Sáng kiến kinh nghiệm cho trẻ trải nghiệm 2, 3 tuổi

Skkn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

  • docx
  • 27 trang

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................1
1.5. Những điểm mới của sáng kiến......................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.........................4
2.3.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ..................................4
2.3.2. Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tự làm đồ dùng đồ chơi.............6
2.3.3. Cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử nghiệm.....................................7
2.3.4. Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời..................................8
2.3.5. Kinh nghiệm thiết kế bộ sưu tập các trò chơi............................................11
2.3.6. Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tham quan dã ngoại................12
2.3.7. Kinh nghiệm phối hợp với các bậc phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được
trải nghiệm...........................................................................................................13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................16
3.1. Kết luận........................................................................................................16
3.2. Kiến nghị......................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................17

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục
tình cảm và kĩ năng xã hội.Đó là việc phát triển năng lực nhận biết, bày tỏ cảm
xúc tình cảm của mình; hiểu và đáp lại tình cảm cảm xúc của người khác, hình
thành và rèn luyện tính tự tin. Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp trẻ biến
kiến thức, tình cảm của trẻ thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen tốt. Từ đó
giúp trẻ mầm non làm chủ cuộc sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng hơn
trong xã hội hiện đại với nền văn hóa đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay.
Trong các độ tuổi trẻ mầm non thì trẻ mẫu giáo lớn có mối quan hệ với
những người xung quanh được mở rộng một cách đáng kể.Vì vậy tình cảm của
trẻ trở nên muôn hình muôn vẻ, mạnh mẽ và sâu sắc hơn so với các lứa tuổi
trước. Đây cũng là giai đoạn trẻ ham học hỏi, có nhu cầu được tiếp thu và lĩnh
hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và có hành vi ứng xử phù hợp với
các hoàn cảnh sống của mình.
Mỗi trẻ có những yếu tố cá nhân và có sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội
cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau. Bởi vậy, là nhà
giáo dục, tôi thiết nghĩ cần có những biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các
điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm, khám phá và tự
khẳng định bản thân mình.
Hoạt động trải nghiệmlà một trong những hoạt động giáo dục tạo cho trẻ có
niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức
mới, tình cảm mới và hình thành kĩ năng mới. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm
còn giúp trẻ thẩu hiểu ý nghĩa củalao động, biết sáng tạo khi làm ra một sản
phẩm, biết trân trọng sản phẩm đó và biết yêu quý người lao động. Đây là con
đường, là cách thức để đưa trẻ đến mục tiêu phát triển toàn diện: đức, trí, thể,
mỹ, ngữ và lao động. Tất cả đó là nền móng để xây thành nhân cách đầu tiên của
con người mới - con người hiện đại ngay từ khi lứa tuổi còn thơ.

1

Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm để đúc kết nên đề tài “Một số
kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Giúp cho giáo viên tích lũy thêm được những biện pháp, thủ
thuật giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Để trẻ có
được những cơ hội tốt nhất để thực hành, trải nghiệm, tiếp thu kiến thức và hình
thành các kĩ năng xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu [phân tích, tổng hợp tài liệu trên Internet, tập
san, sách, báo có liên quan đến đề tài]
- Phương pháp điều tra giáo dục
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp điều tra thực trạng học sinh
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
Đem đến một số kinh nghiệm được rút ra từ chính trong quá trình tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động trải nghiệm là hoạt động
giáo dục, trong đó có sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân trẻ
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia
2

đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động.
Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, năng lực tâm lý xã hội [kĩ năng sống],
phẩm chất nhân cách giúp trẻ thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân,
biết tích cực, ham học hỏi... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên
cuộc sống có ý nghĩa của mỗi trẻ.
Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ
của trẻ, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân,
với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển toàn diện. Đây là những hoạt động giáo
dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, với cuộc sống để trẻ được trải
nghiệm và sáng tạo.
Tuy nhiên, trẻ chưa phải là người trải nghiệm đích thực mà đứng trước mỗi
đối tượng cần được trải nghiệm, trẻ luôn cần có sự kích thích hứng thú và sự
định hướng khám phá của giáo viên để lĩnh hội được những kiến thức, tình cảm,
kỹ năng xã hội. Trẻ tuổi mầm non luôn ham thích đến những chân trời mới,
thích tự tay mình làm những đồ dùng đồ chơi mới, thích được chơi các trò chơi
mới, thí nghiệm mới. Tất cả đó đều là những nguồn cảm hứng kích thích tính tò
mò, khám phá của trẻ. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn vốn ngôn ngữ đã dần hoàn
thiện, trẻ cũng được giao tiếp với nhiều người hơn, không gian giao tiếp rộng
hơn nên kinh nghiệm sống của trẻ đã trở nên phong phú hơn để sẵn sàng đến với
việc học hỏi những điều mới mẻ.
Trong hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được đi đến địa điểm triến hành trải
nghiệm; được tiếp nhận những kiến thức mới mà giáo viên định hướng nhận
thức cho trẻ; được vui chơi cùng cô giáo, cùng các bạn; sử dụng ngôn ngữ để
thể hiện vốn kiến thức và tình cảm của mình; được sống trong những tình
huống và hoàn cảnh thực tế để rèn luyện các kĩ năng xã hội. Và cuối cùng,
trong chính bản thân hoạt động trải nghiệm của trẻ mang hình hài tất thảy cái
“mỹ” của con người, của thế giới đồ vật, của thiên nhiên và của cả vốn ngôn
ngữ Việt Nam giàu đẹp. Chính những vẻ đẹp sống động ấy sẽ kiến tạo nên
những suy nghĩ tích cực, những tâm hồn biết yêu, biết trân quý và có năng lực
sáng tạo nên cái đẹp.
3

Như vậy, hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa hết
sức quan trọng, là một trong những con đường để tiến đến mục tiêu phát triển
toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Ở trường tôi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi mặc dù luôn
được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện. Tuy
nhiên để tìm ra phương cách nào cho các giáo viên có thể khai thác triệt để mục
đích giáo dục của hoạt động này cũng như việc nâng cao hiệu quả giáo dục của
hoạt động. Bản thân tôi khi tiến hành nghiên cứu một số kinh nghiệm trong quá
trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy được
những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến sự phát triển của con em mình.
- Bản thân là một giáo viên trẻ, năng động, rất tâm huyết và luôn cập nhật
những đổi mới vào công tác giảng dạy trong đó có việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ
- Thời đại công nghiệp 4.0 giúp tôi có thể tìm kiếm hình thức và liên hệ
nhanh chóng với một số địa điểm để tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp nhất
cho trẻ.
* Khó khăn
- Cùng một độ tuổi nhưng tính tích cực, cách tiếp nhận và mức độ hoạt
động của mỗi trẻ khác nhau khiến giáo viên gặp khó khăn trong quá trình định
hướng và tổ chức cho trẻ.
- Đặc thù của trẻ mầm non là học bán trú, một số hoạt động trải nghiệm có
thể được tổ chức ở trường nhưng một số hoạt động cần tổ chức ngoài buổi học
của trẻ nênrất khó sắp xếp về mặt thời gian.
- Công tác phối kết hợp giữa tôi và phụ huynh trong lớp để tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn do cha mẹ trẻ bận đi làm.
4

* Kết quả thực trạng
Sau đây là bảng khảo sát về sự tích cực và kĩ năng của trẻ vào đầu năm học
2018 - 2019 trên tổng số điều tra 35 cháu tại lớp tôi giảng dạy.
Bảng 1. Bảng khảo sát tính tích cực và kĩ năng của trẻ vào đầu năm học
2018 - 2019
Đạt
Khá giỏi
TT

Nội dung khảo sát

Trung

Chưa đạt

bình
Tỉ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

trẻ

%

trẻ

%

trẻ

1 Trẻ tích cực hoạt động

20

57

10

28,5

5

14,5

2 Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ

11

31,5

20

57

4

11,5

3 Kĩ năng vận động qua các trò chơi

20

57

14

40

1

3

lệ
%

Qua kết quả khảo sát thực trạng, tôi thấy tỉ lệ trẻ có nhận thức, tình cảm và kĩ
năng xã hội của trẻ trên tổng số điều tra tại lớp tôi vào đầu năm học 2018 - 2019 ở
mức độ trung bình và chưa đạt khá cao. Với vai trò và trách nhiệm của một cô
giáo mầm non, tôi trăn trở và mong muốn đổi mới trong cách giáo dục của mình
để nâng cao năng lực nhận thức, tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ.Vì vậy, tôi
đã tiến hành các hoạt động trải nghiệm để đẩy mạnh sự thoải mái, tự tin và lĩnh
hội kiến thức, kinh nghiệm sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
Hiệu quả của hoạt động trải nghiệm phụ thuộc khá lớn vào việc hướng dẫn
của giáo viên. Để công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ có hiệu quả,
trước hết tôi chú trọngthực hiện tốt các vai trò sau:
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ sao cho: kế hoạch tổ
chức hoạt động phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chủ đề giáo dục, phù hợp với
trẻ, với thời gian, thời điểm tổ chức hoạt động, phù hợp với điều kiện cơ sở vật

5

chất của trường lớp, địa phương. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch
tổ chức hoạt động trải nghiệm theo năm học, theo tháng, theo tuần và theo ngày.
Ví dụ: Dựa vào khung chương trình mà ban giám hiệu đã xây dựng vào đầu
năm học 2018 - 2019, tôi tự xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo năm,
theo chủ đề cho trẻ lớp tôi như sau:
Bảng 2. kế hoạch hoạt động trải nghiệm của trẻ lớp C1 [5 - 6 tuổi]
năm học 2018 - 2019
Chủ đề
Trường
mầm non

Bản thân

Thời gian

Tên hoạt

tổ chức

động

Tháng 9

Tháng 10

Dòng nước
mát lành
Những cầu
thủ nhí

Nội dung

Địa điểm tổ chức
hoạt động
Trẻ cùng nhau lội Dòng suối trong
suối, bắt trai hến, vườn cổ tích của
khám phá nước

trường
Sân vận

Vui chơi trên sân cỏ Bảo An - P. Ba
Đình

Những gia Trẻ cùng cô đi bộ dạo
Gia đình

Tháng 11

đình trong qua những khu nhà
phố

Nghề
nghiệp
Thế giới
động vật
Thế giới
thực vật
Giao thông
Hiện tượng
tự nhiên
Quê hương

Tháng 12

Tháng 1

xung quanh trường

Em yêu chú Tham quan doanh
bộ đội
Người bạn
nhỏ

động

trại 368

Khu phố 5 quanh
trường học
Phường

Ngọc

Trạo - Tx Bỉm

Sơn
Nuôi chú thỏ trong Góc thiên nhiên
chiếc lồng: cho thỏ của lớp C1 [5 - 6

ăn, uống nước…
tuổi]
Em rất thích Thực
hành
thí Góc thiên nhiên
Tháng 2

trồng nhiều nghiệm
cây xanh

Tháng 3

Tháng 4
Tháng 5

Quá

trình của lớp C1 [5 - 6

phát triển của cây

Xe trên phố Tham quan dạo phố
Bé yêu
biển lắm
Bác Hồ

tuổi]
Đường



Lợi

trước cổng trường
Phối hợp cùng phụ Biển Sầm Sơn huynh đưa trẻ đi Thành phố Sầm
biển
Sơn - Thanh Hóa
Tham quan lăng Chủ Lăng Chủ tịch Hồ
6

đất nước
Bác Hồ Trường tiểu

kính yêu!

tịch Hồ Chí Minh

Chí Minh - thủ đô
Hà Nội

học
Bản kế hoạch trên được xây dựng vào đầu năm học 2018 - 2019. Tuy
nhiên, tôi vẫn dành cho bản kế hoạch một sự linh hoạt sao cho phù hợp với các
điều kiện thực tế để không chỉ hướng trẻ đến những chuỗi hoạt động trải nghiệm
logic với nhau mà còn phải đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất cho trẻ.
Ví dụ vào đầu năm học, khi trời thu nắng nhẹ, suối nước trong mát giữa
vườn cổ tích giàu vẻ đẹp và thơ mộng của trường được tôi vận dụng trở thành
nơi trải nghiệm thú vị cho những bạn nhỏ lớp tôi. Nơi đó, trẻ được hòa mình vào
nắng, gió, nước; được ngắm nhìn, nâng niu và tự khám phá trên đôi bàn taynhỏ
những sinh vật sống trong môi trường nước như trai, hến….

Ảnh trẻ hoạt động trải nghiệm vào tháng 9
Qua những trải nghiệm của trẻ, tôi cảm nhận bản thân đã thành công trong
việc xây dựng và tiến hành thực nghiệm kế hoạch hoạt động trải nghiệm của tôi.
Bởi lẽ tôi nhìn thấy sự hứng khởi của trẻ khi chuẩn bị bước vào trải nghiệm.
Những đứa trẻ đã thông qua việc khám phá nguồn nước suối mát lành mà nhận
7

thức được tính chất của nước là không màu, không mùi, không vị. Trẻ có thể
nhìn thấy cả những chú trai, chú hến dưới dòng suối để tự nhận xét được về màu
của nước.Khi trẻ dùng lòng bàn tay của mình để đưa nước lên và dùng khứu
giác để cảm nhận nước đồng nghĩa với việc trẻ hiểu ra rằng: nước không có mùi
và không có vị. Điều tôi khẳng định hoạt động của mình thành công trên hết
thảy đó chính là trên những gương mặt thơ ngây với miệng cười của những đứa
trẻ. Ở đó chúng đang mãn nguyện, hứng thú, khoái chí, đang được cùng nhau
vui chơi, trải nghiệm vàđược tự chiếm lĩnh tri thức.
Bản kế hoạch trên có rất nhiều những hoạt động trải nghiệm, mỗi một hoạt
động có những ưu thế và đem lại cho trẻ khối lượng kiến thức, tình cảm và kĩ
năng xã hội nhất định. Bởi vậy, cần khai thác triệt để mục đích giáo dục của
từng hoạt động trải nghiệm và phối hợp các hoạt động với nhau để hướng đến
mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ.
2.3.2. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động
tự làm đồ dùng đồ chơi
Việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non nói chung
và trong lớp nói riêng theo tôi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ. Đây là một hoạt động giáo dục trong chuỗi những hoạt động trải
nghiệm giúp trẻ nhận biết được chất liệu, cách làm nên một sản phẩm, hình thành và
rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp như tính chủ động, kiên trì, sáng tạo…
Hiện nay trong trường mầm non, việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ
chơi cũng đã được giáo viên chú ý, tuy nhiên chưa được đều đặn và chưa thực
sự đạt hiệu quả như mong muốn. Bản thân tôi, trong công tác tổ chức cho trẻ tự
làm đồ dùng đồ chơi đã đúc rút được một số kinh nghiệm như sau:
Trước tiên, tự bản thân giáo viên phải là người luôn tăng cường nâng cao
trình độ năng lực chuyên môn, tự bồi dưỡng, tham quan, học hỏi, tham khảo tài
liệu, sách báo nhằm làm giàu ý tưởng, tích lũy thêm được nhiều thông tin về đồ
chơi và kinh nghiệm hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Sau đó, giáo viên là
người lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn trẻ, gợi ý và hỗ trợ trẻ hoạt động.

8

Việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi được tôi lồng ghép trong ba
hình thức họat động đó là: hoạt động tạo hình, hoạt động góc và hoạt động chiều.
Trong ba hình thức trên, tôi tâm đắc nhất là cách thức lồng ghép vào hoạt động
góc. Bởi lẽ trong đó, ngoài được tự làm đồ dùng đồ chơi trẻ còn được tham gia
vào thế giới của một xã hội thu nhỏ với các vai chơi ở góc phân vai: người bán
nguyên vật liệu, những người làm đồ dùng đồ chơi, một số bạn vẫn tham gia nhặt
lá hay cành khô ở góc thiên nhiên để tham gia vào việc cung cấp nguyên vật liệu
làm đồ dùng đồ chơi. Khi đó, các nhóm chơi sẽ có sự hợp tác tự nguyện, được
thỏa mãn các lựa chọn khác nhau và tự thay đổi trong cách thể hiện với từng đồ
dùng đồ chơi chúng làm ra. Bên cạnh đó, chính phương cách cho trẻ tự tạo đồ
dùng đồ chơi ngay trong quá trình chơi để tạo thêm những chi tiết mới, mối quan
hệ mới, là cơ sở sáng tạo nên những cái mới được nảy sinh từ hoạt động chơi.

Trẻ tự tay làm những chiếc lá
Để tổ chức trải nghiệm cho trẻ một cách có hiệu quả, trước đó tôi có thể
trao đổi, trò chuyện với trẻ bằng một câu chuyện, câu đố, câu thơ hay một tình
huống nào đó hoặc cho trẻ chơi với đồ dùng, đồ chơi để hướng trẻ đến những
vấn đề xung quanh đồ dùng, đồ chơi mà trẻ cần làm.
Tôi chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mẫu chuẩn đẹp và chuẩn bị nguồn nguyên
liệu phong phú cho hoạt động của cô và trẻ bằng cách tự tìm kiếm, sưu tầm hay
vận động sự hỗ trợ từ phụ huynh. Với những nguồn nguyên vật liệu khác nhau,
tôi tạo cho trẻ cơ hội được cầm, nắm, nhìn, sờ, ngửi, nghe… để trẻ được tự
9

khám phá tính chất, tự đặt câu hỏi với giáo viên, tự đoán và tự làm thử… Đây
chính là cách trải nghiệm trực tiếp để đưa trẻ đến với lao động sáng tạo nghệ
thuật và cách trân quý sản phẩm.
Tôi chú ý giới thiệu hay hướng dẫn chi tiết về đồ dùng, đồ chơi đó, giải
thích ngắn gọn, minh họa cách làm sao cho mọi trẻ đều nhìn thấy đồ dùng, đồ
chơi. Ví dụ: Trong chủ đề Bản thân, tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ dùng
đò chơi về Cảm xúc trên khuôn mặt, tôi trò chuyện với trẻ về khuôn mặt có hình
gì? Trên khuôn mặt có những bộ phận gì? Cách tạo nên khuôn mặt như thế nào
và bằng cái gì? Có thể dùng bút dạ vẽ lên mảnh giấy hình tròn, đặt mảnh giấy
lên miếng bìa đã được phết hồ, dùng kéo cắt theo đường viền, dùng dây nilong
làm tóc, tạo khuôn mặt già nua, mặt con gái, con trai, mặt đeo kính, kiểu mặt
méo mó, khóc nhè hay đang cười tươi xinh.
Bên cạnh đó, tôi chú ý tạo cho trẻ thói quen tự làm và giữ gìn những đồ
chơi chung. Những sản phẩm dù đã làm xong hay chưa hoàn thiện cũng cần
được sắp xếp gọn gàng và đúng chỗ quy định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các
nhóm sẽ tự giới thiệu về đồ dùng đồ chơi mà cả nhóm đã làm được [bằng chất
liệu gì? Làm như thế nào? Chơi trong trò chơi gì?...].
Điều tôi chú tâm nhất trong quá trình tổ chức hoạt động làm đồ dùng đồ
chơi cho trẻ chính là việc thay đổi các hình thức, sử dụng hợp lí các thủ thuật
giáo dục đểcó bầu không khí tích cực, thoải mái, vui vẻ xuyên suốt cả quá trình
hoạt động. Sau cùng, tôi luôn giành riêng một góc để trưng bày những thành quả
của trẻ như những món đồ kỉ niệm về giá trị sức lao động của “tuổi nhỏ làm việc
nhỏ, tùy theo sức của mình”.
2.3.3. Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử nghiệm
Thử nghiệm là một dạng hoạt động thực hành, trong đó trẻ được tự tay thực
hiện, trực tiếp quan sát hiện tượng xảy ra. Điều này mang lại cho trẻ vô vàn hứng
thú và kích thích trẻ tiếp tục tìm tòi khám phá những điều mới mẻ ở xung quanh
mình. Hoạt động thử nghiệm giúp trẻ phát hiện những tính chất không thấy được
nếu chỉ quan sát bên ngoài, tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, thấy được các
mối quan hệ giữa các sự vật. Không những thế, trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ
10

môi trường, thử nghiệm còn giúp trẻ nhận ra sự biến đổi không ngừng trong thiên
nhiên xung quanh và tìm hiểu nguyên nhân của những biến đổi khí hậu, cố gắng
vận dụng những hiểu biết đã có của mình để dự đoán kết quả. Qua đó, trẻ sẽ hình
thành thái độ quan tâm, bảo vệ các đối tượng trong thiên nhiên, giúp trẻ hiểu tại
sao phải chăm sóc, tại sao phải hành động bảo vệ môi trường.
Trọng tâm của hoạt động thử nghiệm được tôi tiến hành bao gồm ba bước:
Dự đoán điều gì có thể xảy ra: nếu chúng ta làm thế này thì sẽ…
Làm thử để kiểm chứng dự đoán trong những điều kiện có kiểm soát.
Cố gắng giải thích những gì quan sát được và rút ra bài học về hành vi cần
thiết để bảo vệ môi trường.

Giai đoạn gieo hạt

Giai đoạn cây 5 ngày tuổi

Việc được trải nghiệm thông qua hoạt động thí nghiệm là một kho tàng
khám phá thú vị đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Còn
gì thú vị hơn khi trẻ được tự tay thao tác, chứng kiến và tự trải nghiệm với
những tính chất của sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống. Trong đó bao
gồm những sự vật, hiện tượng mà nếu chỉ quan sát và không tiến hành thí
11

nghiệm thì trẻ sẽ không hiểu được tính chất của vạn vật. Phía sau tất cả sự tích
cực nhận thức đó chính là những bài học giáo dục cho mai này với những suy
nghĩ và hành động đúng đắn.
2.3.4. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời
Nhìn lại những năm tháng đầu đời của trẻ, ngay khicòn là một đứa bé nằm
trong nôi thì những người chăm sóc bé đều đưa bé đi dạo chơi và hít thở không
khí trong lành của những công viên, bờ hồ, những dãy phố hay trên con đường
làng hàng cây thân thuộc… Đến khi trẻ lớn hơn thì đây vẫn là cơ hội để trẻ được
tiếp xúc, được trải nghiệm với nhiều điều bổ ích và thú vị.
Trên một diện tích rộng lớn như khuôn viên của trường mầm non Xi Măng
thì việc dạo chơi ngoài trời cũng có thể giáo dục làm quen chữ cái. Bởimỗi thân
cây cảnh, mỗi cành cây hoa, mỗi bụi tre ngà… trong vườn trường là một biển tên.
Ở đó có những chữ cái mà giáo viên có thể tích hợp hỏi trẻ về những chữ
cái mà trẻ đã học và giới thiệu cho trẻ những chữ cái trẻ chưa học.

