổi phù hợp với tình hình hiện tại và đón đầu với xu hướng mới. Đối với những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sự phân cấp quản lý càng nhiều, nhu cầu quản lý này đòi hỏi phải hình thành và xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm. Bài viết xin tìm hiểu các nội dung về hệ thống trung tâm trách nhiệm trong các doanh nghiệp.

Từ khóa: hệ thống trung tâm trách nhiệm, doanh nghiệp, nhu cầu quản lý…

1. Tổng quan về hệ thống trung tâm trách nhiệm [KTTN]

1.1 Khái quát về hệ thống trung tâm trách nhiệm

Có nhiều quan điểm đề cập đến hệ thống trung tâm trách nhiệm, cụ thể như sau:

Vào năm 1952 kế toán trách nhiệm được đề cập đến lần đầu theo học giả Higgins, theo đó kế toán trách nhiệm là quá trình kiểm soát chi phí, đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức.

Theo James R.Martin định nghĩa: “Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin và kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đều có quyền và trách nhiệm riêng biệt”. Theo đó, có thể phân chia, tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm hoặc toàn bộ các công việc. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận do một người quản lý chịu trách nhiệm và kiểm soát từ chi phí, thu nhập đến kết quả của bộ phận đó.

Nhóm tác giả Antle& Smith [1986] cho rằng, kế toán trách nhiệm là một quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá của các cấp quản lý trong DN, bao gồm cả các chức năng hỗ trợ quyết định cho các nhà quản lý cấp thấp và các chức năng đánh giá hiệu năng cho cấp trên để cải thiện động cơ của người quản lý, bằng cách giảm sự không chắc chắn hoạt động và chỉ đạo các hành động thông qua hệ thống khen thưởng mục tiêu.

Mở rộng hơn các quan điểm trên, một số nhóm các tác giả còn có quan điểm khác như nhóm tác giả David F.Hawkins, Jacob Cohen, Michele Jurgens, V.G Nayahan cho rằng, kế toán trách nhiệm không chỉ được đề cập đến các trung tâm trách nhiệm về chi phí, thu nhập, hay tính kiểm soát mà kế toán trách nhiệm còn được xem là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính về những hoạt động thực tế và lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị.

Từ những nghiên cứu trên nhận thấy rằng, kế toán trách nhiệm luôn gắn liền với trách nhiệm quản lý, mỗi doanh nghiệp có quy mô lĩnh vực khác nhau thì kế toán trách nhiệm không giống nhau, nhưng nhìn tổng quát kế toán trách nhiệm được hiểu là công cụ đo lường, kiểm soát đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận có liên quan trong phạm vi cho phép.

1.2. Mục đích của hệ thống kế toán trách nhiệm

- Là công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí của tổ chức. KTTN là sự phát triển của hệ thống kế toán được thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho các cá nhân trong tổ chức, người chịu trách nhiệm kiểm soát. Hệ thống kiểm soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý trong đơn vị..

- Là một bộ phận của kế toán quản trị, nó liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập, chi phí, trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hàng ngày.

-Là một trong những nội dung cơ bản trong kế toán quản trị tại doanh nghiệp [DN]. Nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong điều hành, kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

2. Hệ thống trung tâm trách nhiệm

Tùy thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức, mức độ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhàquản trị DN mà có các trung tâm trách nhiệm tương ứng. Mỗi trung tâm sẽ xácđịnh quyền và trách nhiệm đối với từng đối tượng cụ thể. Trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức có toàn quyền kiểm soát chi phí, doanh thu và các khoản đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm tạo ra mối liên hoàn trong hệ thống quản lý. Căn cứ vào mức độ phân cấp quản lý, quyền và trách nhiệm của trung tâm thông thường có 4 trung tâm trách nhiệm như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trungtâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Căn cứ vào phân cấp quản lý, trách nhiệm vàquyền hạn của các trung tâm mà được nhà quản lý giao để xác định một bộ phậntrong một tổ chức quản lý thuộc trung tâm nào.

