Qua bài thơ Lũy tre em thấy cây tre như thế nào lớp 1

Giải bài tập Tiết 0-10 Ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2. Đọc bài Luỹ tre trả lời câu hỏi trang 77, 78, 79 SGK Cánh diều

A. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP

LUỸ TRE

Mỗi sớm mai thức dậy,

Luỹ tre xanh rì rào,

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo Mặt Trời lên cao.Những trưa đồng đầy nắng,

Trâu nằm nhai bóng râm

Tre bần thần nhớ gió

Chợt về đầy tiếng chim.Mặt Trời xuống núi ngủ

Tre nâng vầng trăng lên

Sao, sao treo đầy cành

Suốt đêm dài thắp sáng.Bỗng gà lên tiếng gáy

Xôn xao ngoài luỹ tre

Đêm chuyển dần về sáng

Mầm măng đợi nắng về.

Nguyễn Công Dương

Trả lời câu hỏi luỹ tre

1. Mỗi khổ thơ tả lũy tre vào buổi nào trong ngày? Nối đúng:

a- 2: Khổ thơ 1 tả lũy tre vào buổi sáng

b- 1: Khổ thơ 1 tả lũy tre vào buổi trưa

c- 4: Khổ thơ 1 tả lũy tre vào buổi tối

d- 3: Khổ thơ 1 tả lũy tre vào buổi rạng sáng.

2. Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng:

a] Dòng thơ nào gợi tả một buổi sáng trời có gió?

∎ Mỗi sớm mai thức dậy

∎ Lũy tre xanh rì rào

∎ Ngọn tre cong gọng vó

∎ Kéo Mặt Trời lên cao

b] Dòng thơ nào gợi tả một buổi trưa trời lặng gió?

∎ Những trưa đồng đầy nắng

∎ Trâu nằm nhai bóng râm

∎ Tre bần thần nhớ gió

∎ Chợt về đầy tiếng chim

c] Em hiểu nội dung bài thơ thế nào?

∎ Bài thơ chỉ tả lũy tre.

Quảng cáo

∎ Bài thơ chỉ tả cảnh vật ở nông thôn.

∎ Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương.

a] Lũy tre xanh rì rào

b] Tre bần thần nhớ gió

c] Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương.

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a] Lũy tre xanh rì rào trước gió.

b] Trâu nằm nghỉ dưới bóng tre.

c] Sao đêm như những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre.

a] Lũy tre xanh như thế nào?

b] Trâu làm gì?

c] Ai như những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre?

4. Đặt 2 câu tả lũy tre:

a] Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

b] Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a] Mỗi buổi sớm mai, lũy tre xanh lại rì rào nói chuyện.

b] Chú trâu nằm dưới lũy tre xanh mát mỗi trưa hè oi ả.

B. VIẾT HOA ĐÀO, HOA MAI

Câu 1. Nghe – viết:

Hoa đào, hoa mai

Lấm tấm mưa bay Hoa mai chỉ say

Nắng pha chút gió.

Hoa đào thắm đỏ Hoa mai dắt vàng Thoắt mùa xuân sang

Thi nhau rộ nở…

Mùa xuân hội tụ Niềm vui nụ, chồi Đào, mai nở rộ

Đẹp hai phương trời

Lệ Bình

Câu 2. Hãy viết 4 – 5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích.

Gợi ý:

– Đó là đồ vật, đồ chơi gì [cặp sách, bàn học, gối bông hình con vật; đồ chơi hình con vật bằng bông hoặc bằng nhựa, lá, gỗ…]?

– Đặc điểm [hoặc tác dụng] của đồ vật, đồ chơi đó.

– Tình cảm của em với đồ vật, đồ chơi đó.

Em được mẹ tặng một con búp bê vào dịp sinh nhật. Nó có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười.Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Em rất yêu thich con búp bê này.

Bài 8: Lũy tre – Tiếng Việt lớp 2

Video giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 8: Lũy tre

Đọc: Lũy tre trang 34 - 35

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 2 Câu hỏi trang 34: Giải câu đố:

Cây gì mang dáng quê hương

Thân chia từng đốt,rợp đường em đi

Mầm non dành tặng thiếu nhi

Gắn trên huy hiệu em ghi tạc lòng.

[Là cây gì?]

Trả lời:

Đáp án : Cây tre

* Đọc văn bản:

Lũy tre

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 1: Tìm những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc.

Trả lời:

Lũy tre xanh rì rào

Ngọn tre cong gọng vó.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 2: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người?

Trả lời:

Tre bần thần nhớ gió.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 3: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào những lúc nào?

Trả lời:

Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào lúc chiều tối và đêm.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 4: Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh: "Tre bần thần nhớ gió/Chợt về đầy tiếng chim” trong bài thơ. Vì tre cũng có tâm trạng giống như con người.