Hàng cây tùng có các biển tên và đánh số cây
Hoạt động dạo chơi ngoài trời là khoảng thời gian yêu thích của trẻ nhỏ,
giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động: chạy, nhảy, đi, tung, leo, trèo, ném…
Giúp trẻ tìm hiểu những điều cơ bản về thiên nhiên, môi trường, sự vật, hiện
tượng. Trong khung cảnh ngoài trời trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt
trời, gió, mây. Đây chính là những món quà mà tạo hóa ban cho con người nói
chung và cho trẻ nhỏ nói riêng để chúng được thoải mái, khoan khoái trải
12

nghiệm giữa mênh mang không khí trong lành. Trong không gian ấy, tôi còn
cùng trẻ trò chuyện về bầu trời, khí hậu, ông mặt trời hay đám mây đen, vì sao
lại có mưa… Đó là những bài học về cuộc sống bổ ích, thú vị đối với trẻ.

Ảnh trẻ cùng nhau dạo chơi ngoài trời
Với những trải nghiệm cùng thiên nhiên, tôi cũng không quên cùng trẻ tìm
hiểu về các loại chim và côn trùng. Những chú chim nhỏ, những con chim bồ
câu, chim sẻ luôn tạo cho trẻ những niềm vui lớn. Niềm vui lớn ấy được tìm
thấy trong hoạt động lặng lẽ quan sát loài chim đang chao lượn trên bầu trời.
Hay chỉ với một tổ kiến nhỏ, ngoài việc đảm bảo cho sự an toàn của trẻ, tôi còn
tạo cơ hội để trẻ được quan sát những cư dân nhỏ bé của xã hội côn trùng, cùng
trẻ trò chuyện về những chú kiến siêng năng, luôn chăm chỉ làm việc trong một
gia đình kiến hạnh phúc.
Có một điều mà nếu trước đây tôi chưa nghiên cứu hoạt động trải nghiệm
của trẻ thì tôi và các giáo viên khác đã không nghĩ tới đó là việc đưa trẻ đến
cùng một địa điểm nhưng vào những khoảng thời gian khác nhau. Bằng cách
này nhà giáo dục chúng ta sẽ giúp trẻtự trải nghiệm được rằng: cùng một địa
điểm nhưng với những mốc thời gian khác nhau như sáng, chiều hay các mùa
xuân, hạ, thu, đông thì cảnh tượng thiên nhiên sẽ khác nhau. Ví dục như mùa
xuân cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa đông không khí lạnh cành lá khô; mùa thulá
13

vàng rụng, khí trời se lạnh; mùa hạ đất khô và khí trời nóng nực, mặt trời chiếu
rọi những tia nắng chói chang.
Tất cả những sự vật, sự việc hiện tượng có trở thành phương tiện để giáo
dục trẻ hay không tùy thuộc vào sự định hướng tư duy của giáo viên đối với trẻ.
Đây chính là biện pháp, là lối đi, là thủ thuật giáo dục. Hoạt động ngoài trời có
trở thành một hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ
hay không tùy thuộc vào cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên.
Bằng một số biện pháp định hướng tư duy, tôi còn “biến” hoạt động đi dạo
trở thành cơ hội để giúp trẻ học toán. Trẻ có thể học đếm, học so sánh số lượng,
kích thước, so sánh hình dạng, đo lường... Đếm xem có bao nhiêu cây bạch đàn?
Bao nhiêu cây tùng? Cây nào nhiều hoa hơn?... Khi đó, thiên nhiên và cảnh vật
chính là một cuốn sách lớn để trẻ được học toán bằng những trải nghiệm với đối
tượng thực tế.
Trên các khoảng sân rộng được lát gạch sạch sẽ và có bóng cây che mát, tôi
hướng trẻ đến với các cách để tạo hình bằng những mẩu que, cành cây nhỏ hoặc
bằng phấn để yêu cầu trẻ tự vẽ những hình hình học: hình tam giác, hình tròn,
hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật…
Hay từ những chiếc xô, chiếc bình đựng nước trong bộ sưu tập đồ chơi của
trẻ cũng được tôi sử dụng để trẻ được trải nghiệm phép đo lường, phép so sánh.
Nếu trong hoạt động tạo hình với chủ đề Vẽ phong cảnh thiên nhiên thì bạn
cần cho trẻ nhìn tranh mẫu, xem ảnh, xem video về cảnh vật thiên nhiên để bổ
sung vào kiến thức của trẻ. Thế nhưng, đối với hoạt động dạo chơi ngoài trời, dù
là đề tài yêu cầu vẽ phong cảnh, vẽ hoa, vẽ cây, vẽ chim và côn trùng, vẽ suối
nước… thì đâu đó xung quanh trẻ chính là cảnh thực và là cơ hội để trẻ được
mặc sức tư duy, tưởng tượng. Chỉ cần viên phấn với những mảng sân, trẻ sẽ đưa
mọi thứ trẻ nhìn thấy được vào trong các bức vẽ của mình. Với nguồn nguyên
liệu giàu có là được hòa mình trải nghiệm với thiên nhiên sống động xung quanh
thì sức sáng tạo của trẻ là vô bờ bến.

14

Ảnh trẻ đang cùng nhau vẽ trên sân

Ảnh bức vẽ trên sân của trẻ

Thiên nhiên là người bạn hiền hòa và thân thiết của trẻ nhỏ. Bởi vậy, tôi
luôn chú trọng tạo nhiều cơ hội để trẻ được trải nghiệm, học hỏi những điều bổ
ích từ thiên nhiên, được sống cùng thiên nhiên.Từ đó giáo dục cho trẻ tình yêu
thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
2.3.5.Thiết kế bộ sưu tập các trò chơi
Nếu hoạt động học tập là linh hồn của chương trình giáo dục phổ thông thì
hoạt động vui chơi là linh hồn của chương trình giáo dục mẫu giáo. Bởi lẽ chơi
là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo,
chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Bởi chính sự “học mà chơi, chơi mà học”, lao
động theo kiểu “làm mà vui, vui mới làm”… khiến cho tâm hồn trẻ thơ phát
triển một cách hồn nhiên, phong phú. Chơi chính là cuộc sống của trẻ, tổ chức
trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ. Trẻ cần chơi như ta cần ăn cơm,
uống nước hằng ngày. Chơi có mặt ở hầu hết các hoạt động, các thời điểm sinh
hoạt trong ngày của trẻ trong đó có hoạt động trải nghiệm.
Với hoạt động trải nghiệm, việc tổ chức cho trẻ chơi là điều không thể
thiếu. Những trò chơi phù hợp với hoạt động ngoài trời là trò chơi vận động, trò
chơi dân gian, trò chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên như cát, sỏi, hột, hạt,
lá, nước… và những trò chơi học tập nhằm khám phá khoa học khi trẻ tiếp xúc
trực tiếp với môi trường xung quanh.Trong đó, trò chơi vận động vừa là phương
15

tiện để dạy trẻ vận động, vừa là hình thức tổ chức giáo dục thể chất một cách
tích cực, thoải mái, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ.
Bên cạnh trò chơi vận động là trò chơi dân gian. Không có dân tộc nào lại
không có những trò chơi riêng cho con em mình. Đây cũng chính là hoạt động
văn hóa dân gian dành cho trẻ em được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác,
từ đời này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí và giáo dục
trẻ em một cách tinh tế và nhẹ nhàng. Trong đó, trẻ được phát triển ngôn ngữ
với những bài đồng dao như bài Chi chi chành chành, Nu na nu nống, Kéo cưa
lừa xẻ… được phát triển vận động và được rèn luyện kĩ năng sống.
Trên sân chơi của trường mầm non Xi Măng, chúng tôi chú trọng mục tiêu
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong đó có mục tiêu tạo môi trường phong phú,
đa dạng cho trẻ được vui chơi trải nghiệm nên nhà trường đã đưa tất thảy những
trò chơi vận động và dân gian để rèn luyện các kĩ năng của trẻ.

Ảnh trẻ cùng nhau chơi các trò chơi vận động và dân gian trên sân trường
Được tham gia trải nghiệm đối với trẻ đã là một sự thú vị vô cùng. Nhưng
hơn thế, trẻ còn được chơi những trò chơi phù hợp với hoàn cảnh, với độ tuổi và
năng lực để trẻ được thỏa mãn tất cả nhu cầu của mình thì còn gì ham thích hơn
và lí thú hơn. Chính sự ham thích và lí thú đó là điều kiện thuận lợi, tiên quyết
để trẻ tiếp thu và học tập vô vàn kiến thức.
2.3.6. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động
tham quan dã ngoại
16

Hoạt động tham quan dã ngoại nằm trong chuỗi hoạt động trải nghiệm của
trẻ. Đây là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động, nhu cầu vui chơi, đem
lại niềm vui, tiếng cười cho con trẻ, sự an tâm, hài lòng của các quý phụ huynh,
khẳng định màu sắc riêng của bậc học mầm non và có sức lan tỏa đến cộng
động. Nơi chúng ta cần hướng trẻ đến trong hoạt động tham quan dã ngoại là
những nơi có các khu vực chơi đa dạng, không gian rộng, sạch sẽ, cơ sở vật chất
đặc biệt thân thiện và điều quan trọng nhất là trong quá trình diễn ra hoạt động
phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã lên kế
hoạch, trao đổi, vận động từng phụ huynh cùng tham gia giã ngoại để đảm bảo
sự an toàn tuyệt đối cho trẻ. Và tất nhiên hoạt động dã ngoại sẽ đươc tiến hành
vào ngày nghỉ học ở trường của trẻ và ngày nghỉ làm của phụ huynh. Mọi dự trù
về kinh tế, địa điểm tham quan, phương tiện, đồ dùng mang theo như nước
uống, đồ ăn, khăn mặtcủa trẻ cũng được tôi lên kế hoạch và cùng với phụ huynh
chuẩn bị chu đáocho trẻ.
Khi cho trẻ đến địa điểm cần tham quan, tôi luôn quan tâm đến vị trí đứng,
những đồ vật xung quanh trẻ làm sao đảm bảo được an toàn và thoải mái khi
hoạt động. Cho trẻ quan sát trò chuyện với những người ở những nơi cần tham
quan, khuyến khích trẻ tự đặt ra các câu hỏi để người lớn trả lời.
Trong những buổi tham quan, tôi luôn tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi trong
bộ sưu tập của mình. Có khi là trò chơi vận động, có khi là trò chơi dân gian và đan
xen vào đó là những hoạt động tĩnh như ngồi, nghe hát, kể chuyện, đọc thơ…
Còn nếu địa điểm hẹn hò trải nghiệm của tôi và các bạn nhỏ lớp tôi không
phải là ở trường mà là đâu đó như sân vận động Bảo An thì tôi và giáo viên
đứng lớp sẽ cùng chơi đá bóng hay kéo co với trẻ. Khi thì chúng tôi làm trọng
tài, khi thì chúng tôi làm thủ môn, lúc lại làm cầu thủ.
Có thời điểm như vào tháng tư vừa qua chúng tôi lại có những cuộc trải
nghiệm vui chơi trên biển. Tất cả mọi thành viên sẽ dậy thật sớm đón bình minh
trên biển, giúp đỡ các bác làng chài kéo lưới. Tại thời điểm đó, tôi cảm nhận lũ
trẻ được thể hiện hết mình khi chơi và chúng thực sự rất vui.
17

Ảnh trẻ chơi: Kéo co

Ảnh trẻ kéo lưới đánh cá trên biển

Ảnh trẻ tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Với sự thuận lợi và thành công của hoạt động tham quan dã ngoại, kết hợp
với cách tổ chức linh hoạt dựa trên kế hoạch đặt ra, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất
hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, các kĩ năng của trẻ tiến bộ rất nhiều so
với đầu năm, các cháu trở nên thông minh, nhanh nhẹn hơn, đã tích cực, chủ
động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh của mình.
18

2.3.7. Phối hợp với các bậc phụ huynh để tạo cơ hội cho
trẻ được trải nghiệm
Gia đình là một tập hợp người quan hệ với nhau trên cơ sở huyết thống và
tình cảm sâu sắc. Giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết thống mà
không một tổ chức nào thay thế được. Đối với trẻ thơ, đây là điều kiện thuận lợi
nhất để hình thành và phát triển nhân cách.
Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất lượng
giáo dục là không thể thiếu. Thông qua buổi họp phụ huynh, góc phụ huynh, qua
face book hay zalo để tuyên truyền mục đích của hoạt động trải nghiệm nói riêng
và trao đổi kinh nghiệm của việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung.
Xuất phát từ việc trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường
khiến trẻ rất thích thú và mong muốn được tiếp tục tham gia nhiều hơn nữa các
hoạt động trải nghiệm. Thêm vào đó là hiệu quả của công tác tuyên truyền đã
khiến cho các bậc phụ huynh hiểu ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với sự
phát triển nhân cách trẻ. Các phụ huynh đã trực tiếp tạo cơ hội và tham gia cùng
trẻ vào các hoạt động trải nghiệm.

Ảnh bạn Ngọc Anh lớp C1 đi tham quan Vườn chim - Thung Nham - Ninh Bình
Những lần trải nghiệm của trẻ có thể là đi tham quan dạo chơi ở Công viên
để cho trẻ quan sát thế giới xung quanh, trẻ nhìn thấy các bác nhân viên chăm
19

Tải về bản full

Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo ghép 3,4 tuổi tại bản Huổi Ke và Chu va 6 trường Mầm non Sơn Bình huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

1__Don_SKKN_ngay_21_3_Dung_b868b6e98c.doc

Đọc bài Lưu

Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo ghép 3,4 tuổi tại bản Huổi Ke và Chu va 6 trường Mầm non Sơn Bình huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu”.

Đồng tác giả: Nguyễn Thị Dung – Lê Thị Tâm – Hoàng Thị Chang

I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp tỉnh

1. Giải pháp của sáng kiến được công nhận không trùng với nội dung của giải pháp đã được công nhận trước đó

* Điểm mới, cách thức thực hiện: Tổ chức hoạt động trải nghiệm có hiệu quả giúp cho giáo viên biết xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động trải nghiệm phát huy tính tích cực gần gũi với đời sống và độ tuổi của trẻ, đồng thời chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nắm chắc kiến thức cho từng nội dung hoạt động trải nghiệm. Trẻ được thường xuyên tham gia trải nghiệm hứng thú tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm biết trả lời nhận xét 1 số hiện tượng xảy ra khi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Phụ huynh học sinh được tham gia thực hiện cùng không chỉ có kiến thức dạy trẻ mà còn tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh khi cho con đến trường học. Nâng cao được vai trò trách nhiệm, và sự chủ động khối hợp với giáo viên trong dạy trẻ tích cực đóng góp vật liệu sắn có và tham gia lao động để tạo mối trường trải nghiệm

* Đối tượng được triển khai thực hiện: Phụ huynh, học sinh

2. Các giải pháp của sáng kiến

Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ qua các chủ đề

Đây là giải pháp được căn cứ vào mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục của từng nhóm lớp trẻ. Giải pháp dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong công tác chăm sóc giáo dục

Giải pháp 2: Xây dựng môi trường trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm

Với giải pháp này đã tham khảo tài liệu về xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Nhưng được chúng tôi nghiên cứu và căn cứ vào nhu cầu nhận thức của phụ huynh học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của địa phương để thực hiện có hiệu quả

Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua một số hoạt động trong ngày

Giải pháp này trước đó đã được thực hiện nhưng dưới hình thức lồng ghép vào trong hoạt động học được thực hiện dựa trên căn cứ vào kế hoạch của trường, tài liệu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm... và được giáo viên căn cứ vào điều kiện thực tế, kinh nghiệm của bản thân, nhu cầu nhận thức của trẻ và khả năng của giáo viên

Tất cả các giải pháp được thực hiện trong sáng kiến không có trong sáng kiến của bất kì ai hay được sách báo nào đã viết. Sáng kiến được thực hiện theo nội dung nhiệm vụ của năm học 2020-2021 về tổ chức hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo ghép 3,4 tuổi và được các trường triển khai thực hiện trên thực tế, đúc kết lại những giải pháp cụ thể cho thấy được hiệu quả của tổ chức hoạt động trải nghiệm và viết thành sáng kiến để có thế nhân rộng cách thức tổ chức, thực hiện có hiệu quả trong toàn tỉnh.

3. Giải pháp sáng kiến chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện

Căn cứ vào văn bản số 956/PD&ĐT-GDMN ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Phòng GD&ĐT Tam Đường về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2020-2021; số 969/KH-PGD&ĐT Tam Đường ngày 24 tháng 9 năm 2020 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021. Xuất phát từ những yêu cầu để thực hiện các nội dung trong năm học để thực hiện hiện quả một trong những yêu cầu đó nhóm tác giả đã nghiên cứu và xây dựng phù hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3,4 tuổi và đã được áp dụng tại 2 lớp mẫu giáo ghép 3,4 tuổi và mang lại hiệu quả cao.

II. Sáng kiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tại cơ sở

1. Sáng kiến đã được áp dụng tại trường MN Sơn Bình từ tháng 9/2020

Đối tượng áp dụng: Học sinh, phụ huynh.

Các văn bản chỉ đạo liên quan đến việc áp dụng sáng kiến: số 956/PD&ĐT-GDMN ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Phòng GD&ĐT Tam Đường về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2020-2021; số 969/KH-PGD&ĐT Tam Đường ngày 24 tháng 9 năm 2020 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021.

2. Hiệu quả mang lại của sáng kiến

- Hiệu quả kinh tế: Sau khi áp dụng sáng kiến đã tiết kiệm được 10 ngày công x 200.000/ngày bằng với 2.000.000đ [căn cứ vào tiền công/ngày chi trả cho vị trí việc làm để quy ra]. Tiết kiệm được khi mua mua nguyên vật liệu cho dạy học so với những năm trước là 1.900.000. Phụ huynh đóng góp tự nguyện 100 ngày công so với trước khi thực hiện sáng kiến là tăng 50 ngày công, thu thập nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường trải nghiệm.

- Hiệu quả kỹ thuật: Giáo viên có kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm, xây môi trường trong và ngoài lớp học, phối hợp với phụ huynh trong dạy trẻ trải nghiệm hiệu quả. Trẻ được học tập, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo.

- Hiệu quả xã hội:

KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Nội dung đánh giá

Trước khi áp

dụng sáng kiến

[Tháng 9/2020]

Sau khi áp dụng sáng kiến

[ Tháng 6/2021]

So sánh kết quả tăng, giảm

[ +,-]

Tổng

số đạt

%

Tổng số đạt

%

Trẻ hứng thú tham gia hoạt động trải nghiệm

17/64

26,6%

60/64

93,7%

+ 67,1%

Trẻ biết cùng cô chuẩn bị và sử dụng đồ dùng vào hoạt động trải nghiệm

18/64

28,1%

57/64

89,1%

+ 61%

Trẻ biết trả lời, nhận xét 1 số hiện tượng xảy ra trong khi tổ chức các trò chơi, hoạt động trải nghiệm

11/64

17,1%

55/64

85%

+ 67,9%

Trẻ biết phối hợp với bạn để hoàn thành các hoạt động trải nghiệm có hiệu quả

18/64

28,1%

57/64

89,1%

+ 61%

Nhìn vào bảng kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến cho thấy nội dung đáng giá trẻ có sự chuyển biết tích cực về hiệu quả đã tăng lên rõ rệt từ 61% đến 67,9 %. Như vậy trẻ sau khi tham gia thực hành, được quan sát bạn làm, mình làm, rồi học qua chơi trò chơi... đã được tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên đối với sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh. Biết phối hợp với bạn để hoàn thành các hoạt động trải nghiệm có hiệu quả.

Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, nắm chắc mục tiêu kiến thức cho từng nội dung và trên trẻ, chủ động trong các hoạt động; Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, có kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, khắc sâu kiến thức. Phụ huynh học sinh được tham gia thực hiện cùng không chỉ có kiến thức dạy trẻ mà còn tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh khi cho con đến trường học. Nâng cao được vai trò trách nhiệm, và sự chủ động phối hợp với giáo viên trong dạy trẻ.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi chủ đề gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [8.7 MB, 22 trang ]

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ THỰC HÀNH
TRẢI NGHIỆM 5 – 6 TUỔI CHỦ ĐỀ “GIA ĐÌNH"
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết thực hành trải nghiệm là những gì trẻ được trực tiếp
tham gia làm và được trải nghiệm trên lý thuyết và đạt một kết quả nào đó, nó bao
gồm tri thức, kĩ năng và quan sát sự vật, sự kiện đạt được thông qua việc tiếp xúc đến
sự vật, sự kiện đó.
Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm chăm sóc mà trẻ còn được
tham gia vào các hoạt động khác nhau như hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt
động ngoài trời … Thông qua các hoạt động đó trẻ thường xuyên được thực hành trải
nghiệm với môi trường tạo cơ hội cho trẻ tích cực tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và
sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ, nhằm làm phát triển trẻ một cách
toàn diện theo 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng
xã hội và thẩm mỹ, giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng của trẻ càng phong phú
đồng thời góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo
viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Vậy thực hành trải nghiệm có một tầm rất quan trọng
trong phát triển toàn diện cho trẻ.
Mặt khác việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện nay ngày
càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi
của trẻ mầm non từ đó đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong
quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm của trẻ. Nếu trong
chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp
dùng lời, trực quan, mô hình… để dạy thì chương trình GDMN mới lại đòi hỏi giáo
viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thực hành nhằm giúp trẻ có cơ hội
được trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động trong ngày bên cạnh đó giúp giáo viên
biết sáng tạo các trò chơi, hình thức “Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải
nghiệm” một cách phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ bằng hình
thức “Học bằng chơi, chơi mà học”. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ cho giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp “Tổ chức các hoạt động cho
trẻ thực hành, trải nghệm”. Đặc biệt là việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn.


