Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì năm 2024

Cụ thể, bạn sẽ bị tính phí nếu như có đăng ký các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và khoản phí duy trì thẻ, phí quản lý tài khoản.

Các khoản phí sẽ phải thanh toán ngay cả khi không sử dụng tài khoản bao gồm: Phí quản lý tài khoản ngân hàng; Phí thường niên thẻ ATM thu theo năm, nếu có đăng ký phát hành thẻ; Phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking nếu có đăng ký.

Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì năm 2024

Tài khoản ngân hàng không sử dụng cũng có thể mất phí. (Ảnh minh họa)

Việc mở tài khoản ngân hàng nhưng không dùng tưởng như không có hại gì nhưng thực tế có thể khiến bạn sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi nếu như đăng ký mở tài khoản mà không dùng.

Cụ thể: Phải đóng các khoản phí phát sinh từ tài khoản theo đúng quy định ngay cả khi không dùng; Có nguy cơ bị lộ các thông tin tài khoản và đánh cắp thông tin cá nhân vì không quản lý thường xuyên; Sẽ bị tính phí phạt khi không thanh toán các khoản phí dịch vụ (với tài khoản thẻ tín dụng).

Mở tài khoản ngân hàng nhưng không dùng nên làm gì?

Nếu không có nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng, bạn nên khóa hoặc hủy tài khoản ngân hàng ngay lập tức để tránh các khoản phí và chịu ảnh hưởng khi không dùng.

Khóa tài khoản tạm thời

Nếu chỉ không sử dụng tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định và có thể sử dụng lại trong tương lai thì chỉ nên khóa tài khoản tạm thời. Với chức năng này, khi bạn muốn sử dụng lại thì chỉ cần thực hiện các thao tác kích hoạt lại để mở khóa tài khoản.

Nhưng lưu ý, việc khóa tài khoản tạm thời thì những khoản phí như: Phí quản lý tài khoản, phí thường niên, phí SMS Banking…vẫn sẽ được tính như thông thường.

Khóa tài khoản ngân hàng vĩnh viễn

Nếu bạn đã không còn muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng để giao dịch nữa thì nên hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn để không phải trả các khoản phí dịch vụ đi kèm.

Việc đóng tài khoản này có nghĩa là bạn sẽ chấm dứt mọi hoạt động liên quan tới ngân hàng đã đăng ký phát hành tài khoản trước đó. Tài khoản, thẻ ATM sẽ không còn được hoạt động nữa. Và tất nhiên, sau khi hủy toàn bộ tài khoản thì bạn cũng không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.

Ngừng đăng ký dịch vụ tiện ích

Nếu vẫn muốn duy trì tài khoản ngân hàng nhưng lại không muốn trả các khoản phí dịch vụ tiện ích đi kèm thì có thể tới trực tiếp ngân hàng để hủy dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Mobile Bank…mà tài khoản đã đăng ký trước.

Sau khi hủy dịch vụ, bạn sẽ không phải trả phí duy trì hàng tháng cho những tiện ích này nữa mà chỉ phải trả duy nhất khoản phí duy trì tài khoản.

Hướng dẫn cách hủy tài khoản ngân hàng

Cách 1: Hủy tài khoản tại phòng giao dịch ngân hàng

Nếu bạn đã xác định hủy tài khoản vĩnh viễn thì cần phải mang theo giấy tờ tùy thân tới chi nhánh ngân hàng để làm các thủ tục xóa tài khoản vĩnh viễn.

Bước 1: Thông báo với giao dịch viên nhu cầu hủy tài khoản của bạn.

Bước 2: Điền các thông tin vào giấy theo mẫu và nộp lại kèm với CMND/CCCD.

Bước 3: Ngân hàng sẽ kiểm tra và thực hiện tất toán (nếu trong tài khoản còn tiền). Chú ý bạn sẽ phải đóng đủ khoản tiền phí còn thiếu phát sinh từ tài khoản.

