Samsung electronics việt nam (sev) - bắc ninh

Nhà máy SEV tại Bắc Ninh được thành lập năm 2008

Từ chỗ thuần nông, Bắc Ninh đã vươn lên mạnh mẽ khi tiếp nhận dòng vốn tỉ USD, trở thành một hình mẫu trong thu hút đầu tư nước ngoài, còn Thái Nguyên cũng có sự chuyển mình ngoạn mục.

Những thay đổi mạnh mẽ tại Bắc Ninh

Năm 2008, nhà máy Samsung Electronics Việt Nam [SEV] chính thức được thành lập tại Bắc Ninh. Đây là một quyết định lịch sử đặt nền móng cho quá trình đại đầu tư của Samsung Việt Nam. Sau 14 năm, trong tổng số gần 19 tỉ USD vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam, số vốn đầu tư tại Bắc Ninh chiếm gần một nửa, đạt hơn 9,3 tỉ USD.

"Quay lại thời điểm 14 năm về trước khi Samsung lựa chọn Bắc Ninh để xây dựng nhà máy đầu tiên, khi đó chúng tôi đánh giá các yếu tố thuận lợi về chính trị, kinh tế, con người, vị trí địa lý và Bắc Ninh đã đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu đó", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết về quyết định lịch sử của Samsung khi chọn Bắc Ninh để đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại đầu tiên vào năm 2008.

"Thành công của Samsung Việt Nam ngày hôm nay luôn có sự quan tâm và hỗ trợ hết mình của ban lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi đánh giá cao sự sẵn sàng của ban lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trong việc giúp đỡ các nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh và đặc biệt là sự đồng hành để cùng nhau vượt qua khủng hoảng trong COVID-19", ông Choi Joo Ho cho biết thêm.

Đáp lại những hỗ trợ đó, trong suốt 14 năm qua, Samsung cũng góp phần mang lại sự thay đổi ngoạn mục tại Bắc Ninh. Nếu như năm 2005, quy mô GRDP của Bắc Ninh là 1.504 tỉ đồng, năm 2010, con số này tăng lên 16.685 tỉ đồng thì đến năm 2021, quy mô GRDP đã tăng lên hơn 227.000 tỉ đồng, xếp thứ 8 về quy mô trong số 63 tỉnh. Trong khi diện tích Bắc Ninh là nhỏ nhất, dân số chỉ khoảng 1,4 triệu người. Thu nhập bình quân của người Bắc Ninh đã vượt 6.700 USD, đứng thứ 4 cả nước.

Bất chấp dịch COVID-19, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt gần 1,5 triệu tỉ đồng, vươn lên vị trí thứ nhất cả nước, vượt TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử đã tăng lên 79,3%.

Bước tiến nhanh của Thái Nguyên

Năm 2013, sau 5 năm tập trung đầu tư tại Bắc Ninh và đã gặt hái được rất nhiều thành công, Samsung chính thức quyết định tiếp tục đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên.

Sau một năm triển khai dự án, vào năm 2014, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên [SEVT], là nhà máy sản xuất thiết bị di động có quy mô lớn nhất của Samsung trên toàn cầu đã chính thức hoàn thành đi vào sản xuất để xuất khẩu ra thị trường thế giới những dòng điện thoại chiến lược cao cấp nhất của Tập đoàn.

Liên tục các năm sau đó, Samsung giữ lời hứa thực hiện cam kết tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Gần đây nhất, việc tăng vốn 920 triệu USD của Samsung tại nhà máy SEMV đã khiến tổng vốn đầu tư của Samsung tại Thái Nguyên đạt gần 7,3 tỉ USD.

Ở vị trí là nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Nguyên, hành trình 9 năm của Samsung tại Thái Nguyên đã ghi dấu những tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Sự hiện diện của Samsung tại Thái Nguyên đã kéo theo nhiều nhà đầu tư nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo nên một dòng vốn FDI lớn chưa từng có tại đây.

Sự tăng trưởng vượt bậc của Thái Nguyên trong hai năm 2014 và 2015 đã minh chứng cho "cú hích" hiệu quả của "người khổng lồ" Samsung cùng các đơn vị vệ tinh tại Thái Nguyên. Cụ thể, năm 2014 tạo ra mức tăng trưởng GRDP 29,6%, năm 2015 tăng 33,2%, góp phần hoàn thành vượt mức mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015, bình quân 5 năm đạt 15,9%.

