Pháp luật là gì kỉ luật là gì Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

A. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn

B. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn

C. Giúp cho mọi người gần nhau hơn

D. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động

Đáp án đúng D.

Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

Lý giải việc chọn đáp án D là do:

Pháp luật là Các qui tắc xử sự chung, Có tính bắt buộc Do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng.

Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức. Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau….

Để quản lý toàn tầng lớp, nhà nước dùng nhiều dụng cụ, nhiều biện pháp, nhưng luật pháp là công cụ quan yếu nhất. Pháp luật của mỗi xã hội đều thể hiện ý chí chính trị của giai cấp thống trị, đòi hỏi phải phù hợp với chế độ xã hội ấy, đó là yếu tố điều chỉnh mang tính chất bắt buộc chung đối với các quan hệ xã hội.

Với những đặc điểm riêng của mình, luật pháp có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Cũng nhờ có luật pháp, quốc gia có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và rà, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các viên chức nhà nước và mọi công dân.

Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng, một tập thể nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ.

Ý nghĩa của pháp luật và đạo đức:

– Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động;

– Xác định trách nhiệm, quyền lợi của mọi người;

– Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo một hướng chung.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật và Kỷ luật là hai khái niệm được để cập nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được hai khái niệm này. Vậy Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Câu hỏi:

Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.

Đáp án đúng là đáp án A. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng

Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước. Đối với các tổ chức ngoài nhà nước thì kỷ luật ở đây chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo. Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể trong xã hội bắt buộc phải tuân thủ.

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:

+ Phương án B: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo là đáp án hoàn toàn sai. Bởi vì pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người trong xã hội, bắt buộc mọi người phải tuân theo. Ngược lại kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, kỷ luật không áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội.

+ Phương án C: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt là đáp án chưa chính xác. Bởi vì pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người trong xã hội, bắt buộc mọi người phải tuân theo. Ngược lại kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, kỷ luật không áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội. Ngoài điểm khác biệt căn bản trên thì pháp luật và kỷ luật còn có nhiều khác biệt khác.

+ Phương án D: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn là đáp án chưa chính xác bởi vì, pháp luật bắt buộc mọi chủ thể trong xã hội tuân theo, còn kỷ luật thì chỉ bắt buộc đối với những chủ thể thuộc cơ quan, tổ chức ban hành kỷ luật.

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án A Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

CÂU HỎI:So sánh sự khác nhau giữa kỉ luật và pháp luật?

LỜI GIẢI:

Điểm giống nhau:Pháp luật và kỉ luật có những nét tương đồng sau:

+ Đều có tính bắt buộc

+ Đều là những quy tắc xử sự chung

+ Giúp cộng đồng, xã hội phát triển theo định hướng, có trật tự

Sự khác nhau:

Tiêu chí

Pháp luật

Kỉ luật

Tính bắt buộc

Mạnh hơn

Yếu hơn

Chủ thể ban hành

Nhà nước

Tổ chức, cộng đồng

Đảm bảo thực hiện

Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước

Không có quyền lực nhà nước

Phạm vi áp dụng

Rộng hơn, phạm vi cả nước

Hẹp hơn, trong phạm vi cộng đồng, tổ chức

Hình phạt

Các hình phạt do nhà nước quy định: Phạt tiền, phạt tù,...

Các hình phạt do tổ chức quy định: Trừ lương, phê bình trước tập thể,...

CÙNG TOP LỜI GIẢI TÌM HIỂU THÊM NHÉ!!!

1. Kỉ luật là gì?

Kỉ luật là quy định chung trong cộng đồng hoặc tổ chức xã hội [Ví dụ: Nhà trường, bệnh viện,...] mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự thống nhất, qua đó đạt hiệu quả cao trong công việc.

2. Pháp luật là gì?

Pháp luật là những quy tắc xử sựu chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước

3. Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kỉ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật và kỉ luật đều giúp mọi người tuân theo những chuẩn mực, đi vào guồng của cuộc sống qua đó hoàn thiện mình hơn và giúp cho xã hội, cộng đồng cùng phát triển chung.

Ví dụ: Pháp luật quy định công dân có quyền được đảm bảo bí mật thư tín => Các quy định kỉ luật cũng phải thực hiện quyền này của công dân, không ai có quyền bắt ép người thuộc cộng đồng, tổ chức phải cung cấp những bí mật thư tín đó.

4. Ví dụ về pháp luật và kỉ luật

Ví dụ về pháp luật:

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm được cài quai đúng cách.

Ví dụ về kỉ luật:

Trong lớp học quy định học sinh không được sử dụng điện thoại trong giờ học, nếu vi phạm thì bị ghi tên vào sổ đầu bài.

5. Bài tập

BT1:Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến chậm:

a]Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.

b]Các bạn nói trên giải thích lại: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật.

Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm? Vì sao?

Bài làm:

- Em đồng tình với quan niệm của bạn Chi đội trưởng.

- Bởi vì: Đội là một tổ chức xã hội, có những quy định, thống nhất để hành động. Vì vậy, khi bạn đã là một thành viên trong tổ chức này, bạn phải tuân thủ những quy định trong tổ chức đó. Do đó, nếu đi chậm không có lí do chính đáng được xem là thiếu kỉ luật là điều chính đáng.

BT2: Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?

Bài làm:

- Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có cả nguyên nhân liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông ví dụ như: Đi sai làn được quy định, tranh dành làn đường, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, chở các vật dụng cồng kềnh…

- Các biện pháp khắc phục:

+ Nghiêm túc chấp hành luật an toàn giao thông

+ Cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm minh xử phạt người đi sai đường, vi phạm pháp luật.

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

BT3:Có người cho rằng pháp luật chỉ cần với những người có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?

Bài làm:

Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức, tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

BT4: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không?

Bài làm:

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.

Video liên quan

Chủ Đề