Bước 4: Xác nhận hủy tài khoản thành công.

Cách 2: Khóa tài khoản ngân hàng online

Dịch vụ ngân hàng số giúp khách hàng quản lý tài khoản một cách dễ dàng. Bạn có thể khóa tài khoản ngân hàng trực tuyến trên Mobile Banking hoặc Internet Banking.

Bước 1: Hãy đăng nhập vào Mobile Banking hoặc Internetr Banking.

Bước 2: Nhấn chọn vào phần thẻ/tài khoản.

Bước 3: Chọn vào khóa thẻ/tài khoản.

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại và xác nhận.

Bạn cần chú ý những điều sau đây khi khóa tài khoản ngân hàng không sử dụng:

Khóa tài khoản ngân hàng có mất phí không?: Có, nếu tài khoản của bạn chỉ tạm khóa thì các khoản phí duy trì tài khoản, phí thường niên và phí SMS banking, Internet Banking,… vẫn sẽ được tính. Những khoản phí này chỉ không bị tính khi tài khoản đã được hủy.

Không có tiền trong thẻ có sao không?: Việc bạn không giữ tiền trong tài khoản thì không sao cả. Tuy nhiên, nếu trong tài khoản không duy trì hạn mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng thì tài khoản sẽ có thể bị khóa do không đóng các khoản phí dịch vụ.

Tài khoản ngân hàng lâu không dùng có bị trừ âm phí?: Nếu tài khoản của bạn lâu không dùng và tài khoản cũng không có tiền thì hàng tháng hệ thống vẫn sẽ trừ khoản tiền phí theo quy định, ngay cả khi tài khoản không có tiền. Sau đó, khi chủ tài khoản nạp tiền vào thì sẽ tự động trừ số tiền tương ứng. Đối với tài khoản thẻ tín dụng nếu không đóng phí đủ thì sẽ bị tính phí phạt.

Sau khi khóa tài khoản có kích hoạt lại được không?: Khi bạn chỉ khóa tài khoản tạm thời thì vẫn có thể kích hoạt lại được tài khoản. Nhưng nếu đã thực hiện thao tác hủy vĩnh viễn thì không kích hoạt lại để sử dụng được nữa.

Hiện nay, đa số ngân hàng đều thu phí nhiều loại dịch vụ như phí phát hành thẻ vật lý, rút tiền, chuyển khoản,… Vì vậy, bạn nên nắm rõ các loại phí của các ngân hàng để thuận tiện hơn trong giao dịch và sử dụng các dịch vụ. Trong bài viết sau, hãy cùng MSB tìm hiểu về các loại phí khi sử dụng tài khoản ngân hàng nhé!

Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì năm 2024

1. Những loại phí ngân hàng hàng tháng bạn phải trả?

Các chi phí hàng tháng của các ngân hàng mà khách hàng phải trả thường được chia làm hai loại bao gồm chi phí cố định mỗi tháng và chi phí không cố định, phát sinh tùy theo nhu cầu của khách hàng.

1.1. Chi phí cố định mỗi tháng

Phí quản lý tài khoản:

Theo quy định của các ngân hàng thương mại hiện nay, phí quản lý tài khoản ngân hàng gồm có các loại sau:

  • Phí duy trì tài khoản ngân hàng: Là khoản phí để duy trì tài khoản của bạn trong hệ thống, ngay từ khi đăng ký tài khoản, ngân hàng đã bắt đầu thu phí. Phí này được tính vào cuối tháng khi số dư trong tài khoản của bạn dưới hạn mức quy định. Vậy nên hãy lưu ý số dư tài khoản trong thẻ nhé.
  • Phí SMS Banking: Là khoản phí hàng tháng của các ngân hàng mà khách hàng phải trả khi đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking (dịch vụ thông báo các giao dịch cho chủ tài khoản bằng SMS).
  • Phí Mobile Banking/Internet Banking: Là khoản phí hàng tháng khi khách hàng đăng ký sử dụng Mobile Banking/Internet Banking (giao dịch thông qua Internet).

