Phí giao dịch chứng khoán thấp nhất

13:00, 15/04/2020

Trong bài viết này:

 

Mặt bằng phí giao dịch chứng khoán, công ty nào miễn phí giao dịch?

Phí giao dịch là khoản phí mà nhà đầu tư phải trả cho CTCK khi giao dịch mua bán khớp lệnh thành công.

Mỗi CTCK áp dụng mức phí giao dịch khác nhau và phụ thuộc vào số tiền trong mỗi lần giao dịch của nhà đầu tư. Với tổng số tiền giao dịch lớn thường có mức phí giao dịch thấp hơn, đặc biệt ở một số CTCK, nhà đầu tư là khách VIP khi giao dịch có thể thương lượng mức phí giao dịch với CTCK.

Theo điều chỉnh của Thông tư số 241/2016/TT-BTC mức phí giao dịch của các CTCK được quy định trong khung từ 0.15%-0.5% trên tổng giao dịch. Với Thông tư 127/2018/TT-BTC, Bộ Tài Chính đã quyết định loại bỏ mức sàn phí giao dịch và chỉ giới hạn mức trần là 0.5% trên tổng số tiền giao dịch.

Việc bỏ mức sàn phí giao dịch tạo điều kiện cho nhiều CTCK đưa ra mức phí thấp hoặc miễn phí giao dịch để cạnh tranh.

Điển hình như VPS, MiraeAsset, Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam [VNSC]… đã áp dụng biểu phí giao dịch 0% trong thời gian ngắn hạn sau khi thông tư được ban hành. Tuy nhiên, chính sách trên không được nhiều doanh nghiệp triển khai trong dài hạn.

Vậy hiện nay, có doanh nghiệp nào đang miễn phí giao dịch không?

Câu trả lời là có! Hai doanh nghiệp còn áp dụng mức phí giao dịch 0% là một đại diện đến từ Hàn Quốc – Pinetree và 1 đại diện từ CTCK trong nước là AIS.

CTCK nào có phí giao dịch thấp nhất?

Ngoài 2 doanh nghiệp miễn phí giao dịch chứng khoán thì TCBS là công ty có mức phí giao dịch thấp nhất chỉ 0.1% tổng giá trị giao dịch.

Với giao dịch dưới mức 500 triệu đồng thì những công ty như FPT, VCBS, BVSC, SSI… là những cái tên tiếp theo có mức phí giao dịch thấp.

Bên cạnh đó, do tác động của dịch cúm Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 14/2020 [áp dụng từ ngày 19/03/2020 – 31/08/2020] về việc sửa đổi mức giá dịch vụ các sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Theo đó, phí giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết [không bao gồm ETF] sẽ giảm từ 0.03% giá trị giao dịch xuống còn 0.027% giá trị giao dịch. Trước động thái này của Bộ Tài chính, hiện nay có 3 CTCK giảm phí giao dịch, gồm VNDirect, Rồng Việt đã giảm 0.003% giá trị giao dịch và Maybank King Eng đã giảm 0.03% giá trị giao dịch. Những CTCK còn lại chưa thấy công bố.

Tố Diệp

FILI

Là một nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán, chắc chắn phải biết và hiểu rõ về phí giao dịch chứng khoán là gì, cách thức giao dịch ra sao. Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Phí giao dịch chính là khoản phải trả cho công ty chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán vô cùng quen thuộc vì đây được xem là điều cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư [NĐT] nào cũng phải biết. Còn được gọi là phí môi giới chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán chính là khoản phải trả cho công ty chứng khoán khi nhà đầu tư khớp lệnh [mua hoặc bán chứng khoán thành công]. Nếu giao dịch đó của NĐT có giá trị càng lớn thì mức phí giao dịch [phí môi giới] sẽ càng thấp.

Dựa vào công thức sau đây, chúng ta sẽ tính được phí giao dịch:

Giá trị giao dịch = Giá * Khối lượng giao dịch

Tiền phí giao dịch = Giá trị giao dịch * Phần trăm phí

Ví dụ:

Mã cổ phiếuGiáKhối lượng giao dịchGiá trị giao dịchPhần trăm phíTiền phí

VNM

73.00050036.500.0000.4%146.000

Ví dụ về phí giao dịch chứng khoán khia giao dịch mã cổ phiếu VNM.

Như ví dụ trên, chúng ta thấy: Khi mua 500 cổ phiếu VMN [Công ty Cổ phần sữa Việt Nam] qua Công ty chứng khoán AAA tạm gọi với giá khớp lệnh là 73.000 VNĐ/cổ phiếu và mức phí giao dịch chứng khoán 0.4%. Lúc này tổng giá trị mua của giá trị này là 36.500.000 VNĐ [mua cổ phiếu] cộng với 146.000 VNĐ [phí giao dịch]. Như vậy, NĐT cần 36.646.000 VNĐ để sở hữu thành công 500 cổ phiếu VNM.

Công ty chứng khoán sẽ tổng hợp lại các giao dịch phát sinh và dựa trên lịch sử giao dịch của NĐT để tính phí giao dịch.

