Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Tuần 26

Phiếu bài tập tiếng việt tuần 26 – Sách chân trời

Download

[1]

LTVC TUẦN 26


Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩyI. Khái niệm:


Lễ Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.


Hội Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.Lễ hội Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.


II. Một số hình ảnh về lễ hội:


III. Bài tập

[2]

......b. Tên một số hội:


......c. Tên một số hoạt động trong lễ hội:


......2. Đặt một câu với một trong các từ vừa tìm được ở BT1


......3. Đặt dấu phẩy vào các câu sau:


a. Vì thương dân Chử Đồng Tử và cơng chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm
dệt vải.


b. Vì nhớ lời mẹ dặn khơng được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.c. Tại thiếu kinh nghiệm nơn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.


d. Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đônđã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.


4. Dấu phẩy trong các câu văn dưới đây đặt đã đúng chỗ chưa? Vì sao chưa đúng? Em hãyviết lại cho đúng.


a. Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, và mấy ngôi nhà thấp thoáng vài cánh chim chiều baylững thững về tổ.


............b. Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín, thoang thoảng đâu đây.

  • Công nghệ 12 Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản [17972 lượt xem]

  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 4 có đáp án năm 2021 - 2022 [15525 lượt xem]

  • Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu [11928 lượt xem]


Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 26 được HaLong sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô tham khảo hướng dẫn các em làm bài tập Tiếng Việt lớp 3, giúp các em học sinh rèn luyện, nâng cao kỹ năng học Tiếng Việt. Mời các thầy cô tham khảo và tải về chi tiết.

Bài 1:

Ghi tên một số lễ hội mà em biết vào chỗ trống: ……………………………………..

……………………………………………………………………………………………

Bài 2: Nối tên các hội và lễ hội với tên vùng, miền có lễ hội và lễ hội đó

Hội đền Hùng

Lễ hội đâm trâu

Hội chọi trâu

Hội đua voi

Hội Lim

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội đón năm mới của dân tộc Khơ me

Bắc Bộ

Trung Bộ và Tây Nguyên

Nam Bộ

Bài 3: Dùng dấu phẩy điền vào chỗ ngăn cách giữa bộ phận chỉ nguyên nhân với các bộ phận khác trong mỗi câu sau:

a, Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt.

b, Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ trong hội vui học tập phải kết thúc sớm.

c, Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục đội bóng bàn lớp 3C đã giành được giải nhất.

Bài 4: Điền tiếp bộ phận câu chỉ nguyên nhân vào mỗi dòng sau :

a, Nhà em phải sửa chữa vì………………………………………………………….

b, Lớp 3B chưa đạt danh hiệu lớp tiên tiến …………………………………………

……………………………………………………………………………………….

c, Chị Nga đến dự hội diễn văn nghệ muộn ……………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Bài 5: Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau:

a, Lịch đếm từng ngày các con lớn lên

Bố mẹ già đi ông bà già nữa

Năm tháng bay như cánh chim qua cửa sổ

Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì

a. Sự vật A

b. Sự vật B

……………………………………….

……………………………………….

………………………………………

………………………………………

b, Đoạn thơ muốn nhắc nhở em điều gì?

………………………………………………………………………………………….

HaLong còn có 35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 là tài liệu tổng hợp một số đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 3, giúp thầy cô có thêm tư liệu dạy học, giúp các em học sinh luyện tập, củng cố lại kiến thức đã học trong chương trình lớp 3.

Trên đây, HaLong.com đã giới thiệu tới các bạn Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 26. Các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 cùng môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3: Tuần 26

Tiếng Việt

I. Chính tả [2điểm]: Điền vào chỗ trống ch hay tr

Nắng vàng lan nhanh xuống…..ân núi rồi trải vội lên cánh đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt …iêm. Trên những ruộng lúa…..ín vàng, bóng áo…..àm và nón…..ắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.

II. Luyện từ và câu

Bài 1 [2điểm]: Xếp các từ sau thành 2 nhóm: trẩy hội, hội làng, đại hội, hội nghị, dạ hội, vũ hội, hội đàm, hội thảo.

– Chỉ dịp vui tổ chức định kì:……………………………………

– Chỉ cuộc họp:…………………………………………………

Bài 2 [2điểm]: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: lễ chào cờ, lễ đài, lễ độ, lễ nghi.

  1. Đoàn người diễu hành đi qua ……………
  2. Đám tang tổ chức theo…………..đơn giản.
  3. Đối với người lớn tuổi cần giữ……………
  4. Thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức …………….

Bài 3 [2điểm]: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm Trong các câu dưới đây để có thể sử dụng thêm dấu phẩy.

  1. Hà Nội, …………là thành phố lớn của nước ta.
  2. Trong vườn, hoa hồng,…….đua nhau nở rộ.

III. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn kể về cảnh vui trung thu mà em đã được tham gia.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 có đáp án [Phiếu số 1]

Thời gian: 45 phút

Tải xuống

Quảng cáo

HỘI ĐUA BÒ

    Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào tháng bảy, tháng tám âm lịch.

