Rút tiền ở ngân hàng mất phí bao nhiêu?

Trong khi các ngân hàng đẩy mạnh việc phát hành thẻ thanh toán, tín dụng, rất ít trong số này miễn phí các giao dịch rút tiền, chuyển khoản cho khách hàng.

Phần lớn giao dịch ngân hàng hiện nay đều mất phí.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết cuối năm 2012, tổng lượng thẻ ngân hàng phát hành trên thị trường đạt hơn 57,1 triệu, gấp gần 10 lần so với 6 năm trước đó.

Lũy kế đến nay, ước tính từ Napas, các tổ chức tín dụng đã phát hành trên 130 triệu thẻ các loại, trong đó có khoảng 70 triệu thẻ thường xuyên phát sinh giao dịch.

Với tốc độ gia tăng rất nhanh của thị trường, mỗi đồng phí khách hàng trả cho các giao dịch thẻ đang đóng góp lớn vào nguồn thu chung của ngân hàng.

Những ngân hàng miễn phí rút tiền ATM

Khảo sát tại hơn 20 ngân hàng thương mại hiện nay, hầu hết đều đang thu phí với các giao dịch tại hệ thống ATM.

Với giao dịch rút tiền mặt, nhiều ngân hàng như VPBank, HDBank, LienVietPostBank, TPBank, VIB, SHB… đang áp dụng chính sách miễn phí cho khách hàng sử dụng.

Sau thời gian dài không thu phí, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và nhiều ngân hàng khác đã tiến hành thu phí với giao dịch này gần đây. Mức phí rút tiền ATM nội mạng tại các ngân hàng này phổ biến ở mức 1.100 đồng/giao dịch [đã bao gồm thuế VAT].

Trong khi đó, hầu hết đều thu phí rút tiền  ATM ngoài hệ thống của ngân hàng.

Hiện tại, duy nhất TPBank miễn phí cho khách hàng rút tiền với cả các giao dịch ngoài hệ thống ATM ngân hàng. ACB cũng miễn phí dịch vụ này nhưng chỉ áp dụng cho các khách hàng sở hữu thẻ VIP, nếu khách rút bằng thẻ thanh toán thông thường tại ATM của ngân hàng khác sẽ phải chịu 3.300 đồng tiền phí cho mỗi giao dịch.

Mức phí 3.300 đồng đang được hầu hết ngân hàng áp dụng, kể cả những ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, hay MBBank…

Chỉ rất ít ngân hàng thu phí rút tiền ngoài hệ thống ATM thấp hơn như SHB thu 1.100 đồng; LienVietPostBank thu phí 1.650 đồng; hay Eximbank thu 2.200 đồng…

Trao đổi với PV, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết nguyên nhân khiến ngân hàng phải áp dụng thu phí rút tiền khác hệ thống là do nhiều ngân hàng hiện nay không chú trọng đầu tư hệ thống ATM, máy POS nhưng lại đẩy mạnh việc phát hành thẻ cho khách hàng.

Điều này khiến mọi chi phí phát sinh trong mỗi giao dịch đều bị đẩy về phía đơn vị cung cấp dịch vụ ATM, POS, vì vậy các ngân hàng này buộc phải thực hiện thu phí các giao dịch ngoại mạng để bù đắp.

Đây là nguyên nhân khiến hầu hết giao dịch từ rút tiền cho tới chuyển khoản ngoài hệ thống ngân hàng hiện nay đều chịu phí khá cao so với giao dịch nội mạng.

Mất cả triệu tiền phí cho một giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng

Với các giao dịch chuyển tiền, hầu hết hiện nay đều được thực hiện thông qua hệ thống InternetBanking và MobileBanking của ngân hàng.

Với giao dịch chuyển tiền nội mạng, Vietinbank, Techcombank, VPPBank, HDBank, TPBank, SHB… là các ngân hàng đang miễn phí dịch vụ này.

Nhưng một số ngân hàng sẽ thu phí với các giao dịch có giá trị lớn như Vietcombank và MBBank thu 5.500 đồng/giao dịch chuyển tiền nội mạng có giá trị trên 50 triệu đồng; BIDV thu phí 1.100 đồng với các giao dịch 10-30 triệu, với số tiền trên 30 triệu, mức phí khách hàng BIDV phải chịu sẽ là 0,01% giá trị chuyển, tối đa 9.900 đồng.