Phí quản lý tài khoản và phí duy trì tài khoản ở các ngân hàng khác nhau cũng có sự chênh lệch nhất định.

Phí thường niên

Phí thường niên là loại phí đa số ngân hàng yêu cầu đóng hàng năm, loại phí này dùng để duy trì tài khoản thẻ và những lợi ích của thẻ.

Hiện tại, mức phí thường niên trung bình được áp dụng cho thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán nội địa là 50.000đ – 100.000đ; thẻ Mastercard/Visa rơi vào khoảng 100.000đ và lên đến 500.000đ/năm đối với thẻ giá trị cao.

Đối với thẻ tín dụng, phí thường niên sẽ được tính theo các mức phí khác nhau cho từng loại thẻ. Thẻ có hạn mức cao, nhiều ưu đãi, được ngân hàng lớn cung cấp sẽ có phí thường niên cao hơn.

Xem thêm: Mở tài khoản ngân hàng số đẹp và nhiều ưu đãi.

1.2. Chi phí không cố định tùy theo nhu cầu sử dụng

Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì năm 2024

Phí chuyển tiền và rút tiền

Phí chuyển tiền và rút tiền là hai loại phí người dùng ngân hàng phải trả khi thực hiện giao dịch rút tiền tại máy ATM hay chuyển tiền từ tài khoản của mình đến tài khoản người khác. Khi rút tiền mặt, bạn nên chọn những máy ATM thuộc ngân hàng đang sử dụng vì phí rút tiền sẽ thấp hoặc được miễn phí.

Nếu bạn rút tiền mặt ở máy ATM thuộc ngân hàng khác, bạn buộc phải chịu phí rút tiền theo quy định của ngân hàng đó. Tương tự, phí chuyển tiền sẽ được miễn phí hoặc thấp hơn khi chuyển cùng hệ thống ngân hàng và bị thu phí khi chuyển khác hệ thống. Để không bị tính thêm khoản tiền này, bạn nên làm rõ thông tin người nhận hay người chuyển sẽ chịu phí trước khi thực hiện lệnh chuyển tiền.

Phí giao dịch ở nước ngoài

Khi bạn thanh toán hóa đơn và sử dụng thẻ ATM tại các máy ở nước ngoài, mỗi giao dịch sẽ bị thu phí theo quy định của ngân hàng ở quốc gia đó, mức phí này thường được tính dưới 3% tổng số tiền giao dịch. Nếu bạn có dự định đi nước ngoài, hãy thông báo với ngân hàng mở thẻ MasterCard/Visa để ngân hàng có thể dễ dàng kiểm tra giao dịch và hỗ trợ ngay khi bạn gặp sự cố ngoài ý muốn.

Phí in sao kê

Nếu bạn có ý định kiểm tra tài chính, xác thực tài chính, vay thấu chi, vay tín chấp thì cần có bản sao kê tài khoản để chứng thực. Muốn nhận được bản in sao kê tài khoản, khách hàng sẽ phải mất một mức phí in sao kê khoảng từ 20.000 – 100.000 VNĐ, tùy vào từng loại thẻ tín dụng và ngân hàng mà mình đang sử dụng.

Hiện nay, có 2 hình thức sao kê gồm sao kê trực tuyến và sao kê trực tiếp. Đối với sao kê trực tuyến, khách hàng tự mình thực hiện sao kê thông qua dịch vụ internet banking, bảng sao kê này chỉ có tính chất kiểm soát chứ không thể bổ sung hồ sơ giấy tờ cho các thủ tục hành chính. Còn sao kê trực tiếp là hình thức chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng sao kê, bản này sẽ được đóng dấu chứng thực từ ngân hàng và có giá trị pháp lý.