    Cuộc đua nào cũng có vài chục cặp bò dự thi. Sau lệnh phát “chạy”, cặp bò dưới roi điều khiển tế thật nhanh và thật đều, kéo theo chiếc bừa có người đứng trên. Người cầm vàm[1] đôi bò có quyền thúc bò của mình vượt lên, giật vàm đôi bò trước, làm cho đối thủ chậm trễ hoặc lúng túng, vướng bừa, ngã xuống ruộng. Ngã chưa phải đã thua nhưng rất nguy hiểm bởi bò chạy sau có thể giẫm đạp lên người điều khiển. Người ngã thường lăn rất nhanh ra khỏi đường đua, nếu không bị thương thì lại tiếp tục cuộc thi. Tới vòng thi thứ ba thì càng quyết liệt hơn. Chiến thắng mang về là chiến công của cả người và bò. Người huấn luyện bò tốt còn phải điều khiển bò giỏi,cả hai con bò phải chạy nhanh, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ mới có thể chiến thắng trong cuộc thi.

[ Theo Nguyễn Trọng Báu ]

[1] Vàm : dụng cụ buộc vào đôi bò, dùng để điều khiển bò trong cuộc đua

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào dịp nào ?

A. Tháng sáu, tháng bảy âm lịch

B. Tháng bảy, tháng tám âm lịch

C. Tháng tám, tháng chín âm lịch

Câu 2. Chuyện gì có thể xảy ra nếu người điều khiển bò bị ngã xuống ruộng ?

A. Bị bò chạy sau giẫm đạp

B. Bị thua trong cuộc đua bò

C. Bị lưỡi bừa làm cho bị thương

Câu 3. Tới vòng thi thứ 3, chiến thắng mang về là chiến công của?

A. Bò

B. Người

C. Cả người và bò.

Câu 4. Người huấn luyện bò tốt là người như thế nào?

Quảng cáo

A. Điều khiển bò giỏi để bò chạy nhanh, kéo tốt.

B. Có sức khỏe.

C. Nhanh nhẹn.

Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :

a] r, d hay gi ?

Hoa ...ấy đẹp một cách ...ản ...ị. Mỗi cánh hoa ...ống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc ...ực ...ỡ. Lớp lớp hoa ...ấy ...ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn ...ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

b] ên hay ênh ?

Hội đua thuyền

    Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.

    Đến giờ đua, l... phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập d... trên mặt nước lập tức lao l... phía trước. B... bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công k... trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi tr... mặt nước m... mông.

Câu 2. Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A :

Câu 3. Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?

a] Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.

b] Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.

c] Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.

d] Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Câu 4. Tìm và ghi vào chỗ dấu ba chấm:

a] Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, ...

b] Tên một số hội : hội bơi trải, ...

c] Tên một số hoạt động trong lễ hội : đua thuyền, ...

Quảng cáo

Câu 1 2 3 4
Đáp án B A C A

Câu 1.

a] r, d hay gi ?

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

b] ên hay ênh ?

Hội đua thuyền

    Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.

    Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông.

Câu 2.

Câu 3.

a] Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

b] Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

c] Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

d] Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Câu 4.

a] Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày ...

b] Tên một số hội : hội bơi trải, hội vật, hội cờ, hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội đua voi, hội đua ngựa, hội chọi gà, hội khoẻ Phù Đổng,...

c] Tên một số hoạt động trong lễ hội : đua thuyền, đấu vật, đấu cờ, đấu võ, thắp hương, tưởng niệm, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều ...

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 có đáp án [Phiếu số 2]

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Đi hội chùa Hương, Rước đèn ông sao trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Câu chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử xảy ra vào thời nào ?

A. Vua Hùng Vương thứ 6

B. Vua Hùng Vương thứ 17

C. Vua Hùng Vương thứ 18

Câu 2: Ai là người đã sắm mâm cỗ cho Tâm ?

A. Mẹ Tâm

B. Bố Tâm

C. Ông bà Tâm

Câu 3: Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?

A. Rừng mơ thay áo mới / Xúng xính hoa đón mời

B. Dù không ai đợi chờ / Cũng thấy lòng bổi hổi

C. Bước mỗi bước say mê / Như giữa trang cổ tích

Câu 4: Trò chơi nào không chơi trong lễ hội ?

A. Thả đỉa ba ba

B. Kéo co

C. Đấu vật

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các câu sau khi điền r, d hay gi  vào chỗ trống :

Hoa ...ấy đẹp một cách ...ản ...ị. Mỗi cánh hoa ...ống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc ...ực ...ỡ. Lớp lớp hoa ...ấy ...ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn ...ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Bài 2. Chép lại các câu sau khi điền ên hay ênh  vào chỗ trống :

Hội đua thuyền

    Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ. Đến giờ đua, l... phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập d... trên mặt nước lập tức lao l... phía trước. B... bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công k... trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi tr... mặt nước m... mông.

