Quản trị la gì trong quản trị học

Quản trị là gì? Phân biệt quản lý và quản trị

Khái niệm quản trị và quản lý thường gây ra nhiều sự nhầm lẫn khi sử dụng. Quản trị và quản lý cũng cùng trong một tổ chức, nếu hai vị trí này kết hợp chặt chẽ với nhau thì sẽ làm tổ chức vững mạnh, bền vững.

Nhưng để hiểu rõ hơn quản trị là gì, hãy cùng Lê Ánh Hr tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

1. Quản trị là gì?

Nhà quản trị là những người làm việc trong các tổ chức, công việc của họ là phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và kết dính các công việc không phải là quản trị trong một tổ chức lại với nhau để đạt mục tiêu chung của chính tổ chức đó.

Khái niệm quản trị là gì? Các nhà quản trị làm việc trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức cũng là nhà quản trị. Các thành viên trong tổ chức có thể chia làm hai loại: người thừa hành và nhà quản trị.

Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan.

Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội.

Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

2. Các chức năng của nhà quản trị

Ở mỗi tổ chức nhà quản trị luôn có 4 chức năng cơ bản:

[1] Lập kế hoạch

  • Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của tổ chức
  • Dự thảo chương trình hành động
  • Lập lịch trình hoạt động
  • Đề ra các biện pháp kiểm soát
  • Cải tiến tổ chức

[2] Chức năng tổ chức

  • Xác lập sơ đồ tổ chức
  • Mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận
  • Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên
  • Chính sách sử dụng nhân viên
  • Định biên

[3] Chức năng kiểm soát

  • Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm toán
  • Lịch trình kiểm toán
  • Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
  • Các biện pháp sửa sai

[4] Chức năng điều khiển

  • Ủy quyền cho cấp dưới
  • Giải thích đường lối chính sách
  • Huấn luyện và động viên
  • Giám sát và chỉ huy
  • Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả
  • Thiết lập các quan hệ mật thiết bên trong và bên ngoài tổ chức

Làm việc trong bất kỳ tổ chức nào, vai trò của nhà quản trị vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của công ty. Và để ra quyết định hợp lý, nhà quản trị cần phải thực hiện các chức năng quản trị của mình.

Phân biệt quản trị và quản lý

3. Phân biệt quản trị và quản lý

Quản trị và quản lý đều nói về công việc của người lãnh đạo khi vận hành một tổ chức nào đó. Quản trị và quản lý nghe qua thì có vẻ giống nhau, như thực tế hai chức năng trên đều có sự khác biệt và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp.

Quản trị là toàn bộ quá trình đưa các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu, là các hoạt động của lãnh đạo cấp cao. Quản lý là tiếp nhận, thực hành điều phối để hướng tới mục tiêu của quản trị.
 
Sự khác nhau giữa quản trị và quản lý được thể hiện ở những điểm:  

 

Quản lý

Quản trị

Ý nghĩa

Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích đã được xác lập sẵn thông qua người khác

Quản trị thường liên quan đến việc hoạch định, các mục tiêu vĩ mô, các kế hoạch và chính sách

Bản chất

Chức năng của quản lý là thi hành

Chức năng của quản trị là việc đưa ra quyết định

Quá trình

Quản lý quyết định ai và như thế nào

Quản trị quyết định trả lời cho câu hỏi cái gì và bao giờ

Chức năng

Quản lý có chức năng thi hành bởi vì người quản lý hoàn thành công việc của mình dưới sự giám sát nhất định

Quản trị có chức năng tư duy bởi vì các kế hoạch và chính sách được quyết định dựa theo các tư duy này

Kỹ năng

Kỹ thuật và kỹ năng con người

Kỹ năng nhận thức và con người

Cấp độ

Cấp trung và thấp

Cấp cao

Mức độ ảnh hưởng

Các quyết định quản lý đưa ra bị ảnh hưởng bởi giá trị, quan điểm, tín ngưỡng và quyết định của người quản lý khác.

Quản trị bị ảnh hưởng bởi quan điểm cộng đồng, chính phủ, các tổ chức tôn giáo, hoặc phong tục...

Tình trạng

Quản lý chi phối người lao động của tổ chức, những người được trả thù lao [theo hình thức lương].

Quản trị đại diện cho chủ sở hữu của doanh nghiệp, những người mà thu lại lợi nhuận họ đã đầu tư theo hình thức cổ tức.

>>> Xem thêm: Những bí mật của vị trí chuyên viên C&B

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Quản trị là gì? Phân biệt giữ quản trị và quản lý. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học Hành chính nhân sự tại trung tâm Lê Ánh Hr. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự.

Lê Ánh Hr chúc bạn thành công!

Các công việc quản trị cho mức thu nhập trung bình là 8,5 triệu đồng/tháng – mức lương trung bình cao trên thị trường lao động. Dù đây là công việc khá hấp dẫn nhưng chưa thực sự nhận được sự quan tâm của nhiều sĩ tử do các bạn chưa thực sự hiểu quản trị là gì và học ngành quản trị ra làm gì. Cùng Blog TopCV tìm hiểu khái niệm quản trị và các hướng nghề nghiệp để có thêm lựa chọn cho con đường sự nghiệp của bạn nhé!