Bản thân tôi là một giáo viên Mầm Non được nhà trường phân công công tác
giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy
rằng để thu hút trẻ tham gia một cách tích cực, hứng thú vào các hoạt động trải
nghiệm không phải là việc dễ làm, đặc biệt đối tượng ở đây lại là con em vùng dân tộc
thiểu số, kinh tế đặc biệt khó khăn, giao tiếp hàng ngày chủ yếu là bằng tiếng mẹ đẻ,
1


thường hay nhút nhát, thiếu tự tin vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu
khó, tìm hiểu, biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức cho trẻ
thực hành trải nghiệm để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức về 5 lĩnh vực phát triển, để từ
đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú, có tính kỷ luật trong khi thực
hành, trải nghiệm đặc biệt là giúp ích cho các em sau này khi tiếp xúc ngoài xã hội sẽ
không còn phải bỡ ngỡ.
Đối với lớp tôi, qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy vấn đề về
thực hành trải nghiệm cho trẻ tuy rất được chú trọng nhưng chất lượng vẫn chưa cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của thực hành trải nghiệm, tôi luôn cố gắng
thực hiện tốt chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo trên
mọi phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy mà tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5-6 tuổi chủ đề
gia đình ” làm tiền đề cho những chủ đề sau.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN:
1. Thực trạng:
Thực tế ở lớp tôi cho thấy vấn đề cho trẻ thực hành, trải nghiệm hiện nay rất
quan trọng và trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến tôi gặp những thuận lợi và
khó khăn như sau:
- Trường có cảnh quan khuôn viên, khu vực nhà trường rộng rãi thoán mát, có
đổ chơi ngoài trời, có vườn hoa, vườn cổ tích, vườn rau, cây xanh, cây cảnh, hòn non
bộ được bố trí hài hòa hợp lý nhằm tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh sạch


đẹp là một điều kiện thuận lợi cho trẻ được trải nghiệm với môi trường
- Lớp luôn luôn được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp uỷ
Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục.
- Giáo viên đứng lớp đạt trình độ chuẩn, đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, luôn yêu
nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động, tự giác cao trong công việc, có truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực có tinh thần
thống nhất cao và kỷ luật trong công tác. ham hoc tập nâng cao trình độ năng lực
chuyên môn. Được học tập bồi dưỡng về các chuyên đề do cấp trên chỉ đạo.
- Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề thực hành trải nghiệm từ đó
giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch.
- Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 thuận lợi cho việc
dạy và học.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn:
2


Lớp thuộc địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nên phụ huynh chưa
mạnh dạn chú trọng đóng góp, đầu tư cơ sở vất chất, tạo môi trường cho trẻ hoạt động
trải nghiệm.
Đối với giáo viên, lập kế hoạch hoạt động ngày còn theo thói quen cũ, chưa
phát huy tích cực của trẻ. Đánh giá trẻ hàng ngày còn chung chung, chưa thể hiện việc
quan sát các biểu hiện, các hành vi cũng như việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng của trẻ
một cách rõ nét. Ngoài ra, giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin để độc lập xây dựng kế
hoạch, nên chưa thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi cá nhân. Giáo viên chưa biết
cách tạo môi trường phù hợp và có hiệu quả đối với từng nội dung hoạt động trải
nghiệm. Hình thức lên lớp và phong cách giáo viên còn trầm, chưa linh hoạt sáng tạo,
gần gũi trẻ, chưa thực sự đi sâu tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng của trẻ để tìm cách
tháo gỡ. Các trò chơi nhằm mục đích ôn luyện cuối các tiết học và giờ hoạt động góc,
hoạt động ngoài trời, các giờ chơi thường lặp đi lặp lại nhàm chán, đơn điệu. Cô chưa
biết tận dụng cơ hội để cho trẻ luyện tập, kích thích trẻ hoạt động thực hành trải


nghiệm với môi trường. Ngoài ra giáo viên chưa biết kết hợp tuyên truyền thu gom
nguyên phế liệu địa phương, nguyên liệu thiên nhiên, tạo môi trường cho trẻ thực
hành, trải nghiệm. Chưa thực sụ tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, tìm tòi cái mới để thiết kế đa dạng các trò chơi cho trẻ thực hành trải nghiệm.
Đối với lớp tôi trẻ chưa thực sự hứng thú trong hoạt động trải nghiệm với môi
trường mà cô giáo đã tạo ra, trẻ ở đây còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các
hoạt động, chưa có ý thức tập thể, trẻ chưa có sự bàn bạc với nhau, chưa đoàn kết
trong công việc, thường chơi theo ý thích cá nhân, sản phẩm trẻ tạo ra thường đơn
điệu chưa có sự liên kết, đặc thù hàng ngày trẻ thường giao tiếp với nhau bằng tiếng
mẹ đẻ nên có sự bất cập giữa cô giáo và trẻ
Từ những thực trạng trên đây gây không ít khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ
thực hành trải nghiệm của trẻ. Thực hiện chủ đề đầu tiên của đầu năm học tôi đã khảo
sát về khả năng thực hành trải nghiệm của trẻ đạt kết quả như sau: Lớp có 23 Cháu 5
tuổi.
TT

Nội dung

Số trẻ
được
khảo sát

1

Trẻ hứng thú tham gia
thực hành trải nghiệm

23

2



Trẻ thực hành trải
nghiệm có hiệu quả

23

Kết quả đầu năm học
2013 - 2014
Đạt

Chưa đạt

8 trẻ

15 trẻ

Đạt tỷ lệ 39%

Đạt tỷ lệ 61%

7 Trẻ

16 Trẻ

Đạt tỷ lệ 30 %

Đạt tỷ lệ 70 %
3



3

Trẻ trả lời rõ ràng, mạch
lạc

23
23

4

Trẻ có tư duy, óc sáng
tạo trong khi thực hành,
trải nghiệm

23

5

Trẻ biết cách sử dụng
các loại đồ dùng, đồ chơi
có hiệu quả.

8 Trẻ

15 trẻ

Đạt tỷ lệ 39 %

Đạt tỷ lệ 61%


6 trẻ

17 trẻ

Đạt tỷ lệ 26 %

đạt tỷ lệ 74 %

10 Trẻ

13 trẻ

Đạt tỷ lệ 43 %

Đạt tỷ lệ 57 %

Từ tình hình thực tế chất lượng khảo sát hoạt động thực hành trải nghiệm đầu
năm học của trẻ còn thấp do các nguyên nhân sau:
2. Nguyên nhân:
- Địa bàn thuộc vùng đặc biệt khó khăn cách xa nhiều các danh lam thắng
cảnh, các di tích lịch sử nên còn hạn chế nhiều trong việc cho trẻ là quen và trải
nghiệm với môi trường. Ngoài ra địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nên
việc đóng góp, đầu tư cơ sở vật chất cho con cháu học còn nhiều hạn chế.
- Trẻ ở đây lại là con em vùng dân tộc thiểu số, quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, vốn
tiếng việt còn hạn chế ngoài ra một số cháu còn nói lắp, nói ngọng, nhận thức của trẻ
còn chênh lệch nhau, bản thân cô giáo lại là người kinh không am hiểu tiếng dân tộc
nên việc truyền thụ kiến thức cho trẻ bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra
các bài học, trò chơi thực hành trải nghiệm, cách hướng dẫn cho trẻ chơi còn lạ lẫm
đối với trẻ, trẻ khó tiếp thu.
- Phụ huynh của lớp nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng trình độ học vấn đa số là


hết cấp hai hoặc hết cấp một là bỏ nên nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc học ở độ tuổi này còn cho con nghỉ tùy tiện dẫn đến việc tiếp thu
bài của trẻ không đồng đều.
- Giáo viên đứng lớp về trình độ chuyên môn và khả năng tiếp nhận chương
trình giáo dục mầm non mới còn nhiều hạn chế, chưa tự giác học hỏi, trau dồi kinh
nghiệm trong việc tạo môi trường cũng như tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm.
Mặt khác năng khiếu về giao tiếp, truyền thụ kiến thức, về khả năng tự thiết kế các trò
chơi thực hành trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế.
Vậy để phát huy những thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn cùng với ý trí quyết
tâm của bản thân tôi. Với yêu cầu đặt ra cùng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
hoạt động thực hành trải nghiệm trong việc giáo dục trẻ. Tôi lo lắng và nghiên cứu
tìm các biện pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ về nâng cao chất lượng trong hoạt động
thực hành trải nghiệm chủ đề gia đình 5 - 6 tuổi” đạt kết quả.
4


II. NHẬN THỨC MỚI, GIẢI PHÁP MỚI
1. Nhận thức mới
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ thực hành trải nghiệm và xuất
phát từ thực tế trong công tác giáo dục mầm non cùng với sự quan tâm của ban giám
hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, được sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình
của chuyên môn trường cộng thêm sự cố gắng của bản thân tìm tòi học hỏi qua sách
vở và bạn bè đồng nghiệp vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm chủ đề “Gia
đình” 5 - 6 tuổi” nhưng làm thế nào để đề tài đạt được hiểu quả thì trước mắt chính
bản thân người giáo viên trực tiếp đứng lớp phải biết cách lập kế hoạch củ thể cho chủ
đề mình chuẩn bị thực hiện, phải biết tạo môi trường cho trẻ hoạt động thực hành trải
nghiệm, giáo vên phải biết linh hoạt sáng tạo hình thức lên lớp, biết cách tuyên truyền
thu hút mọi nguồn đầu tư mua sắp trang thiết bị cơ sở vật chất, các nguyên vật liệu địa
phương, nguyên liệu thiên nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm đặc biệt bản thân


người giáo viên luôn luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, sưu
tầm các loại tài liệu về chuyên đề cho trẻ thực hành trải nghiệm để thiết kế các dạng
trò chơi trải nghiệm cho trẻ thêm phung phú.
Xuất phát từ nhận thức trên tôi đã triển khai xây dựng các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm chủ đề “Gia đình” 5 - 6 tuổi” như sau:
2. Giải pháp mới
* Biện pháp 1: Lập kế hoạch củ thể cho chủ đề
Muốn thực hiện các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm với môi trường
một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân tôi trước hết lập ra kế hoạch cho mình:
Gồm có: Kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày.
Ví dụ: Kế hoạch “ Chủ đề : “Gia đình” gồm có 4 tuần:
Tuần

Nội dung

Chuẩn bị

Tuần 1 - Trang trí chủ đề “ Gia - Các nguyên
Bé yêu đình” với chủ đề vật liệu địa
gia đình nhánh”Bé yêu gia đình” phương[ Cha
- Trang trí các mảng i, lọ, bìa, báo
tường ở các góc chơi cũ,... và vật
liệu
thiên
theo chủ đề nhánh
nhiên [Tre,
- Chuẩn bị sắp xếp đồ nứa, rơm, vỏ
dùng, đồ chơi ở các góc trai, hến, sò,

Biện pháp thực hiện



Kết
quả

- Tham gia học tập đầy
đủ các chuyên đề tổ
chức cho trẻ thực hành
trải nghiệm.
- Lập kế hoạch lồng
ghép các hoạt động trải
nghiệm vào các hoạt
động, tiết dạy có chất
5


theo chủ đề nhánh

ngao, các loại lượng và hiệu quả.
hạt - Tham khảo các tài liệu
- Tạo môi trường ngoài quả,
khô...
lớp học
để thiết kế các bài tập
[sân, vườn hoa, vườn - Các bài viết mở cho trẻ thực hành
rau, vườn cây ăn quả, đồ tuyên truyền trải nghiệm
dùng đồ chơi, bể cát về chủ đề “ - Tổ chức cho trẻ các
đình” hoạt động thực hành trải
nước, vườn cổ tích, góc Gia
thiên nhiên.....theo chủ dán trên bảng nghiệm theo chủ đề
tuyên truyền


đề
- Dự giờ thực tập học
phụ huynh
- Bổ xung thêm cây
hỏi kinh nghiệm về
Hạt
giống
cảnh, đồ chơi
cách tổ chức cho trẻ
các loại
thực hành trải nghiệm.
- Vệ sinh trong và ngoài
- Keo, hồ - Sưu tầm lựa chọn một
lớp học
dán, kéo...
số bài ca dao đồng dao,
- Cho trẻ tham quan thực
tế tại địa phương: Quan - Chổi quét trò chơi dân gian tổ
mạng chức cho trẻ chơi
sát các thành viên và nhà,
công việc đang thực hiện nhện
- Tuyên truyền phụ
tại các gia đình tại địa
huynh thu gom các
phương.
nguyên vật liệu, phế
liệu sạch, nguyên liệu
- Chơi các trò chơi thực
thiên nhiên thông qua
hành trải nghệm: Hóa


bảng tuyên truyền, giờ
trang cùng bé , tìm hiểu
đón trả trẻ, thông tin
sự lớn lên của bé, gia
trên các phương tiện
đình bé có bao nhiêu
thông tin đại chúng của
người, bé đóng vai gì?
xóm bản.
Bé tập làm người lớn,
thử tài khéo tay? bé làm
được gì?...

- Sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi, nguyên vật liệu
gọn gàng, phù hợp đẹp
mắt
- Liên hệ phối hợp với
các gia đình cần cho trẻ
quan sát

Tuần 2 - Trang trí nhánh 2 - Các nguyên - Tham khảo các tài liệu
vật liệu địa để thiết kế các trò chơi,
Ngôi “Ngôi nhà của bé”
bài tập mở cho trẻ thực
nhà của - Trang trí các mảng phương
6





tường ở các góc chơi [Chai,lọ, bìa,
theo chủ đề nhánh
báo cũ,... và
- Chuẩn bị sắp xếp đồ vật liệu thiên
chơi ở các góc theo chủ nhiên [Tre,
nứa, rơm, vỏ
đề nhánh
trai, hến, sò,
- Tiếp tuc bổ xung môi ngao, các loại
trường
ngoài
lớp quả,
hạt
học[ sân, vườn hoa, khô...
vườn rau, vườn cây ăn
quả, đồ dùng đồ chơi, bể - Các bài viết
cát nước, vườn cổ tích, tuyên truyền
góc thiên nhiên.....theo về chủ đề “
Gia
đình”
chủ đề.
dán trên bảng
- Cho trẻ tham quan thực tuyên truyền
tế tại địa phương: Quan phụ huynh
sát các kiểu nhà hiện có
- Hạt giống
tại địa phương
các loại
- Vệ sinh trong và ngoài


- Keo, hồ
lớp học
dán, kéo...
- Chơi các trò chơi thực
hành trải nghiệm: Thử - Chổi quét
mạng
tài của bé, Tìm hiểu tác nhà,
dụng của ngôi nhà, chăm nhện
sóc ngôi nhà bé, nhà
được làm từ gì? Sắc màu
của bé....

hành trải nghiệm theo
chủ đề.

Tuần 3 - Trang trí nhánh 3: “ - Các nguyên
Một số Một số đồ dùng trong vật liệu địa
phương[Chai,
đồ dùng gia đình”
trong - Trang trí các mảng lọ, bìa, báo
gia đình tường ở các góc chơi cũ,...và vật
liệu
thiên
theo chủ đề nhánh
nhiên[ Tre,
- Chuẩn bị đồ chơi ở các nứa, rơm, vỏ
góc theo chủ đề nhánh
trai, hến, sò,
- Tiếp tục bổ xung môi ngao,các loại
trường


ngoài
lớp quả,hạt khô...

- Tham khảo các tài liệu
để thiết kế các bài tập
mở cho trẻ thực hành
trải nghiệm theo chủ đề

- Tổ chức cho trẻ các
hoạt động thực hành trải
nghiệm theo chủ đề
- Sưu tầm lựa chọn một
số bài ca dao đồng dao,
trò chơi dân gian tổ
chức cho trẻ chơi
- Tuyên truyền phụ
huynh thu gom các
nguyên vật liệu, phế
liệu sạch, nguyên liệu
thiên nhiên thông qua
bảng tuyên truyền, giờ
đón trả trẻ, thông tin
trên các phương tiện
thông tin đại chúng của
xóm bản.
- Hàng ngày sắp xếp đồ
dùng, đồ chơi, nguyên
vật liệu gọn gàng, phù
hợp đẹp mắt


- Tổ chức cho trẻ các
hoạt động thực hành trải
nghiệm theo chủ đề
- Sưu tầm lựa chọn một
số bài ca dao đồng dao,
trò chơi dân gian tổ
7


học[ sân, vườn hoa,
vườn rau, vườn cây ăn
quả, đồ dùng đồ chơi, bể
cát nước, vườn cổ tích,
góc thiên nhiên.....theo
chủ đề

- Các bài viết
tuyên truyền
về chủ đề “
Gia
đình”
dán trên bảng
tuyên truyền
- Bổ xung đồ dùng đồ phụ huynh
chơi cho trẻ trải nghiệm - Hạt giống
- Cho trẻ tham quan thực các loại
tế tại địa phương: quan
sát các đồ dùng, sự sắp
xếp, bố trí các đồ dùng
trong một gia đình tại


địa phương

chức cho trẻ chơi

- Tuyên truyền phụ
huynh thu gom các
nguyên vật liệu, phế
liệu sạch, nguyên liệu
thiên nhiên thông qua
bảng tuyên truyền, giờ
đón trả trẻ, thông tin
trên các phương tiện
- Keo, hồ thông tin đại chúng của
xóm bản.
dán, kéo...
- Chổi quét - Sắp xếp đồ dùng, đồ
nhà,
chổi chơi, nguyên vật liệu
quét
mạng gọn gàng, phù hợp đẹp
nhện,
xô, mắt

- Vệ sinh trong và ngoài
lớp học
chậu,
các - Liên hệ phối hợp với
- Chơi các trò chơi thực dụng cụ cần các gia đình cần cho trẻ
quan sát
hành trải nghiệm: Làm sử dụng


một số đồ dùng trong gia
đình, bé sắp xếp đồ dùng
gia đình, tìm hiểu tác
dụng của đồ dùng gia
đình, đồ dùng gia đình
làm từ nguyên liệu gì?...

- Tuyên truyền tổ chức
hội thi thiết kế đồ dùng
gia đình cho phụ huynh
và trẻ cùng tham gia sau
đó đúc rút kinh nghiệm.

- Tổ chức hội thi thiết kế
đồ dùng gia đình.
Tuần 4 - Trang trí nhánh 4: - Các nguyên
“Nhu cầu của gia đình” vật liệu địa
Nhu
cầu của - Trang trí các mảng phương[ Cha
gia đình tường ở các góc chơi i, lọ, bìa, báo
cũ,... và vật
theo chủ đề nhánh
liệu
thiên
- Chuẩn bị đồ chơi ở các nhiên[ Tre,
góc theo chủ đề nhánh
nứa, rơm, vỏ
- Tiếp tục bổ xung và trai, hến, sò,
hoàn thiện môi trường ngao, các loại
quả,


hạt

- Tham khảo các tài liệu
để thiết kế các bài tập
mở cho trẻ thực hành
trải nghiệm theo chủ đề
- Tổ chức cho trẻ các
hoạt động thực hành trải
nghiệm theo chủ đề
- Sưu tầm lựa chọn một
số bài ca dao đồng dao,
trò chơi dân gian tổ
8


ngoài lớp học
[sân, vườn hoa, vườn
rau, vườn cây ăn quả, đồ
dùng đồ chơi, bể cát
nước, vườn cổ tích, góc
thiên nhiên.....theo chủ
đề

khô...

- Các bài viết
tuyên truyền
về chủ đề “
Gia
đình”


dán trên bảng
tuyên truyền
- Chơi các trò chơi thực phụ huynh
hành trải nghiệm: Bé tập - Hạt giống
làm nội trợ, thử tài làm các loại
bánh, bé chăm sóc vườn - Keo, hồ
rau, sở thích của bé, gia dán, kéo...
đình đi tham quan, góc
thư giãn, nhu cầu nước - Chổi quét
mạng
trong gia đình bé. Tiết nhà,
nhện
kiệm điện gia đình...
- Hoàn thành các nội - Các dụng
cụ chăm sóc
dung của chủ đề
cây, rau
- Vệ sinh trong và ngoài
lớp học

chức cho trẻ chơi
- Tuyên truyền phụ
huynh thu gom các
nguyên vật liệu, phế
liệu sạch, nguyên liệu
thiên nhiên thông qua
bảng tuyên truyền, giờ
đón trả trẻ, thông tin
trên các phương tiện
thông tin đại chúng của


xóm bản.
- Sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi, nguyên vật liệu
gọn gàng, phù hợp đẹp
mắt

Những công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm cho chủ
đề sau thực hiện tốt hơn.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ thực hành trải nghiệm chủ đề: Gia
đình
Môi trường cho trẻ hoạt động thực hành trải nghiệm gồm môi trường bên trong
và môi trường ngoài lớp học là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích
tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều
điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống .Môi trường thân thiện có thẩm mỹ, phù hợp với
chủ đề gây hứng thú cho trẻ thích thực hành trải nghiệm và nâng cao mối quan hệ
thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi
đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí
sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng
như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và
tích cực đối với trẻ.
Trước hết để tạo môi trường cho trẻ hoạt động thực hành trả nghiệm, bản thân
tôi sử dụng chính khả năng, tự làm của trẻ để trang trí và tạo môi trường cho trẻ thực
9


hành trải nghiệm, qua những gì trẻ đã được học ở các lớp dưới, và thông qua
các tiết dạy trẻ nắm được các kiến thức, kỹ năng cần thiết và tôi kiểm nghiệm bằng
chính hành động của trẻ và cứ mỗi lần kết thúc chủ đề vào chiều thứ sáu hàng tuần tôi
cùng trò chuyện và gợi mở cho trẻ cùng tìm hiểu và bàn bạc, phân công nhiệm vụ để
thực hiện tốt chủ đề tiếp theo: Chúng ta nên làm gì? Sử dụng những nguyên liệu gì?


Ai sẽ thu gom và chuẩn bị các nguyên liệu đó để thực hiện cho chủ đề tới…và cứ như
thế đến sáng thứ hai đấu tuần tôi tập kết nguyên vật liệu và bố trí sắp xếp các nguyên
vật liệu đó vào những vị trí thích hợp thuận tiện cho trẻ thực hành trải nghiệm, các
nguyên vật liệu được bố trí ở các góc phải phù hợp với nội dung chơi, có màu sắc hấp
dẫn và luôn được bổ xung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự mới lạ hấp dẫn kích
thích trẻ tham gia hoạt động tích cực thông qua đó trẻ được thực hành, luyện tập các
thao tác nhanh nhẹn, cách ứng xử trong giao tiếp một cách thuận lợi.
Ví dụ: Chủ đề: “Gia đình”
Để cho trẻ có cơ hội được thực hành trải nghiệm, trên mảng chính tôi chuẩn bị
các nguyên vật liệu địa phương, thiên nhiên mà tôi đã thu gom được từ trẻ, phụ huynh
và các nguồn vận động khác như: rơm, lá cọ, các loại hột, hạt, vỏ ngao, hến, vỏ cây,
tre nứa khô đã được làm sạch chẻ mỏng, bìa cát tông, giấy màu, màu nước, hồ dán,
kéo… tôi sắp xếp trưng bày trước mảng chính, các nguyên vật liệu, đồ dùng đó đều có
nhãn mác và qua sự gợi mở hướng dấn của tôi trẻ thực hành và trang trí theo ý thích
của trẻ về chủ đề.

10


Hình ảnh minh họa: Những nguyên vật liệu cho trẻ thực hành trải nghiệm
Ở các góc chơi khác ngoài việc trang trí tên, hình ảnh, các bài tập mở trên mảng
tường phù hợp với chủ đề tôi bố trí sắp xếp nguyên vật liệu cho trẻ thực hành trải
nghiệm trên các giá đồ chơi, trên sàn nhà, bỏ vào các rổ, giỏ thuận tiện cho trẻ thực
hành trải nhiệm, không vướng đường đi lối lại, không làm ảnh hưởng đến các góc
khác đặc biệt các nguyên vật liệu, đồ dùng cho trẻ thực hành trải nghiệm luôn luôn
phải đầy đủ tránh tình trạng chạy lộn xộn mượn của nhau, gây mất trật tự.

