Rà soát dọc và rà soát ngang nghĩa là gì năm 2024

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 34/2016/NĐ-CP giải thích rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

Rà soát dọc và rà soát ngang nghĩa là gì năm 2024

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu hình thức xử lý văn bản được rà soát?

Tại Điều 143 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hình thức xử lý văn bản được rà soát
1. Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản:
a) Bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế;
b) Bãi bỏ một phần văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung;
2. Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
5. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản được áp dụng trong trường hợp văn bản được rà soát có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, có 5 hình thức xử lý văn bản được rà soát bao gồm:

- Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản

- Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

- Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

- Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.

- Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản được áp dụng trong trường hợp văn bản được rà soát có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật dựa vào những căn cứ nào?

Tại Điều 142 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:

- Văn bản là căn cứ để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến văn bản được rà soát, gồm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;

+ Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên sau thời điểm ban hành văn bản được rà soát.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát.

Thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủthành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Tổ công tác) và Kế hoạch hoạt động năm 2021 của Tổ công tác (ban hành kèm theo Quyết định số 376/QĐ-TCT ngày 15/3/2021), Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu đối với 05 nhóm văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: (i) Rà soát quy định pháp luật về đất đai; (ii) Tiếp tục rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19; (iii) Tiếp tục rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (iv) Rà soát quy định pháp luật về giáo dục, đào tạo (không bao gồm giáo dục nghề nghiệp); (v) Rà soát quy định pháp luật về quản lý giá và thẩm định giá; quy định pháp luật về chi phí trong hoạt động giám định tư pháp.

Việc Tổ công tác lựa chọn các nhóm văn bản nêu trên để thực hiện rà soát chuyên sâu được xem xét, cân nhắc trên cơ sở kết quả rà soát đã được các bộ, cơ quan ngang bộ, Tổ công tác thực hiện trong năm 2020, đặt trong bối cảnh bám sát yêu cầu thực tiễn nhằm nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đại dịch Covid-19 đến kinh tế - xã hội nước ta và cập nhật các yêu cầu, nhiệm vụ về rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật trong một số lĩnh vực để thể chế hóa chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Kết luận số 83-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 48-NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Để tổ chức rà soát văn bản, Tổ trưởng Tổ công tác đã phân công thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc và Bộ phận thường trực tham gia các Nhóm rà soát văn bản quy phạm pháp luật (Quyết định số 379/QĐ-TCT ngày 15/3/2021 của Tổ trưởng Tổ công tác). Bộ Tư pháp cũng đã tham mưu Tổ công tác xây dựng tài liệu hướng dẫn các Nhóm thực hiện rà soát văn bản. Quá trình tổ chức rà soát văn bản, các Nhóm rà soát và Bộ phận thường trực Tổ công tác đã tổ chức các cuộc họp, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và các bộ, ngành về các nội dung quy định được xác định là mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn.

Theo Kế hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì nhiệm vụ “tiếp tục rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Kết quả rà soát như sau:

Tổng số văn bản đã được rà soát: 115 văn bản (trong đó có 43 luật, 36 nghị định, 03 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 01 nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, 32 thông tư, thông tư liên tịch ).

- Tổng số văn bản có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn: 26 văn bản (trong đó có 16 luật, 08 nghị định, 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 01 Nghị quyết của Hội đồng thầm phán);

+ Văn bản có quy định mâu thuẫn, chồng chéo: 03 văn bản (trong đó có 01 luật và 02 nghị định);

+ Văn bản có quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn: 25 văn bản (trong đó có 16 luật, 07 nghị định, 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 01 nghị quyết của Hội đồng thẩm phán).

Trên cơ sở kết quả rà soát phát hiện:

1. Nội dung mâu thuẫn, chồng chéo: 05 nội dung mâu thuẫn, chồng chéo tại Luật Công nghệ thông tin 2006 với các luật khác; giữa Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng với Hiệp định CPTPP; giữa Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông với Luật Viễn thông và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở kết quả rà soát, 05 giải pháp tương ứng được đưa ra, đảm bảo mỗi nội dung mâu thuẫn chồng chéo đều có giải pháp cụ thể, có khả năng giải quyết được các vướng mắc, theo hướng hoàn thiện Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP. Trên thực tế, đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số (trong đó có nội dung thay thế nội dung phát triển công nghệ thông tin trong Luật công nghệ thông tin) và Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 02 Nghị định nêu trên cũng đã được Bộ Tư pháp thẩm định và các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo được phát hiện từ kết quả rà soát này đã được đưa ra giải quyết tại các Dự thảo văn bản.

Ví dụ: Có sự trùng lặp hoặc không thống nhất giữa các quy định của Luật Công nghệ thông tin và các luật khác: (i) Quy định, hướng dẫn về an toàn thông tin mạng được hướng dẫn đồng thời bởi Luật Công nghệ thông tin và Luật An toàn thông tin mạng. Với sự ra đời của Luật chuyên ngành về an toàn thông tin mạng, nhiều quy định về an toàn thông tin lại đang được quy định tại cả 02 hệ thống pháp luật là Luật An toàn thông tin mạng và Luật công nghệ thông tin, điều này có thể dẫn đến cách hiểu không thống nhất giữa 2 hệ thống pháp luật khi cùng điều chỉnh một vấn đề. Để tránh chồng chéo trong thực thi, cần lược bỏ một số quy định về an toàn thông tin mạng tại Luật Công nghệ thông tin đã được quy định Luật An toàn thông tin mạng; (ii) Quy định về thương mại điện tử và giao dịch điện tử được hướng dẫn đồng thời bởi Luật Công nghệ thông tin và Luật Giao dịch điện tử. Luật Công nghệ thông tin Chương II Mục 3 từ Điều 29 đến Điều 33 về ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại có nhiều nội dung tương tự như quy định tại Luật giao dịch điện tử từ Điều 33 đến Điều 38, chẳng hạn như các quy định về giao kết hợp đồng điện tử... (iii) Quy định về ưu đãi đầu tư trong Luật Công nghệ thông tin chưa cụ thể hóa và chưa đồng bộ với các luật có liên quan. Luật Công nghệ thông tin có quy định nhưng chưa cụ thể chính sách ưu đãi là gì, mức độ như thế nào và nằm rải rác ở các điều khác nhau.