- Trung tâm chi phí: Đây là trung tâm có trách nhiệm về chi phí đầu vào của DN. Mục tiêu của trung tâm trách nhiệm chi phí chính là tối thiểu hóa chi phí. Đầu vào của trung tâm là các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, tiền công, tình hình sử dụng máy móc thiết bị… và có thể được đo đạc bằng nhiều cách khác nhau. Để xác định đầu ra của trung tâm chi phí sẽ dựa vào các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh nhưng số lượng, chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…

- Trung tâm doanh thu: Trung tâm này thường phát sinh ở các bộ phận tạo ra doanh thu cho DN như: Các cửa hàng, siêu thị, phòng kinh doanh…. Trên thực tế, một trung tâm thuần túy về doanh thu rất ít tồn tại. Thông thường, các cấp quản lý thường vẫn phải làm kế hoạch và kiểm soát một số chi phí thực tế phát sinh trong trung tâm doanh thu.

- Trung tâm lợi nhuận: Là một trung tâm trách nhiệm mà trong đó người quản lý của trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm cả về chi phí và doanh thu cũng như chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào chính là lợi nhuận. Thông thường, trung tâm trách nhiệm thường gắn với bậc quản lý cấp trung gian, tuy nhiên nhà quản trị trung tâm này có thể quyết định toàn bộ các vấn đề từ chiến lược hoạt động đến thực hành tác nghiệp của DN. Mục tiêu phải thực hiện của trung tâm này là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, trung tâm lợi nhuận không chỉ có trách nhiệm ở doanh thu mà còn có cả trách nhiệm về chi phí.

- Trung tâm đầu tư: Là trung tâm mà ở đó nhà quản lý chịu trách nhiệm cả về doanh thu, chi phí và xác định vốn hoạt động cũng như các quyết định đầu tư vốn. Trung tâm đầu tư thường đại diện cho mức độ quản lý cấp cao nhất. Nhà quản trị của trung tâm đầu tư có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả việc đầu tư trong DN.

Theo hệ thống các trung tâm trách nhiệm trên, mỗi trung tâm thực hiện một chức năng nhiệm vụ riêng và góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động để thiết lập các trung tâm sao cho hoạt động có hiệu quả nhất. Quá trình quản lý trong thời kỳ hội nhập càng phức tạp thì lượng thông tin càng lớn và các trung tâm trách nhiệm cần có những phương pháp cách thức kiểm soát phù hợp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Tóm lại, hệ thống các trung tâm trách nhiệm hoạt động trong doanh nghiệp ngày càng quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro và đẩy mạnh quá trình kiểm soát. Các trung tâm nên có sự liên kết với nhau nhằm bổ sung những thông tin, cách đánh giá từ đó cho ra những cách thức hoạt động phù hợp, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các trung tâm thường xuất hiện trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn ngược lại các doanh nghiệp có quy mô vừa lại chưa thật sự quan tâm đến các trung tâm này.

Tài liệu tham khảo

  1. Phạm Văn Dược [2008], Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê, Đại học kinh tế TP HCM
  2. Nguyễn Năng Phúc [2009], Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Thống Kê
  3. Phan Đức Dũng [2010], Phân tích Hoạt động kinh doanh, NXB tài chính

Đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là điều tất yếu mà bất kỳ chủ doanh nghiệp, nhân viên tư vấn đầu tư, tài chính, cấp quản lý và nhà đầu tư nào cũng cần thực hiện để đưa ra quyết định thông minh cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mình. Cùng tìm hiểu các tiêu chí đánh giá và lưu ý quan trọng khi thực hiện trong bài viết dưới đây!

Những lưu ý khi đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

1. Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác, trước tiên ta cần hiểu hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Có 2 quan điểm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

  • Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả tài chính doanh nghiệp dùng để chỉ hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
  • Quan điểm thứ hai: Hiệu quả tài chính là hiệu quả của huy động vốn. Trong khi đó, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thuộc về hiệu quả kinh doanh.

Dù theo quan điểm nào, hiệu quả tài chính cũng đều phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó.

Bản chất tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp  với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.