Hình ảnh minh họa: Chuẩn bị các nguyên vật liệu ở các góc
Bên ngoài lớp học ở góc thiên nhiên tôi đã vận động phụ huynh ủng hộ xây bể
cát nước, cho nhiều cây xanh với nhiều loại cây được lựa chọn đẹp, phù hợp, có màu


sắc nổi bật cho trẻ quan sát tìm tòi những điều mới lạ. Qua đó trẻ cảm nhận đựơc vẻ
đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người .

11


Hình ảnh minh họa: Góc thiên nhiên của bé

Hình ảnh minh họa: Góc thiên nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm
Để góc thiên nhiên luôn xanh sạch đẹp tôi chuẩn bị các dụng cụ chăm sóc cây,
cho trẻ gieo hạt hàng ngày để theo dõi đặc điểm phát triển của cây, rau, đồng thời giáo
dục trẻ biết yêu quý bảo vệ cây xanh và có thái độ thân thiện gần gũi với môi trường.
Qua đó trẻ hiểu được tác dụng của cây xanh làm đẹp cho lớp và có tác dụng làm môi
trương xanh sạch đẹp trong lành.
Ngoài ra để môi trường luôn xanh sạch đẹp, hấp dẫn, có không khí trong lành
tạo cho trẻ cảm giác thoải mãi trong khi thực hành trải nghiệm, tôi còn vận động mỗi
một tuần khoảng 5 – 7 phụ huynh tham gia lao động tạo môi trường cho trẻ hoạt động
thực hành trải nghiệm.

12


Hình ảnh minh họa: Phụ huynh lao động tạo môi trường xanh sạch đẹp
Môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp được tôi thay đổi thường xuyên
theo chủ đề, các nguyên vật liệu chơi trong lớp luôn được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ
những nguyên vật liệu, đồ dùng không đảm bảo an toàn và chọn các nguyên vật liệu,
đồ dùng đảm bảo an toàn có tác dụng giáo dục phù hợp với từng chủ đề và có tính
thẩm mỹ cao, hài hoà về màu sắc, hình dáng hấp dẫn giúp trẻ hứng thú và tiện lợi
trong sử dụng.
* Biện pháp 3: Sáng tạo hình thức tổ chức, lên lớp của giáo viên


Muốn trẻ được tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động thực hành trải
nghiệm, sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách làm, cách chơi trong các hoạt động, trò chơi trải
nghiệm. Ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu các hoạt đông, trò chơi và quản lý
tốt qua trình trẻ chơi, trẻ thưch hiện. Biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ
dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để trải nghiệm khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và
cất đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đúng quy định.
Để khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ bằng cách tôi trưng bày các đồ
dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình chơi ra trước mắt trẻ đồng thời
hỏi trẻ các câu hỏi gợi mở.
Ví dụ: Chủ đề gia đình Chủ đề nhánh “ Ngôi nhà của bé”
Sau khi trẻ được tìm hiểu về ngôi nhà của bé, tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm
với trò chơi: Thử tài của bé.

13


Hỡnh nh minh ha: Tr lm v trang trớ nh
* Yờu cu t ra l:
+ Phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo và cách sắp xếp hợp lý
+ Phát triển ở trẻ sự khéo léo và thao tác của đôi bàn tay.
+ Phát triển ngôn ngữ và các giác quan cho trẻ.
Tôi chia trẻ làm thành 3 nhóm khác nhau:[Mỗi nhóm đều có các loại vật liêu
nh: hp bỡa, lỏ c, lỏ vng, tre, na, rm khụ, dõy buc, keo, h dỏn, kộo, mu nc
tụi cho tr quan sỏt v hi tr:
+ Cụ cú dựng, nguyờn vt liu gỡ? Cho tr k
+ Vi cỏc dựng, nguyờn vt liu ny cỏc con cú th lm nhng gỡ?[ Lm
nh, hng ro, ct in, trang trớ nh.]
+ Con lm bng cỏch no? lm gỡ? Vỡ sao con thớch lm cỏi ú?...
+ Tụi hng dn v gi m cho tr thc hin lm v trang trớ ngụi nh ca bộ
Ngoi lm nh v trang trớ nh ra cỏc con cũn lm c nhng loi chi gỡ


na?
Sau khi tụi hi, tr ó suy ngh v tr li ra mt s sn phm nh: Cỏi ụ, lm
bỳp bờ bng rm, con trõu, con bũVy l kt qu ó rừ tr ó bit suy ngh v tng
tng ra cỏc sn phm khỏc nhau theo yờu cu ca cụ.
Ngoi ra thay i bu khụng khớ thoi mỏi trỏnh vi tỡnh trng quan sỏt tỡm
hiu qua tranh nh trc õy, tụi thng xuyờn t chc cỏc hot ng ngoi tri ly
tr lm trung tõm, t chc cỏc hot ng cho tr thc hnh tri nghim thc t l ch
yu.
Vớ d: Ch gia ỡnh vi ch nhỏnh bộ yờu gia ỡnh tụi t chc cho tr
tham quan quan sỏt cỏc thnh viờn v cụng vic ang thc hin ti cỏc gia ỡnh ti a
phng cú mt, hai hay nhiu th h v trong quỏ trỡnh t chc cho tr cụ luụn l
ngi chun b trc mt s cõu hi gi m cho tr tr li trong khi thc hin nh:
+ Con cú bit õy l gia ỡnh ai khụng?
+ Gia ỡnh bỏc cú bao nhiờu ngi?
+ Mi ngi amg lm cụng vic gỡ?
V bc sang ch nhỏnh Ngụi nh ca bộ tụi li cho tr i quan sỏt thc t cỏc
kiu nh hin cú ti a phng khi i quan sỏt tụi cho tr t nhn xột v cỏc kiu nh
v tờn gi, c im, cu to, tỏc dng ca ngụi nh. Tụi t cỏc cõu hi khi cho tr
quan sỏt thc t:
14


+ Các con quan sát được những kiểu nhà gì ở quê hương ta? Trẻ kể: Nhà sàn,
nhà gỗ, nhà cao tầng, nhà cấp bốn, nhà tranh tre lợp lá cọ….
+ Tại sao gọi là nhà sàn?

Hình ảnh minh họa: Trẻ đi quan sát thực tế một số kiểu nhà ở địa phương
Với chủ đề nhánh “Một số đồ dùng trong gia đình” tôi tổ chức cho trẻ tham
quan quan sát các đồ dùng trong một gia đình và cách bố trí xắp xếp các đồ dùng đó
và khi đi quan sát tôi cho trẻ quan sát và tự nhận xét về các loại đồ dùng đó và cách


bố trí sắp xếp như thế nào sau đó cho trẻ liên hệ thực tế có ở gia đình bé.
Bước sang chủ đề “ Nhu cầu của bé” Tôi cho trẻ tham quan vườn rau và tổ
chức cho trẻ chăm sóc vườn rau của bé, quan sát sự phát triển của rau.

15


Hình ảnh minh họa: Trẻ thực hành chăm sóc vườn rau
hay tổ chức hội thi đầu bếp giỏi: Tôi cho trẻ trải nghiệm tập làm bánh

Hình ảnh minh họa: Trẻ thực hành gói bánh
Sau khi trẻ đước tiếp xúc thực tế và trực tiếp làm các đồ dùng đồ chơi trải
nghiệm tôi thấy trẻ rất tự tin khi được cô hướng dẫn và động viên khuyến khích trẻ
làm, cũng từ đó trẻ ham tìm tòi và khám phá hơn trước rất nhiều và cũng từ đó các tiết
học hay bất cứ một hoạt động nào trẻ cũng đều hoạt động một cách tích cực và có
hiệu quả hơn.
* Biện pháp 4: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để thu gom đồ dùng,
nguyên phế liệu địa phương và thiên nhiên phục vụ hoạt động cho trẻ thực hành
trải nghiệm
Việc chuẩn bị thật đầy đủ và phong phú nhiều chủng loại các đồ dùng, nguyên
vật liệu, phế liệu sạch địa phương và thiên nhiên để làm mới các góc chơi trong lớp và
ngoài lớp là việc không hề đơn giản bởi công việc của các cô giáo đã rất bận rộn ,
không có nhiều thời gian trống, cả ngày các cô đều phải tham gia các hoạt động với
trẻ. Mặt khác các nguyên vật liệu, phế liệu địa phương và thiên nhiên tuy nó đơn giản
dễ kiếm, dễ làm, rất phong phú đa dạng về chủng loại ,có tính đặc thù cao mang nhiều
tính sáng tạo khi làm nhưng nếu không biết cách vận động phụ huynh cùng tham gia
đóng góp các nguyên vật liệu, phế liệu địa phương và thiên nhiên đó chúng ta khó đạt
được kết quả như mong đợi .Vì vậy để phát huy tính tích cực của trẻ thì cô giáo luôn
là người phải suy nghĩ và tìm ra hướng giải quyết mới. Bởi khi cho trẻ tiếp xúc với
nguyên phế liệu địa phương, nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động trải nghiệm


còn giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh và làm thỏa mãn trí tò mò của trẻ,
16


không những vậy nó còn giúp trẻ các thao tác khéo léo khi làm và tạo ra được sản
phẩm mà trẻ thích.
Để tạo lòng tin từ phía các bậc phụ huynh một cách có kết quả trong việc thu
gom phế liệu, nguyên liệu thiên nhiên đến lớp cũng không phải là vấn đề đơn giản. Để
đạt được điều đó tôi đã làm một số vấn đề sau:
+ Để phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng của đồ dùng tự tạo trong lớp và ngoài
lớp như thế nào? Thì tôi phải làm tốt công tác tuyên truyền như:
- Tổ chức họp phụ huynh và đưa ra các vấn đề cho phụ huynh hiểu
- Mời phụ huynh tham quan đồ dùng của trẻ tạo ra
- Lên bảng tuyên truyền từng chủ đề cần những đồ dùng, nguyên vật liệu, phế
liêu địa phương và thiên nhiên gì? Để làm gì? Phục vụ cho các hoạt động học nào?
- Gặp gỡ và trao đổi phụ huynh khi đón trả trẻ
- Mời phụ huynh trực tiếp xem trẻ hoạt động thực hành trải nghiệm với những
đồ dùng, nguyên vật liệu, phế liêu địa phương và thiên nhiên phụ huynh đem đến.
* Biện pháp 5: Tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
thiết kế các trò chơi cho trẻ thực hành trải nghiệm
Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho bản
thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó mỗi
giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi
bản thân.
Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động
cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt
động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
Thực hiện đầy đủ các đợt chuyên đề. Ngoài ra tôi còn tranh thủ nghiên cứu sách
báo, sưu tầm các loaị tranh ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn
kiến thức được đầy đủ và phong phú hơn


Tôi luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp,
trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện dạy
trẻ có hiệu quả nhất.
Đặc biệt qua các đợt chuyên đề, các hội thi thiết kế trò chơi trải nghiệm, tổ
chức điểm cho trẻ thực hành trải nghiệm ở trường và những lần đi dự giờ, tham quan
các lớp trường bạn, tôi lại rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm về tổ chức cho
trẻ thực hành trải nghiệm một cách có hiệu quả để rồi từ đó tôi về làm kế hoạch cho
mình, Ngoài kế hoạch đầu năm, tôi tự lên kế hoạch của chủ đề tới trước hai tuần để
17


chuẩn bị các nguyên vật liệu, các đồ dùng đồ chơi, đặc biệt thiết kế các trò chơi trải
nghiệm cho trẻ tránh bị động đến chủ đề rồi mới thực hiện.
Từ việc học hỏi rồi rút ra kinh nghiệm tôi thấy rằng để thiết kế các trò chơi trải
nghiệm vừa phong phú, hấp dẫn lại tránh lặp lại gây nhàm chán cho trẻ là bản thân cô
giáo phải biết linh hoạt, sáng tạo và thường xuyên thay đổi các hình thức chơi các trò
chơi trải nghiệm luôn luôn phải bám vào chủ đề đang thực hiện
Ví dụ: Chủ đề gia đình, chủ đề nhánh: Bé yêu gia đình
Tôi bám vào mục tiêu của chủ đề lớn để đề ra kế hoạch tuần thực hiện chủ đề:
Bé yêu gia đình, tất cả các trò chơi thực hành trải nghiệm đều dựa vào chủ đề: Bé yêu
gia đình như: Trò chơi: Hóa trang cùng bé
* Yêu cầu:
- Trẻ biết cách hóa trang thành các thành viên trong gia đình
- Trẻ trả lời rõ ràng mạch lạc các thành viên trong gia đình
- Trẻ thể hiện đúng vai chơi
* Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu như: xốp bi tít màu trắng, màu
đen, lá cọ, lá chuối, tre nứa, màu nước, các loại giấy báo, bìa hộp, giấy gói hoa, quà....
* Tiến hành: - Tôi cho trẻ hát một bài hát: Cả nhà thương nhau
- Cho trẻ tự kể về các thành viên trong gia đình trẻ: Tên gọi, đặc điểm, công
việc...sau đó cho trẻ hóa trang thành các thành viên mà trẻ yêu thích


Ví dụ như: Trẻ hóa trang thành ông: Trẻ cắt xốp bi tít làm râu, tóc, dùng giấy
màu xé dán làm các nếp nhăn, dùng tre làm gậy, giấy gói hoa làm khăn quấn...
Đối với các thành viên khác cũng thế, trẻ rất hứng thú khi được hóa trang
Sau đó tôi nhận xét và đánh giá trẻ, cho trẻ kể chuyện sáng tạo về các thành
viên trong gia đình bằng cách cho trẻ đóng vai và tự kể về các thành viên đó với nhau.
Cứ như thế khả năng phát triển tư duy, óc sáng tạo của trẻ càng phong phú
Ngoài trò chơi đó tôi còn thiết kế các trò chơi khác như: Tìm hiểu sự lớn lên
của bé, gia đình bé có bao nhiêu người, bé đóng vai gì, Bé tập làm người lớn, thử tài
khéo tay, Bé làm được gì?.....
Bước sang chủ đề: “Ngôi nhà của bé”
Tôi bám vào chủ đề và thiết kế các trò chơi như: Thử tài của bé, Tìm hiểu tác
dụng của ngôi nhà, chăm sóc ngôi nhà nhà bé, nhà được làm từ gì? Sắc màu của bé....

18


Đối với chủ đề: “Một số đồ dùng trong gia đình” như trò chơi: Làm một số đồ
dùng trong gia đình, bé sắp xếp đồ dùng gia đình, tìm hiểu tác dụng của đồ dùng gia
đình, đồ dùng gia đình làm từ nguyên liệu gì?...
Đối với chủ đề: “Nhu cầu của gia đình” các trò chơi như: Bé tập làm nội trợ,
thử tài làm bánh, bé chăm sóc vườn rau, sở thích của bé, gia đình đi tham quan, góc
thư giãn, nhu cầu nước trong gia đình bé. Tiết kiệm điện gia đình...
Tóm lại: Tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm ở trường mầm non là một trong
những vấn đề quan trọng luôn luôn phải đề cập đến và càng ngày càng phải được
nâng cao cả về chất lượng cũng như tầm nhận thức của trẻ, phải được sự ủng hộ, đóng
góp của toàn xã hội chung tay vì một lương lai của con em xã nhà.
- Phương pháp thực hiện của bản SKKN: Để bản sáng kiến kinh nghiệm đạt kết
quả cao tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp khảo sát, trực quan, dùng
lời, giảng giải, trao đổi, tuyên truyền, thực hành, đánh giá, nêu gương...
- Khả năng ứng dụng của bản sáng kiến: Hiện tại tôi đã áp dụng đề tài sáng


kiến này ở lớp tôi và tôi nhận thấy hiệu quả của bản sáng kiến rất cao ngoài ra bản
sáng kiến còn áp dụng cho các lớp khác thực hiện.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả:
Sau khi áp dụng một số biện pháp trên tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
* Kết quả của lớp: Trong năm học vừa qua nhà trường đánh giá lớp tôi xếp
loại tốt, lớp thực hiện về chuyên đề xếp loại tốt.
* Đối với chất lượng trẻ:
- 100% Trẻ hứng thú, phấn khởi thích tham gia vào hoạt động thực hành trải
nghiệm. Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin, nói rõ ràng mạch lạc
Kết quả cuối năm như sau:
TT

Nội dung

Số trẻ
được
khảo sát

1

Trẻ hứng thú tham gia
thực hành trải nghiệm

23

2

Trẻ thực hành trải
nghiệm có hiệu quả



23

Kết quả cuối năm học
2013 - 2014
Đạt

Chưa đạt

23 trẻ

0 trẻ

Đạt tỷ lệ 100%

Đạt tỷ lệ 0 %

20 Trẻ

3 Trẻ

Đạt tỷ lệ 87 %

Đạt tỷ lệ 13 %
19


3

Trẻ trả lời rõ ràng, mạch


lạc

23
23

4

Trẻ có tư duy, óc sáng
tạo trong khi thực hành,
trải nghiệm

23

5

Trẻ biết cách sử dụng
các loại đồ dùng, đồ chơi
có hiệu quả.

19 Trẻ

4 trẻ

Đạt tỷ lệ 83 %

Đạt tỷ lệ 17%

18 trẻ

5 trẻ



Đạt tỷ lệ 78 %

đạt tỷ lệ 22 %

22 Trẻ

1 trẻ

Đạt tỷ lệ 96 %

Đạt tỷ lệ 4 %

* Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi có kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy trong hoạt động tổ chức
cho trẻ thực hành trải nghiệm trong chương trình, mở rộng thêm vốn hiểu biết, có
phong cách giảng dạy tốt.
* Đối với phụ huynh:
- Có nhận thức đúng về ngành học, quan tâm đến con em mình hơn và tạo
nguồn kinh phí và nguyên vật liệu cho trường và lớp thực hiện tốt chuyên đề.
2. Bài học kinh nghiệm
Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đã thực hiện tôi rút ra một số bài
học kinh nghiệm để thực hiện tốt hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm này:
- Phải nắm chắc khả năng nhận thức của trẻ để đề ra 1 số biện pháp khắc phục
phù hợp.
- Muốn giúp trẻ học tốt thì giáo viên phải chủ động lên kế hoạch tổ chức cho
trẻ thực hành trải nghiệm
- Không ngừng học tập, sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
thiết kế, tìm ra các trò chơi mới lạ nhằm thu hút trẻ tham gia hoạt động.
- Luôn tạo ra môi trường hoạt động mới, phong phú, hấp dẫn cho trẻ thực


hành trải nghiệm
- Đặc biệt giáo viên phải luôn luôn biết sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức,
phong cách lên lớp của mình.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để thu gom đồ dùng, nguyên
phế liệu địa phương và nguyên liệu thiên nhiên phục vụ hoạt động thực hành trải
nghiệm cho trẻ.

20


- Bản thân phải luôn có tinh thần tự gác học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, biết tự sáng tạo thiết kế các trò chơi mới cho trẻ thực hành trải
nghiệm.
* Kiến nghị đề xuất
Để thực hiện tốt việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm trong chương trình
giáo dục mầm non tôi kính mong:
- Phòng giáo dục và đào tạo mở thêm các lớp tập huấn cho giáo viên về chuyên
đề tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm và thiết kế các trò chơi cho trẻ thực hành trải
nghiệm
- Tham mưu xây dựng thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng học tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ thực hành trải nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải
nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra đươc trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến xây dựng của hội đồng xét duyệt để bản sáng kiến kinh
nghiệm được hoàn thiện hơn.

21


nó mang lại không khí trong lành, ánh nắng, sự thỏa mãn về nhu cầu vận động,


nhu cầu tiếp nhận thông tin qua khám phá, để xây dựng và hình thành môi trường
hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Nó giúp trẻ khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ,
hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ xung. Vậy
thực tế ở lớp tôi có những điểm thuận lợi đó là:

22



sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [4.4 MB, 17 trang ]

 !"#
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ không chỉ là đối tượng để giúp trẻ tìm
hiểu, khám phá, trải nghiệm mà còn là phương tiện để giáo dục. Môi trường tự
nhiên xung quanh trẻ chứa đựng các yếu tố cần thiết dể hình thành ở trẻ biểu tượng
về tự nhiên hữu sinh và tự nhiên vô sinh, giáo dục tình cảm tốt của trẻ đối với
chúng. Từ khi sinh ra, trẻ đã được tiếp cận với các yếu tố của môi trường tự nhiên
[không khí, nước, ánh sáng, động vật, thực vât ]. Theo quá trình lớn lên, phạm vi
tiếp xúc của trẻ với các yếu tố ngày càng rộng dần. Vì vậy, tất cả những yếu tố gần
gũi với trẻ, có quan hệ mật thiết với cuộc sống của trẻ và được tiếp cận dưới hình
thức phù hợp đều trở thành phương tiện để hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá về
môi trường tự nhiên.
Tìm hiểu môi trường tự nhiên là một trong những nội dung cơ bản, chiếm vị
trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Việc tổ chức cho trẻ tích cực
thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên sẽ giúp trẻ hình thành, củng cố và
phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng thiên nhiên, nhằm giúp thỏa
mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan: Phát
triển các quá trình tâm lí nhận thức [ như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng ],
các năng lực hoạt động trí tuệ [ năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát hóa, suy luận ] và phát triển ngôn ngữ. Từ đó, giáo dục cho trẻ có thái
độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên theo tinh thần của lòng nhân ái, tình yêu đối
với cái đẹp, thái độ tôn trọng và gìn giữ môi trường, bước đầu biết sống có văn
hóa. Lứa tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn mà các quá trình tâm lý phát triển mạnh
nhất. Những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt
động tâm lý để tạo điều kiện cho những cơ sở nhân cách đầu tiên của con người
được hình thành. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo mẫu giáo
lớn, các nhà tâm lí, giáo dục đã chứng minh rằng, quá trình tìm hiểu môi trường tự
nhiên được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm, theo phương thức “Trẻ
chơi mà học, học mà chơi” là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng
trò chơi, thí nghiệm đơn giản vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải
nghiệm với môi trường tự nhiên luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích


cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi,
phát triển óc quan sát, phán đoán và năng lực hoạt động trí tuệ từ đó mà nâng cao
hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên.
Năm học 2013- 2014 chúng ta thực hiện trọng tâm chuyên đề “Tổ chức cho
trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên”. Nắm bắt được tầm
quan trọng của chuyên đề này, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra một
số kinh nghiệm khi thực hiện chuyên đề nên tôi đã chọn đề tài $
% !"#$
nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm được nhiều biện pháp thiết thực trong
quá trình hướng dẫn cho trẻ thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về môi
trường tự nhiên.
&'[]*+,]*+-
1
 !"#
PHẦN II: NỘI DUNG.
1. Thực trạng của vấn đề:
./01234
Trường chúng tôi là một trường trọng điểm của huyện nhà, đã đạt chuẩn Quốc
gia mức độ 1, có diện tích đất rộng. Trường có sân vườn được thiết kế mới, hài
hòa, có vườn trường đẹp với nhiều cây cảnh, cây ăn quả, vườn hoa tươi tốt, đẹp
mắt. Có vườn cổ tích, hòn non bộ, sân ATGT, bể cát, nước, khu vực thiên nhiên
cho trẻ được học tập, vui chơi và thực hành thường xuyên. Đội ngũ giáo viên trẻ
khỏe, nhiệt tình, có tinh thần tự giác trong công việc, có truyền thống đoàn kết,
tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực có tinh thần thống
nhất cao và kỷ luật trong công tác.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên
môn, phòng Giáo dục và đào tạo đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên đề
cho giáo viên. Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn có ý thức học hỏi, trau
dồi chuyên môn nghiệp vụ. Đa số trẻ của lớp tôi đều khỏe mạnh, thông minh, hiếu
động, thích tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh Đây chính là những


