Pneumococcal là gì

Liều thông thường là 0,5 mL tiêm bắp cho PCV13 và 0,5 mL tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho PCSV23.

PCV13 được khuyến nghị là một liệu trình tiêm bắp 4 liều cho trẻ nhỏ khi được 2, 4, 6 và 12 đến 15 tháng tuổi. Trẻ em từ 7 đến 59 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin PCV7 hoặc PCV13 trước đó nên được tiêm từ 1 đến 3 liều PCV13, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ khi bắt đầu liệu trình tiêm vắc-xin và tình trạng bệnh lý. Trẻ em từ 24 đến 71 tháng tuổi mắc các bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh do phế cầu khuẩn và đã được tiêm 3 liều PCV13 nên được tiêm 1 liều PCV13 sau liều gần đây nhất ít nhất 8 tuần; nếu trẻ được tiêm dưới 3 liều PCV13, trẻ cần phải được tiêm 2 liều PCV13 cách nhau ít nhất 8 tuần. Việc gián đoạn lịch tiêm vắc-xin không cần phải bắt đầu toàn bộ liệu trình hoặc tiêm thêm các liều.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn [ví dụ: trẻ bị bệnh hồng cầu hình liềm, không có lách hoặc bệnh mạn tính] nên được tiêm một liều PPSV23 khid được 24 tháng tuổi sau liều PCV13 gần đây nhất ít nhất 8 tuần.

Trẻ em từ 14 đến 59 tháng tuổi đã chích xong một liệu trình PCV7 phù hợp với lứa tuổi nên được dùng một liều PCV13 bổ sung duy nhất.

Nếu trẻ từ 6 đến 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch, cấy ghép ốc tai điện tử hoặc rò dịch não tủy chưa chích vắc-xin PCV13 hoặc PPSV23, trẻ nên được tiêm 1 liều PCV13, tiếp theo là 1 liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu trẻ đã chích vắc-xin PPSV23 mà không phải là PCV13, trẻ sẽ được tiêm 1 liều PCV13 sau liều PPSV23 cuối cùng ≥ 8 tuần. Trẻ có tình trạng suy giảm miễn dịch cần được tiêm vắc-xin PPSV23 một lần sau liều đầu tiên 5 năm. Không nên chích > 2 liều PPSV23 cho trẻ.

Người lớn ≥ 19 tuổi mắc các tình trạng suy giảm miễn dịch [ví dụ: không có lách về mặt chức năng hoặc về mặt giải phẫu, nhiễm HIV], rò rỉ dịch não tủy, hoặc cấy ghép ốc tai điện tử nên được tiêm vắc-xin PCV13 và PSV23. Nếu trước đó họ chưa chích PCV13 hoặc PPSV23, thì họ nên được tiêm một liều vắc-xin PCV13, tiếp theo là một liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu họ đã chích PPSV23 nhưng chưa chích PCV13, họ sẽ được tiêm một liều PCV13 sau liều cuối cùng của PPSV23 ≥ 1 năm.

Người lớn ≥ 65 tuổi không có tình trạng bệnh lý được liệt kê ở trên nên được tiêm PCV13 trước, tiếp theo là PPSV23 ít nhất 1 năm sau. Nếu mọi người đã chích vắc-xin PPSV23, nên tiêm PCV13 sau liều PPSV23 gần đây nhất ít nhất 1 năm.

Những người bị nhiễm HIV không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nên được chích vắc-xin càng sớm càng tốt sau khi có chẩn đoán.

Người lớn từ 19 đến 64 tuổi có nguy cơ cao nhất bị bệnh do phế cầu [ví dụ: không có lách về mặt chức năng hoặc về mặt giải phẫu, bệnh thận mạn tính hoặc một tình trạng suy giảm miễn dịch khác, bao gồm cả ung thư và sử dụng thuốc corticosteroid] nên được tiêm liều thứ 2 của PPSV23 sau liều PPSV23 đầu tiên 5 năm.

