Tại sao gia đình là nền tảng của xã hội

KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM

[28/6/2001 – 28/6/2021]

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, phát triển bền vững được. Ngày 28/6 hàng năm được gọi với tên thân thương:“Ngày Gia đình Việt Nam”.

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Với ý nghĩa cao đẹp, từ năm 2001, ngày 28/6 được xem là ngày Gia đình Việt Namnhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Với những người làm công tác giáo dục, gia đình không chỉ là mái ấm mà ở đó các nhà giáo dục còn có trách nhiệm định hướng những chuẩn mực về đạo đức, lối sống cho học sinh noi theo.

      Ngày Gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ. Các cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

      Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về trẻ em năm 2002 đã ghi nhận: gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, cần được củng cố... Không có gia đình tốt, không thể có xã hội tốt. Không có đứa con tốt, không thể có một người công dân tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: "Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt". Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách để giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc.

      Ngày nay, gia đình Việt Nam đang được xây dựng với những giá trị nhân văn tiến bộ theo tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc trên cơ sở thực hiện quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em. Trách nhiệm giữa nam và nữ trong công việc chăm lo đời sống gia đình được chia sẻ và tôn trọng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định các công việc quan trọng của gia đình, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ngày càng cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội, gia đình thực hiện và phát huy. Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gia đình còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đang tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình, nhiều giá trị đạo đức của gia đình đang bị mai một và có biểu hiện xuống cấp; tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình; tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng; khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn; mối liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình ngày càng lỏng lẻo; không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà dần dần bị ảnh hưởng.

      Để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc, là nơi duy trì được bản sắc văn hoá truyền thống của mỗi gia đình và của xã hội, đồng thời tiếp thu được cái hay, cái mới, yêu thương quan tâm chăm sóc lẫn nhau, các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam, phải dành thời gian quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường lành mạnh nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

      Năm 2021, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 với chủ đề “Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc” thông qua các thông điệp như: “Hãy để tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn; Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực; Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc; xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; xây dựng môi trường gia đình - cộng đồng - xã hội an toàn, lành mạnh; yêu thương và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình; ông bà, cha mẹ mẫu mực - con cháu thảo hiền; Gia đình là pháo đài, thành viên gia đình là chiến sỹ trong phòng, chống dịch bệnh” nhằm nhắc nhở tất cả mọi người hãy quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam. Đây cũng chính là cách để giữ gìn hạnh phúc, mái ấm và giữ gìn nề nếp, gia phong của mỗi gia đình, trân trọng, bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam.

      Vì một gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, chúng ta hãy tích cực hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày gia đình Việt Nam 28/6; cùng chung tay giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình; tổ chức gặp mặt, sum họp các thành viên trong gia đình nhằm ôn lại truyền thống, nề nếp, gia phong là điều hết sức cần thiết và ý nghĩa, gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau, từng bước đưa “Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

Với ngành Giáo dục và Đào tạo, để giáo dục được người học sinh có phẩm chất, năng lực tốt thì nhà trường không thể không kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh. Mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường là mật thiết, tác động qua lại, tạo nên sự thành công của giáo dục nhà trường. Nếu như giáo dục nhà trường là quan trọng, có tính chất định hướng thì giáo dục gia đình là nền tảng, là nơi nuôi dưỡng tuổi thơ, là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người, là nơi chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống, là nhịp cầu nối các em với nhà trường và xã hội. Vì vậy, các nhà trường nói chung, mỗi thầy, cô giáo nói riêng không chỉ chăm lo giảng dạy các kiến thức bộ môn mà còn hết sức chú ý giáo dục những giá trị truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam, để mỗi một học sinh khi lớn lên biết trân quý và phát triển tốt hơn nữa những giá trị văn hóa tốt đẹp về gia đình,” biết xây dựng gia đình thật sự là tổ ấm, nhân lên những niềm vui, hạnh phúc, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách, niềm tự hào, khát vọng cống hiến, trao truyền những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước Việt Nam thân yêu” như Thông diệp của Chủ tich nước Nguyễn Xuân Phúc gửi tới toàn thể các gia đình nhân dịp kỷ niệm 20 năm  ngày Gia đình Việt Nam 28/6./.

Nguyễn Trọng Bé

Ngày Quốc tế Hạnh phúc [20-3] năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, song Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Tiền Giang vẫn ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động phù hợp tình hình địa phương.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở sẽ tổ chức tuyên truyền trực quan, cổ động bằng các hình thức: Băng rôn, pa nô, áp phích tại trụ sở, cơ quan, trên các trục đường chính, khu vực đông dân cư của các địa phương, với những nội dung hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc: “Yêu thương và chia sẻ”, “Hãy hành động vì gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, “Bảo vệ trẻ em bằng gia đình hạnh phúc”…, nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của gia đình trong xã hội.

ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH

Dân tộc ta luôn đề cao vai trò của gia đình, dù cho xã hội có thay đổi thì vai trò của gia đình cũng không thay đổi. Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, duy trì nòi giống, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục đạo đức, lối sống, nơi hình thành nhân cách con người đầu tiên. Một gia đình hạnh phúc, hòa thuận sẽ tác động tới cộng đồng, thúc đẩy xã hội vận động, tạo ra những biến đổi và phát triển.

Ngành VH-TT&DL tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Ảnh: THU HOÀI

Gia đình hạnh phúc bền vững không chỉ có sự “no ấm, bình đẳng, tiến bộ”, mà còn là nơi hội tụ tổng thể những nét đẹp văn hóa của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội, được thể hiện qua thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình, trong đó phải đảm bảo các nguyên tắc: Đối với người trên phải tôn kính, lễ độ, khiêm tốn và quan tâm, chăm sóc; đối với người dưới phải biểu lộ thái độ thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; đối với người cùng thế hệ phải hết sức tôn trọng, chân thành, bác ái; trong quan hệ vợ chồng phải hòa thuận trên cơ sở tình yêu thương, chung thủy và sự hiểu biết lẫn nhau.

Vì vậy, nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên trong gia đình có lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, thủy chung, tôn trọng kỷ cương, phép nước, cần cù lao động và học tập làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội là một điều hết sức cần thiết.

CHÚ TRỌNG CHẤT LƯỢNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Đối với tỉnh ta, những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đã tạo sự lan tỏa và phát huy hiệu quả tích cực trong đời sống xã hội.

Xây dựng gia đình hạnh phúc là nền tảng phát triển xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình hạnh phúc không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, mà của cả hệ thống chính trị, trong đó cần phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, để việc xây dựng gia đình hạnh phúc đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà.

Tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả, chú trọng đến chất lượng các danh hiệu văn hóa, trong đó đặc biệt là danh hiệu Gia đình văn hóa theo 3 tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú; gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng…

Từng nội dung được cụ thể hóa, có hướng dẫn đăng ký, bình xét công khai, minh bạch. Kết quả, hằng năm trên địa bàn tỉnh đều có trên 90% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh.

Để xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, làm nền tảng xây dựng cộng đồng hạnh phúc trong thời gian tới, thiết nghĩ cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thật sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết thương yêu nhau. Phát huy các nét đặc trưng tốt đẹp trong gia đình Việt Nam truyền thống: Giáo dục đạo đức gia đình, duy trì bữa cơm gia đình, phát huy các hoạt động quan tâm, chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình…

Video liên quan

Chủ Đề