* Luyện tập theo văn bản đọc:

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ.

Đáp án:

Những từ: sớm mai, trưa, đêm, sáng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết. 

Trả lời:

Những từ chỉ thời gian khác: Ngày, tháng, năm,…

Viết trang 35

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 1: Nghe – viết : Lũy tre [3 khổ thơ đầu]  

Trả lời:

Lũy tre

Mỗi sớm mai thức dậy

Lũy tre xanh rì rào

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo mặt trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng

Trâu nằm nhai bóng râm

Tre bần thần nhớ gió

Chợt về đầy tiếng chim.

Mặt trời xuống núi ngủ

Tre nâng vầng trăng lên

Sao, sao treo đầy cành

Suốt đêm dài thắp sáng.

Chú ý:

- Quan sát các dấu câu trong đoạn thơ.

- Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu dòng thơ.

- Viết nháp những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai như: lũy tre, gọng vó, lên cao, nắng, bóng râm, bần thần,…

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 2: Chọn uynh hoặc uych thay cho ô vuông:

Trả lời:

- Các bạn chạy huỳnh huỵch trên sân bóng.

- Nhà trường tổ chức họp phụ huynh vào Chủ nhật.

Tiếng Việt lớp 2 trang 35 Câu 3: Chọn a hoặc b.

a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông:

b. Chọn iêt hoặc iêc thay cho ô vuông:

Trả lời:

a.

Những hạt mưa li ti

Dịu dàng và mềm mại

Gọi mùa xuân ở lại

Trên mắt chồi xanh non.

b.

Bé đi dưới hàng cây

Chỉ thấy vòm lá biếc

Nhạc công vẫn mê say

Điệu bổng trầm tha thiết.

Luyện tập trang 36 - 37

* Luyện từ và câu:

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Trả lời:

- Nhóm từ ngữ chỉ sự vật: bầu trời, ngôi sao, nương lúa, dòng sông, lũy tre.

- Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm: xanh, vàng óng, lấp lánh, trong xanh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Câu 2: Ghép từ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1 để tạo 3 câu:

Mẫu: Bầu trời trong xanh.

Trả lời:

- Nương lúa vàng óng.

- Ngôi sao lấp lánh.

- Lũy tre xanh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Câu 3: Hỏi – đáp về đặc điểm của các sự vật: ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời.

Mẫu:

- Bầu trời thế nào?

- Bầu trời cao vời vợi.

Trả lời:

- Ngôi sao thế nào?

Ngôi sao lấp lánh.

- Dòng sông thế nào?

Dòng sông quanh co uốn khúc.

- Nương lúa thế nào?

Nương lúa xanh mơn mởn.

* Luyện viết đoạn:

Tiếng Việt lớp 2 trang 36 Câu 1: Nói về việc làm của từng người trong tranh.

Trả lời:

- Người lớn khỏe mạnh đánh trâu ra cày bừa.

- Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.  

- Mấy cô bé, cậu bé bắc bếp thổi cơm

- Các bà mẹ tra ngô.

- Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Câu 2: Viết 3-5 câu kể về một sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sống.

Gợi ý:

Trả lời:

Chủ nhật tuần vừa rồi, khu phố của em có một buổi tổng vệ sinh. Em cùng với chị gái đã quét dọn sạch sẽ con đường của xóm. Sau đó, em đi nhặt cỏ ở các bồn cây ven đường, tưới nước cho chúng. Sau một ngày lao động vất vả, con đường nhỏ của xóm như được khoác lên tấm áo mới. Em rất vui vì đã góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn khu phố sạch đẹp.

Đọc mở rộng trang 37

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Câu 1: Tìm đọc một bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên. Trao đổi với các bạn suy nghĩ của em về bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ: Mặt trời [Nguyễn Thị Tố Quyên]

Mặt trời đỏ rực

Lên từ đằng Đông

Như quả cầu hồng

Ai treo lơ lửng 

- Bài thơ tả cảnh mặt trời lúc bình minh như quả cầu màu hồng khổng lồ tuyệt đẹp đang treo lở lửng giữa bầu trời. 

Tiếng Việt lớp 2 trang 37 Câu 2: Viết vào vở một khổ thơ em thích.

Trả lời:

Bài thơ: Nắng [Lê Hồng Thiện]

Nắng vừa đậu trên lá

Gió rung nắng rơi ngay

Em chạy vội ra nhặt

Nắng không vào bàn tay

Hoa cúc vàng nắng đậu

Hoa cúc càng vàng tươi

Nắng mà có hoa cúc

Nắng cũng thơm nắng ơi!

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Vè chim

Bài 10: Khủng long

Bài 11: Sự tích cây thì là

Bài 12: Bờ tre đón khách

Bài 13: Tiếng chổi tre

Video liên quan

Chủ Đề