2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề quan tâm của cả nhà đầu tư bên trong, bên ngoài doanh nghiệp cũng như các bên liên quan. Thật vậy, thông qua việc đánh giá hiệu quả tài chính, nhà đầu tư sẽ định hướng đúng để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý cũng như có bước điều chỉnh nguồn vốn phù hợp.

Đánh giá hiệu quả tài chính mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu và phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:

3.1. 3 chỉ tiêu thường dùng

Có 3 chỉ tiêu thường dùng để phản ánh vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản [ROA], tỷ suật lợi nhuận trên doanh thu [ROS], tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [ROE].

Các chỉ tiêu thường dùng đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản [ROA]:

Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

  • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu [ROS]:

Là chỉ số cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [ROE]:

Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng dảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

3.2. Một số chỉ tiêu khác

Ngoài 3 chỉ tiêu ROA, ROS, ROE thường dùng, để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, người ta còn dùng một số chỉ tiêu khác như: Khả năng thanh toán hiện hành, Vòng quay tổng tài sản, Vòng quay hàng tồn kho, Kỳ thu tiền bình quân. Cụ thể:

Một số chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả tài chính

  • Khả năng thanh toán hiện hành: Là chỉ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ nần một cách tổng quát của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng giá trị tài sản / Tổng nợ phải thanh toán

Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình

  • Vòng quay hàng tồn kho: Là chỉ số thể hiện trong 1 kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng, phản ánh hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

Là chỉ số thể hiện khoảng thời gian thu về các khoản nợ phải thu của khách hàng nợ doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý các khoản nợ phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân = [Nợ phải thu khách hàng bình quân x thời gian kỳ phân tích] / Doanh thu thuần

4. Lưu ý khi đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Khi đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu, cần xem xét:

  • Những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp: Để hiểu xem doanh nghiệp có đạt được hiệu quả tài chính hay không.
  • So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khác: Để xem doanh nghiệp có hoạt động tốt trong ngành hay không.
  • Khuynh hướng phát triển ngành: Để xem doanh nghiệp có đang phát triển theo đúng xu hướng của ngành hay không.

5. Đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp với BIR

Việc đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là hoạt động cần nhiều số liệu và sự tỉ mỉ. Điều này sẽ cực kỳ khó thực hiện nếu bạn muốn đánh giá doanh nghiệp đối tác hoặc bạn không có quyền truy cập dữ liệu công ty.

BIR - Báo cáo thông tin doanh nghiệp của CRIF D&B Việt Nam là giải pháp tuyệt vời cho bạn, giúp hạn chế rủi ro, xác định sự ổn định của doanh nghiệp, tìm hiểu những thay đổi có thể ảnh hưởng đế mối quan hệ mua và tín dụng của 1 doanh nghiệp. Từ đó, BIR góp phần giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất.

Báo cáo thông tin doanh nghiệp [BIR] là giải pháp giúp đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

BIR cung cấp các thông tin tài chính của doanh nghiệp như:

  • Chỉ số thanh toán hiện hành.
  • Chỉ số thanh toán nhanh.
  • Biên lợi nhuận thuần/lợi nhuận bán hàng.
  • Doanh thu.
  • Giá trị ròng.
  • Tổng tài sản.
  • Tổng nợ phải trả.
  • Lợi nhuận sau thuế.
  • Hoàn trả tài sản.
  • Tổng nợ đến giá trị ròng.

Như vậy, BIR cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp trong báo cáo, từ đó là công cụ hỗ trợ tuyệt  vời giúp đánh giá hiệu quả tài chính để ra quyết định kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, BIR còn cung cấp các thông tin khác như chỉ số rủi ro, D&B rating, lịch sử hình thành, các chi nhánh, số lượng nhân viên qua các thời kỳ… Điều này giúp mọi đối tác trong doanh nghiệp, ngoài doanh nghiệp và các bên liên quan có thể điều chỉnh quyết định phù hợp, đem tới sự phát triển lâu dài.

Mua nhiều báo cáo của các doanh nghiệp cùng 1 lúc sẽ được nhận ưu đãi về giá. Để nhận tư vấn kỹ càng từ CRIF D&B Việt Nam về báo cáo BIR - Giải pháp tối ưu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ:

Video liên quan

Chủ Đề