Sadako là gì

Something went wrong while trying to load the full version of this site. Try hard-refreshing this page to fix the error.

Đã hơn 26 năm từ khi xuất hiện câu chuyện “The Ring” tại Nhật Bản. Đến bây giờ nó vẫn là tượng đại không thể sụp đổ của thể loại kinh dị. Nhưng ít ai biết được “Ma nữ” và cái giếng xuất hiện trong “The Ring” lại có thật.

Bạn đang xem: Sadako là ai

Như đã theo dõi ở bài viết trước, chúng ta đều biết “The Ring” chính là tác phẩm được làm lại của phiên bản gốc “Ringu”. Và cho đến thời điểm hiện tại đã có vô số những phiên bản được tái chế lại. Nhưng quả thực, nếu ai đã từng có cơ hội xem phiên bản gốc Ringu 1998, thì ắt hẳn rằng nó kinh dị đến nỗi những phiên bản kia gộp lại cũng chả bằng được 1 góc. Có những người còn chia sẻ rằng họ không dám coi lại lần thứ 2 vì nó quá ám ảnh, và khuyên chúng ta tốt nhất nên coi những bản làm lại như 2002 hoặc mới nhất là 2017 cho đỡ sợ.

Sự khởi đầu của tượng đài

Nhưng khởi đầu của mọi phiên bản đều bắt nguồn từ tiểu thuyết Ring của nhà văn Koji Suzuki ra mắt vào năm 1991. Bộ tiểu thuyết này có tổng cộng 4 quyển và trong số đó “Ring” tập đầu tiên được xem là một tượng đài trong làng văn học kinh dị của xứ sở “Hoa anh đào”. Từ đó thôi thúc Nakata [đạo diễn Ringu] đưa bộ tiểu thuyết này lên màn ảnh và chính ông cũng không thể ngờ sản phẩm này đã trở thành tượng đài của làng phim kinh dị.

Sadako gây ám ảnh vì quá “Chân thật”

Ma nữ Sadako là nhân vật chính trong tác phẩm này, nét kinh dị của Sadako không đến từ những chi tiết máu me, hay qua những âm thanh rùng rợn. Đơn giản chỉ là mô phỏng lại hồn ma nữ Yūrei trong lịch sử dân gian Nhật Bản. Nhưng tại sao lại gây ám ảnh đến tột độ? Chính là vì hình ảnh của “Ma nữ” quá chân thực gắn liền với đời sống của người dân Nhật Bản ở đây.

Yūrei ám chỉ là những người phụ nữ Nhật sau khi chết. Theo truyền thống họ sẽ xõa mái tóc dài của mình, cơ thể được mặc bộ kimono trắng để thể hiện sự thuần khiết của linh hồn người chết. Đôi khi thứ gây ám ảnh cho chúng ta cả đời không phải là những chi tiết kinh khủng máu me mà chỉ đơn giản là những thứ thân thuộc xuất hiện trong đời sống chúng ta hằng ngày. Và điều đó đã làm nên sự ám ảnh của The Ring.

Xem thêm: " Em Làm Gì Đã Có Người Yêu Em Đang Sợ Ế Đây Này ", Em Làm Gì Đã Có Người Yêu, Em Đang Sợ Ế Đây Này

Sadako và cái giếng đều “Có thật”

Nếu muốn biết Sadako như thế nào ở ngoài đời thật, hãy cùng đến với lâu đài Himeji để tìm hiểu. Đây là một trong những lâu đài năm trên đỉnh một ngon núi, được xây dựng vào khoảng năm 1340. Nhưng ít ai biết được tại đây đã xảy ra một thảm kịch kinh hoàng và nó đã vô tình làm đề tài cho Ringu phát triển. Thảm kịch nói về một cô gái đã chết trong cái giếng ngay bên ngoài tòa lâu đài.

Tương truyền rằng, Okiku là một cô hầu gái xinh đẹp, vì cự tuyệt tình cảm của ông chủ Samurai Aoyama Tessan nên phải chết thảm. Do không chiếm được trái tim lẫn thể xác Okiku mà Aoyama bảo rằng cô làm mất một chiếc đĩa trong bộ sưu tập cổ của hắn. Okiku đã rất hoảng loạn, cô đã cố đếm đi đếm lại nhưng vẫn chỉ có 9 chiếc. Aoyama bảo nếu đồng ý phục vụ hắn thì sẽ tha mạng cho nhưng nàng nhất quyết từ chối.

