Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn la gì

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền bao gồm trường hợp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ và bình quân gia quyền liên hoàn [sau mỗi lần nhập]

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tình theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền lại được chia ra thành 2 phương pháp

I. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Số lượng vật liệu xuất dùng x Giá đơn vị bình quân cuối kỳ

Giá đơn vị bình quân cuối kỳ = Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ ÷ Số lượng vật liệu tồn  đầu kỳ và nhập trong kỳ

Ví dụ như sau:

Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tình thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nguyên vật liệu trong tháng 9 như sau

Tồn kho đầu tháng 4.000kg, đơn giá 118.000đ/kg

1. Ngày 1/9 mua nhập kho 3.500kg giá mua chưa thuế GTGT 10% là 119.200đ/kg. Đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng

2. Ngày 6/9, xuất kho 4.900 cho sản xuất sản phẩm

3. Ngày 8/9 nhận vốn góp kinh doanh 8.000kg nguyên vật liệu, nhập kho theo giá thị trường là 120.500đ/kg

4. Ngày 10/9 xuất kho 6.500 kg cho sản xuất sản phẩm

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Giá đơn vị bình quân cuối kỳ = [4.000 x 118.000] +[3.500 x 119.200] + [8.000 x 120.500] / [4.000 + 3.500 + 8.000] = 119.561đ/kg

1. Ngày 1/9:

Nợ TK 152: 3.500 x 119.200 = 417.200.000

Nợ TK 1331: 41.720.000

     Có TK 3411: 458.920.000

2. Này 6/9 xuất kho 4.900 để sản xuất

Nợ TK 621: 4.900 x 119.561 = 585.848.900

    Có TK 152: 585.848.900

3. Nợ TK 152: 8.000 x 120.500 = 964.000.000

      Có TK 411: 964.000.000

4. Ngày 10/9 xuất kho 6.500 để sản xuất

Nợ TK 621: 6.500 x 119.561 = 777.146.500

    Có TK 152: 777.146.500

II. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

Giá trị nguyên vật liệu xuất = Số lượng nguyên vật liệu xuất × Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

Giá đơn vị bình quân = Giá trị nguyên vật liệu tồn sau mỗi lần nhập ÷ Số lượng nguyên vật liệu tồn sau mỗi lần nhập

Ví dụ trên ta tìm hiểu cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

1. Nợ TK 152: 3.500 x 119.200 = 417.200.000

   Nợ TK 1331: 41.720.000

      Có TK 3411: 458.920.000

Giá đơn vị bình quân sau ngày 1/9 = [4.000 x 118.000 + 417.200 ]/ [4.000 + 3.500] = 118.560

2. Ngày 6/9, xuất kho 4.900 cho sản xuất sản phẩm

Nợ TK 621: 4.900 x 118.590 = 580.944.000

       Có TK 152:  580.944.000

3a. Nợ TK 152: 8.000 x 120.500= 954.000.000

         Có TK 411: 954.000.000

Giá đơn vị bình quân sau ngày 8/9: [4.000 x 118.000 + 417.200.000 -580.944.000 + 954.000.000] / [4.000 + 3.500 – 4.900 + 8.000] = 119.080

4. Ngày 10/9 xuất kho 6.500 để sản xuất

Nợ TK 621: 6.500 x 119.080 = 774.020.000

    Có TK 152: 774.020.000

Để hiểu rõ hơn về phương pháp bình quân gia quyền các bạn xem thêm các dạng bài tập tại: Bài tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền thường áp dụng cho nhiều doanh nghiệp và được sử dụng rộng rãi trên thực tế hiện nay, Nếu bạn bị mất gốc kế toán thì có thể tham khảo khóa: Học kế toán thực hành online để ôn lại kiến thức nhé

Phương pháp bình quân gia quyền, hay AVCO, thông thường được sử dụng trong ngành kế toán để tính giá vốn trung bình cho các khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp. Để tìm hiểu về phương pháp này, trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để biết được bình quân gia quyền là gì nhé!