2. Nội dung bất cập, không phù hợp với thực tiễn: Qua rà soát cho thấy, có 92 nội dung bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở đó, có 92 giải pháp (bao gồm cả việc đề xuất tên văn bản cụ thể và hướng hoàn thiện cụ thể đối với nội dung bất cập, không phù hợp) được đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn đó.

Chẳng hạn, Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau: Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với “người bị buộc tội”. Điều này không phù hợp với thực tiễn, trong các vụ việc sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng “rác”, chủ sở hữu của tài khoản thường không phải là “người bị buộc tội”. Nhiều vụ chỉ xác định được tài khoản ngân hàng mà không xác định được “người bị buộc tội” (do mở tài khoản bằng giấy tờ giả mạo). Do đó, Cơ quan điều tra không thể áp dụng phong tỏa tài khoản nhận tiền lừa đảo. Mặt khác, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là đơn vị thường xuyên tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng công nghệ cao nhưng không có thẩm quyền phong tỏa tài khoản dẫn đến không thể giữ lại tài sản cho người bị hại. Do đó, cần sửa đổi Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng: “Phong tỏa tài khoản áp dụng với người bị buộc tội hoặc tài khoản có liên quan đến hành vi phạm tội”.

Hoặc một số quy định của Luật Tần số vô tuyến điện như: cơ chế quản lý tài nguyên tần số quý hiếm; về khoản thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; chế tài cho phép phát triển hoạt động nghiên cứu thử nghiệm công nghệ mới, sản xuất thiết bị vô tuyến điện để xuất khẩu… chưa phù hợp thực tiễn, chưa đồng bộ. Cụ thể như: Phương thức cấp phép tần số khi doanh nghiệp thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông chưa rõ ràng trong thử nghiệm công nghệ và thử nghiệm thương mại dịch vụ viễn thông; nguyên tắc quy hoạch tần số để bảo đảm tránh nguy cơ tích tụ băng tần quý hiếm để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông chưa được quy định đầy đủ; Luật chưa có chế tài phù hợp để cho phép phát triển hoạt động nghiên cứu thử nghiệm công nghệ mới, sản xuất thiết bị vô tuyến điện để xuất khẩu và một số trường hợp đặc thù khi sử dụng tần số vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện; Quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên của Luật chưa phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo và chưa được cải cách hành chính triệt để; Quy định về kiểm tra, xử lý nhiễu có hại và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong bảo vệ chủ quyền về tần số và quỹ đạo vệ tinh chưa đầy đủ…

Từ đó giải pháp được đưa ra là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện (Hiện nay, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5/2022, thông qua tại kỳ họp tháng 10/2022). Dự kiến phương án xử lý những bất cập nêu trên bằng một số chính sách như: (i) Quy định đấu giá, thi tuyển đối với băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng; đồng thời để dự phòng trường hợp sau này xuất hiện loại băng tần, kênh tần số khác, khi kinh doanh dịch vụ viễn thông, trở thành có giá trị thương mại cao, thì Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính xem xét quyết định đấu giá hoặc thi tuyển; Giao Chính phủ quy định chi tiết về đấu giá, thi tuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; Quy định nguyên tắc có hạn mức tần số đối với mỗi tổ chức được cấp phép thông qua đấu giá hoặc thi tuyển để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh; Sửa đổi quy định về thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi doanh nghiệp không nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện và giao Chính phủ quy định chi tiết về thu hồi giấy phép tần số có liên quan đến kinh doanh dịch vụ viễn thông; Sửa đổi quy định về miễn giấy phép để định rõ việc miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các thiết bị vô tuyến điện ít khả năng gây nhiễu có hại; Bổ sung quy định cấp trực tiếp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong trường hợp thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; bổ sung quy định về cấp mới đối với giấy phép sử dụng băng tần để cho phép doanh nghiệp có thể được sử dụng tiếp 15 năm nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định (sử dụng tần số hiệu quả, chấp nhận nộp tiền và triển khai công nghệ mới...); (ii) Bổ sung quy định về cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong các trường hợp nghiên cứu thử nghiệm công nghệ mới, sản xuất thiết bị để xuất khẩu và một số trường hợp đặc thù; (iii) Sửa đổi quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và của tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh trong việc kiểm tra các đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh của nước ngoài với ITU; quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong việc phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành để xử lý nhiễu có hại; quy định về sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về tần số vô tuyến điện, đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi…

Nhìn chung, các giải pháp được đề xuất cơ bản đáp ứng yêu cầu về tính rõ ràng, cụ thể, khả thi, có thể giải quyết được những vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong văn bản QPPL hiện hành; thời điểm thực hiện các giải pháp về cơ bản đã được đề xuất cụ thể, một số giải pháp đang được triển khai thực hiện trên thực tế./.