Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu đã diễn ra như thế nào

I. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu.

- Từ thế kỷ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, cuộc đấu tranh của nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, xã hội rối ren.

- Đến cuối thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.

- Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

+ Khi vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều  vương quốc mới như vương quốc Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…

+ Họ chiếm đất của chủ nô Rô-ma chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

+ Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.

+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy và tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ.

- Tầng lớp quý tộc và tăng lữ  được hình thành, có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô, phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành.

2. Xã hội phong kiến Tây Âu.

- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.

+ Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

+ Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

+ Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa.

- Kỹ thuật sản xuất thời kì này đã có những tiến bộ như dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, dùng cày và bừa cải tiến do ngựa kéo… Kinh tế tự cung tự cấp, mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nhiều lần nổi dậy đấu tranh, nổi bật nhất là khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp năm 1358 và Oát Tay-lơ ở Anh năm 1381.

3. Sự xuất hiện thành thị trung đại.

- Do sản xuất phát triển, từ thế kỷ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

+ Sản phẩm được bán tự do, thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

+ Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công như rèn, mộc, đồ da, đồ gốm… và trao đổi sản phẩm với những nông nô khác.

- Một số thợ thủ công đã thoát khỏi lãnh địa, đến những nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sau trở thành thành thị.

+ Trong thành thị có các thương hội và phường hội.

+ Hàng năm, các thương nhân châu Âu còn tổ chức hội chợ hoặc thành lập thương đoàn để trao đổi, buôn bán.

- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

-Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học như Bô-lô-nha [Ý], O-xphớt [Anh], Xoóc–bon [Pháp].

Page 2

Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu [từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV]

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu

  • Thế kỉ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng suy thoái, xã hội rối ren.
  • Đến cuối thế kỉ thứ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc-man xâm chiếm. Năm 476, chế độ chiếm nô kết thúc, thời đại phong kiến hình thành ở châu Âu.

* Những việc làm của người Giéc- man:

  • Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
  • Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
  • Thủ lĩnh của họ tự xưng vua và phong tước vị.
  • Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu ki tô giáo.

* Các giai cấp mới hình thành:

  • Nông nô
  • Lãnh chúa phong kiến

=> Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu hình thành

2. Xã hội phong kiến Tây Âu

  • Giữa thế kỉ IX, lãnh địa phong kiến hình thành. Đây là đơn vị chính trị và kinh tế trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
  • Lãnh địa là khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
    • Đất lãnh chúa có lâu đài, nhà thờ….có hào sâu, tường bao quanh
    • Đất khẩu phần giao cho nông nô cày cấy.
  • Đặc điểm của lãnh địa:
    • Lãnh địa là đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc.
    • Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng…
  • Quan hệ trong lãnh địa:
    • Cuộc sống của nông nô: là người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.
    • Đời sống của lãnh chúa: sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.

=> Nông nô >< Lãnh chúa =>khởi nghĩa của nông nô

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

  • Nguyên nhân xuất hiện các thành thị:
    • Thế kỷ XI, sản xuất phát triển và xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
    • Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa
    • Một số thợ thủ công thoát khỏi lãnh địa, đến nơi thuận lợi: ngã ba đường, bến sông… để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa

=> Thành thị xuất hiện

  • Hoạt động của thành thị:
    • Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân
    • Lập nên các phường hội và thương hội để giữ độc quyền kinh tế, chống lại sự áp bức của lãnh chúa.
  • Vai trò của thành thị:
    • Phá vỡ kinh tế tự túc, tự cấp, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
    • Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
    • Mang lại không khí tự do, mở ra tri thức, tạo điều kiện cho sự ra đời các trường đại học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào ? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì ?

=> Xem hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Các tầng lớp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi tham khảo: Nô lệ và nông dân bị người Giec man biến thành gì? Họ có gì khác với nô lệ? Vì sao họ quan tâm tới sản xuất?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu [P2]

- Thế kỉ III, đế quốc Rô-ma lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh sản xuất sút kém, xã hội rối ren.

- Cuối thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc-man xâm chiếm, năm 476 đế quốc Rô-ma bị diệt vong, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

- Khi vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô-ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây-Gốt, Đông-Gốt.

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.

+ Tự xưng là vua và phong các tước vị hình thành nên tầng lớp quý tộc.

+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân.

- Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô, phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất  phong kiến Châu Âu hình thành. 

2. Xã hội phong kiến Tây Âu

- Giữa thế kỉ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền.

- Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa, lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

+ Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.

+ Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng…

- Các giai cấp trong xã hội

 + Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.

+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

- Sự phát triển về kinh tế

+ Kĩ thuật canh tác tiến bộ: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ…

+ Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.

+ Kinh tế tự cung tự cấp.

- Do lãnh chúa bóc lột tô thuế và sức lao động và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô, nông nô đã nổi dậy đấu tranh điển hình là khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp năm 1358 và Oát Tay-lơ ở Anh năm 1381.

 3. Sự xuất hiện thành thị trung đại

- Nguyên nhân thành thị ra đời

+ Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

+ Thị trường buôn bán tự do.

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

- Thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

- Vai trò thành thị

+ Phá vỡ nền kinh tế tư nhiên, tự cấp, tự  túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền… Đặc biệt mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây Âu.

Video liên quan

Chủ Đề