Trong giai đoạn tiếp theo, Samsung cùng các doanh ngiệp FDI vệ tinh tiếp tục có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội tại Thái Nguyên. Đặc biệt về xuất khẩu, kể từ khi Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu của Thái Nguyên đã tăng mạnh từ vài trăm triệu USD/năm lên hàng chục tỉ USD giúp Thái Nguyên đã ngoạn mục liên tục lọt top các địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Năm 2021, Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng tổng giá trị xuất khẩu của Thái Nguyên đạt gần 29 tỉ USD, đứng thứ tư cả nước.

Bày tỏ ấn tượng với sự phát triển mạnh mẽ của Công ty, kể cả trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cho rằng việc Samsung đầu tư cơ sở sản xuất tại Thái Nguyên đã đóng góp lớn vào sự phát triển chung của tỉnh. Ông tin tưởng với chiến lược đúng đắn và sự nỗ lực, SEVT sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới; tiếp tục đồng hành với chính quyền, đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội.

Tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho hồi tháng 1/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ Việt Nam coi Samsung là một hình mẫu đầu tư thành công tại Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Tập đoàn tại Việt Nam trong bối cảnh khó khăn vừa qua do dịch bệnh, đặc biệt tổng doanh thu trong năm 2021 từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu tăng khoảng 14% so với cùng thời điểm năm 2020, đạt hơn 74 tỉ USD.

Nhà máy SEVT tại Thái Nguyên được thành lập năm 2013

Vượt qua vai trò cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu

Hiện tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đạt gần 19 tỉ USD, với 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.

Hiện tại Samsung Việt Nam đang vượt qua vai trò cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu tại Việt Nam, chúng tôi đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển của riêng Samsung tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn, ông Choi Joo Ho nói. Trung tâm này dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022.

Theo ông Choi Joo Ho, "với tư cách là một doanh nghiệp công dân toàn cầu, chúng tôi sẽ ứng dụng thành quả của khoa học công nghệ, mang đến nhiều chương trình giáo dục phù hợp, hỗ trợ cho các bạn trẻ tiếp cận với các kiến thức mới, thỏa sức sáng tạo để đóng góp cho cộng động xã hội những ý tưởng và giải pháp thiết thực và ý nghĩa".

Trong suốt những năm vừa qua, Samsung Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa nhằm hỗ trợ và tạo nền tảng phát triển cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Tiêu biểu có thể kể tới là cuộc thi "Samsung Solve for Tomomorrow" nhằm khuyến khích các em học sinh ứng dụng kiến thức của phương pháp giáo dục STEM để đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cho những vấn đề xã hội và cộng đồng địa phương. Sau 3 năm được tổ chức tại Việt Nam, cuộc thi năm 2021 đã thu hút được sự tham gia của hơn 25.000 học sinh, giáo viên, với gần 1.500 bài dự thi của 300 trường học tại 52 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tính đến nay, Samsung đã triển khai ký kết và xây dựng "Ngôi trường Hy vọng Samsung" tại 5 địa phương bao gồm: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và Đồng Nai, nhằm mang đến cơ hội tiếp cận với các chương trình giáo dục toàn diện cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Samsung còn thực hiện nhiều hoạt động khác như: Trao tặng thư viện thông minh; chương trình sữa học đường; trao học bổng khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó, tặng xe lăn cho người khuyết tật; trao tặng hệ thống lọc nước cho các trường mầm non; hỗ trợ sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng cho một số trường học...

Nguyễn Đức


Là nơi tọa lạc của hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, Bắc Ninh và Thái Nguyên trong những năm qua đã có những bước chuyển mình ngoạn mục trong bức tranh kinh tế - xã hội.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công Thương tại Báo cáo Xuất nhập khẩu 2021, hiện nay, Việt Nam đã trở thành nơi sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, chiếm tới 60% tổng lượng điện thoại bán ra của Tập đoàn này trên toàn cầu.