Tìm hiểu về phương pháp bình quân gia quyền

Bình quân gia quyền, hay đôi khi bạn còn có thể bắt gắp cái tên “Trung bình cộng gia quyền”, hiểu một cách đơn giản là một loại chỉ số trung bình có kèm với trọng số. Bình quân gia quyền chính là giá trị được tính ra sau cùng sau khi cộng tất cả các giá trị của từng phần tử và chia đều cho số lượng các phần tử. Với phương pháp này, mỗi phần tử đều có giá trị quan như nhau và được gắn kèm một trọng số. Mỗi phần trong tập hợp này cũng có giá trị quan sát như nhau.

Trọng số ở đây vừa phản ánh độ tin cậy của của mỗi phần tử, vừa chỉ tần suất lặp lại của chúng trong một tập hợp. Trọng số cũng biểu thị xếp hạng mức độ quan trọng của các dữ kiện sẽ xuất hiện trong phép tính giá trị bình quân gia quyền.

Hiểu đúng về giá trị bình quân gia quyền

Cụ thể, công thức gốc để tính toán giá trị bình quân gia quyền như sau:

Giá trị bình quân gia quyền = Σ[xi.wi] / Σwi

Trong đó:             

xi: là giá trị của lượng biến quan sát được, hay chính là giá trị của các thành phần.

wi: là trọng số gắn với từng lượng biến quan sát được đó.

1.2. Giá trị bình quân gia quyền được ứng dụng như thế nào?

Như đã đề cập đến ở trên, giá trị bình quân gia quyền phụ thuộc vào giá trị của các biến có giá trị quan sát như nhau và mỗi biến lại đi kèm với một trọng số. Vì vậy, phương pháp bình quân gia quyền có thể được ứng dụng trong tất cả những trường hợp tính toán có liên quan đến bình quân của một tập hợp. Đơn cử như việc áp dụng vào trong toán học thống kê để tính giá trị trung bình. 

Trong kinh doanh, giá trị bình quân gia quyền được áp dụng vào trong hai trong hợp. Đầu tiền đó là trong ngành kế toán khi tính toán giá trị của hàng hóa trong kho, giá trị hàng xuất kho, nhập kho, giá trị hàng tồn kho… Tiếp theo, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính toán mức hưởng hoa hồng ăn theo sản phẩm, tính toán tiền lương, tính toán tiền thưởng theo hệ số lương… cho nhân viên.

Ứng dụng giá trị bình quân gia quyền

Ngoài ra, chỉ số này còn được ứng dụng rất nhiều trong quy trình phân tích thị trường, cụ thể là xác định tương quan giữa mức chi tiêu của người tiêu dùng vào các danh mục hàng hóa. Thông qua các phương pháp tính toán, những nhà phân tích thị trường sẽ xác định được biên độ tăng trưởng bình quân của giá cả các mặt hàng trên thị trường.

Phương pháp bình quân gia quyền có thể dùng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và mọi quy mô doanh nghiệp, bất kể là danh mục hàng hóa của doanh nghiệp đó có ít hay nhiều sản phẩm.

Trong ngành Kế toán, phương pháp bình quân gia quyền là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất khi tính toán giá xuất kho của các mặt hàng.

2.1. Nội dung phương pháp bình quân gia quyền

Tùy theo mô hình kế toán áp dụng trong doanh nghiệp mà Kế toán viên sẽ áp dụng phương pháp bình quân gia quyền theo hai hướng khác nhau. Hai hướng áp dụng này đó là bình quân cuối kỳ dự trữ và bình quân liên hoàn [hay bình quân từng lần nhập xuất]

Phương pháp bình quân gia quyền trong tính giá xuất kho

Phương pháp bình quân gia quyền, cùng với phương pháp FIFO và phương pháp giá thực tế đích danh, là ba phương pháp phổ biến nhất khi xác định giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng xuất kho.

Theo phương pháp này, giá trị thực tế từng loại hàng hóa xuất kho sẽ được tính bằng cách lấy số lượng xuất kho của từng loại hàng hóa đó nhân với giá đơn vị bình quân.