Aoyama điên tiết hành hạ, tra tấn cô vì đã ăn cắp chiếc đĩa. Không chịu nổi tuổi nhục cô đã lao mình xuống cái giếng của lâu đài trong sự tuyệt vọng. Trong một phiên bản khác có nhắc Aoyama đã đẩy cô xuống giếng sau khi cô từ chối ở bên cạnh hắn ta. Tất nhiên câu chuyện không dừng ở đó, linh hồn Okiku trỗi dậy từ cõi chết, cô bò ra khỏi cái giếng và "leo" vào giấc ngủ của Aoyama. Có 2 thứ mà những gia nhân lúc đấy nghe được chính là tiếng gào thét mỗi đêm của Aoyama và tiếng vọng từ 1 đến 9 vang lên từ miệng giếng cho tới khắp lâu đài. Cái giếng nằm ngay bên ngoài lâu đài Himeji vẫn tồn tại cho đến bây giờ và được người dân gọi là “Giếng của Okiku”.

Xem thêm: Giáo Sư Ca Văn Thỉnh - Người Trí Thức Tiêu Biểu

Mặc dù đã có rất nhiều tựa phim kinh dị xuất sắc đã nổi lên với những chi tiết máu me, âm thanh rợn người. Nhưng cảm giác sợ hãi trong một không gian “đình trệ”, phải hồi hộp chạy đua với thời gian thì “The Ring” mang lại cho khán giả những cảm xúc hoang mang và ám ảnh đến lạ thường mà cho đến ngày nay chưa có một thước phim nào có thể làm được. Đấy mới là điều làm nên một tượng đài trong làng phim kinh dị thế giới.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sasaki Sadako

SinhMấtNguyên nhân mấtQuốc tịch

Tượng Sasaki Sadako ở Hiroshima

佐々木禎子
7 tháng 1, 1943
Hiroshima, Nhật Bản
25 tháng 10, 1955 [12 tuổi]
Hiroshima, Nhật Bản
bệnh máu trắng
Nhật Bản

Sasaki Sadako [佐々木 禎子 Sasaki Sadako?, Tá Tá Mộc Trinh Tử] [7 tháng 1 năm 1943 - 25 tháng 10 năm 1955] là một hibakusha [nạn nhân của Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki]. Cô bé phát bệnh ung thư bạch cầu năm lên 10 tuổi và qua đời chỉ 2 năm sau đó. Tuy nhiên câu chuyện về niềm tin cuộc sống và sự kiên cường chống đỡ bệnh tật của cô đã trở thành biểu tượng của tinh thần chống chiến tranh và vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản và trên thế giới, câu chuyện đó đã được ghi lại qua tác phẩm Sadako và nghìn con hạc giấy [Sadako and the Thousand Paper Cranes] của nhà văn Eleanor Coerr.

Câu chuyện của Sadako[sửa | sửa mã nguồn]

Hibakusha[sửa | sửa mã nguồn]

Khi người Mỹ thả quả bom nguyên tử Little Boy xuống Hiroshima lúc 8 giờ 15 phút ngày 6 tháng 8 năm 1945, Sadako mới 2 tuổi và đang ở nhà của cô bé, nằm gần cầu Misasa cách tâm vụ nổ chỉ hơn 1 km. Mười năm sau cô bé bắt đầu phát bệnh ung thư bạch cầu, căn bệnh mà mới đầu mẹ của Sadako gọi là "thứ bệnh dịch của bom nguyên tử"[1].

Tháng 11 năm 1954 các bướu nhỏ bắt đầu xuất hiện trên cổ và sau tai của Sadako. Tháng 1 năm 1955, chân của cô bé bắt đầu xuất hiện các đốm thẫm màu. Từ ngày 18 tháng 2 năm 1955 Sadako được chẩn đoán chính thức mắc ung thư bạch cầu[2]. Cô bé nhập viện ngày 21 tháng 2 năm 1955 và sống những tháng ngày còn lại của mình tại đây.

Nghìn con hạc giấy[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 8 năm 1955, Sadako được gửi tặng 1.000 con hạc giấy, đây là món quà của người dân Nagoya cho bệnh viện như một lời chúc sức khỏe cho các bệnh nhân [theo Truyền thuyết ngàn hạc giấy, nếu người nào đó gấp đủ 1.000 con hạc giấy và kết lại thành chuỗi thì một điều ước, thường là về sức khỏe, của người đó sẽ trở thành hiện thực]. Tin vào truyền thuyết đó cùng cảm hứng từ món quà của người dân Nagoya, Sadako bắt đầu tự gấp hạc với niềm tin cô bé sẽ khỏi bệnh nếu gấp đủ ngàn hạc giấy.