Không những NĐT phải trả phí giao dịch chứng khoán, mà còn nhiều loại phí khác khi thực hiện giao dịch như phí ứng trước tiền bán chứng khoán, phí lưu ký, phí lãi vay margin,… Bởi vì vậy, để đạt được lợi nhuận như mong đợi, NĐT cần phải tính toán kỹ vì các loại phí thông thường chiếm khoảng 35% so với tổng chi phí đầu tư.

Các NĐT khi muốn tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán thì việc bắt buộc cần có đầu tiên là mở tài khoản chứng khoán. Mỗi công ty chứng khoán chỉ mở được 1 tài khoản cho 1 NĐT tương ứng, nhưng NĐT có quyền mở nhiều tài khoản ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Vậy nên khi tham gia vào các giao dịch, NĐT phải đóng các khoản phí bắt buộc theo quy định điển hình như phí giao dịch chứng khoán. 

Hiện nay, Bộ Tài Chính đang đề xuất giảm phí giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết [không bao gồm ETF] từ 0,03% xuống 0,027%; ETF niêm yết giảm từ 0,02% xuống 0,018%; cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đăng ký giao dịch [UPCoM] giảm từ 0,02% xuống 0,018%; chứng quyền có bảo đảm giảm từ 0,02% giá trị giao dịch [GTGD] xuống còn 0,018% GTGD.

Bên cạnh đó, Bộ còn đề xuất giảm thêm cho mức giá dịch vụ dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm [áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch] từ tối đa 0,5% GTGD xuống còn tối đa 0,45% GTGD; giá dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai chỉ số được điều chỉnh giảm từ tối đa 15.000 đồng/hợp đồng xuống còn 5.000 đồng/hợp đồng, còn hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được điều chỉnh giảm từ tối đa 25.000 đồng/hợp đồng xuống còn 8.000 đồng/hợp đồng… Nếu được thông qua sẽ hạn chế phần nào áp lực phí giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư.

Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí bắt buộc NĐT phải đóng, NĐT phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán để thực hiện các giao dịch. Mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở một tài khoản đối với một NĐT, nhưng một NĐT có thể mở nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau.

Phí giao dịch sẽ khác nhau ở mỗi công ty chứng khoán khác nhau

Tùy thuộc vào chiến lược và quy mô kinh doanh mà các doanh nghiệp hay công ty chứng khoán có mức phí khác nhau. Nhưng hiện nay phí giao dịch của các công ty chứng khoán giao động thấp nhất là 0.1 và cao nhất là 0.35:

STTCông ty Chứng khoánPhí giao dịch Cổ phiếu
1Yuanta Việt NamPhí giao dịch 0.1% 
2CTCK SSIKH giao dịch có Môi giới tư vấn
GD qua kênh online: 0.25%
GD qua các kênh khác [Qua nhân viên SSI] [Tổng giá trị GD/TK/ngày]:
Dưới 100 triệu VNĐ: 0.35%
Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu VNĐ: 0.3%
Từ 500 triệu VNĐ trở lên: 0.25%
KH chủ động GD
GD qua kênh online: 0.15%
GD qua các kênh khác [Qua nhân viên SSI]
Dưới 100 triệu VNĐ: 0.35%
Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu VNĐ: 0.3%
Từ 500 triệu VNĐ trở lên: 0.25%
3CTCK HSCGD qua kênh online: 0.2% [từ 1 tỷ VNĐ trở lên: 0.15%]
GD qua chuyên viên môi giới:
Dưới 100 triệu VNĐ: 0.35%
Từ 100 triệu đến dưới 300 triệu VNĐ: 0.3%
Từ 300 triệu đến dưới 500 triệu VNĐ: 0.25%
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ VNĐ: 0.2%
Từ 1 tỷ VNĐ trở lên: 0.15%
4CTCK TCBSPhí GD Cổ phiếu: 0.1%
KH sử dụng gói iWealth Pro hoặc Trial: 0.075%
5CTCK VPSGD trực tuyến: 0.2%
GD qua kênh khác:
Tổng giá trị dưới 100 triệu VNĐ/ngày: 0.3%
Từ 100 đến dưới 300 triệu VNĐ/ngày: 0.27%
Từ 300 đến dưới 500 triệu VNĐ/ngày: 0.25%
Từ 500 đến dưới 1 tỷ VNĐ/ngày: 0.22%
Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ VNĐ/ngày: 0.2%
Từ 2 tỷ VNĐ/ngày trở lên: 0.15%

Nguồn: Tổng hợp [Thời điểm tháng 2/2022].

Như thông tin trên, áp dụng tại Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tổng giá trị giao dịch của NĐT càng cao thì phí càng thấp. 

Với đội ngũ tư vấn và phân tích tài chính chuyên nghiệp, Yuanta Việt Nam sẽ đồng hành và giúp bạn giải đáp, chia sẻ mọi thắc mắc cho khách hàng và mang đến nhiều cơ hội tài chính lý tưởng cho bạn. Liên hệ ngay với Yuanta qua tổng đài +84 28 3622 6868 hoặc truy cập yuanta.com.vn để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Nói tóm lại, qua bài viết này, bạn cũng có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về phí giao dịch chứng khoán. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp để đạt được kết quả như mong muốn. 

Video liên quan

Chủ Đề