Giá đơn vị bình quân có thể được tính theo hai phương pháp sau đây.

2.1.1. Phương pháp bình quân gia truyền cả kỳ dự trữ

Theo phương pháp này, giá trị bình quân sẽ được tính một lần vào cuối mỗi kyc dự trữ, bằng cách lấy giá trị thực tế từng mặt hàng tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ chia cho số lượng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ của từng mặt hàng.

Ưu điểm dễ thấy nhất của cách làm này đó là rất đơn giản, và chỉ cần tính toán một lần duy nhất vào cuối mỗi kỳ.

Tuy nhiên cách làm này cũng bộc lộ rõ nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất đó là độ chính xác không cao. Bên cạnh đó đến cuối mỗi kỳ kế toán mới tính giá trị bình quân đơn giá từng mặt hàng và giá trị hàng hoá xuất kho nên khối công việc sẽ dồn dập lại và tạo nên sự căng thẳng khi chạy deadline. Ngoài ra, giá trị xuất kho chỉ được tổng kết và cuối tháng mới xuất nên các nghiệp vụ xuất kho giữa kỳ sẽ không có đủ cơ sở thông tin.

Phương pháp bình quân gia truyền cả kỳ dự trữ

Phương pháp này hoàn toàn trái ngược lại với phương pháp trên. Sau mỗi nghiệp vụ nhập kho, kế toán sẽ phải xác định lại lần nữa đơn giá bình quân của mỗi loại mặt hàng. Sau đó kế toán tiếp tục căn cứ trên sự chênh lệch giữa giá trị bình quân của hai lần nhập kho liên tiếp nhau để xác định giá trị thực tế của hàng hóa xuất kho.

Công thức tính đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập sẽ bằng giá trị thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập chia cho số lượng thực tế của từng loại đó.

Cách làm này mang đến khối lượng công việc nhiều hơn vì kế toán phải tính toán lại đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập kho. Bởi vì giá xuất kho được tính dựa trên cơ sở đơn giá bình quân và số lượng xuất kho giữa hai lần liên tiếp, vì vậy phương pháp này tốn rất nhiều công sức và thời gian để thực hiện.

Tuy thế, phương pháp này lại có độ chính xác rất cao khi giá trị được tính bám sát theo mỗi lần hàng hóa xuất kho.

Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập kho

Xét về mặt ưu điểm, có thể thấy rằng phương pháp này có tác dụng chủ yếu trong việc phân bổ đều trị giá vốn bán hàng cho mỗi nghiệp vụ xuất kho. Do được tiến hành thường xuyên [theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập] nên chi phí xuyên suốt qua các kỳ kế toán là hầu như không có nhiều biến động. Điều quan trọng nhất đó là phương pháp này đảm bảo được độ chính xác cho cơ sở dữ liệu quản lý hàng hóa xuất kho.

Tuy vậy, nếu doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn, nhiều mặt hàng thì kế toán sẽ phải liên tục làm việc với một lượng dữ liệu rất lớn. Chính điều này là nguyên nhân chủ yếu của những sai lầm có thể phát sinh. Hiện nay thì vấn đề này đã được khắc phục phần nào với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý kho vận.

Như vậy là qua bài viết, bạn đọc đã có một góc tiếp cận gần hơn với phương pháp bình quân gia quyền và ứng dụng của phương pháp này trong thao tác tính toán đơn giá của từng mặt hàng xuất kho. Phương pháp này có những ưu điểm tuyệt vời nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Trong trường hợp trình độ kế toán chung của doanh nghiệp cao thì mức độ đáng tin của phương pháp này sẽ không còn là vấn đề cần lo lắng nữa đâu.

Cách chặn quảng cáo trên Facebook

Tại sao cần chặn quảng cáo trên Facebook? Tham khảo ngày những cách chặn quảng cáo trên Facebook hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!

Cách chặn quảng cáo trên Facebook

Video liên quan

Chủ Đề