Mặc dù có nhiều thời gian rỗi khi nằm ở bệnh viện nhưng không phải lúc nào Sadako cũng có thể gấp hạc. Lý do đầu tiên là do thiếu giấy gấp, Sadako đã phải dùng cả giấy gói thuốc và đi xin giấy từ các bệnh nhân khác để gấp hạc. Lý do thứ hai là sức khỏe cô bé yếu dần trong những tháng cuối vì những di căn của căn bệnh ung thư. Theo tác phẩm Sadako và nghìn con hạc giấy thì Sadako qua đời khi mới hoàn thành hơn nửa ước vọng của mình với 644 con hạc, bạn bè cô bé đã gấp cho đủ 1.000 con và chôn chúng cùng Sadako. Tuy vậy theo những gì ghi lại ở Bảo tàng Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thì cô bé thực sự đã hoàn thành 1.000 con hạc giấy và còn tiếp tục gấp thêm nhiều con khác[2] trước khi qua đời ngày 25 tháng 10 năm 1955.

Tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ em Nhật Bản đặt hạc giấy tại đài tưởng niệm Sadako ở Hiroshima

Sau khi Sadako qua đời, các bạn học của cô bé đã quyên góp để xây dựng một đài tưởng niệm cho Sadako cùng tất cả các trẻ em là nạn nhân của quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Năm 1958 Tượng đài hòa bình của trẻ em được khánh thành tại Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, tượng đài có dạng một mái vòm nhỏ, ở trên cùng có tượng của Sadako đang giang rộng tay cầm một con hạc lớn. Dưới chân tượng đài có dòng chữ: "Đây là lời kêu gọi của chúng tôi. Đây là lời cầu nguyện của chúng tôi. Hòa bình cho thế giới". Vào dịp kỉ niệm ngày thả bom, trẻ em Nhật Bản thường được kể câu chuyện về Sadako để nhắc nhớ tới tình yêu cuộc sống của cô bé cũng như hiểm họa của vũ khí hạt nhân trên thế giới. Gấp hạc giấy và đặt tại chân đài tưởng niệm để cầu mong cho hòa bình cũng trở thành một truyền thống không chỉ của trẻ em Nhật mà còn trở thành một biểu tượng hòa bình trên thế giới, mọi người đều có thể gửi hạc giấy đến đài tưởng niệm theo địa chỉ của Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima.

Câu chuyện về Sadako còn là nguồn cảm hứng cho hai tác phẩm Sadako Will Leben [Sadako muốn sống, 1961] của nhà văn Áo Karl Bruckner và Sadako và nghìn con hạc giấy [Sadako and the Thousand Paper Cranes, 1977] của nhà văn Mỹ Eleanor Coerr. Cũng có những bài hát nói về câu chuyện của Sadako như Cranes Over Hiroshima của Fred Small.

Bài thơ Zhuravli của nhà văn Nga gốc Dagestan Rasul Gamzatovich Gamzatov được cho là đã bị ảnh hưởng từ câu chuyện bi kịch của Sadako, bản thân nhà văn đã tới thành phố Hiroshima và đã bị xúc động bởi câu chuyện buồn của Sadako. Sau khi được phổ nhạc, bài hát trở thành một trong những bài hát được yêu mến nhất nước Nga và cho đến nay vẫn là biểu tượng của chủ nghĩa ái quốc Nga.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sasaki Fujiko, "Come back to me again, Sadako". World Peace Project for Children. Retrieved on 2008-02-16
  2. ^ a b Sadako và hạc giấy Lưu trữ 2008-03-09 tại Wayback Machine trên trang chủ của Bảo tàng Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Truyền thuyết ngàn hạc giấy
  • Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima
  • Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
  • Hibakusha

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Câu chuyện về Sasaki Sadako trên trang chủ của Tổ chức Sadako
  • Sadako và hạc giấy trên trang chủ của Bảo tàng Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima
  • Cranes over Hiroshima - bài hát của Fred Small lấy cảm hứng từ câu chuyện về Sadako
  • Sadako và bom nguyên tử - Nhà ga Hoà bình Trẻ em tại Nhà bảo tàng Vật tưởng niệm Hoà bình Hiroshima
  • Sadako và Nghìn con hạc Giấy
  • Trang tưởng niệm tại FindaGrave Lưu trữ 2012-11-08 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sasaki Sadako.

Chủ Đề