Quản trị là gì?

Quản trị là việc dùng những nguồn lực có trong tay để đạt đạt được mục đích nhất định. Quản trị là một từ ghép từ hai từ đơn “quản” và “trị”. “Quản” là trông coi, đưa một đối tượng nào đó vào khuôn mẫu. “Trị” cũng có nghĩa là đưa vào khuôn khổ, dùng nội lực, ảnh hưởng để ép buộc đối tượng hành động theo mong muốn ý chí của mình. Đó là cách hiểu chung chung về quản trị là gì.

Trong một tổ chức, quản trị được hiểu là tổ chức, chỉ đạo, điều phối và hoạch định các hoạt động của thành viên trong tổ chức cũng như của các nguồn lực khác nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Đây được xem là hoạt động thiết yếu mà tổ chức nào cũng cần thực hiện vì thế họ luôn có nhu cầu tuyển dụng quản trị viên.

Quản trị là việc dùng những nguồn lực có trong tay để đạt đạt được mục đích nhất định

Phân biệt quản lý và quản trị

Khi tìm hiểu khái niệm quản trị, nhiều người thường nhầm lẫn với khái niệm về quản lý. Hai khái niệm này có giao thoa nhau về ý nghĩa vì chúng đều chỉ công việc của người có vai trò lãnh đạo, điều hành tổ chức. Tuy nhiên hai khái niệm này không hề trùng khớp. 

  • Quản trị là đưa ra các quyết định trong tổ chức như quyết định chính sách, hoạch định mục tiêu của cả tổ chức
  • Quản lý là tiếp nhận các quyết định của người làm quản trị và điều hướng, điều hành các nguồn lực để thực hiện quyết định của quản trị

Như vậy, có thể thấy quản trị là cấp cao nhất còn quản lý là công việc có tính chất trung cấp. Vai trò, chức năng của quản trị là quyết định còn của quản lý là điều hành.

Quản trị là đưa ra các quyết định trong tổ chức

Học các ngành quản trị ra làm gì?

Sự cần thiết của quản trị trong các tổ chức là không thể phủ nhận. Nếu tổ chức là một cơ thể thì quản trị chính là bộ phận đầu não quyết định cơ thể sẽ vận hành như thế nào. Vì vậy, về cơ bản trong mọi tổ chức các quản trị viên là người không thể thiếu. Tuy vậy sau khi tìm hiểu quản trị là gì, không ít người vẫn băn khoăn nếu học các ngành quản trị như quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị tài chính… thì ra trường làm gì? 

Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Có phải chỉ làm “sếp”?

Nhiều người nghĩ học các ngành quản trị thì chỉ có một lựa chọn nghề nghiệp duy nhất là làm “Sếp” nhưng sinh viên mới ra trường thì rất khó có thể đạt tới vị trí này vậy hàng năm hàng nghìn sinh viên ngành quản trị ra trường làm gì? Thực tế, ngành học quản trị có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn bạn nghĩ.

Học ngành quản trị cho bạn khá nhiều lựa chọn nghề nghiệp

  • Làm các vị trí lãnh đạo: Không thể phủ nhận làm “Sếp” là một trong những công việc phổ biến của ngành quản trị. Học quản trị sẽ trang bị cho bạn những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành các nhà lãnh đạo
  • Cố vấn chiến lược: Tư duy quản trị giúp bạn có tầm nhìn vĩ mô và có thể đưa ra các chiến lược về kinh doanh, tài chính… cho tổ chức tùy vào chuyên ngành bạn học.
  • Nhân viên/Chuyên viên quản trị: Đừng lầm tưởng người làm quản trị chỉ có thể đảm nhiệm các chức vị như Giám đốc, quản trị được ứng dụng vào từng mảng, bộ phận nhỏ của doanh nghiệp. Ví dụ, các công ty có thể tuyển nhân viên quản trị như nhân viên quản trị Website, nhân viên quản trị Mạng…
  • Nhân viên trong các ngành liên quan tới ngành học: Ví dụ bạn học Quản trị kinh doanh, bạn có thể tìm việc nhân viên kinh doanh, học ngành Quản trị nhân lực có thể tìm việc nhân viên nhân sự
  • Khởi nghiệp: Học ngành quản trị là điều kiện lý tưởng để bạn tự thành lập và điều hành doanh nghiệp của riêng mình với điều kiện bạn có đủ nguồn vốn cũng như ý tưởng để tạo ra một tổ chức mới.

Tham khảo: Công việc Nhân viên quản trị lương cao

Trên đây là một số nghề nghiệp giúp bạn hình dung toàn diện hơn về quản trị là gì, công việc phù hợp với ngành này ra sao. Nếu thực sự có khả năng điều hành, quản trị, đừng ngần ngại theo đuổi ngành quản trị vì nếu bạn chưa đủ điều kiện để làm “sếp” ngay khi ra trường, bạn vẫn có những lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn khác. Đừng đặt giới hạn cho con đường sự nghiệp của mình mà hãy mạnh dạn theo đuổi công việc mơ ước bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề