Rác điện tử có tốt không vì sao

Với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của các thiết bị điện tử, thế giới đang phải đối mặt với “cơn sóng thần về rác thải điện tử”, gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe con người.

Lượng rác thải gia tăng nhanh chóng

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các thiết bị điện tử được sản xuất ngày càng nhiều, phục vụ đắc lực cho nhu cầu thiết yếu của con người. Với khối lượng sản xuất và xử lý ngày càng lớn các thiết bị điện tử, thế giới đang phải đối mặt với “cơn sóng thần về rác thải điện tử”, gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe con người.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã công bố bản báo cáo “Trẻ em và Rác thải điện tử”. Báo cáo chỉ rõ mối đe dọa độc hại của rác thải điện tử đối với con người và nó đã trở thành loại rác thải sinh hoạt phát triển nhanh nhất trên thế giới. Theo Đối tác thống kê chất thải điện tử toàn cầu [GESP], rác thải điện tử đã tăng 21% trong 5 năm tính đến năm 2019, với 53,6 triệu tấn được tạo ra trong năm đó. Theo dự báo, rác thải điện tử sẽ tiếp tục gia tăng khi việc sử dụng máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác ngày càng phát triển, cùng với sự lỗi thời nhanh chóng của chúng.

Chỉ có 17,4% lượng rác thải điện tử sản xuất trong năm 2019 được thu gom và tái chế đúng cách trên thế giới. [Ảnh minh họa]

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường [Trường Đại học Bách khoa Hà Nội], lượng chất thải điện tử ở Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 100.000 tấn, chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình [đồ gia dụng điện tử], văn phòng [máy tính, máy  photocopy,...]. Với sự phát triển của ngành công nghệ chóng mặt như hiện nay, rác điện tử đang có tốc độ tăng rất nhanh so với các loại rác thải khác.

Tuy nhiên, ước tính gần đây nhất của GESP cho thấy, chỉ có 17,4% lượng rác thải điện tử sản xuất trong năm 2019 được thu gom tới các cơ sở quản lý hoặc tái chế chính thức. Phần còn lại được đổ bất hợp pháp, và ít có khả năng được quản lý và tái chế theo cách thân thiện với môi trường.

Việc thu gom và tái chế rác thải điện tử một cách thích hợp là chìa khóa để bảo vệ môi trường và giảm lượng khí thải gây hại cho khí hậu. Vào năm 2019, GESP phát hiện ra rằng 17,4% rác thải điện tử được thu gom và tái chế đúng cách đã ngăn chặn được 15 triệu tấn CO2 tương đương thải ra môi trường.

Tác hại khôn lường tới sức khỏe con người

Pin và rác thải điện tử nếu không được thu gom và xử lý đúng cách, sẽ ảnh hưởng một cách toàn diện tới môi trường và con người cả trực tiếp và gián tiếp. Đặc biệt, trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai là những người dễ bị tổn thương nhất.

Trẻ em tiếp xúc nhiều với rác thải điện tử rất dễ bị tổn thương bởi các hóa chất độc hại do các cơ quan ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện, trong khi chúng có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh. Trẻ sẽ hấp thụ nhiều chất ô nhiễm hơn so với kích thước của chúng và ít có khả năng chuyển hóa hoặc đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể như người lớn.

Đối với phụ nữ có thai, việc tiếp xúc với chất thải điện tử độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Những tác động xấu đến sức khỏe tiềm ẩn bao gồm: thai chết lưu và sinh non, cũng như trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thấp bé. Việc tiếp xúc với chì từ các hoạt động tái chế chất thải điện tử có liên quan đến việc giảm đáng kể điểm đánh giá hành vi ở trẻ sơ sinh, tăng tỉ lệ rối loạn tăng động giảm chú ý [ADHD], thay đổi tính khí của trẻ, giảm nhận thức và điểm số ngôn ngữ…

Ngoài ra, nó còn tác động xấu tới sức khỏe con người, làm suy giảm chức năng phổi, ảnh hưởng đến đường hô hấp, tổn thương DNA, suy giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính sau này, trong đó có ung thư và bệnh tim mạch.

Bà Marie - Noel Brune Drisse, tác giả chính của báo cáo nhấn mạnh, việc quản lý rác thải điện tử không đúng cách là một mối đe dọa ngày càng lớn đối với sức khỏe mà nhiều quốc gia vẫn chưa nhận thức được vấn đề này. “Nếu không hành động ngay bây giờ, những tác động của rác thải điện tử sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em và tạo gánh nặng cho ngành y tế trong những năm tới”.

Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Trước thực trạng trên, báo cáo “Trẻ em và rác thải điện tử” của WHO đã kêu gọi các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và chính phủ các quốc gia thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo đảm xử lý rác thải một cách hợp lý về môi trường cũng như sức khỏe và sự an toàn của người lao động và cộng đồng trong lĩnh vực này; giám sát phơi nhiễm chất thải điện tử và kiểm tra sức khỏe; tạo điều kiện tái sử dụng vật liệu tốt hơn; và khuyến khích sản xuất các thiết bị điện và điện tử bền vững hơn.

Tổ chức này cũng kêu gọi cộng đồng y tế hành động để giảm thiểu các tác động xấu của chất thải điện tử đến sức khỏe, bằng cách nâng cao năng lực của ngành y tế trong việc chẩn đoán, giám sát và ngăn ngừa phơi nhiễm chất độc ở trẻ em và phụ nữ; nâng cao nhận thức về những đồng lợi ích tiềm năng của việc tái chế hiệu quả, hợp tác với các cộng đồng bị ảnh hưởng và vận động để có dữ liệu và nghiên cứu sức khỏe tốt hơn về các nguy cơ sức khỏe mà những người làm công tác xử lý rác thải điện tử phải đối mặt.

Tiến sĩ Maria Neira - Giám đốc Cơ quan Môi trường, Biến đổi khí hậu và Sức khỏe của WHO nhấn mạnh, trẻ em và thanh thiếu niên có quyền được lớn lên và học tập trong một môi trường trong lành, và việc tiếp xúc với các thiết bị điện, điện tử thải và nhiều thành phần độc hại của chúng chắc chắn có tác động đến quyền này. Chính vì vậy, chuyên gia của WHO kêu gọi ngành y tế có thể thể hiện vai trò lãnh đạo và vận động chính sách, tiến hành nghiên cứu, tác động đến các nhà ra quyết định, huy động cộng đồng và liên quan đến các ngành khác, để yêu cầu quan tâm đáng kể tới vấn đề sức khỏe, coi đây là trọng tâm của các chính sách về quản lý rác thải điện tử.

Lan Anh

  • Môi trường xanh

Thứ năm, 09/07/2020 06:00 [GMT+7]

Rác thải điện tử và những nguy hại khó lường

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc mới công bố, tình trạng rác thải điện tử tại khu vực châu Á đang hết sức nghiêm trọng, gây ra mối nguy hại lớn với sức khỏe và môi trường.

Rác thải điện tử là những sản phẩm điện hoặc điện tử đã hư hỏng, lỗi thời... Loại rác này là mối lo ngại lớn trên toàn cầu. Nếu không có sự kiểm soát, các chất độc trong rác điện tử có thể ngấm vào đất hoặc các mạch nước ngầm, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Báo động tình trạng ô nhiễm rác thải điện tử ở các nước châu Á

Châu Á hiện là thị trường thiết bị điện tử, gia dụng lớn nhất, chiếm gần một nửa doanh số toàn cầu, nhưng cũng là khu vực tạo ra nhiều rác thải điện tử nhất. Những yếu tố góp phần dẫn đến thực trạng này là thu nhập tăng, dân số trẻ bùng nổ, sản phẩm lỗi thời nhanh chóng do công nghệ cải tiến và mẫu mã không ngừng thay đổi và nạn buôn bán rác thải điện tử bất hợp pháp.

Với sự phát triển của ngành công nghệ hiện nay, rác điện tử đang có tốc độ tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại rác thải khác. [Ảnh minh họa]

Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 1 tỉ chiếc điện thoại di động và 300 triệu máy tính được đưa vào sản xuất. Chất thải điện tử toàn cầu dự kiến sẽ tăng 8% mỗi năm và có khoảng 80% số chất thải điện tử tạo ra ở Mỹ được “xuất khẩu” sang châu Á, phản ánh một luận điểm gây tranh cãi đáng kể khi người ta nhắc đến dòng chảy thương mại toàn cầu.

Theo báo cáo, năm 2019, châu Á - lục địa lớn nhất và đông dân nhất, đã thải nhiều rác điện tử nhất. Châu Âu có tỉ lệ chất thải điện tử trên đầu người cao nhất, gần gấp ba lần châu Á. Châu lục này cũng có tỉ lệ thu gom và tái chế chất thải cao nhất.

Mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100 nghìn tấn rác thải điện tử

Tại Việt Nam, nhu cầu về thiết bị điện tử gia dụng trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện mức sống người dân.

Theo thời gian, do việc giảm liên tục giá thành mang tính cạnh tranh của thiết bị điện tử, cùng với những thay đổi về mẫu mã, loại hình và công năng sẽ tạo ra nhu cầu lớn thay đổi thiết bị điện tử gia dụng, dẫn đến phát sinh một lượng rác thải điện tử gia dụng lớn với tốc độ gia tăng nhanh chóng.

Mỗi năm ở Việt Nam thải ra môi trường hàng trăm nghìn tấn rác thải điện tử các loại. [Ảnh minh họa]

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, mỗi người dân Việt Nam thải ra trung bình 1,3kg chất thải điện tử mỗi năm, tương đương 116.000 tấn. Chất thải điện tử hiện chiếm tới 2% trong tổng số toàn bộ chất thải hiện nay.

Số liệu thống kê từ Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho thấy, năm 2010 nước ta có khoảng hơn 3,77 triệu thiết bị điện và điện tử gia dụng bị thải ra với trọng lượng ước tính khoảng 113 nghìn tấn. Hiện mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100 nghìn tấn rác thải điện tử. Ước tính đến năm 2025, riêng lượng rác thải là ti vi có thể lên tới 250 nghìn tấn.

"Sát thủ" đối với môi trường và sức khoẻ con người

Rác thải điện tử chứa hơn 1.000 hợp chất, chủ yếu là kim loại nặng, các chất hữu cơ cao phân tử chứa nhiều chất độc hại, có nguy cơ hủy diệt môi trường và sức khỏe.

Năm 2019, thế giới sản sinh ra 53,6 triệu tấn rác điện tử. [Ảnh minh họa]

Nếu không được xử lý đúng cách, rác thải điện tử có thể giải phóng thủy ngân, niken trong pin, crom, caddimi, arsen, chì trong ti vi, máy tính, điện thoại, khí CFC trong thiết bị làm lạnh gây thủng tầng ozone... Việc tiếp xúc lâu dài với những hợp chất này có thể gây hại cho hệ thần kinh, tim mạch, bài tiết, sinh sản, cơ xương, sự cân bằng hormone, làm suy giảm nhận thức, hủy hoại nội tạng và gây ung thư.

Các hóa chất này không có khả năng phân hủy sinh học và có thể tồn tại dai dẳng trong môi trường, gây ô nhiễm lâu dài không khí, đất trồng và nguồn nước.

Việc sử dụng hóa chất như axit để thu về các kim loại quý từ rác thải điện tử cũng là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe với những người làm nghề tái chế rác thải điện tử cũng như cộng đồng dân cư xung quanh những lò tái chế.

Để rác thải điện tử không còn là gánh nặng cho môi trường, cần sớm có luật về quản lý chất thải điện tử và chính quy hóa hoạt động tái chế. [Ảnh minh họa]

Những hóa chất và kim loại như chì, thủy ngân hay arsen trong nhiều sản phẩm điện tử sẽ ngấm vào đất và nước, hủy hoại môi trường và sức khỏe con người. Nhiều hóa chất và kim loại trong số này được biết đến như là nguyên nhân của những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, suy giảm nhận thức hay khiến các cơ quan nội tạng bị hủy hoại.

Đốt cháy rác thải điện tử một cách bừa bãi, làm khí đốt độc hại lẫn vào không khí gây ô nhiễm không khí, trong đó có cả chất thải dioxin rất dễ gây ra quái thai, dị tật đối với thai nhi.

Trên thực tế, các bãi rác tự phát, điểm thu mua phế liệu mới là điểm đến chính của rác điện tử. Điều này dẫn đến những hệ lụy vô cùng nặng nề đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Năm 2019, con người đã tạo ra một lượng chất thải điện tử đáng kinh ngạc, lên đến 53,6 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2014. Đây là dữ liệu rút ra từ Global E-Waste Monitor 2020, báo cáo của Liên Hợp Quốc, Liên minh Viễn thông Quốc tế [ITU] và Hiệp hội Rác thải rắn quốc tế.

Con số 53,6 triệu tấn rác thải điện tử tương đương trọng lượng của 350 tàu du lịch Queen Mary 2. Trong số này, chỉ có 17,4% được thu gom và tái chế. Vanessa Forti, tác giả chính của báo cáo cho rằng, điều đáng quan ngại hơn là không chỉ số lượng ngày một tăng mà công nghệ tái chế còn không theo kịp với số lượng rác thải điện tử. Theo bà, thông điệp quan trọng là cần cải thiện tái chế.

Nguyễn Luận

  • Rác thải từ điện gió đang chất đống thành những bãi phế liệu khổng lồ
  • Những 'khoảng tối' đầu tư thủy điện tại Việt Nam
  • Nồng độ NO2 giảm nhưng bụi mịn vẫn tăng khi khí thải điện than cao

Bạn đang đọc bài viết Rác thải điện tử và những nguy hại khó lường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • rác thải điện tử
  • tái chế rác thải
  • ô nhiễm môi trường
  • rác thải công nghệ

Video liên quan

Chủ Đề