Bài 3. Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A [Kẻ bảng vào vở]

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

A

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các câu sau khi điền r, d hay gi  vào chỗ trống :

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Bài 2. Chép lại các câu sau khi điền ên hay ênh vào chỗ trống :

Hội đua thuyền

    Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ. Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông.

Bài 3. Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A :

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 có đáp án [Phiếu số 3]

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Đi hội chùa Hương, Rước đèn ông sao trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Hoàn cảnh nhà Chử Đồng Tử có gì đặc biệt ?

A. Chàng sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường.

B. Hoàn cảnh gia đình chàng vô cùng nghèo khó.

C. Gia đình chàng là một trong những nhà khá giả của vùng.

Câu 2: Mâm cỗ của Tâm gồm có những gì ?

A. Một quả bưởi khía thành tám cánh hoa.

B. Mỗi cánh hoa bưởi cài một quả ổi chín.

C. Một nải chuối ngự và bó mía tím.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Chử Đồng Tử bắt gặp điều gì lạ khi đang mò cá dưới sông ?

A. Chàng thấy một chiếc thuyền sang trọng đang tiến đến.

B. Chàng nhìn thấy một nàng công chúa đẹp tuyệt trần.

C. Chàng bắt được một con cá lớn.

Câu 4: Theo em, khổ thơ cuối của bài thơ :" Đi hội chùa Hương" nói lên điều gì?

A.  Đi chùa Hương không đơn thuần chỉ là đi lễ hội

B. Đi vãn cảnh đẹp quê hương đất nước - những khung cảnh thiên nhiên tinh tế, mộng ảo.

C. Cả 2 đáp án trên đúng.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?

a] Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.

b] Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.

c] Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.

d] Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Bài 2. Tìm và ghi vào chỗ dấu ba chấm:

a] Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, ...

b] Tên một số hội : hội bơi trải, ...

c] Tên một số hoạt động trong lễ hội : đua thuyền, ...

Bài 3. 

Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi

   Hoa ....ấy đẹp một cách ....ản ....ị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điếu mong manh hơn và có màu sắc ....ực ....ỡ. Lớp lớp hoa ....ấy ....ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn ....gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

D

A

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?

a] Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

b] Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

c] Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

d] Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Bài 2.

a] Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày ...

b] Tên một số hội : hội bơi trải, hội vật, hội cờ, hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội đua voi, hội đua ngựa, hội chọi gà, hội khoẻ Phù Đổng,...

c] Tên một số hoạt động trong lễ hội : đua thuyền, đấu vật, đấu cờ, đấu võ, thắp hương, tưởng niệm, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều ...

Bài 3. 

Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điếu mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 có đáp án [Phiếu số 4]

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Đi hội chùa Hương, Rước đèn ông sao trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Câu nào sau đây điền đúng dấu phẩy ?

A. Đến giờ đua lệnh phát ra bằng ba hồi trống, dõng dạc.

B. Đến giờ đua lệnh phát ra, bằng ba hồi trống dõng dạc.

C. Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. 

Câu 2: Những trò chơi dân gian dưới đây, trò nào được chơi ở lễ hội ?

A. Trồng nụ trồng hoa

B. Kéo mo cau

C. Đập niêu đất

Câu 3: Tâm thích nhất thứ gì trong đám rước đèn ?

A. Tiếng trống ếch rước đèn

B. Những chiếc đèn ông sao của các bạn nhỏ

C. Chiếc đèn ông sao của bạn Hà

Câu 4: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên với Chử Đồng Tử ?

A. Vì công chúa cảm động trước hoàn cảnh của chàng và cho rằng đó là duyên trời sắp đặt.

B. Vì công chúa thương chàng nghèo khó.

C. Vì công chúa thấy Chử Đồng Tử là một chàng trai đẹp.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền r, d hay gi vào chỗ trống thích hợp:

- …óc …ách, hạt …ẻ, …ã gạo, …ân số

Bài 2:

Điền ên hay ênh vào chỗ trống thích hợp:

- nhàn t…, lênh đ…, ốc s…, con k…

Bài 3: Đặt 2 câu có từ chứa tiếng ên hay ênh

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

C

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền r, d hay gi vào chỗ trống thích hợp:

- róc rách, hạt dẻ, giã gạo, dân số

Bài 2:

Điền ên hay ênh vào chỗ trống thích hợp:

- nhàn tênh, lênh đênh, ốc sên, con kênh

Bài 3: Đặt 2 câu có từ chứa tiếng ên hay ênh

- Con thuyền đang trôi lênh đênh trên mặt nước.

- Bầu trời xanh mênh mông thật đẹp làm sao!

Tải xuống

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-2.jsp

Video liên quan

Chủ Đề