Quán tính là gì lớp 8

Để trả lời câu hỏi quán tính là gì? Các câu hỏi và bài tập liên quan đến quán tính được trả lời và tính toán ra sao? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết và tài liệu chúng tôi gửi đến ngày hôm nay. Đây là tài liệu được chúng tôi sưu tầm từ nguồn đáng tin cậy. Hy vọng sẽ hữu ích với các bạn trong việc học và tiếp thu kiến thức về quán tính.

Sơ lược về tài liệu

Ở chương trình môn Vật lý lớp 8. Kiến thức vật lý về quán tính các em sẽ được tiếp cận ở bài 5. Vậy quán tính là gì? Trước khi trả lời câu hỏi này. Chúng ta hãy tìm hiểu về lực cân bằng trước.

Hai lực cân bằng

– Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.

– Lực tác dụng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng nhanh.

Có thể bạn quan tâm:  Vật Lí 8: Lực đẩy Ác-si-mét

Bài tập vận dụng

Tài liệu chúng tôi chia sẻ đến các bạn ngày hôm nay đó chính là hướng dẫn giải các câu hỏi và bài tập có trong sách giáo khoa của bài học này. Để xem chi tiết hơn về tài liệu, mời các bạn truy cập link file tài liệu đính kèm cuối bài nhé!

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Yến Nguyễn

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Quán tính là gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lí 8 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Quán tính là gì? 

Quán tính là tính chất đặc trưng cho sự cản trở của các đối tượng có khối lượng đối với bất kỳ sự thay đổi nào về vận tốc của nó. Điều này bao gồm những thay đổi đối với tốc độ hoặc hướng chuyển động của đối tượng. Một khía cạnh của tính chất này là xu hướng của các vật thể tiếp tục chuyển động trên một đường thẳng với tốc độ không đổi, khi không có lực nào tác động lên chúng.

Kiến thức tham khảo về Lực quán tính

– Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của một vật. Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn, vì vật đó có sức lớn hơn nên cần có lực tác động lớn hơn để thay đổi chuyển động.

Bạn đang xem: Quán tính là gì?

– Khi có lực tác động, vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính. Vật bên trong sẽ chuyển động ngược chiều với chuyển động của vật bên ngoài. Lực tác động càng lớn thì sự biến đổi chuyển động càng nhanh.

2. Lực quán tính

– Lực quán tính hay được được gọi là lực ảo là một loại lực xuất hiện và tác động lên mọi đối tượng trong một hệ quy chiếu phi quán tính, ví dụ như hệ quy chiếu quay. 

– Như vậy, ta không thể quy lực quán tính về các lực cơ bản – là các lực không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi của hệ quy chiếu. 

– Một lực quán tính xuất hiện khi một hệ quy chiếu có gia tốc cao hơn so với hệ quy chiếu khác. Một hệ quy chiếu có thể được gia tốc theo bất kỳ phương pháp nào nên lực quán tính cũng rất tùy ý [tuy nhiên nó lại phải phụ thuộc vào gia tốc của hệ quy chiếu]. 

– Bốn lực quán tính được định nghĩa theo những cách gia tốc thường xảy ra đó là:

+ Một lực gây ra bởi một gia tốc tương đối bất kỳ theo một đường thẳng [lực quán tính tịnh tiến]

+ Hai lực được tạo ra bất kỳ từ chuyển động quay nào đó [lực quán tính ly tâm và lực Coriolis] 

+ Lực cuối hay còn được gọi là lực Euler được sinh ra bởi sự thay đổi của tốc độ quay. 

3. Lực quán tính ly tâm

– Trong hệ qui chiếu gắn với người đứng trên mặt đất ta qua sát thấy ô tô đang chuyển động tròn đều trên vách tường, không hề có dây treo hay dây nào giữ, nếu xe dừng lại hoặc tốc độ chuyển động không đủ lớn nó sẽ bị rơi xuống đất ngay lập tức, vậy lực nào giữ cho xe có thể chuyển động trên bức tường gần như thẳng đứng.

– Trong hệ qui chiếu gắn với người ngồi trên xe chuyển động, ta nhận thấy rằng đây là hệ qui chiếu có gia tốc hướng tâm nên sẽ xuất hiện một lực quán tính có độ lớn bằng lực hướng tâm nhưng ngược hướng, lực quá tính này sinh ra gia tốc cho vật chuyển động rời khỏi tâm quay nên được gọi là lực quán tính li tâm.

– Lực quán tính li tâm tạo ra áp lực giữ cho các bánh xe của ô tô tiếp xúc với mặt tường thẳng đứng nhờ đó mà xe có thể chuyển động được trên vách tường thẳng đứng, trong trường hợp tốc độ của xe không đủ lớn dẫn đến lực hướng tâm nhỏ => lực quán tính li tâm nhỏ tạo ra áp lực không đủ lớn nên lực hút của trái đất sẽ kéo xe xuống khiến nó bị rơi xuống

4. Ví dụ về lực quán tính

– Thật khó để bạn có thể hiểu được lực quán tính, vậy nên THPT Đông Đô sẽ lấy ví dụ để minh chứng rõ nét nhất về khái niệm, định nghĩa này. Đó là:

+ Khi đóng đinh vào tường thì chiếc búa sẽ dừng lại nhưng chiếc đinh vẫn theo quán tính mà lún sâu vào tường.

+ Khi rũ bụi bẩn khỏi thảm trải sàn hoặc giẻ lau thì khi giũ thảm rồi dừng lại đột ngột, do quán tính, bụi bẩn sẽ tiếp tục chuyển động và rời ra khỏi thảm.

+ Khi bút mực của bạn bị tắc, ta vẩy mạnh bút rồi dừng lại đột ngột, theo quán tính mực tiếp tục chuyển động về phía trước và bút tiếp tục viết được.

+ Hoặc khi kéo co một đội thả tay ra thì đội còn lại sẽ ngã về phía kéo của sợi dây.

+ Người ngồi trên ô tô sẽ bị chúi về phía trước khi ô tô phanh gấp.

+ Hai ô tô đang di chuyển với cùng một vận tốc. Nếu hãm phanh với lực giống nhau thì ô tô có khối lượng lớn hơn sẽ dừng lại chậm hơn.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 8, Vật Lý 8

Video liên quan

Chủ Đề