Mặc dù trong năm qua, nền kinh tế Việt Nam chịu đòn giáng mạnh từ làn sóng COVID-19 lần thứ 4 cùng các đợt giãn cách xã hội kéo dài, song theo công bố kết quả kinh doanh năm 2021 của Samsung, doanh thu của Tập đoàn này vẫn đại 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2020. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2020.

Những con số này phần nào cho thấy "gã khổng lồ công nghệ" Hàn Quốc đang làm ăn rất tốt tại Việt Nam. Dòng vốn đầu tư của Samsung còn góp phần không nhỏ giúp hai địa phương  - Thái Nguyên, Bắc Ninh, vốn có xuất phát điểm thuần nông, trở thành một hình mẫu trong thu hút đầu tư nước ngoài 

Dòng vốn đầu tư của Samsung tăng gấp 29 lần sau 14 năm

Ngày 25/3/2008 là cột mốc đặc biệt đối với Samsung cũng như tỉnh Bắc Ninh, bởi đây là ngày mà dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên tại Việt Nam của Tập đoàn này - nhà máy Samsung Electronics Việt Nam [SEV] được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tới tháng 4/2008, nhà máy chính thức được khởi công xây dựng.

Tiếp theo SEV tại Bắc Ninh, vào thời điểm ngày 25/3/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên [SEVT] đã chính thức khởi công, bắt đầu hình thành khu tổ hợp công nghệ Samsung thứ hai ở Việt Nam. Đồng thời, điều này cũng khẳng định cam kết biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về điện thoại di đông của tập đoàn. 

Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị di động với 65.000 nhân viên đặt tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên. [Ảnh: Samsung].

Tính đến nay, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam bao gồm 6 nhà máy, một trung tâm Nghiên cứu & Phát triển [R&D] và một đơn vị bán lẻ. Trong đó SEV [Bắc Ninh] và SEVT [Thái Nguyên] là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC [TP HCM] là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á, và SVMC [TP Hà Nội] là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á.

Khởi đầu với tổng mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV tại Bắc Ninh, sau 14 năm, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã tăng gấp 29 lần, lên tới gần 19 tỷ USD. Đáng chú ý, số vốn đầu tư tại Bắc Ninh chiếm gần một nửa, đạt hơn 9,3 tỷ USD. 

Trong khi đó, tại Thái Nguyên, Samsung cũng liên tục tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Gần đây nhất, việc tăng vốn 920 triệu USD của Samsung tại nhà máy SEMV đã khiến tổng vốn đầu tư của Samsung tại Thái Nguyên đạt gần 7,3 tỷ USD.

Ngoài ra, năm 2008, số lượng nhân lực chỉ gần 600 người, nhưng nay, con số này đã là 110.000 người cho riêng hai nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên. Tính tổng cộng tất cả các nhà máy của Samsung tại Việt Nam, con số lên đến 160.000 người. 

Quy mô GRDP Bắc Ninh tăng nhanh nhờ sự đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng

Từ địa phương thuần nông có diện tích nhỏ nhất cả nước, bắt đầu từ năm 2006, địa phương này đã bắt đầu cuộc cách mạng trong thu hút đầu tư nước ngoài với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới như Canon, Foxconn,... Song bước ngoặt lớn nhất chính là sự đầu tư, rót vốn của Tập đoàn Samsung.

Theo Số liệu thống kê chủ yếu thời kỳ 1997 - 2021 của Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, nếu như thời điểm năm 1997 tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của tỉnh đạt hơn 2.000 tỷ đồng, năm 2005 đạt mức 8.331 tỷ đồng thì tới năm 2010 - tức sau hai năm năm Samsung rót vốn, con số này đã tăng lên 38.703 tỷ đồng.

Tính tới thời điểm năm 2021, quy mô GRDP của Bắc Ninh đã tăng lên hơn 227.000 tỷ đồng, gấp 113 lần năm 1997, với đóng góp phần lớn nhờ vào ngành công nghiệp - xây dựng [hơn 176.000 tỷ đồng], xếp thứ 8 về quy mô trong số 63 tỉnh, thành.

Bên cạnh đó, bất chấp dịch COVID-19, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 của tỉnh đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, gấp hơn 1.000 lần năm 1997 và vươn lên vị trí thứ nhất cả nước, vượt TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử đã tăng lên 79,3%. 

