Phụ cấp chức vụ hiệu trưởng trường tiểu học

Phụ cấp chức vụ đối với giáo viên là tổ trưởng chuyên môn? Người làm tổ trưởng tổ chuyên môn được hưởng các loại phụ cấp nào? Công thức tính, mức hưởng phụ cấp tổ trưởng chuyên môn?

Tổ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục trường học. Với chức năng và nhiệm vụ của mình tổ chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Mỗi tổ chuyên môn sẽ có một tổ trưởng với chức năng phổ biến, phân công, chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ tất cả mọi hoạt động từ chuyên môn đến các phong trào trong nhà trường. Vậy tổ trưởng tổ chuyên môn có phụ cấp như thế nào? Cách tính phụ cấp nêu trên? Bài viết sẽ tìm hiểu về vấn đề này.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT  Thông tư hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Thông tư ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

1. Tổ trưởng tổ chuyên môn

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Thông tư ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định:

Điều 14. Tổ chuyên môn

1. Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.

2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

a] Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

b] Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem thêm: Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học

c] Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.

d] Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ] Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.

e] Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

3. Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn“.

Theo quy định trên có thể hiểu tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo qui định tại khoản 2 điều 14 của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ghi nhận trong điều lệ nhà trường.

Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.

Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

Xem thêm: Mức phụ cấp của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới nhất

– Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

– Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.

– Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

Tổ chuyển môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.

Xem thêm: Có được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi làm tổ trưởng tổ văn phòng?

Luật sư tư vấn phụ cấp chức vụ đối với giáo viên chuyên môn: 1900.6568

2. Công thức tính, cách tính phụ cấp cho tổ trưởng tổ chuyên môn

Theo quy định tại Mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT Thông tư hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập thì hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục được quy định như sau: tại phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với tổ trưởng chuyên môn và tương đương tại trường trung học phổ thông là 0,25; tại trường trung học cơ sở là 0,2; tại trường tiểu học và trường mầm non là 0,2.

Cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng được quy định tại  Mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT theo đó phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

II.TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Kính thưa luật sư! Tôi có một vài thắc mắc mong luật sư giải đáp dùm tôi. Tôi là 1 giáo viên và tham gia đóng bảo hiểm từ ngày 15/11/2010, quá trình lao động và đóng bảo hiểm của tôi liên tục tới tháng 4/2016 tôi nghỉ theo chế độ thai sản. Tôi được hưởng phụ cấp công việc [tổ trưởng] 0,20 bắt đầu từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016 và có đóng bảo hiểm cho phụ cấp công việc.

Vào tháng 4/2016 đến tháng 9/2016 trong bảng lương của tôi vẫn có 0,20 đó. Nhưng mỗi khi nhận lương tôi phải đưa cho người làm thay công việc đó 0,20 x hệ số lương cơ bản. Luật sư cho tôi hỏi 6 tháng đó tôi trích 0,20 đó cho người làm thay công việc đó là  0,20 x hệ số lương cơ bản điều đó là đúng với luật hay là sai?

Trong thời gian nghỉ thai sản theo chế độ 6 tháng mỗi khi nhận lương tôi thấy đơn vị vẫn trừ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo phần trăm lương của tôi. Xin luật sư cho biết điều và khoản quy định khi người lao động nghỉ thai sản không phải đóng các khoản bảo hiểm.

Xem thêm: Thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức

Tôi được nâng lương trước thời hạn hệ số 3,06 vào ngày 1/8/2015 nhưng tới tháng 9/2016 tôi mới nhận được quyết định, mà tháng 4/2016 tôi nghỉ thai sản hưởng mức lương với hệ số 2,86. Xin luật sư cho tôi biết, tôi có được nhận tiền trợ cấp thai sản bằng cách truy lĩnh theo chế độ thai sản hay không? Cảm ơn luật sư rất nhiều.

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty TNHH Luật Dương Gia, với vấn đề trên chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, trong thời gian nghỉ thai sản 6 tháng đó bạn trích phụ cấp 0,20 cho người làm thay công việc đó là 0,20 x hệ số lương cơ bản điều đó là đúng hay sai

Theo quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT thì tổ trưởng tổ chuyên môn và tương đương không phân biệt hạng trường của trường trung học phổ thương được hưởng phụ cấp 0,25; trường trung học cơ sở và tiểu học là 0,2.

Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được tính để đóng bảo hiểm xã hội.

Theo như bạn trình bày, bạn là giáo viên, được hưởng phụ cấp chức vụ là 0,2. Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản bạn không làm việc tại cơ quan do đó bạn sẽ không được cơ quan chi trả lương hàng tháng mà thay vào đó bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Về nguyên tắc trên thang lương, bảng lương bạn vẫn là đối tượng được hưởng phụ cấp chức vụ, tuy nhiên sẽ không chi trả cho bạn bởi bạn không làm việc trong khoảng thời gian hưởng chế độ thai sản, khoản phụ cấp này sẽ chuyển sang cho người đang giữ chức vụ của bạn. 

Thứ hai: Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Xem thêm: Thủ tục bầu trưởng khu phố

Căn cứ tiết 1.8 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN như sau:

“1.8 Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.”

Như vậy, trong khoảng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, cơ quan và bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội; không được tính vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên vẫn phải đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm a] Khoản 1 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014:

“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế 

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau: 

a] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;” 

Thứ ba, về việc truy lĩnh tiền bảo hiểm thai sản:

Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Xem thêm: Mức phụ cấp đối với tổ trưởng giáo viên trường tiểu học

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].”

Mặc khác, theo quy định tai Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sinh con được tính bằng 100% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn được nâng lương trước thời hạn vào ngày 1/8/2015, tới tháng 9/2016 bạn mới nhận được quyết định, tháng 4/2016 bạn nghỉ thai sản. Để xác định xem bạn có được truy lĩnh tiền bảo hiểm thai sản hay không thì cần phải xem xét trong quyết định nâng lương ghi thời điểm được nâng lương vào thời gian nào? Nếu trong quyết định ghi thời điểm nâng lương vào tháng 8/2015 thì bạn được truy lĩnh tiền thai sản theo hệ số lương 3,06, nếu trong quyết định ghi thời điểm nâng lương vào tháng 9/2016 thì bạn không được truy lĩnh tiền thai sản. 

Video liên quan

Chủ Đề