Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì năm 2024

Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được quy định như thế nào? Dạo gần đây, có nhiều người lạ mặt cứ lén lút vào nhà tôi nhưng không hề trộm cắp bất cứ thứ gì. Cho tôi hỏi, họ làm như vậy có phải đã xâm phạm chỗ ở của tôi không? Pháp luật quy định vấn đề này thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân được quy định tại Điều 73 Hiến pháp năm 2013. Theo đó: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép”. Cụ thể hóa điều trên, Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Hình sự 1999 đã xây dựng cho mình những quy định riêng về quyền cơ bản trên.

Điều 46 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

“Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.

Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Điều 124 Bộ luật Hình sự 1999 cũng ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân với quy định về tội xâm phạm chỗ ở của công dân qua việc thực hiện các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân (dùng thủ đoạn gian dối lừa chủ nhà và gia đình họ ra khỏi chỗ ở rồi chiếm luôn chỗ ở; tự ý dọn đồ của chủ nhà ra ngoài để chuyển đồ đạc của mình vào nhà khi chủ nhà đi vắng rồi ở luôn trong nhà…).

3. Chế tài đối với người có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.

* Đối với hành vi được quy định tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2005 có thể áp dụng một số biện pháp xử lý vi phạm tùy theo mức độ nghiêm trọng của hậu quả do hành vi xâm phạm chỗ ở gây ra như sau:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền.

* Chế tài đối với hành vi được quy định tại Điều 124, Bộ luật Hình sự được quy định như sau:

– Người nào có một trong các hành vi đã nêu ở mục 2 thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp xét thấy nếu để người phạm tội tiếp tục đảm nhiệm chức vụ nhất định thì có thể gây nguy hại cho xã hội, cơ quan có thẩm quyền còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm đối với người phạm tội.

4. Cơ quan có thẩm quyền.

* Với hành vi quy định tại Bộ luật dân sự 2005, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm đối với cá nhân có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là Ủy ban nhân dân các cấp hoặc Tòa án nhân dân tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

* Với hành vi quy định tại Bộ luật Hình sự 1999, cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người phạm tội và áp dụng hình phạt đối với người đó là Tòa án nhân dân.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

(LSVN) - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, do đó mọi hành vi xâm phạm chỗ ở trái phép đều bị xử lý theo quy định. Vậy, tội "Xâm phạm chỗ ở của người khác" cụ thể thế nào? Mức phạt ra sao?

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Thế nào là tội "Xâm phạm chỗ ở"?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, tại Điều 22, Hiến pháp 2013 đã nhấn mạnh, mọi công dân đều có quyền có nơi ở hợp pháp và mọi người để có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý. Việc khám xét chỗ ở cũng phải được thực hiện theo quy định pháp luật. Do vậy, người xâm phạm chỗ ở hợp pháp của người khác có thể bị xử lý về tội "Xâm phạm chỗ ở".

Theo Điều 159, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, các hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác gồm:

- Khám trái phép chỗ ở của công dân: Là hành vi lục soát, tìm kiếm người, đồ vật, tài sản,... trong phạm vi chỗ ở của người khác mà không được pháp luật cho phép như: Không có lệnh khám xét chỗ ở, hay mạc dù có lệnh nhưng lệnh đó không hợp pháp hoặc không thực hiện đúng thủ tục khám xét...

Ví dụ: Nghi ngờ người khác lấy trộm đồ của mình nên tiến hành lục soát, tìm kiếm...

- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ: Là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác nhằm buộc người khác ra khỏi nơi họ đang ở. Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ có thể được thực hiện bởi cả những người không có chức vụ, quyền hạn và người có chức vụ, quyền hạn.

Ví dụ: Tranh chấp thừa kế, tranh chấp trong trong quan hệ thuê nhà, mượn nhà...

- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ.

Ví dụ: Chủ nợ siết nợ, giữ nhà của người nợ...

- Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác...

Theo đó, đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của công dân, gồm: Nhà ở, ký túc xá, tàu, thuyền mà người dân sinh sống trên đó...

Tội "Xâm phạm chỗ ở của người khác" bị xử lý thế nào?

Xử phạt hành chính xâm phạm chỗ ở của người khác

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xâm phạm chỗ ở người khác mà chỉ quy định ở một số hành vi được mô tả trong các Điều, khoản sau:

Căn cứ điểm c, khoản 5, Điều 12, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng với hành vi: "Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân".

Căn cứ điểm e, khoản 2, Điều 15, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hành vi: "Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự".

Mức phạt với tội "Xâm phạm chỗ ở của người khác"

Tại Điều 158, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định các khung hình phạt đối với tội "Xâm phạm chỗ ở của người khác" như sau:

- Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm trong trường hợp sử dụng một trong các hành vi dưới đây xâm nhập chỗ ở của người khác:

Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Khung 02:

Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

Có tổ chức;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 - 05 năm.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ý nghĩa gì?

Với các quy định này, cần được hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định của mỗi công dân, không ai được tùy tiện vào nơi ở của họ. Việc xâm phạm chỗ ở của công dân khi không được sự đồng ý của họ là hành vi trái pháp luật.

Thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

Có thể định nghĩa, Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái phép pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ hoặc có hành vi xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của họ, do ...

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là gì?

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu là bất cứ ai cũng không có quyền được xâm hại đến các quyền lợi liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể phải được đảm bảo trong mọi trường hợp, trong mọi hoàn cảnh.

Bất khả xâm phạm là như thế nào?

Bất khả xâm phạm là quyền không thể xâm phạm đến của cá nhân, tổ chức hoặc lớn hơn là một quốc gia nào đó. Pháp luật bảo vệ quyền bất khả xâm phạm đó. Đối với công dân, theo Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam thì công dân có 02 quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.