điều kiện thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc tổ chức
cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên nói riêng.
/567':
Bên cạnh những thuận lợi đó, bản thân cũng gặp không ít khó khăn và còn
một số hạn chế: Do kinh phí của trường hạn hẹp nên việc đầu tư thêm một số trang
thiết bị, đồ dùng phục vụ cho trẻ thực hành trải nghiệm còn ít. Bản thân tôi đã tổ
chức cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên nhưng chưa thường
xuyên, còn lúng túng trong cách tổ chức và thiết kế các trò chơi cho trẻ được thực
hành trải nghiệm.
Phần lớn giáo viên chúng tôi tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm với môi
trường tự nhiên một cách rất sơ sài, trong quá trình hình biểu tượng cho trẻ đôi khi
lại thiếu chính xác và thiếu khoa học. Ví dụ; Ở hoạt động cho trẻ khám phá $
289$ thường chỉ treo một số bức tranh nhỏ vẽ các loại quả ngay ở trước lớp
cho trẻ quan sát và đàm thoại tư đầu cho đến cuối tiết học mà không hề có một
hoạt động nào cho trẻ được thực hành, khám phá và trải nghiệm. Hay, ở hoạt động
cho trẻ khám phá về "!:;%'82 ?2!3,*@7A9!.4
Nội dung Đạt Chưa đạt
B6 0C2 B 0C2
- Trẻ có hiểu biết về môi trường tự
nhiên.
+] -*D +E *D
- Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt
động thực hành trải nghiệm với môi
trường tự nhiên.
+* ,,D ]* FD
Đứng trước thực trạng đó, tôi rất băn khoăn, lo lắng và cùng với việc nắm bắt
chuyên đề do phòng tổ chức, học tập bồi dưỡng thường xuyên, đúc rút kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm ra được $
% !"#$ nhằm giúp
bản thân và đồng nghiệp có thêm được nhiều biện pháp hay trong quá trình hướng
dẫn cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên và điều quan trọng hơn
là giúp cho trẻ hứng thú hơn trong quá trình hoạt động, thúc đẩy các quá trình tâm
lý của trẻ phát triển như: tư duy, tưởng tượng và kết quả trên trẻ cao hơn.
2. Các biện pháp
]/+/G+4H? !"#
I!J2:7.[>K/
Một cách tự nhiên, trẻ nhỏ có bản năng tò mò, ham thích tìm hiểu thế giới xung
quanh. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non nói chung và nhiệm vụ của mỗi giáo viên
đứng lớp như chúng tôi nói riêng là khuyến khích và nuôi dưỡng tính tò mò ấy


thông qua các hoạt động khám phá thử nghiệm thú vị, hấp dẫn và có ý nghĩa lớn
đối với trẻ.
Bằng những việc làm hằng ngày, tôi đã rút ra được một biện pháp nhằm phát
huy được tính tò mò, lòng ham hiểu biết và hứng thú cho trẻ trong hoạt động khám
phá, thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên đó là tổ chức cho trẻ làm các
&'[]*+,]*+-
3
 !"#
thí nghiệm đơn giản, dễ làm, vừa sức trẻ, giúp trẻ thấy được sự biến đổi kỳ diệu
của thiên nhiên và mối quan hệ qua lại phụ thuộc của nó.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chủ điểm $0A1$?chủ đề nhánh
$LMNO.$/tôi đã cho trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ như sau:
Thí nghiệm 1: $P8%@>QN%$
RS>:: Giúp trẻ hiểu được những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm.
RLTU: - 4 tờ giấy để dán.
- 8 tờ giấy thấm hoặc khăn giấy loại dày. Một thìa [muỗng nhỏ]
- Một nắm hạt đậu giống, 4 lọ nhựa trong, nhỏ, có nắp đậy kín.
- Một búi thép ướt [ đồ rửa xoong nồi]. Bảng theo dõi sự phát triển
của cây.
RLA4Cho trẻ đặt các lọ nhựa nằm ngang. Dán nhãn vào từng hũ và
đánh số từ 1 đến 4. Đặt vào trong mỗi mỗi hũ hai lớp khăn giấy.
Tôi cho trẻ dùng thìa tưới vài thìa nước vào các hũ 2, 3, 4 để làm ẩm khăn giấy
trong các hũ này, nhưng không để sũng nước quá.
Sau đó cho trẻ đặt hạt đậu giống lên mặt khăn giấy tròn các hũ. Để vào hũ 4 một
búi đồ rửa xoong nồi rồi đậy kín các hũ lại.
Để hũ 2 vào tủ của lớp nơi thiếu độ ẩm. Các hũ 1, 3 và 4 để trong góc lớp [ chỗ
không có ánh sáng, ]
Hằng ngày tôi cho trẻ quan sát và cùng trẻ lập bảng theo dõi, ghi nhận kết quả
xảy ra với hạt đậu giống trong các hũ này. Hạt đậu trong hũ nào nảy mầm? Hạt đậu
trong hũ nào không nảy mầm? Có phải tất cả các hũ đều có lượng nước, độ ẩm và


ôxi như nhau không ? Sau khoảng một tuần để kiểm tra kết quả. [ Hạt cần 3 điều
kiện để nảy mầm, đó là: nước, độ ẩm và ôxi. Hạt phải nhận được đồng thời 3 điều
kiện này và với số lượng hợp lý].


&'[]*+,]*+-
4
 !"#
Qua thí nghiệm đó thì trẻ sẽ nói được rằng hạt đậu trong hũ 3 mọc lên nhưng
mầm cao, thon. Như vậy chứng tỏ rằng hạt đậu trong đó có đủ điều kiện để nảy
mầm. Hạt đậu trong cả 3 hũ còn lại đều không mọc lên được, như vậy chúng
không có điều kiện cần thiết. Những hạt đậu trong hũ 3 có đủ độ ẩm, nước và ôxi
nhưng lại không có nước. Hũ 2 có nước, có ôxi nhưng lại không có độ ẩm. Hũ 4 có
độ ẩm, có nước nhưng có ôxi [ chính búi thép rửa nồi hút hết ôxi trong hũ và bị rỉ.
Nếu chúng ta rút bỏ búi thép này thì hạt trong hũ 4 sẽ nảy mầm].
Với thí nghiệm này tôi đâ ứng dụng vào giờ hoạt động có chủ đích khi cho
trẻ khám phá khoa học $BQ.2:N] #^!
Như vậy với thí nghiệm này tôi thường ứng dụng để tổ chức cho trẻ tìm hiểu
XH6:23:: Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại lá cây. Phát triển óc quan
sát, sự nhanh nhạy của trẻ. Đồng thời giáo dục trẻ ý thức lao động phục vụ [nhặt lá
rụng]
RLTU: 4 thùng các tông
RLK: Chơi theo tổ.
Cô chia lớp thành 3 hoặc 4 tổ, mỗi tổ sẽ nhặt 1 loại lá cây rụng ở sân trường
theo yêu cầu của cô trong khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời gian, cô giáo
cùng các bạn trong lớp kiểm tra kết quả của từng đội. Đội nào nhặt nhanh, đúng
loại lá theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ chiến thắng.
Với trò chơi này, tôi đã tổ chức vào tiết học “Bé khám phá về lá cây” để củng
cố kiến thức về đặc diểm của lá cây. Đồng thời, giáo dục trẻ ý thức giũ gìn vệ sinh
[ biết nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác].
&'[]*+,]*+-


8
 !"#
Hoặc?sau khi dạy trẻ khám phá về các loại cây hoặc các loại hoa … tôi đã tổ
chức các trò chơi nhằm củng cố các biểu tượng về sự vật đó như sau:
* Trò chơi: LMNNA@_
RS>:4 Củng cố các biểu tượng của trẻ về các bộ phận của cây.
- Rèn các kỹ năng vẽ, tô màu, cắt dán …
RLTU4- Các bức tranh vẽ mô hình cây thiếu một hoặc một số bộ phận, Bút
chì hoặc bút sáp màu.
RLK4L+4Tranh vẽ cây còn thiếu các bộ phận và các bộ phận cảu cây
được vẽ rời.
Trẻ xem tranh và nối tranh cây với bộ phận còn thiếu đúng vị trí của từng bộ
phận trên cây. Sau đó cho trẻ tô màu bức tranh vẽ cây.
L]4Tranh vẽ cây còn thiếu các bộ phận. Trẻ quan sát và phát hiện bộ phận
còn thiếu của cây. Trẻ vẽ [cắt dán] thêm các bộ phận còn thiếu. Tô màu bức tranh.
Với chủ đề $0A>1$?tôi đã tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhằm
phát triển tư duy cho trẻ như: Trò chơi $&`1a6$
RS>:4Củng cố hiểu biết của trẻ về các nhóm động vật.
- Rèn luyện kỹ năng phân nhóm, phân loại động vật.
RLTU4 Lô tô các con vật ở những nhóm khác nhau. Bảng phân nhóm các con
vật theo dấu hiêu khác nhau [ hình ảnh minh họa dưới đây]

&'[]*+,]*+-
9
 !"#
R\1K4Gắn thêm các con vật cùng nhóm với con vật cho trước không làm
thay đổi đực điểm chung của nhóm
RLK4Tôi chia trẻ thành 3 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là : Bật qua 3
vòng trong một thời gian nhất định, hãy gắn thêm những con vật khác vào bảng
sao cho chúng cùng nhóm. Với trò chơi này tôi thường tổ chức cho trẻ chơi sau khi


tìm hiểu về các loại động vật nhằm củng cố kiến thức về các loại động vật và rèn
luyện kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ.
Sau khi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi này thì tôi thấy đa số trẻ rất hứng thú,
thích được chơi, đồng thời cũng củng cố được kiến thức về các loại động vật và kết
quả bài học cao hơn.
Ngoài ra, tôi còn thiết kế và tổ chức cho trẻ rất nhiều trò chơi khác nhau như;
$H68?6b$?$`1c$?$Gad7NAe?$P.f
a.eg
Như vậy, việc hướng dẫn cho trẻ khám phá thế giới tự nhiên xung quanh bằng
cách tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi là việc hết sức càn thiết và không thể thiếu
trong tiết học. Qua trò chơi, trẻ sẽ hứng thú hơn, đồng thời trò chơi được xem như
là phương tiện, con đường để cung cấp biểu tượng mới và củng cố biểu tượng, tri
thức đã biết. Nó cũng là phương tiện để rèn các thao tác tư duy trẻ và giúp cho hoạt
động khám phá khoa học đạt kết quả tôt.
]/,/G,4hMNJ6##/
Góc thiên nhiên trong trường mầm non là một trong những phương tiện để giúp
trẻ hực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên một cách tích cực nhất và đạt
nhiều kết quả tốt. Ở góc thiên nhiên, trẻ có thể tiếp xúc cả ngày với động vật, thực
vật, cát, nước trong thời gian dài có tác dụng mở rộng tri thức của trẻ về môi
trường tự nhiên xung quanh. Góc thiên nhiên được sử dụng như là phương tiện
giúp trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên một cách liên tục, thường
xuyên có hệ thống nhằm hình thành ở trẻ những kiến thức cơ bản về tự nhiên xung
quanh, các kỹ năng lao động và tính ham hiểu biết. Trên cơ sở đó, giáo dục trẻ có
thái độ đúng với môi trường tự nhiên. Vì vậy để giúp trẻ thực hành trải nghiệm tốt
với môi trường tự nhiên, ngoài việc sử dụng môi trường sẵn có và khu vực thiên
nhiên của trường tôi còn xây dựng góc thiên nhiên của lớp. Tại đây, tôi đã cùng trẻ
chuẩn bị nhiều đồ dùng và nhiều nguyên liệu phong phú cho trẻ hoạt động tại góc
phù hợp theo từng chủ đề, chủ điểm. Tất cả các đối tượng của góc thiên tôi đã chia
làm hai loại: Loại cố định và loại tạm thời. Loại cố định có thể được đặt trong góc
thiên nhiên cả năm, còn loại tạm thời đưa vào góc thiên nhiên trong thời gian ngắn


và thay đổi theo từng chủ đề, chủ điểm. Với chủ điểm X01” tôi đã bố trí
nhiều loại cây xanh lớn nhanh, có lá đẹp và đa dạng, có hoa để hằng ngày trẻ được
chăm sóc và khám phá. Đồng thời bố trí các chậu cây trẻ đã gieo hạt và làm thí
nghiệm và những loại cây này thường xuyên có tại góc thiên nhiên.
&'[]*+,]*+-
10
 !"#


P@6##
Hoặc chủ đề Xi1Z, tôi bố trí một số loại động vật chim, cá, rùa, hàng
ngày cho trẻ quan sát, theo dõi và chăm sóc. Hay với chủ điểm:$&!
!3#$? tôi cho trẻ chuẩn bị các loại chai, lọ, các loại bột màu hoặc một
số đồ dùng khác như: Sỏi, đá, xốp, muối, đường , cát, vỏ sò …

Ví dụ: Sau khi dạy trẻ khám phá về sự kỳ diệu của nước, hoặc điều kỳ diệu của
viên sỏi tôi đã cho trẻ về thiên nhiên để tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm về
nước. đong nước, pha màu nước Nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức về bài trẻ vừa
được học.
&'[]*+,]*+-
11
 !"#
 Để giúp trẻ trải nghiệm tốt với môi trường tự nhiên, chúng tôi đã kết hợp với
nhà trường xây dựng bể cát ở khu vực thiên nhiên. Tại đây, trẻ được vui chơi, học
tập một cách thỏai mái. Năm học 2013- 2014, lớp của tôi được chọn làm lớp điểm
để thực hiện chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm với môi
trường tự nhiên”. Bản thân tôi đã được tham gia dạy các tiết dạy thể nghiệm cho
trẻ. Tôi đã tổ chức cho khám phá về “Sự kỳ diệu của cát”. Tại đây, tôi đã sử dụng
bể cát nhà trường đã xây dựng cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, chơi với cát, đi
trên đường có cát khô, cát ướt, bốc cát, xoa cát, xây lâu đài cát, pha màu cát, bắt


còng trên cát, đúc hình các con vật bằng cát, chơi đồng hồ cát

P@>.
Qua các hoạt động đó, tôi thấy trẻ rất hứng thú, tham gia tích cực vào hoạt
động và đạt kết quả cao.
Hoặc chủ điểm $01$?tôi cũng chuẩn bị nhiều loại chai, hũ, chậu cây,
các loại hạt giống … Hằng ngày tôi cho trẻ làm các thí nghiệm về sự nảy mầm của
hạt hoặc quá trình phát triển của cây tại góc thiên nhiên sau đó cho trẻ mang những
thí nghiệm và trẻ đã làm được vào giờ hoạt động có chủ đích.
Hình ảnh trẻ
Như vậy, tại góc này trẻ thường xuyên được vui chơi, được làm những thí
nghiệm thú vị để thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết của mình. Qua đó, tôi cũng
thấy được rắng việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất bổ ích nhằm bổ trợ và
giúp cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường
tự nhiên trên tiết học được dễ dàng hơn.
]/-/G-4H !"#
I@j7A3SN/
Giáo dục chỉ đạt kết quả tôt khi nhà trường và gia đình phối hợp với nhau một
cách chặt chẽ. Hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phối kết hợp với phụ huynh
trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghệm với môi trường tự
nhiên đồng thời đánh thức những tư tưởng lệch lạc, nông cạn và sai lầm của nhiều
phụ huynh về bậc học mầm non. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành họp phụ
&'[]*+,]*+-
12
 !"#
huynh của lớp mình và tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng cảu bậc học
mầm non và đặc biệt là tầm quan trọng của hoạt động khám phá, trải nghiệm dành
cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đó là một hoạt động tạo nên những tiền đề về tri thức khoa học
đầu tiên cho trẻ, là một trong những môn học nhằm phát triển mạnh nhất các quá
trình tâm lí cho trẻ như : Tri giác, cảm giác, tư duy và tưởng tượng ….


Và ngày nay, công nghệ thông tin rất hiện đại, trẻ được tiếp xúc và chơi rát
nhiều trò chơi hiện đại trên máy vi tính như: Game, phim hoạt hình … làm ảnh
hưởng đến mắt và đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách cho
trẻ. Nhằm giúp phụ huynh giảm được những trò chơi đó thì tôi đã trao đổi với phụ
huynh cách chơi 1 số trò chơi khám phá môi trường tự nhiên tại nhà như: Đong
nước, làm các thí nghiệm về nước: Tan và không tan, các thí nghiệm về sự phát
triển của cây tại gia đình trẻ. Chẳng hạn, khi dạy trẻ về quá trình phát triển của cây
từ hạt, trong giờ đón, trả trẻ, trao đổi với phụ huynh để phụ huynh cùng hướng dẫn
trẻ làm các thí nghiệm lúc ở nhà. Hay, để chuẩn bị cho tiết học làm quen với một
số con vật nuôi trong gia dình, một số loại chim, động vật dưới nước, tôi đã trao
đổi với phụ huynh để mượn 1 số con vật để dạy trẻ. Đặc biệt trong năm học này,
thực hiện kế hoạch của nhà trường, tôi cùng với các giáo viên khác đã tuyên
truyền, vận động phụ huynh ủng hộ xã hội hóa giáo dục cho nhà trường với tổng
kinh phí 30 triệu đồng và nhà trường đã tiến hành xây dựng bể cát, nước, vườn
hoa, khu thiên nhiên cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Nhiều phụ huynh còn
giúp chúng tôi ủng hộ ngày công để trồng cây, làm vườn hoa cho trường, lớp
Như vậy, phối hợp với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ cũng là một
trong những biện pháp hay nhằm giúp cho việc tổ chức các hoạt động thực hành
trải nghiệm tại lớp được tiến hành một cách đễ dàng và thuận lợi hơn đồng thời
đây cũng là biện pháp tốt để phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môn
học.
3. Kết quả và bài học kinh nghiệm
a. Kết quả đạt được .
Trong quá trình giảng dạy, được sự quan tâm của nhà trường, sự giúp đỡ của tổ
chuyên môn, của đồng nghiệp, được học tập các buổi chuyên đề do phòng tổ chức
và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân, không ngại khó khăn vất vả để tìm ra các
biện pháp hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ đạt kết quả cao. Cụ thể:
Ri4 Tôi thấy rằng, từ khi áp dụng các biện pháp trên, hầu hết trẻ
lớp tôi đều hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm.
Trẻ thường xuyên được chơi với cát, nước, trực tiếp chăm sóc cây cối, vườn rau,


vườn hoa, các con vật tại góc thiên nhiên của lớp nên kiến thức của trẻ về môi
trường tự nhiên được mở rộng, đồng thời các quá trình tâm lý: Tư duy, ngôn ngữ,
cảm giác, tri giác, phát triển mạnh. Trẻ đã thành thạo trocacsvieecj làm các thí
nghiệm về môi trường tự nhiên. Qua khảo sát cuối năm, tôi tháy kết quả trên trẻ
tăng lên rõ rệt so với đầu năm. Cụ thể :
&'[]*+,]*+-
13
 !"#
5'82 ?2!3,*@7A9!.4
Nội dung Đạt Chưa đạt
B6 0C2 B 0C2
- Trẻ có hiểu biết về môi trường tự
nhiên.
]k kFD + ,D
- Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt
động thực hành trải nghiệm với môi
trường tự nhiên.
]E ,,D ] FD
RiM 4 Từ khi tôi áp dụng thành công các biện pháp trên bản
thân tôi cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tổ chức, hướng dẫn cho trẻ thực
hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. Tôi không còn cảm thấy khó khăn nữa
mà ngược lại, tôi thấy thích thú hơn trong việc tổ chức các hoạt động này. Bản thân
lại càng thấy yêu nghề và gắn bó với trẻ nhiều hơn. Từ đó, tôi đã không ngừng tìm
tòi và thiết kế ra nhiều trò chơi hay, hấp dấn và tổ chức nhiều thí nghiệm cho trẻ.
Cá nhân tôi đã được xếp vào loại xuất sắc khi thực hiện chuyên đề tổ chức các hoạt
động cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên và đạt giải nhất trong
hội thi tạo môi trường ngoài lớp cho trẻ thực hành trải nghiệm. Thực sự tôi đã được
phụ huynh tin yêu, bạn bè trong toàn trường và toàn huyện học tập.
RiSN4 Từ khi được tôi tuyên truyền về tầm quan trọng của bậc
học và tầm quan trọng của hoạt động thực hành trải nghiệm đối với quá trình phát


triển nhận thức của trẻ thì nhận thức của phụ huynh được tăng lên rõ rệt, họ hiểu
hơn, quan tâm hơn đến việc học của con cái, phụ huynh rất nhiệt tình trong việc
giúp đỡ cô một số nguyên vật liệu để phục vụ môn học như: thu gom các loại chai
lọ, đưa các loại hạt giống đến lớp cho trẻ làm thí nghiệm, cho lớp mượn các con
vật ở gia đình có cho trẻ khám phá … Hoặc về nhà, phụ huynh đã giúp trẻ làm các
thí nghiệm nhỏ đưa đến lớp. Đặc biệt, phụ huynh đã nhiệt tình trong việc ủng hộ xã
hội hóa giáo dục để xây dựng khu vực thiên nhiên của trường, của lớp.
b. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy trẻ, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học
kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với
MTTN như sau:
- Không để trẻ tìm hiểu về MTTN với một lượng kiến thức khổng lồ mà phải chỉ
cho trẻ cách thức khám phá, trẻ học từ những cái trẻ đã biết qua thực hành, trải
nghiệm, vui chơi.
- Để giúp trẻ thực hành trải nghiệm với MTTN đạt kết quả tốt thì giáo viên phải
tiến hành tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm đơn giản về các chủ đề trẻ cần khám
phá để phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động.
&'[]*+,]*+-
14
 !"#
- Giáo viên phải biết thiết kế và tổ chức các trò chơi cho trẻ khám phá về MTTN
một cách hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Sưu tầm thêm các trò
chơi, thơ ca, câu đố về môi trường tự nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm.
- Phải xây dựng góc thiên nhiên đẹp, phù hợp, sinh động cho trẻ được thực hành
trải nghiệm
- Phải biết phối kết hợp với phụ huynh huy động nguồn lực XHHGD trong quá
trình xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm.
- Giáo viên phải chú ý lắng nghe những câu hỏi của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ.
- Phải biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt động
khám phá trải nghiệm thì kết quả mới thành công.