Xem thêm: Mở tài khoản ngân hàng online chỉ trong 1 phút tại MSB

2. Phí quản lý tài khoản tại ngân hàng MSB

Khi đăng ký và sử dụng tài khoản ngân hàng MSB quý khách cần phải trả một số loại phí quản lý tài khoản ngân hàng tùy theo loại thẻ và loại dịch vụ như sau:

Các gói tài khoản cá nhân M-Money M-Pro M-Business Fast M-Business Gold

Kim Phát

Phí thường niên tài khoản

Miễn phí

Số dư tài khoản tối thiểu 50.000 VNĐ Không yêu cầu Phí sử dụng DV NHĐT Miễn phí Phí sử dụng thông báo tài khoản qua SMS/tháng 8.000 VNĐ/tháng Phí duy trì tài khoản/tháng Miễn phí SDBQ từ 2 triệu VND: Miễn phí SDBQ từ 5 triệu VND: Miễn phí SDBQ từ 10 triệu VND: Miễn phí Không yêu cầu SDBQ dưới 2 triệu VND: 22.000 VND SDBQ dưới 5 triệu VND: 22.000 VND SDBQ dưới 10 triệu VND: 62.000 VND Phí chuyển khoản nội bộ Miễn phí Phí chuyển khoản liên ngân hàng Miễn phí Phí nộp tiền mặt vào tài khoản MIễn phí

Nhìn chung trên thực tế, rất ít ngân hàng nào không mất phí hàng tháng, nếu miễn phí loại phí này thì sẽ thu loại phí khác. Vì vậy, bên cạnh việc dựa vào mức phí để chọn ngân hàng, bạn nên xem xét thêm các tiêu chí về tiện ích, dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp để có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng ngân hàng.

Vậy nên còn chần chờ gì mà không đăng ký tài khoản ngân hàng MSB ngay tại đây để được miễn phí nhiều loại phí tài khoản, và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn chứ. Đừng quên đọc thêm những bài viết khác của MSB để tìm hiểu cũng như cập nhật những thông tin mới nhất về ngành tài chính - ngân hàng nhé!

___

Nhanh tay bấm Quan tâm kênh MSB trên Zalo để nhận những thông tin mới nhất và trở thành người đầu tiên nhận được chương trình ưu đãi từ chúng tôi

Phí quản lý tài khoản của VietcomBank là bao nhiêu?

THÔNG TIN CHI TIẾT CÁC GÓI TÀI KHOẢN.

Thu phí quản lý tài khoản là gì?

Phí duy trì hay còn gọi là phí quản lý tài khoản. Loại phí này được tính hàng tháng nếu số dư trong tài khoản của bạn dưới mức quy định. Có thể hiểu loại phí này là động thái ngân hàng kích thích bạn sử dụng tài khoản ngân hàng thường xuyên hơn. Tùy vào từng loại thẻ sẽ có mức trung bình khác nhau.

Cần bao nhiêu tiền để duy trì tài khoản ngân hàng?

Phí duy trì tài khoản Các ngân hàng thường sẽ thu loại phí này để ngầm yêu cầu bạn duy trì một số tiền tối thiểu trong tài khoản, thông thường là 50.000đ. Nếu như cuối tháng, số tiền trong tài khoản thấp hơn số dư tối thiểu, bạn sẽ bị thu phí duy trì tài khoản, ở mức 5.000 – 15.000đ mỗi tháng tuỳ ngân hàng.

Miễn phí duy trì tài khoản là gì?

Phí duy trì tài khoản: Là khoản phí bị trừ khi số dư hiện tại của bạn ít hơn số dư tối thiểu theo quy định của ngân hàng để duy trì hoạt động của thẻ và tài khoản. Phí duy trì sẽ được tính theo từng tháng, dao động từ 5.000 – 15.000 đồng đối với ngân hàng nội địa và cao hơn đối với ngân hàng quốc tế.