Tất cả mọi người nên được chích vắc-xin PPSV23 khi được 65 tuổi. Nếu mọi người đã chích 1 hoặc 2 liều PPSV23 trước 65 tuổi vì bất kỳ chỉ định nào và đã ≥ 5 năm kể từ khi tiêm liều PPSV23 trước đó, họ nên được tiêm một liều vắc-xin khác khi từ 65 tuổi trở lên. Liều thứ 2 được tiêm sau liều thứ nhất 5 năm [ví dụ: khi được 69 tuổi nếu liều trước đó được tiêm khi được 64 tuổi]. Những người chích PPSV23 khi 65 tuổi hoặc sau 65 tuổi thì chỉ nên tiêm 1 liều.

Nếu có kế hoạch cắt lách chọn lọc, nên chích PCV13 trước khi phẫu thuật ≥ 12 tuần, tiếp theo là liều PPSV23 sau khi tiêm PCV13 ≥ 8 tuần. PPSV23 nên được tiêm trước khi cắt lách chọn lọc ít nhất 2 tuần. Nếu phải tiến hành phẫu thuật cắt lách ngay, nên tiêm PCV13, sau đó là PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu bệnh nhân đã chích PCV13, không nên tiêm PPSV23 cho đến sau khi cắt lách ≥ 2 tuần.

Khi đang xem xét việc hóa trị hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch khác để điều trị ung thư, khoảng thời gian giữa lần tiêm vắc-xin và lúc bắt đầu liệu pháp ức chế miễn dịch phải là ≥ 2 tuần. Mọi người không nên tiêm vắc-xin trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị.

Vắc-xin phế cầu khuẩn là vắc-xin chống vi khuẩn Streptococcus pneumoniae.[1] Việc sử dụng chúng có thể ngăn ngừa một số trường hợp viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết.[1] Có hai loại vắc-xin phế cầu khuẩn: vắc-xin liên hợp và vắc-xin polysacarit.[1] Chúng được tiêm bằng cách tiêm cơ bắp hoặc ngay dưới da.[1]

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị sử dụng vắc-xin liên hợp trong tiêm chủng thông thường cho trẻ em.[1] Điều này bao gồm cả những người nhiễm HIV/AIDS.[1] Ba hoặc bốn liều khuyến cáo có hiệu quả từ 71 đến 93% trong việc ngăn ngừa bệnh phế cầu khuẩn nặng.[1] Vắc-xin polysacarit, trong khi hiệu quả ở người lớn khỏe mạnh, không hiệu quả ở trẻ em dưới hai tuổi hoặc những người có chức năng miễn dịch kém.[1]

Những vắc-xin này nói chung là an toàn.[1] Với vắc-xin liên hợp, khoảng 10% trẻ sơ sinh bị đỏ ở chỗ tiêm, sốt hoặc thay đổi giấc ngủ.[1] Dị ứng nặng khi tiêm văcxin này là rất hiếm.[1]

Vắc-xin phế cầu khuẩn đầu tiên được phát triển vào những năm 1980.[1] Chúng nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, những loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần có trong hệ thống y tế.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 17 US$ mỗi liều vào năm 2014.[3] Ở Hoa Kỳ, giá của văcxin này nằm trong khoảng từ 25 đến 100 đô la Mỹ.[4]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b c d e f g h i j k l “Pneumococcal vaccines WHO position paper--2012” [PDF]. Wkly Epidemiol Rec. 87 [14]: 129–44. 6 tháng 4 năm 2012. PMID24340399. Lưu trữ [PDF] bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ “WHO Model List of Essential Medicines [19th List]” [PDF]. World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ [PDF] bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “Vaccine, Pneumococcal”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  4. ^ Hamilton, Richart [2015]. Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr.316. ISBN9781284057560.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Tổ chức y tế thế giới: Streptococcus pneumoniae [1]
  • Cam kết trước thị trường Lưu trữ 2011-05-30 tại Wayback Machine
  • Thư viện tài nguyên vắc-xin của PATH Tài nguyên phế cầu
  • Centers for Disease Control and Prevention [2012]. “Ch. 16: Pneumococcal Disease”. Trong Atkinson W, Wolfe S, Hamborsky J [biên tập]. Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases [ấn bản 12]. Washington, D.C.: Public Health Foundation. tr.233–248. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2017.

Video liên quan

Chủ Đề