- Ngoài ra, phải tham gia học tập đầy đủ chuyên đề do phòng giáo dục, nhà
trường tổ chức. Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, học tập những đồng nghiệp giỏi,
có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Tham gia hội thi sáng tác trò chơi, câu đố
thơ ca, hò vè về chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm với
MTTN”
4. Phương pháp thực hiện đề tài:
Để đạt được những kết quả nói trên, trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm, bản thân tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp
chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm:
+ Phương pháp quan sát,
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp trò chuyện.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Các phương pháp thống kê toán học.
5. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả khai của sáng kiến kinh nghiệm.
Với đề tài X
 !"S#Z đã được áp dụng trực tiếp tại lớp tôi đã đạt kết
quả cao, đã được triển khai cho toàn thể giáo viên học tập và đã được nhân rộng ra
toàn trường. Đồng thời, đề tài còn có thể ứng dụng được cho tất cả các độ tuổi mẫu
giáo trong trường mầm non nhằm giúp trẻ thực hành trải nghiệm tốt với môi
trường tự nhiên góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tôi tin chắc chắn
rằng, việc áp dụng các độ tuổi khác cũng sẽ đạt nhiều kết quả tốt nhất.
&'[]*+,]*+-
15
 !"#
PHẦNIII: KẾT LUẬN.


1. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài $
 !"#$ tại lớp của tôi và ứng dụng cho
các lớp mẫu giáo của trường tôi thấy rằng: Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp
thiết thực hơn, bổ ích trong việc giúp cho bản thân và đồng nghiệp hướng dẫn, tổ
chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với MTTN đạt kết quả tốt hơn.
Hầu hết, giáo viên của trường chúng tôi đã không còn cảm thấy khó khăn trong
việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. Đồng thời, sau
khi sử dụng các biện pháp đó, giáo viên còn tích cực trong việc tổ chức cho trẻ
thực hành trải nghiệm và còn sáng tác sưu tầm nhiều trò chơi, nhiều thí nghiệm
hay cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tụ nhiên. Còn đối với trẻ của
trường tôi, thường xuyên được chăm sóc cây, hoa, các con vật, thường xuyên được
chơi với cát, nước nên trẻ đã hứng thú hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn
trong quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên. Đặc biệt, sau khi ứng dụng đề tài, các
quá trình phát triển tâm lý của trẻ như: Cảm giác, tri giác, Tư duy, tưởng tượng…
được phát triển mạnh mẽ hơn.
2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN.
Như vậy, việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn thực hành trải nghiệm với môi
trường tự nhiên là hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ tìm
hiểu về MTTN góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đồng thời cũng giúp hình
thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Muốn làm được điều đó thì trước hết giáo viên cần phải nắm được đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ. Từ đó, biết cách thiết kế các thí nghiệm, trò chơi phù hợp với
độ tuổi, xây dựng góc thiên nhiên đẹp, biết tận dụng môi trường thiên nhiên sẵn có
để giúp trẻ thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu môi trường tự nhiên. Giáo viên càn
phải biết tổ chức và hướng dẫn trẻ làm các thí nghiệm khoa học đơn giản, tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi hay, hấp dẫn kích thích hứng thú, chủ động, tích cực của
trẻ.
Giáo viên phải làm tốt công tác phối hợp với nhà trường, gia đình và cộng
đồng để huy động nguồn lực XHHGD nhằm xây dựng môi trường đẹp, đầy đủ cho


trẻ được thực hành trải nghiệm.
3. Những ý kiến đề xuất:
./i!"4
- Tổ chức cho giáo viên được đi giao lưu, học tập chuyên môn, học tập cách tạo
môi trường tự nhiên của các trường lớn trong huyện và tỉnh.
/i2l>8;4
- Đề xuất với phòng giáo dục, sở giáo dục và đào tạo tiếp tục mở các buổi chuyên
đề và xây dựng nhiều tiết dạy mẫu về tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải
&'[]*+,]*+-
16
 !"#
nghiệm với MTTN và triển khai những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao cấp
huyện, cấp tỉnh để giáo viên được học hỏi và rút kinh nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình
tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với MTTN. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp.
0 OMKm
&'[]*+,]*+-
17

“Tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non”

Đọc bài Lưu

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Mẫu giáo là viên gạch đầu tiên xây nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân. Mầm non tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta nói chung, ngành giáo dục mầm non nói riêng rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.

Trong 5 năm thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên được bồi dưỡng thườngxuyên nâng cao năng lực chuyên môn tiếp cận với phương pháp mới. Trong thời gian thực hiện bản thân tôi tâm đắc với phương pháp tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm. Các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non phong phú được tổ chức nhiều điểm khác nhau và thường gắn với hoàn cảnh thực tế của cuộc sống nên luôn tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ. Tôi nhận thấy không nên tiếp tục chỉ xoay quanh truyền thụ kiến thức, mà cần đi theo một con đường mới có tính khả thi, theo đuổi việc giải phóng tiềm năng, phát triển cá nhân trẻ. Đặc biệt với trẻ 5-6 tuổi đây là giai đoạn trẻ ham thích học hỏi, muốn tự mình được làm mọi việc nên việc để trẻ được trực tiếp thực hành trải nghiệm, học hỏi trực tiếp bằng thị giác và tri giác sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn, khơi gợi sự tò mò, phát triển được tính sáng tạo cho trẻ. Qua trải nghiệm trẻ được trực tiếp, chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tiến để trẻ tự mình tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân và phát triển cá nhân theo năng lực. Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non”

Tôi đã nỗ lực tìm ra các giải pháp thực hành trải nghiệm phù hợp đem đến hiệu quả trong giáo dục trẻ tại lớp tôi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong chuyên môn để giúp cho đề tài được hoàn thiện và áp dụng vào nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non. Tôi viết sáng kiến ra đây cho các đồng chí đồng nghiệp trong ngành cùng tham khảo và góp ý. Chúng ta hãy “ Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” vì nền giáo dục mầm non nước nhà, vì lợi ích của dân tộc của Quốc gia hãy tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường khôn lớn của trẻ.

2. Mục tiêu – Nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu:

- Các biện pháp áp dụng đạt kết quả từ 75% trở lên

- Thông qua hoạt động thực hành trải nghiệm sẽ khơi gợi sự hứng thú, ham học hỏi của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và tình cảm xã hội của trẻ.

- Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác dạy và học cho trẻ mầm non.

* Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm ra những phương pháp, biện pháp và tổ chức áp dụng cho trẻ được thực hành trải nghiệm và kiểm tra đánh giá kết quả trên trẻ.

- Các biện pháp nghiên cứu đảm bảo tính khoa học.

- Đề tài nghiên cứu phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong giáo dục.

- Đề tài có tính ứng dụng thực tiễn phù hợp tại địa phương.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh 5 tuổi.

- Nghiên cứu các hoạt động giúp trẻ thực hành trải nghiệm trong trường mầm non.

4. Giới hạn phạm vi, nội dung nghiên cứu.

- Tôi giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu là: “Tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non”.

- Vấn đề đề cập đến là chương trình giáo dục nhân cách và sự phát triển toàn diện trẻ qua hoạt động trải nghiệm ở chính đơn vị trường tôi đang công tác.

5. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát: Khảo sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát: Quan sát khi áp dụng sáng kiến vào thực hành .

- Phương pháp thực hành: Thực hành trên các hoạt động của trẻ.

- Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo để nghiên cứu.

- Xây dựng đề cương sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến.

II. PHẦN NỘI DUNG

  1. Cơ sở lý luận.

Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Bà là Bác sỹ nhi, nhà tâm lý học người ý bà có những nghiên cứu về phương pháp dạy trẻ nổi tiếng mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Ma Ri A Montessori khẳng định: "Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường” . Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải " Thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài", thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Một trong những tư tưởng triết lý của Montessori là chúng ta "không nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành". Montessori gọi đôi tay là công cụ của trí tuệ và nhận định". Đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ. Như vậy, "Trải nghiệm" Theo quan điểm Montessori nhấn mạnh việc học được thực hiện thông qua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính [Sự phối hợp của đôi tay và trí óc] và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Các nhà nghiên cứu giáo dục học Việt Nam PGS. TS Hoàng Thị Phương Nghiên cứu tổ chức hoạt động cho trẻ Mầm Non cũng nêu rõ vai trò của giáo dục gắn với hoạt động trải nghiệm là trẻ được kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống… Như vậy tổ chức hoạtđộng trải nghiệm cho trẻ mầm non thực sự quan trọng trong việc hình thành nhân cách và pháttriển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xãhội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổquốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bản thân tôi đã lên kế hoạch nghiên cứu giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm để trồng nên những mầm sống mới, con người mới ở Việt Nam. Đó chính là cơ sở cho tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này.

2. Thực trạng.

- Năm học 2020- 2021 bản thân tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy lớp 5- 6 tuổi

- Phòng học khá khang trang sạch sẽ. Nhà trường xây dựng được rất nhiều không gian chơi và học đa dạng thuận lợi cho việc tổ chức trải nghiệm cho các cháu. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp trong tổ chức hoạt động trải nghiệm của trẻ nên việc tìm ra nhiều biện pháp kinh nghiệm mới vận dụng vào thực tiễn cũng thuận lợi hơn.

- Bên cạnh những thực trạng thuận lợi trên tôi nhận thấy hoạt động giáo dục theo truyền thống kém hiệu quả cụ thể như: Trẻ: Bị động, áp đặt nhiều hơn tự chủ- giáo viên giữ vai trò chính, ấn định trước nội dung, khi lên mục tiêu thì coi trọng kiến thức, hạn chế kỹ năng, thái độ, còn phương pháp chủ yếu vẫn là trực quan, dùng lời và luôn xem trọng việc học, sử dụng các phương tiện là đồ dùng tranh ảnh, có sắn… Qua khảo sát đầu năm tôi đánh giá rằng nhưng tri thức đạt được thông qua cưỡng bách không có tác dụng gì đối với tâm trí trẻ. Vì vậy đừng ép buộc, mà giáo dục sớm đi theo con đường vui vẻ; đó là phương pháp trải nghiệm để trẻ: Chủ động, tích cực, sáng tạo, giáo viên chỉ giữ vai trò giúp đỡ tạo điều kiện cho trẻ, trẻ còn được tham gia lựa chọn nội dung, khi lên mục tiêu thì kết hợp kiến thức kỹ năng, thái độ để giải quyết vẫn đề thực tế, còn phương pháp khám phá trải nghiệm chiếm ưu thế, Tăng cường sử dụng vật liệu tự nhiên, phế liêu các thiết bị hiện đại để thu thập thông tin chính xác. Sau một thời gian ngắn thử nghiệm tôi phát hiện tốt hơn khuynh hướng tài năng bẩm sinh của từng trẻ tại lớp tôi.

Trong thời gian nghiên cứu tôi cũng gặp không ít khó khăn như vào tháng 1/2021 đến nay dịch bệnh covi19 đã hoành hành trên toàn thế giới và đất nước Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ ngành giáo dục đã phải tạm nghỉ chống dịch nên tôi bị gián đoạn công tác thực hiện, kiểm tra, đánh giá các giải pháp mới của giai đoạn 3. Việc phối kết hợp với phụ huynh và địa phương đưa phương pháp trải nghiệm vào các hoạt động ở nhà đạt hiệu quả chưa cao.

3. Nội dung và hình thức của giải pháp.

a. Mục tiêu các giải pháp.

- Tìm ra biện pháp trải nghiệm tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng, năng lực thực tiến của trẻ.

- Qua trải nghiệm phát triển hài hòa các mặt nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ.

- Giúp trẻ phát triển kỹ năng trong cuộc sống.

- Mở rộng vốn kiến thức cho giáo viên để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm c cho trẻ.

b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp

GIẢI PHÁP 1: TẠO MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Sáu năm đầu đời đối với trẻ được coi là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ. Để hỗ trợ trẻ nhỏ, chúng ta phải tạo ra một môi trường mở cho phép nó phát triển tự do. Môi trường phong phú về động lực, có thể khơi dậy sự hứng thú hoạt động và mời gọi trẻ nhỏ tự có trải nghiệm của riêng mình.

* Tạo môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời:

Khi tạo môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời chúng tôi đã phác thảo sơ đồ bố trí môi trường trải nghiệm giúp trẻ dễ định hướng nội dung các hoạt động. Để nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Bản thân tôi đã cùng đồng nghiệp trong trường tham khảo từng vị trí sau đó tạo ra những môi trường phong phú hấp dẫn cho trẻ trải nghiệm. Với môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời chúng tôi đã tận dụng hết mọi khoảng không gian để xây dựng một cách khoa học cụ thể tôi cùng đồng nghiệp đã tạo ra một số công trình như sau:

- Xây dựng khu trải nghiệm vận động: Khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi cho trẻ vui chơi phát triển thể chất thông qua các đồ chơi hình dạng con vật ngộ nghĩnh, các trò chơi vận động như: Cầu treo, bước chân khéo léo, chơi lái xe, chơi ném bóng.... trẻ được trải nghiệm tập luyện hàng ngày giúp trẻ nhanh nhẹn, dẻo dai, rèn luyện khả năng khéo léo, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin...

- Xây dựng khu trải nghiệm thực hành “Bé tham gia giao thông” để bé được chơi thực với các phương tiện giao thông, được thực hành thực hiện những luật lệ giao thông đơn giản cần thiết qua đó các bé đúc rút nhiều kinh nghiêm trong việc giữ dìn bảo đảm an toàn giao thông cho bản thân và mọi người.

- Xây dựng góc thiên nhiên: Trong đó xây dựng được vườn rau của bé, vườn hoa của bé để trẻ được trải nghiệm hàng ngày như chăm sóc, vệ sinh cây; thực hành xới đất, gieo hạt [trồng cây], chăm sóc cây….qua đó trẻ hiểu hơn về sự phát triển của cây……

- Xây dựng Thư viện trường em trong đó : Góc sách của bé, các trò chơi học tập của bé, giá sách chuyện, tủ tài liệu chuyên môn của giáo viên đã giúp cho CBGV nghiên cứu thêm về chuyên môn, góc sách dành cho phụ huynh dúp phụ huynh hiểu sâu hơn về việc chăm sóc giáo dục trẻ qua hướng trải nghiệm.

* Tạo môi trường trải nghiệm trong lớp học: Thực hiện theo kế hoạch của chuyên môn trường và kế hoạch tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm của lớp tôi. Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã cùng giáo viên trong lớp thực hiện trang trí lớp theo hướng mở. lớp tôi được đánh giá là đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động trai nghiệm của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do tự tay tôi làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, với đồ chơi đa dạng phong phú các hoạt động học- chơi của lớp đều theo hướng trải nghiệm dưới nhiều hình thức hấp dẫn trẻ khắc sâu kinh nghiệm kết quả đạt được rất cao.

GIẢI PHÁP 2: HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM.

Cũng như tôi nêu trong lý do chọn đề tài và nêu rõ quan điểm trong cơ sở lý luận các hoạt động cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm có vai trò đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong các hoạt động việc học tập vui chơi của trẻ theo hướng trải nghiệm tích hợp được chúng ta tiến hành thường xuyên nhưng làm thế nào để tìm ra cái mới đem đến hiệu quả nhất thì bản thân tôi luôn băn khoăn tôi đã dùng các phương pháp tìm tòi đọc, nghiên cứu tài liệu, tiến hành áp dụng từ lý thuyết vào thực hành rồi đúc rút kinh nghiệm. Tôi viết nhưng cái mới thành công của biện pháp trải nghiệm chơi tại lớp tôi trong sáng kiến nay

- Lựa chọn chủ đề: Dựa vào kế hoạch chuyên môn tôi lựa chọn hướng chủ đề chơi cho trẻ. Các chủ đề phụ thuộc vào đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội, các sự kiện gần gũi với cuộc sống trẻ giúp trẻ định hướng rõ hơn hành động chơi.

- Xác định mục tiêu: Khi xác định mục tiêu tôi ưu tiên cho mục tiêu phát triển kỹ năng, thái độ cho trẻ.

- Chuẩn bị: Tôi và giáo viên trong lớp chuẩn bị các nguyên vật liệu chủ yếu là sẵn có tại lớp để khơi gợi ý tưởng trải nghiệm thực tế. Hàng ngày xác định khu vực chơi bố trí sắp xếp các góc chơi, chỗ chơi thuận tiện cho việc di chuyển đảm bảo các góc không ảnh hưởng đến nhau và không làm giảm khả năng quan sát của tôi. Tôi luôn tạo không khí thoải mái, không gượng ép trẻ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Tôi thấy được cuộc sống các cháu tại lớp thật hạnh phúc.

- Tiến hành các hoạt động:

+ Trẻ trải nghiệm thực tế: Dựa vào kế hoạch, nội dung và mục tiêu chơi tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm.

Với hoạt động trải nghiệm ngoài trời: Tôi cho trẻ cùng nhau quan sát thời tiết để chọn không gian chơi phù hợp tôi gợi ý rồi lấy ý kiến chung của đa số trẻ để chọn hoạt động có mục đích.

Ví dụ: Trời nắng đẹp tôi gợi ý cho trẻ là: Nắng đẹp quá chắc hoa nở đẹp lắm, rau non xanh lắm, không biết các con vật ở vườn cổ tích có đi chơi không, cá ở hồ có tung tăng bơi lội không theo các con mình nên trải nghiệm ở đâu. Tôi chọn điểm chơi theo đa số trẻ. Chúng ta cũng có thể chia trẻ thành 2 nhóm theo ý nguyện trải nghiệm của trẻ đồng thời 2 cô chia nhau quản, theo dõi 2 nhóm trên. Trong khi trẻ trải nghiệm thực tế tôi cho trẻ tự do quan sát, trò chuyện trao đổi cùng nhau. [ Cùng nhau ngửi hoa, sờ lá…] Tôi dùng lời động viên trẻ thể hiện thái độ với con vật như cho cá ăn, trò chuyện với các con vật theo trí tưởng tượng. Với cây, cỏ, hoa, lá chăm sóc, tưới nước bắt sâu….

Ví dụ: Trời nắng to gợi ý cho trẻ chơi dưới bóng cây cùng với cát, sỏi, đá, nước…

Ví dụ: Trời tối âm u lại gợi ý cho trẻ trải nghiệm dưới gốc cây, tại thư viện, tại quán quê…

Trải nghiệm hoạt động góc

Khi trao đổi về chủ đề chơi tôi cho trẻ đưa ra ý tưởng tri nghiệm ri cho trẻ lựa chọn công việc sẽ tham gia vào các nhóm khác nhau, trong nhóm tư phân công công việc cụ thể cho các thành viên. Trong qua trình trải nghiệm tôi hưỡng dẫn chú ý rèn kỹ năng mới cho trẻ khuyến khích trẻ quan tâm giúp đỡ chia sẻ với nhau trong công việc tạo các tình huống tương tác với nhau. Kết thúc hoạt động tôi cho trẻ tự đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng cho các cháu lao động vệ sinh.

+ Chia sẻ kinh nghiệm: Việc phản hồi kinh nghiệm của trẻ tiến hành bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng có thể cho trẻ nói nhiều lần kinh nghiệm trẻ đã trải qua. Tôi đã dựa vào nội dung trải nghiệm đặt câu hỏi chủ yếu là về cảm xúc, kỹ năng mà trẻ đã tham gia chơi

+ Trẻ rút kinh nghiệm: Những ký năng, cảm xúc, kinh nghiệm được trẻ chia sẻ tôi hệ thống khái khoát cho gọn cho trẻ dễ ghi nhớ tôi hay đặt câu hỏi trẻ lớp tôi tự rút ra kinh nghiệm: hãy nói về điều con biết qua hoạt động này.

+Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống:

Tôi thường xuyên khơi gợi cho trẻ vận dụng về các kinh nghiệm thông qua trải nghiệm vào các hoạt động thực tế khác nhau trong ngày.

Cũng cần phối hợp với phụ huynh khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm trong sinh hoạt ở gia đình.

Tóm lại: Chúng ta không thể dạy trẻ hình thành tính cách. Nó đến từ trải nghiệm chứ không phải giải thích”

GIẢI PHÁP 3: HOẠT ĐỘNG HỌC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM.

- Lựa chọn chủ đề:

Phụ thuộc vào đặc điểm của giờ học tôi lựa chọn chủ đề trải nghiệm phù hợp với sự kiện xã hội tại địa phương hoặc sự kiện chung dẫn dắt đến môn học, bài học.

- Xác định mục tiêu: Dựa vào đặc điểm hiểu biết của trẻ lên mục tiêu về đối tượng, nội dung trải nghiệm và khả năng hoạt động của trẻ.

- Chuẩn bị: Tùy vào nội dung học của các môn học khác nhau cần chuẩn bị địa điểm phù hợp tôi thường thay đổi địa điểm để tạo sự mới mẻ hấp dẫn về chủ đề trải nghiệm. Chuẩn bị đồ dùng vật liệu đủ cho số lượng trẻ. Chuẩn bị thêm các dụng cụ ghi lại hình ảnh hoạt động của trẻ để sau các hoạt động trẻ đúc rút kinh nghiệm bản thân.

- Tiến hành các hoạt động:

+ Trải nghiệm thực tế.

Giới thiệu bài học bằng cách ứng dụng thực tế trong đời sống hằng ngày có liên quan đến trải nghiệm trước đó của trẻ hoặc tạo tình huống bằng kích, chuyện phim ngắn…gây hứng thú và định hướng vào bài dạy. Sau khi trẻ trải nghiệm tôi cho trẻ phản hồi lại để trẻ nêu kết quả trải nghiệm rồi lựa chọn đồ dùng vào hoạt động nhận thức. Ví dụ: Bộ môn làm quen với toán: Số 7 tiết 2- Chủ đề gia đình. Giới thiệu bài: Trẻ đã từng hoạt động trải nghiệm với hồ cá nên tôi sẽ dựng kịch gia đình nhà cá bơi lội tung tăng kiếm ăn cùng nhau. Sau đó đố trẻ gia đình cá có bao nhiêu người cho trẻ đếm, nói kết quả và lựa chọn số 7 cần ôn tập. Tôi đưa trẻ bước vào hoạt động nhận thức một cách nhẹ nhàng bằng lời dẫn dắt của câu chuyện: “ Mẹ con nhà cá đi chơi bống gặp gia đình bác cua cũng đang đi cả hai gia đình gặp nhau niềm nơ rồi hẹn nhau đua tài trốn tìm” Tôi cho trẻ chọn đối tượng tất nhiên cháu chọn 7 con cá và 7 con cua cùng nhau xếp hàng theo sự hưỡng dẫn của tôi- Từ trải nghiệm thực tế ở trò chơi dân gian “Trốn tìm” Tôi cho cháu lớp tôi trải nghiệm thực tế vào hoạt động học so sánh hơn kém nhau trong phạm vi 7 mà đối tượng cũng thực tế là cua và cá… Vào phần ôn tập tôi cũng cho cháu chơi các trò chơi qua hoạt động trải nghiệm….