Sự xuất hiện của Samsung trong 14 năm qua đã giúp Bắc Ninh thu hút loạt doanh nghiệp vệ tinh cùng đến đầu tư, qua đó tạo hiệu ứng lan tỏa và đưa địa phương này trở thành điểm sáng thu hút FDI cũng như là cứ điểm ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam.  

Theo số liệu Niên giám Thống kê, nếu như giai đoạn 2000 - 2007 toàn tỉnh Bắc Ninh chỉ thu hút được 66 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn thực hiện hơn 231,4 triệu USD, thì trong giai đoạn 2008 - 2020, tức giai đoạn sau khi Samsung rót vốn, con số này đã tăng lên lần lượt là gần 1.600 dự án và hơn 17.300 tỷ USD vốn FDI thực hiện.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 4/2022, tỉnh Bắc Ninh có 1.780 dự án FDI còn hiệu lực, đứng thứ 7 cả nước về tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 22,7 tỷ USD.

Bên cạnh đó, mặc dù là tỉnh có diện tích nhỏ nhất và dân số chỉ khoảng 1,4 triệu người song thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh đã vượt 6.700 USD, đứng thứ 4 cả nước. Thu ngân sách nhà nước tăng từ mốc 198 tỷ đồng năm 1997 lên 32.422 tỷ đồng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20 triệu USD năm 1997 lên mức 45.200 triệu USD...

Thái Nguyên tiến nhanh hơn nhờ dòng vốn đầu tư 7,3 tỷ USD của Samsung

Với vị trí là nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Nguyên, hành trình 9 năm của Samsung tại địa phương này đã ghi nhận những dấu ấn nhất định, tác động tích cực tới tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự tăng trưởng vượt bậc trong hai năm 2014 và 2015 đã chứng minh cho "cú hích" từ dòng vốn đầu tư của Samsung cùng các vendor của tập đoàn này tại Thái Nguyên. 

Cụ thể, năm 2014 tạo ra mức tăng trưởng GRDP 29,6%, năm 2015 tăng 33,2%, góp phần hoàn thành vượt mức mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015, bình quân 5 năm đạt 15,9%. Nhìn chung, GRDP bình quân của Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2021 đạt 14,2%/năm; tăng gấp gần 7 lần so với mức 2,14%/năm trong giai đoạn 2000 - 2012.

Về tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] theo giá hiện hành năm 2010 của Thái Nguyên đạt gần 23,8 tỷ đồng, tuy nhiên tính sơ bộ tới năm 2020, con số này đã tăng lên hơn 116 tỷ đồng.

Sự phát triển vượt bậc của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện rõ qua cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và bứt phá ở khu vực công nghiệp. Trong năm 2021, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 58,72%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,76%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,52%.  

Ngoài ra, theo thống kê cho thấy giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 có tổng 92 doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là các vendor của Samsung đến với Thái Nguyên, tạo ra một dòng vốn FDI chưa từng có.

Theo số liệu Niên giám Thống kê, tính từ giai đoạn 2000 - 2012, toàn tỉnh Thái Nguyên chỉ có 36 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn thực hiện hơn 210 triệu USD. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2013 - 2020, con số này đã tăng lên lần lượt là 163 dự án và hơn 7,57 tỷ USD vốn FDI thực hiện.

Như vậy, có thể thấy rõ, kể từ năm 2013 - khi Thái Nguyên đón nhận dòng vốn đầu tư của Samsung, địa phương đã ghi nhận mức tăng hơn 4 lần về số lượng dự án FDI và gấp 36 lần về tổng vốn FDI thực hiện. Lũy kế đến tháng 4/2022, tỉnh Thái Nguyên có 194 dự án FDI còn hiệu lực, đứng thứ 11 cả nước về tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 9,8 tỷ USD. 

Trong kế hoạch phát triển của Samsung, Việt Nam đang vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu và sẽ trở thành trung tâm chiến lược về R&D.

Hiện nay, Samsung đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Trung tâm R&D mới của Samsung dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022 và sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT... đóng góp vào thành công chung của Việt Nam.

Phương Trang

Video liên quan

Chủ Đề