Còn với giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng, Techcombank là ngân hàng duy nhất trong hệ thống miễn phí cho các khách hàng. Trong khi mức phí phổ biến hiện nay là 0,01-0,041% số tiền chuyển.
Như tại Vietinbank, nhà băng này thu phí 9.900 đồng/giao dịch chuyển tiền ngoại mạng dưới 50 triệu, và 0,01% [tối đa 11.000 đồng] với giao dịch trên 50 triệu.

Trong khi đó, Vietcombank thu 7.700 đồng/giao dịch dưới 10 triệu. Nhưng các giao dịch trên 10 triệu đồng sẽ chịu phí 0,02% giá trị chuyển [tối thiểu 11.000 đồng; tối đa 1,1 triệu]. Ước tính, nếu khách hàng của Vietcombank chuyển trên 5,5 tỷ đồng ngoài hệ thống, mức phí sẽ đạt mức tối đa, lên tới 1,1 triệu đồng.

Mức phí tương tự cũng được nhiều ngân hàng khác áp dụng với dịch vụ chuyển tiền ngoài hệ thống, trong đó, khách hàng có thể mất tối đa 1,1 triệu đồng tiền phí chuyển khoản với các khoản tiền giá trị lớn.

Rút tiền là giao dịch với thẻ ATM được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc rút tiền cũng có thể thực hiện tại cây ATM của ngân hàng nơi bạn làm thẻ. Vậy rút tiền ATM khác ngân hàng như thế nào? Phí rút tiền ATM khác ngân hàng là bao nhiêu?

Đôi khi bạn có nhu cầu rút tiền gấp nhưng cây ATM không rút được tiền ở ngân hàng bạn làm thẻ, làm thế nào để bạn vẫn có thể rút tiền nhanh chóng mà không cần đến ngân hàng? Với trường hợp này, bạn có thể rút tiền từ ATM khác ngân hàng. Vậy phí rút tiền ATM khác ngân hàng là bao nhiêu? Mời bạn cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây để giao dịch rút tiền thuận lợi nhất.

Điều kiện rút tiền từ ATM khác ngân hàng

Việc rút tiền mặt tại các máy ATM của ngân hàng khác là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể rút tiền ở những máy ATM của các ngân hàng có liên kết với nhau. Nếu trên thẻ của bạn và máy ATM có biểu tượng liên kết Napas, bạn có thể thực hiện rút tiền tại cây ATM đó.

Xem thêm: Cách chuyển tiền qua cây ATM cho nhau thành công 100%

Phí rút tiền từ ATM khác ngân hàng hiện nay

Hiện nay các ngân hàng đều thu phí rút tiền ATM khác ngân hàng. Vậy phí rút tiền khác ngân hàng cũng như ý nghĩa của việc thu phí rút tiền như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây:

Phí rút tiền khác ngân hàng của một số ngân hàng

Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí rút tiền mặt ATM khác nhau khiến nhiều khách hàng vô cùng hoang mang. Dưới đây là bảng tổng hợp phí rút tiền ATM khác ngân hàng tại các ngân hàng lớn ở Việt Nam:

STTNgân hàngPhí rút tiền khác ngân hàng1BIDV3.300 VND/giao dịch2Vietcombank3.300 VND/giao dịch3VietinBank3.300 VND/giao dịch4Agribank3.300 VND/giao dịch5VPBank3.300 VND/giao dịch [thẻ Autolink]

Miễn phí [thẻ VP Super]

6ACB

1.100 VND/giao dịch [thẻ ACB2GO]

Miễn phí [thẻ ACB2GO-VIP]

3.300 VND/giao dịch [các thẻ còn lại]

7Sacombank3.300 VND/giao dịch8Maritime BankMiễn phí9Eximbank3.300 VND/giao dịch10VIBMiễn phí

Thường phí rút tiền ATM khác ngân hàng là 3.300 VND/lần, đây là mức phí dành cho thẻ ATM nội địa. Một số ngân hàng miễn phí rút tiền khác ngân hàng như: VIB, Maritime Bank…

Xem thêm: 5 ngân hàng miễn phí rút tiền tại tất cả ATM trên toàn quốc

Ý nghĩa của việc thu phí rút tiền

Hiện nay, đại đa số các ngân hàng đều thu phí rút tiền ATM khác ngân hàng. Vậy việc thu phí rút tiền mặt tại cây ATM có ý nghĩa như sau:

  • Phí rút tiền ATM khác ngân hàng thu về được ngân hàng chỉ định cho việc bảo trì hệ thống ATM, bù thêm vào chi phí xây dựng trang bị ATM lúc ban đầu. Như vậy, loại phí này vô cùng hợp lý. 
  • Việc thu phí rút tiền mặt ATM của các ngân hàng hiện được thực hiện bởi Thông tư 35 năm 2012 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Điều này phải hoàn toàn đúng với quy định của Pháp luật.

Đối với một số ngân hàng miễn phí rút tiền ATM khác ngân hàng như: VIB, Maritime Bank… Trên thực tế, những ngân hàng này đang tự bù lỗ khoản chi phí này thay cho khách hàng. Việc này ngân hàng thực hiện để góp phần định hình thói quen và hướng khách hàng có thói quen sử dụng dịch vụ thẻ nhiều hơn.

Hạn mức rút tiền ATM khác ngân hàng

Hạn mức rút tiền ATM là số tiền tối đa ngân hàng cho phép chủ thẻ được rút trên máy ATM của ngân hàng đó.

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có hạn mức rút tiền tối đa là 5 triệu/lần rút, số tiền tối đa có thể rút trong ngày lên đến 100 triệu VND. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì đối với các số tiền lớn trên 50 triệu VND, chúng tôi khuyên bạn nên đến trực tiếp chi nhánh/PGD ngân hàng mở thẻ để rút tiền.

Mẹo sử dụng thẻ ATM hiệu quả

Để sử dụng thẻ ATM một cách hiệu quả, khách hàng cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Tìm hiểu kỹ phí rút tiền tại cây ATM của tất cả các ngân hàng gần nơi bạn sinh sống và làm việc.
  • Khi thực hiện rút tiền tại ATM, máy sẽ báo cho bạn mức phí rút tiền mặt, bạn nên cân nhắc về mức phí này.
  • Ngoài mức phí rút tiền, bạn nên để ý hạn mức rút tiền, nên chọn ngân hàng có hạn mức giao dịch cao và phí rút tiền thấp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.
  • Nếu rút số tiền lớn bạn nên đến ngân hàng để rút tiền thay vì rút tại cây sẽ hạn chế số lần giao dịch và phí rút tiền.
  • Các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ có thể thanh toán online thì bạn không nên rút tiền mặt rồi đi nộp mà nên thanh toán online sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian.

Như vậy, việc rút tiền từ cây ATM ngân hàng khác hoàn toàn có thể thực hiện nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần nắm được mức phí rút tiền tại các cây ATM ngân hàng khác để tiết kiệm chi phí giao dịch cho bạn.

Rút tiền trong ngân hàng phí bao nhiêu?

Cụ thể, mức phí rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành tại Thông tư 35/2014/TT-NHNN như sau: “Khi rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu mức phí rút tiền mặt là 0,005% trên số tiền rút”.

Rút 3 triệu phí bao nhiêu?

MB trong khi đó thu phí rút tiền tại ATM nội mạng của thẻ ghi nợ nội địa là 1.000 – 3.000 đồng/giao dịch, trong đó phí là 1.000 đồng cho các giao dịch rút dưới 2 triệu đồng; phí 2.000 đồng/giao dịch nếu rút tiền từ 2 triệu đến dưới 5 triệu đồng và rút trên 5 triệu đồng/giao dịch thì phí là 3.000 đồng/giao dịch.

Rút tiền Agribank mất phí bao nhiêu?

a Phí rút/ứng tiền mặt - Trong lãnh thổ Việt Nam: 4% số tiền GD; tối thiểu 50.000VND/GD; - Ngoài lãnh thổ Việt Nam: 6% số tiền GD; tối thiểu 50.000VND/GD.

Rút khác ngân hàng tối thiểu được bao nhiêu tiền?

Hầu hết mức rút tối thiểu tại cây ATM của các ngân hàng là 50.000 đồng. Tuy vậy, cũng có một số ngân hàng có mức tối thiểu thấp hơn. Ví dụ, Techcombank là 20.000 đồng, BIDV là 10.000 đồng.

Chủ Đề