+ Trẻ chia sẻ kinh nghiệm:

Tùy vào môn học chúng ta chọn đối tượng cho cháu trải nghiệm và cách thức trải nghiệm khác nhau và đặc biệt hướng đến mục đích giáo dục mặt nào để cho trẻ chia sẻ kinh nghiệm:

Ví dụ giáo dục ngôn ngữ chủ yếu phát triển kỹ năng diễn giải mạch lạc, miêu tả về thái độ: Chia sẻ, cảm xúc, suy nghĩ…

Ví dụ về mặt phát triển nhận thức: Như môn LQVT nêu trên học tập theo hướng trải nghiệm trẻ chia sẻ giáo viên sẽ nắm được phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ sống…của từng cá nhân trẻ.

+ Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân:

Sau các tiết học tôi thường gợi hỏi trẻ: Con học được gì qua hoạt động này? Hoặc những điều con biết qua hoạt động này là gì? Trẻ được tự do nói về các kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được rồi dùng tranh ảnh vật thật giúp trẻ khắc sâu kinh nghiệm của bản thân.

+ Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống:

Để tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống tôi đã dựa vào việc lĩnh hội kinh nghiệm ở trẻ thiết kế nhiều trò chơi học tập cho trẻ trải nghiệm ở hoạt động ngoài trời.

Tóm lại: Phương pháp dạy học trải nghiệm là chúng ta đừng ép trẻ học bằng sự bắt buộc hay hà khắc, mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn có thể phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ qua từng môn học. Chúng ta nên tích hợp nhiều bộ môn trong bài dạy cũng nên đổi nhiều hình thức tổ chức tránh ngôi 1 chỗ lâu gây sự nhàm chán của trẻ.

4. Hiệu quả

- Giữa các biện pháp, giải pháp có mối quan hệ qua lại với nhau chúng hộ trợ cho nhau giúp các cháu Trải nghiệm một cách tốt nhất. Khi các cháu được tôi tạo môi trường thuận tiện ở giải pháp 1sẽ hộ trợ đắc lực cho tổ chức chơi và học qua phương pháp trải nghiệm ở biện pháp 2 và biện pháp 3. Vận dụng các biện pháp 1,2,3 các cháu được tạo MT, được tổ chức trải nghiệm qua hoạt động chơi, hoạt động học, trẻ đã được dùng đôi tay và trí óc kết hợp đúc rút kinh nghiệm rồi thì khi tiếp cận trải nghiệm. Các cháu sẽ làm chủ hoạt động.

- Các biện pháp này đan xen lẫn nhau và được xuyên suốt trong quá trình hoạt động trải nghiệm của các cháu sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn sống qua đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo trong học tập, vui chơi và lao động.

Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm, tôi đã thu được nhiều kết quả khảo nghiệm có giá trị khoa học trong phạm vi trường mẫu giáo. Tôi nhận thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ nhanh về mọi mặt:

- Trẻ đã biết tự lựa chọn hoạt động trải nghiệm, tiến hành hoạt động thì tích cực, sử dụng đúng chức năng của đồ dùng, đồ chơi trong trải nghiệm.

- Trẻ tích cực tương tác với các bạn trong lớp, trong trường giúp các cháu thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh.

- Áp dụng các hoạt động trải nghiệm, các cháu có hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi, học tập, hoạt động khác trong ngày khả năng chú ý nâng lên rõ rệt.

Năm học 2020- 2021 Lớp của tôi chủ nhiệm đạt kết quả tốt

III. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận

- Giáo viên cần có trách nhiệm chăm sóc giáo dục học sinh với tấm lòng “Cô

giáo như mẹ hiền” mong cho con ngày một tiến bộ thì bất cứ một cô giáo nào cũng không ngừng, không nghỉ, tìm tòi, sáng tạo ra nhiều cách thức để trẻ thỏa mãn nhu cầu “ Chơi mà học, học bằng chơi”

- Hoạt động trải nghiệm thành công là một trong những yếu tố quan trọng cho

trẻ phát triển. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.

- Thông qua quá trình tương tác trải nghiệm này mà trở thành kinh nghiệm của bản thân.

- Tìm ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức trải nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ. Nhằm thỏa mãn nhu cầu “Học mà chơi- Chơi bằng học” ở trường mầm non.

- Đề tài này được tôi nghiên cứu và thực hiện rất thành công ở trường tôi. Kết quả thu được qua nội dung nghiên cứu chứng tỏ các biện pháp mới tổ chức.

Trên đây là bài viết về một số kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục của tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hoàn Kiếm, ngày 20 tháng 2 năm 2021

Người viết

Phạm Thị Hồng Nhung

Tags: “Tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non”

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại lớp 5 tuổi A trường mầm non Núi Hồng

Ngày đăng:15/06/2020 - 09:27

Việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hoạt động trải nghiệm theo quan điểm giúp trẻ phát hiện ra những điều kỳ diệu, mới lạ, mang lại cho trẻ nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn đối với trẻ. Mặt khác, tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được giao lưu, học hỏi, chia sẻ và bày tỏ những cảm xúc, những hiểu biết của mình với bạn bè, với cô giáo, mong muốn được hoạt động với đồ vật và vui chơi, được trải nghiệm, tìm tòi khám phá với môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, qua quá trình hoạt động sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.

Giáo dục trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm là quá trình phối hợp hoạt động thống nhất giữa giáo viên và trẻ, trong đó trẻ là chủ thể hoạt động nên luôn chủ động, tự giác, tích cực hoạt động và giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ chủ động tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, hình thành kỹ năng thực tiễn. Quá trình giáo dục đòi hỏi trẻ phải huy động vốn kinh nghiệm có sẵn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Trong quá trình này, những kiến thức kỹ năng, thái độ của trẻ sẽ được bộc lộ trực tiếp, giúp trẻ có cơ hội phát huy được tính độc lập, sáng tạo, kết nối, kiểm nghiệm những kiến thức đã có với những kiến thức mới thu được từ trải nghiệm và tổng hợp được kinh nghiệm từ thực tiễn.

Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo là việc làm cần thiết, hết sức quan trọng trong quá trình dạy trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt. Nếu hoạt động được tổ chức thường xuyên, phù hợp sẽ giúp trẻ củng cố kiến thức học hàng ngày, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, hình thành các kỹ năng, tích lũy được nhiều kiến thức phong phú, đa dạng cho trẻ.

Giáo viên có sự chủ động, sáng tạo, có kế hoạch cụ thể, chi tiết, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể đạt hiệu quả giáo dục cao. Tạo được môi trường giáo dục trải nghiệm cho trẻ đa dạng, phong phú đạt kết quả, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, mạnh dạn tự tin cho trẻ.

Trẻ mạnh dạn tự tin linh hoạt trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể mà cô tổ chức, trẻ phát huy tối đa sự sáng tạo, hình thành được các kỹ năng một cách chủ động, trẻ không còn thụ động trong các hoạt động mà phát huy được vai trò chủ thể của cá nhân.

Phụ huynh hiểu được ý nghĩa, lợi ích, tầm quan trọng của việc rèn luyện và phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động tập thể cũng như trong sinh hoạt hàng ngày từ đó ủng hộ phối hợp với giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Qua các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách. Đối với trẻ hoạt động trải nghiệm là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống, kỹ năng sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Qua đó trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống, thoả mãn nhu cầu hoạt động, tìm hiểu, khám phá của trẻ. Hoạt động trải nghiệm còn tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên, đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động của mình. Vì vậy hoạt động trải nghiệm là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ trong trường mầm non.

Do vậy mà cô giáo Đỗ Thị Nụ đã tìm ra những biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ một cách phù hợp với thực tế của lớp mình.

* Một số biện pháp:

Biện pháp 1: Ổn định nề nếp của trẻ, ôn luyện tốt cho trẻ các kỹ năng đã được trang bị từ năm học trước.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục trọng tâm theo các chủ đề trong năm học 2019-2020 và xác định những hoạt động trải nghiệm lồng ghép trong kế hoạch.

Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động học theo hướng trải nghiệm cho trẻ phù hợp với tâm lý lứa tuổi, khả năng của trẻ.

Biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động chơi cho trẻ theo hướng trải nghiệm và tổ chức hoạt động chơi theo hướng trải nghiệm cho trẻ:

Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động trải nghiệm lao động đơn giản phục vụ nhu cầu bản thân trẻ.

Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động tham quan theo hướng trải nghiệm tao điều kiện cho trẻ được củng cố thêm nội dung giáo dục cô đã cung cấp.

Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động lễ hội theo hướng trải nghiệm mới cho trẻ.

Biện pháp 8: Tổ chức hoạt động giao lưu theo hướng trải nghiệm.

Biện pháp 9: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm.

* Kết quả đạt được:

Về phía cô giáo:

Đã xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ một cách phù hợp, cụ thể, nội dung, phương tiện chơi phải phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ mầm non và điều kiện thực tế của nhà trường. Sáng kiến thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

Có khả năng tham mưu, tuyên truyền, thuyết phục thu hút được sự quan tâm của các lực lượng xã hội khác nhau vào công tác chăm sóc giáodục trẻ.

Về phía trẻ:

Trẻ có những tiến bộ rõ nét về mọi mặt. Trẻ được vui chơi và phát huy được tính tích cực của mình, trẻ bước đầu đã có các kỹ năng hoạt động theo nhóm, biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi thực hiện nhiệm vụ của thầy, cô giáo. Trẻ trở nên có nề nếp hơn khi tham gia các hoạt động động trải nghiệm. Trẻ được tự mình trải nghiệm, tìm tòi khám phá thiên nhiên. Qua các hoạt động trẻ thể hiện được khả năng của bản thân một cách rõ nét. Trẻ tự khẳng định mình, tự tin, mạnh dạn và chủ động trong thực hiện các hoạt động khác nhau.

Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè. Trẻ có nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, nhận thức được hành vi tốt – xấu, đúng - sai trong cuộc sống và ý thức biết bảo vệ môi trường. Trẻ trở nên có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh chung, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường...

Về phía phụ huynh:

Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện thử nghiệm sáng kiến trong điều kiện thực tế của nhà trường.

Tích cực sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải và cùng các thầy cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ.

Về môi trường giáo dục trang thiết bị:

Cảnh quan trường học được thay đổi, do cô giáo tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm một số đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được trải nghiệm thực tế, cây xanh được chăm sóc kịp thời. Tạo dựng môi trường lớp học sạch sẽ, an toàn

* Một số hình ảnh:

» Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Phương pháp dạy mầm non
  • Đề tài sáng kiến dạy mầm non
  • Giáo dục mầm non
  • Giáo dục mẫu giáo lớn
  • Trò chơi giáo dục mầm non

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TRƯỜNG MẦN NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ mẫu giáo lớn Tác giả: Trương Thị Nguyệt Anh
  2. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………..1 1. Cơ sở lí luận:………………………………………………………….1 2. Cơ sở thực tiễn:……………………………………………………….1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………….2 1. Tìm hiểu thực trạng:………………………………………………….2 2. Tổ chức thực hiện:…………………………………………………….3 3. Biện pháp thực hiện: …………………………………………………4 III. KẾT QUẢ....................................................................................................19 1. Về phía trẻ:.........................................................................................19 2. Về phía giáo viên:................................................................................21 3. Về phía phụ huynh:.............................................................................21 IV. KẾT LUẬN...........................................................................................................21 1 . Bài học kinh nghiệm:...........................................................................21 2. Khuyến nghị..........................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….23 Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 1
  3. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI, THÍ NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: “Xung quanh ta có bao điều kì lạ, mà sao ta biết chẳng bao nhiêu”. Đó là một câu hát quen thuộc với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn. Nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, cây cỏ, con vật, các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy hết thảy các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh ta, đó chính là môi trường sống của con người. Nó lại là một kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng tới sư tồn tại và phát triển của con người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động để có thể có những hiểu biết về thế giới, cải tạo thế giới nhằm phục vụ chính cuộc sống của con người. Nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi trẻ ra đời đã muốn ngắm nhìn xung quanh và nhu cầu khám phá hình thành. Càng lớn, nhu cầu đó càng tăng lên. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa tự khám phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống từ độ tuổi nhà trẻ tới các lứa tuổi tiếp theo. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ Mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,….từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh. 2. Cơ sở thực tiễn: Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá quanh từ lâu đã được đưa vào chương trình Giáo dục Mầm non. Trong thực tế, các giáo viên Mầm non đã rất quan tâm, đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá và đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ đã có những kiến thức, hiểu biết về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 2
  4. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL các sự vật, hiện tượng, thông qua đó cũng đã hình thành cho trẻ một số kĩ năng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay cũng cho thấy, trò chơi, thí nghiệm đơn giản đã dần được sử dụng như một phương pháp, phương tiện hữu hiệu trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh . Nhưng thực tế cũng tồn tại một vấn đề khác, đó là các giáo viên thường rất ngại việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ, nhiều giáo viên chỉ nghĩ đơn thuần các hoạt động khám phá chỉ tổ chức trong giờ hoạt động chung và rất khó khăn trong việc tìm các hoạt động phù hợp để trẻ tích cực khám phá và lĩnh hội kiến thức. Số lượng trò chơi chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với trẻ, các trò chơi, thí nghiệm lại được thiết kế sẵn mang nhiều tính khuôn phép. Giáo viên mới sử dụng các trò chơi ít ỏi trên “tiết học”, trẻ ít được tổ chức làm thí nghiệm. Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dung trò chơi, thí nghiệm linh hoạt, mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Từ đó dẫn tới các kiến thức của trẻ nắm bắt được chưa chắc chắn, trẻ hay quên, hay nhầm lẫn giữa các sự vật, hiện tượng, các kĩ năng của trẻ chưa được rèn luyện dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chưa hình thành được một thói quen chủ động, thích tự trải nghiệm, tự khám phá về thế giới xung quanh. Thói quen ấy lúc này đây chỉ là sợi tơ nhện nhưng mai này nó sẽ là sơi dây cáp của cuộc đời, sẽ là “cây đời” để mỗi người sáng tạo, đi tìm chân lí. Đứng trước vấn đề trên, là một giáo viên Mầm non đã công tác trong ngành hơn 10 năm và nhiều năm đứng lớp Mẫu giáo lớn, tôi đã đúc kết để thiết kế, sưu tầm và ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ Mẫu giáo lớn. Các trò chơi, thí nghiệm này đã được tiến hành ở lớp A1, trường mầm non Hoa Hồng và thu được những kết quả đáng kể. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tìm hiểu thực trạng: 1.1 Thuận lợi: - BGH nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ lớp về mọi mặt, trang bị đầy đủ các đồ dựng đồ chơi theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 10/02/2010 về danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non. - Giáo viên được đào tạo chính quy, có chuyên môn, có lòng say mê tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên trau giồi những kiến thức về môi trường xung quanh. Bên cạnh đó là khả năng tổ chức cho trẻ tích cực hoạt động có phần thuận lợi hơn. - Trẻ trong lớp có nhiều cháu mạnh dạn, hào hứng tham gia các hoạt động, khả năng ghi nhớ tốt. - Đa số phụ huynh là công chức nên rất ủng hộ và sát sao với việc rèn kĩ năng cho trẻ. 1.2. Khó khăn: - Nhận thức của trẻ không đồng đều. - Một số đồ dùng đồ chơi để tổ chức cho trẻ chơi, thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh còn ít và đơn điệu. Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 3
  5. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL - Diện tích phòng nhóm còn chật hẹp việc xây dựng đa dạng một số góc chơi còn hạn chế. 2. Tổ chức thực hiện: Để có thể thiết kế và sưu tầm được những trò chơi và thí nghiệm có chất lượng, hiệu quả với trẻ, tôi đã dựa trên 1số quy tắc sau: - Đảm bảo tính mục đích: Trò chơi học tập và thí nghiệm về môi trường xung quanh cần được thiết kế hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, mục tiêu trẻ Mẫu giáo lớn hoạt động khám phá nói riêng. Vì vậy, các yếu tố của trò chơi học tập và các thí nghiệm hoạt động khám phá cần hướng và làm giàu biểu tượng về sự vật, hiện tượng, phát triển kĩ năng nhận thức và hành động, giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh. - Đảm bảo tính phù hợp: Cần thiết kế trò chơi học tập và thí nghiệm hoạt động khám phá phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Mẫu giáo lớn nói chung và đặc điểm nhận thức của trẻ về hoạt động khám phá nói riêng. - Đảm bảo được tính hấp dẫn để phát huy được tính tích cực, tự do, tự nguyện tham gia vào trò chơi, thí nghiệm của trẻ. - Đảm bảo tính phổ biến: Có thể sử dụng rộng rãi ở các địa phương, các trường khác nhau, dễ sử dụng, vật liệu, đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, dễ làm. - Đảm bảo tính đa dạng: + Đa dạng về nội dung để hình thành ở trẻ không chỉ kiến thức, kĩ năng môi trường xung quanh mà còn giáo dục trẻ cả thái độ nhân văn đối với môi trường đồng thời có thể lồng ghép nội dung các lĩnh vực khác vào trò chơi, thí nghiệm một cách nhẹ nhàng như đong, đo, đếm, nhận biết chữ số, hát, vận động. + Đa dạng về hình thức tổ chức: cả lớp, theo nhóm, cá nhân. Tôi cũng đặt ra một số yêu cầu sau đối với việc thiết kế và sưu tầm các trò chơi học tập, thí nghiệm đơn giản cho hoạt động khám phá cho trẻ Mẫu giáo lớn: - Với trò chơi học tập: + Cần đảm bảo các thành tố cấu trúc cơ bản của trò chơi học tập. + Cần đảm bảo cho trẻ được chơi vui vẻ, tự do, tự nguyện. + Các yếu tố của trò chơi hấp dẫn: Đặt tên hấp dẫn, luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện đối với trẻ, phương tiện để chơi sinh động, hấp dẫn, có thể thu hút trẻ cùng tham gia chuẩn bị. + Cần theo hướng mở đáp ứng các mức độ nhận thức khác nhau của trẻ. - Với các thí nghiệm: + Phải đảm bảo tạo ra sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ nhận biết. + Dễ thực hiện, không đòi hỏi các điều kiện đặc biệt, là những hiện tượng thường diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ. + Phải đảm bảo tính nhân văn, không gây thiệt hại cho vật làm thí nghiệm, không làm tổn thương đến tâm hồn của trẻ. + Thí nghiệm cần được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, không thiết kế các thí nghiệm có thời gian kéo dài quá lâu vì dễ làm trẻ quên mất những gì xảy ra ban đầu. Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 4
  6. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL + Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình làm thí nghiệm [an toàn về dụng cụ, vật liệu,…]. 3. Biện pháp thực hiện: Để các kiến thức về môi trường xung quanh và sự ham thích khám phá đến với trẻ một cách tự nhiên, tôi đã triển khai song song và đồng bộ những biện pháp sau: 3.1. Biện pháp 1: Thiết kế và sưu tầm 1 số trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá. 1.1 Trò chơi 1: Cây này thiếu gì? * Mục đích - Củng cố biểu tượng của trẻ về các bộ phận của cây. - Rèn luyện kĩ năng vẽ, tô màu cho trẻ. * Chuẩn bị - Các bức tranh vẽ mô hình cây thiếu một hoặc một số bộ phận . - Bút chì hoặc bút sáp màu. * Cách chơi : Chơi theo nhóm, cả lớp hoặc cá nhân - Cách 1: tranh vẽ cây còn thiếu các bộ phận và các bộ phận của cây được vẽ rời. Trẻ xem tranh và nối tranh cây với bộ phận còn thiếu đúng vị trí của bộ phận trên cây. Sau đó, trẻ có thể tô màu bức tranh vẽ cây. - Cách 2: Tranh vẽ cây còn thiếu các bộ phận. Trẻ quan sát, phát hiện bộ phận còn thiếu của cây. Trẻ vẽ [hoặc cắt, dán] thêm các bộ phận thiếu. Tô màu và vẽ thêm các chi tiết khác để tạo ra bức tranh đẹp. 1.2. Trò chơi 2: Tìm lá cho cây * Mục đích: Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại lá cây. Qua trò chơi này, có thể kết hợp cho trẻ lao động nhặt lá rụng. * Chuẩn bị : 4 thùng các tông * Cách chơi : Chơi theo tổ Cô chia lớp thành 3 hoặc 4 tổ, mỗi tổ sẽ nhặt một loại lá cây rụng ở sân trường theo yêu cầu của cô trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời gian, cô giáo cùng các bạn trong lớp kiểm tra kết quả của từng đội. Đội nào nhặt đúng sẽ chiến thắng [với trò chơi này thì chỉ cần nhặt đúng, không tính đến số lượng]. 1.3. Trò chơi 3: Cây cần gì để sống * Mục đích: - Củng cố hiểu biết của trẻ về các nhu cầu cần thiết đẻ cây lớn lên và phát triển. - Phát triển phản xạ nhanh, nhạy ở trẻ * Chuẩn bị: Tờ giấy to ở giữa có gắn hình cây, xung quanh có các băng dính gai; tranh rời, đằng sau có băng dính [các tranh rời vẽ hình mặt trời, bình tưới nước, phân bón, các hình ảnh con người chăm sóc cây cối…]. * Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Cô phát cho trẻ [nhóm trẻ] rổ đựng tranh rời. Trẻ chọn các bức tranh mô tả những việc cần làm đối với cây, dán vào các băng dính gai và kể về tranh vừa dính. Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 5
  7. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL 1.4. Trò chơi 4: Không cùng loại * Mục đích: Rèn luyện óc quan sát, sự nhanh nhạy của trẻ. Phát triển khả năng khái quát đơn giản và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. * Chuẩn bị: Các bức tranh có hình vẽ hoặc ảnh chụp các đối tượng là rau, hoa, quả. * Cách chơi: Chơi cá nhân hoặc chơi theo nhóm. - Cách 1: Cô xếp đối tượng [4 - 5 đối tượng], trong đó có 1đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại. Trẻ phải tìm nhanh đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại và giải thích tại sao lại chọn như thế. - Cách 2: Tranh vẽ các loại hoa [quả] trong đó có 1đối tượng không cùng loại. Trẻ phải tìm nhanh đối tượng không cùng loại. Trẻ chỉ và gọi tên [hoặc dùng bút chì gạch đối tượng không cùng loại] và giải thích. 1.5. Trò chơi 5: Đây là ai * Mục đích: Củng cố sự nhận biết của trẻ về các con vật thông qua vận động của chúng. Rèn luyện ở trẻ kĩ năng phân tích và làm việc theo nhóm. * Chuẩn bị: - Trẻ có tâm thế thoải mái. - Các bông hoa nhỏ bằng giấy hoặc nhựa vơi các màu sắc khác nhau [đỏ, vàng] để tính điểm cho mỗi đôi khi đoán đúng. * Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi [mỗi đội khoảng 6-8 trẻ], những trẻ còn lại làm cổ động viên và chơi ở lượt sau. Một đội mô phỏng hành động của con vật, đội kia quan sát và đoán đúng tên con vật mà đội bạn vừa mô phỏng. Đội sau không được mô phỏng và lặp lại hành động của con vật mà đội trước đã mô phỏng. Hai đội phải bốc thăm xem đội nào làm động tác trước và phải có một thời gian để các trẻ trong đội thảo luận đi đến thống nhất xem đội mình mô phỏng con vật nào. Đội bạn sau khi quan sát, cũng cần thảo luận để đưa ra câu trả lời chính xác. 1.6. Trò chơ 6: Nói ngược * Mục đích: - Cùng cố hiểu biết về đặc điểm của các con vật. - Giúp phát triển từ trái nghĩa, phát triển tư duy cho trẻ. * Chuẩn bị: Tranh vẽ các con vật [nếu trẻ chơi thành thạo có thể không cần đồ chơi]. * Cách chơi: Chơi theo cá nhân hoặc nhóm. Cô giơ bức tranh và nói tên con vật hoặc bộ phận con vật,trẻ nói từ mô tả đặc điểm ngược lại của con vật. Ví dụ: Con voi - nhỏ bé Tai thỏ - ngắn Đuôi thỏ - dài Rùa – nhanh Sóc – chậm Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 6
  8. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL Khi trẻ chơi thành thạo, cô không cần giơ tranh nữa mà chỉ việc nói tên con vật, trẻ nói đặc điểm. [Có thể cho trẻ đọc bài đồng dao nói ngược trước khi tham gia trò chơi này để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào trò chơi.] 1.7. Trò chơi 7 : Tạo nhóm * Mục đích : - Củng cố kĩ năng phân nhóm, phân loại đồ vật. - Phát triển chức năng kí hiệu tượng trưng. * Chuẩn bị : - Tranh lôtô [ảnh] các loại hoa, lá, quả có màu sắc khác nhau. - 3 rổ có màu xanh, đỏ, vàng [nếu rổ giống nhau có thể dán kí hiệu xanh, đỏ, vàng ở phía ngoài] * Cách chơi : Chơi theo nhóm hoặc cá nhân. - Cách 1 : Cô cho trẻ quan sát những thứ đã chuẩn bị và gọi tên những thứ đó. Sau đó, yêu cầu trẻ hãy xếp lá vào rổ màu xanh, hoa vào rổ màu đỏ và quả vào rổ màu vàng.. Trẻ nào [nhóm nào] xếp đúng và xong trước là trẻ đó [nhóm đó] thắng. - Cách 2 : Nâng cao mức độ khó. Cho trẻ thảo luận để phân nhóm các thứ đã chuẩn bị theo dấu hiệu [màu sắc, hình dạng, chức năng của chúng...] và tự xếp. Cô đến hỏi ý tưởng và giúp trẻ tự kiểm tra, đánh giá kết quả. 1.8. Trò chơi 8 : Ai nhanh hơn * Mục đích : Rèn luyện óc quan sát, sự nhanh nhạy của trẻ. Phát triển khả năng khái quát hóa đơn giả và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. * Chuẩn bị : Các bức tranh có hình vẽ hoạc ảnh chụp các đối tượng là rau, hoa, quả. * Cách chơi : Chơi cá nhân hoặc theo nhóm. - Cách 1 : Cô xếp đối tượng [4 - 5 đối tượng], trong đó có 1đối tượng không cùng nhóm với đối tượng còn lại. Trẻ phải tìm nhanh các đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng cò lại và giải thích tại sao lại chọn như vậy. - Cách 2 : Tranh vẽ các loại hoa [quả...] trong đó có một đối tượng không cùng loại. Trẻ chỉ và gọi tên [hoặc dùng bút chì không cùng loại] và giải thích. 1.9. Trò chơi 9: Xếp theo thứ tự * Mục đích : Củng cố hiểu biết của trẻ về quá trình chăm sóc và phát triển của cây, củng cố biểu tượng về số và phép đếm. - Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán, trí tưởng tượng sáng tạo; phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo dục trẻ tình cảm xã hội. * Chuẩn bị : Mỗi đội đều có một bộ tranh nói về quá trình phát triển của các loại cây và chăm sóc cây [ví dụ: tranh gieo hạt, tranh chăm sóc cây, tranh cây ra hoa, kết quả, tranh hái quả, tranh mang quả biếu bà,...]. - Bộ chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. - Bảng gài gắn xung quanh lớp. * Cách chơi : Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 7
  9. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL - Cách 1 : Cô để các bức tranh [gieo hạt, chăm sóc cây, cây ra hoa, cây có quả chín] vào trong một cái rổ. Sau đó, yêu cầu trẻ xếp các bức tranh theo trình tự phát triển của cây. - Cách 2 : Cô gắn các bức tranh lên bảng không theo thứ tự [theo chiều dọc]. Yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng thứ tự, tìm số và gắn và bên cạnh theo trình tự phát triển của cây. Khi tất cả các đội thực hiện xong, cô lần lượt cho các đội nói về sự phát triển của cây mình vừa thực hiện. Hai cách này có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân, có thể chơi dưới hình thức thi đua “Thi xem đội nào nhanh” ... - Cách 3 : Nâng cao mứ độ khó của 2 trò chơi trên. Sau khi cho trẻ chơi xếp theo thứ tự, cô tiếp tục cho trẻ chơi TC “Thi xem ai đoán giỏi”. Cô nói với trẻ : “Sau 4 bức tranh này, cô còn có các bức tranh khác nữa. Bây giờ các con hãy suy nghĩ và đoán thử xem đó là bức tranh gì? Các con tự đoán nhưng không được cho bạn biết”. Cô sẽ phát cho mỗi bạn một tờ giấy để con vẽ bức tranh dự đoán của con vào mặt sau tờ giấy. Cô đến và viết ý tưởng của trẻ và mặt sau của tờ giấy. Khi trẻ vẽ xong, cô cho trẻ chia sẻ ý tưởng cho nhau. Cô đưa bức tranh của cô ra : tranh vẽ bé mang quả đến biếu bà, tranh sản phẩm chế biến từ quả. Trẻ nào có ý tưởng hay, cô thưởng 1 quả hoặc 1 kẹo. Sau đó, cô và trẻ tiếp tục chơi “Thi kể chuyện giỏi”. Cô và trẻ cùng xây dựng các câu chuyện dựa vào các bức tranh đã xếp theo thứ tự. Hình thức chơi “Kể chuyện nối tiếp”, trẻ này kể nối tiếp với trẻ kia, cô ghi lại câu chuyện của trẻ. 1.10. Trò chơi 10 : Tháp dinh dưỡng kì diệu * Mục đích : Trẻ nhận biết các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người. - Trau giồi kĩ năng phân loại các nhóm thực phẩm. * Chuẩn bị : Giấy khổ lớn, giấy A4 một mặt, hộp cát tông, hình minh họa cho 5 nhóm thức ăn: Dầu, mỡ, đường ; Sữa và các chế phẩm từ sữa; Thịt gia súc, gia cầm, đậu và trứng; Rau quả; Gạo và bột mì....trên các tờ tạp chí, báo cũ. Có thể kêu gọi phụ huynh cùng tham gia tìm kiếm, sưu tầm các hình minh họa đó cùng trẻ và mang tới lớp. *Cách chơi : Cách 1 : Trao đổi với trẻ về những thực phẩm trẻ ăn hàng ngày và giá trị dinh dưỡng của chúng. Nói cho trẻ biết cần ăn đủ 5 thành phần loại nhóm thực phẩm mới đảm bảo dinh dưỡng để lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Cho trẻ quan sát tháp dinh dưỡng mà cô giáo đã làm sẵn từ giấy khổ lớn hoặc bìa cứng. Yêu cầu trẻ tìm các bức tranh, hình in nằm trong 5 nhóm thức ăn cắt và dán đúng vị trí trên tháp dinh dưỡng lớn chung của cả lớp bằng giấy khổ lớn hoặc bằng hộp các tông lớn. Cách 2 : Trao đổi với trẻ về những thực phẩm trẻ ăn hàng ngày và giá trị dinh dưỡng của chúng. Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 8
  10. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL Nói cho trẻ biết cần ăn đủ 5 thành phần loại nhóm thực phẩm mới đảm bảo dinh dưỡng để lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Cho trẻ quan sát tháp dinh dưỡng mà cô giáo đã làm sẵn từ giấy khổ lớn hoặc bìa cứng. Yêu cầu trẻ tìm các bức tranh, hình in nằm trong 5 nhóm thức ăn cắt và dán đúng vị trí trên tháp dinh dưỡng của riêng mình trên giấy A4. Hỏi trẻ về kết quả. 1.11. Trò chơi 11 : Bánh xe mưa * Mục đích : - Củng cố sự nhận biết của trẻ về vòng quay luân chuyển của mưa. - Phát triển khả năng suy luận; bước đầu phát triển tư duy logic cho trẻ. * Chuẩn bị : Các mảnh rời mô tả các giai đoạn để tạo ra mưa : trời nắng, nước bốc hơi, tích tụ thành đám mây mỏng màu xám trắng , đám mây đen, nước nhỏ xuống từ những đám mây đen. Trò chơi được thực hiện sau khi cho trẻ thực hiện các thí nghiệm về mưa và quan sát trời mưa. * Cách chơi : Trên cơ sở làm thí nghiệm tạo mưa, cô cho trẻ miêu tả lại các giai đoạn hình thành mưa và cùng cô thể hiện trên các bức tranh hình làm bằng bìa cứng. Sau đó cho trẻ ghép lại làm thành bánh xe mưa. Hoặc cô xếp các bức tranh không theo trật tự các giai đoạn tạo thành mưa và yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng. 1.12. Trò chơi 12: Hãy kể nhanh * Mục đích : - Củng cố hiểu biết của trẻ về thái độ và những việc con người cần làm đối với cây cối. - Rèn phản xạ nhanh. - Cung cấp hiểu biết của trẻ về vấn đề trên ở mọi lúc, mọi nơi, trong một tình huống. * Chuẩn bị: Một quả bóng. *Cách chơi: Cô và trẻ ngồi theo vòng tròn.Cô nói hiện tượng và ném bóng đến trẻ nào trẻ đó nói hành động,công việc và thái độ cần thể hiện đối với cây cối. Ví dụ, cô nói: Cây héo – trẻ nói: Tưới nước cho cây; cô nói: Cây có sâu bọ phá hoại – trẻ nói: Bắt sâu,... Tương tự như vậy, trò chơi có thể sử dụng để củng cố hiểu biết của trẻ về lợi ích, sản phẩm được làm ra từ cây cối, hoa.quả. 3.2. Biện pháp 2 : Thiết kế và sưu tầm các thí nghiệm : 3.2.1. Thí nghiệm 1: Trồng cây bằng gì. * Mục đích: Giúp trẻ hiểu được ngoài cách trồng cây bằng hạt, ngưởi ta có thể trồng cây bằng cành, bằng lá hoặc bằng củ. * Chuẩn bị : 4 chậu hoặc một khoảng đất đủ độ ẩm tơi xốp để trồng cây, một số dây khoai lang, cành cây trạng nguyên, một số lá bỏng, một số cành, lá cây khác mà không thể trồng bằng cành, bằng lá được. * Cách tiến hành: Cô tổ chức cho trẻ chơi “Gieo hạt nảy mầm”. Sau đó, cô nêu câu hỏi : “Ngoài cách trồng cây bằng hạt, ta có thể trồng cây bằng cách nào?”, trẻ trả lời. Tiếp treo cô sẽ nói với trẻ về thí nghiệm “Chúng ta sẽ đem trồng 1số cành cây khoai lang, cây trạng nguyên, lá bỏng... và thử xem điều gì sẽ Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 9
  11. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL xảy ra nhé?”. Cô cho trẻ dự đoán chậu nào có các mầm cây mọc lên. Hàng ngày, cô cùng trẻ tưới nước đủ độ ẩm để cây phát triển, cho trẻ thay đổi diễn ra trong các chậu cây trồng. Khi thí nghiệm kết thúc, cô trò chuyện với trẻ về điều xảy ra và rút ra kết luận : ngoài cách trồng cây bằng hạt, ta có thể trồng cây bằng cành hoặc bằng lá, song không phải cây nào cũng trồng được bằng cành hoặc bằng lá và chỉ cho trẻ thấy rễ và mầm sinh ra từ mắt của cành hoặc các mép lá. Lưu ý : Với những loại cây trồng bằng lá, thì chỉ cần phủ một lớp đất mỏng lên lá. 3.2.2. Thí nghiệm 2: Cây hút nước như thế nào? * Mục đích : Giúp trẻ nhận biết được sự hút nước của cây. * Chuẩn bị : Một lọ đựng nước trong Một lọ đựng nước có pha màu đỏ. Hai cành cây hoặc hoa [cúc trắng, huệ, cây cần tây] * Cách tiến hành : Cô tổ chức chơi trò chơi nhẹ nhàng, gây hứng thú cho trẻ. Sau đó, cô mang ra 2 lọ nước [1lọ đựng nước trong, 1lọ đựng nước đỏ] và 2 cành hoa cúc, huệ hoặc cần tây. Cô nêu câu hỏi để trẻ suy nghĩ và dự đoán kết quả xảy ra khi cô cắm 2 cành cây vào 2 lọ nước này. - Cắm 2 cành cây [hoa] vào 2 lọ nước. - Sau 3 - 4 ngày cho trẻ quan sát, so sánh và nhận xét kết quả. - Kết luận: Cành cây [hoa] cắm trong lọ nước màu, hoa và gân lá chuyển sang màu hồng. Vì cây hút nước và nước màu đã được thân cây, cành cây vận chuyển lên nhuộm màu cho lá và hoa. 3.2.3. Thí nghiệm 3: Nước chảy theo chiều nào * Mục đích : Giúp trẻ hiểu được chiều chuyển động của nước. * Chuẩn bị : 1 bình nước, 1 cái máng [bằng tre, nứa, nhựa...], 1 cái chậu * Cách tiến hành: Cô đặt câu hỏi cho trẻ thảo luận, suy nghĩ và bàn tán xem nước có chuyển động không? Nước chảy theo chiều nào? . Cô cùng trẻ làm thí nghiệm: để 1 đầu ống máng cao, một đầu thấp và rót nước vào giữa máng: cho trẻ quan sát và nhận xét: nước chảy theo chiều nào? 3.2.4. Thí nghiệm 4: Nước đá biến đi đâu? * Mục đích : Giúp trẻ hiểu được sự tan ra của nước khi nhiệt độ ấm lên [quá trình đá tan thành nước]. * Chuẩn bị : 1cục nước đá [bằng quả trứng vịt]; hai cốc nước ấm [đổ vơi khoảng nửa cốc từ 40ºC - 50ºC] * Cách tiến hành : Cho trẻ quan sát cục đá để trong khay đá. - Cho trẻ sờ tay và thành 2 cốc nước ấm và để trẻ nhận xét xem thành cốc như thế nào. - Bỏ cục đá vào một trong hai cốc nước. Cho trẻ quan sát hiện tượng : cục nước đá nhỏ dần rồi biến mất. Sau đó cho trẻ sờ tay vào hai thành cốc, so sánh, nhận xét xem cốc nào lạnh hơn. Nước ở cốc nào nhiều hơn? Vì sao? Cuối cùng đi đến kết luận: Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 10
  12. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL + Nước đá biến đi đâu? [Nước đá tan thành nước] + Tại sao có một cốc đầy hơn? Một cốc vơi hơn? [Cốc đầy là do nước đá tan ra]. + Tại sao sờ tay vào hai cốc thì có một cốc lạnh hơn, cốc ấm hơn? [Cốc lạnh hơn là do nước đá tan ra làm giảm nhiệt độ trong cốc]. 3.2.5. Thí nghiệm 5 : Tạo cầu vồng * Mục đích : Giúp trẻ hiểu được hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa. * Chuẩn bị : Bình phun nước có chứa đầy nước hoặc một cốc thủy tinh đựng nước và một tờ giấy trắng. * Cách tiến hành: Cô đặt câu hỏi để trẻ chia sẻ kinh nghiệm : Sau cơn mưa lại có nắng, chúng ta thường thấy hiện tượng gì? Cô cùng trẻ làm thí nghiệm: Cách 1: Đứng quay lưng về phía mặt trời, phun nước từ vòi phun hoặc bình phun ở độ nghiêng 45º, dùng tay quạt nhẹ để những tia nước vỡ ra, ta sẽ quan sát thấy hiện tượng cầu vồng. [Lưu ý: xem cầu vồng phải đứng ngược hướng ánh sáng] Cách 2: Vào ngày nắng, có thể làm lấy cầu vồng bằng 1cốc thủy tinh đựng nước. Đặt cốc nước lên tờ giấy trắng sao cho cốc bị chiếu nắng còn giấy ở trong bóng râm. Ánh nắng xuyên qua cốc và phân làm bảy màu tạo nên cầu vồng. Cho trẻ quan sát, nhận xét, cô giải thích cho trẻ hiểu : cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa mùa hè. Do sau cơn mưa, trong không khí chứa nhiều hạt nước nhỏ li ti, ánh sáng chiếu vào những hạt nước nhỏ li ti đó và tạo nên hiện tượng cầu vồng. 3.2.6. Thí nghiệm 6: Vì sao ngọn nến tắt. * Mục đích : Trẻ nhận biết không khí làm cho nến cháy, không có không khí thì nến sẽ tắt. * Chuẩn bị : 2 cái cốc, hai cây nến, 1 tờ giấy bạc đã đục lỗ và một tờ giấy bạc còn nguyên. * Cách tiến hành: Đặt 2 cây nến vào trong 2 cốc. Đốt nến cho trẻ thấy hai cây nến cùng cháy. Cho trẻ quan sát hai tờ giấy bạc đã chuẩn bị sẵn và cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi dùng 2 tờ giấy bạc đó bịt lên 2 cốc nến đang cháy. Cô dùng 2 tờ giấy bạc bịt miệng 2 cốc nến. Cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra [một ngọn nến tắt, một ngọn nến tiếp tục cháy]. Cho trẻ thảo luận: Vì sao một ngọn nến tắt ? Cô có thể giải thích cho trẻ : Cốc có nến đang cháy là cốc được bịt tờ giấy bạc đục lỗ, không khí vẫn lọt được và bên trong cốc. Cốc có nến bị tắt bị bịt bằng miếng giấy bạc kín, không khí không lọt được vào bên trong nên cây nến bị tắt. 3.2.7. Thí nghiệm 7 : Sự biến đổi của màu sắc * Mục đích : Trẻ biết sự kết hợp của hai màu cơ bản để tạo thành một màu mới. Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 11
  13. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL Trau giồi óc quan sát và khả năng suy luận * Chuẩn bị : Ba hộp màu cơ bản, khay màu, bút lông, khăn lau bút. Các mẩu vải vụn, khăn mặt màu trắng, vỏ chai nhựa... * Cách tiến hành : Đặt ba hộp màu cơ bản ở nơi trẻ có thể lấy được. Mỗi trẻ một khay màu và bút lông Cho trẻ về từng nhóm phán đoán về sự kết hợp của hai màu cơ bản và màu mới tạo thành. Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới và nêu kết quả. Trẻ ứng dụng các kiến thức đó vào nhuộm vải, vẽ tranh, chơi với nước. 3.2.8. Thí nghiệm 8 : Sự chuyển động và âm thanh * Mục đích : Trau giồi kĩ năng quan sát, sự nhạy cảm của các giác quan và khả năng dự đoán. Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ * Chuẩn bị : Thước kẻ, dây, bóng bay đã thổi, chuông nhỏ, đài catxet nối và loa, vỏ ốc biển. * Cách tiến hành : Cô trao đổi với trẻ cách mà trẻ tạo ra âm thanh bằng cơ thể mình: nói, giậm chân, vỗ tay... Cho trẻ áp tai xuống sàn nhà, một trẻ khác dậm chân mạnh để thấy sàn nhà rung chuyển mạnh nhẹ tùy thuộc cách mà trẻ giậm chân. Bật đài và cho trẻ sờ vào loa, trẻ sẽ thấy loa rung và phát ra âm thanh ; khi loa hết rung [đài tắt] thì âm thanh cũng sẽ hết. Cô rắc những hạt muối lên bàn và cho trẻ áp tai xuống bàn, trẻ khác vỗ tay lên bàn lúc to, lúc nhỏ rồi trẻ nhận xét [Những hạt muối sẽ nảy lên theo nhịp vỗ và âm thanh càng lớn, mặt bàn càng rung mạnh]. Cho trẻ khám phá âm thanh của chuông, thước, tháo hơi trong quả bóng, nghe ốc biển. Cho trẻ suy đoán và lí giải theo cách hiểu của trẻ, Cô giải thích cho trẻ hiểu : Âm thanh được tạo ra là nhờ có sự chuyển động [rung động]. Chuyển động [rung động] càng to thì âm thanh càng lớn. 3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng các trò chơi, thí nghiệm trong thực tế Trong năm học 2013- 2014, việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn 5 tuổi được triển khai đại trà ở các trường mầm non. Những trò chơi và thí nghiệm ở trên tôi đã dùng trong nhiều hoạt động và nó cũng là một nội dung để tôi tiến hành đánh giá theo các chỉ số. Các trò chơi đã thiết kế và sưu tầm có thể sử dụng trong giờ hoạt động chung [ở giờ cho trẻ hoạt động khám phá, Làm quen Văn học, Làm quen với Toán, Thể dục], hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều tùy theo điều kiện tổ chức và nội dung cần dạy trẻ. Các trò chơi này cũng được sử dụng để thiết kế các trò chơi mới phù hợp với các chủ đề khác nhau bằng cách thay đổi nội dung yếu tố trò chơi . Ở hoạt động chung, với các chủ đề khác nhau của giờ học hoạt động khám phá, tôi đã sử dụng hầu hết các trò chơi này để gây hứng thú [Trò chơi 5 và trò chơi 6] khi trẻ chuẩn bị tìm hiểu về động vật ở chủ điểm “Thế giới tự nhiên” và cũng là một công cụ để đánh giá CS92 [gọi tên các con vật theo đặc Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 12
  14. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL điểm chung], khi trẻ đã biết để tham gia trò chơi “Nói ngược”. Cũng ở đây, ngôn ngữ và tư duy của trẻ phát triển, vốn từ trái nghĩa trở nên phong phú hơn bao giờ hết; còn trò chơi 5 sẽ giúp rèn luyện cho trẻ kĩ năng phân tích và làm việc theo nhóm. Trò chơi này ta cũng có thể tiến hành chơi ở chủ điểm “Giao thông” với bài học kí hiệu của của một số biển báo [đánh giá CS82]; phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không với các đối tượng là biển báo, phương tiện giao thông thay vì các con vật như trong trò chơi 5 đã nêu. Với 2 trò chơi này, ta cũng có thể mở rộng hơn đối tượng chơi, số lần chơi để chơi trong giờ hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động chiều rất hấp dẫn. Trẻ rất hào hứng tìm hiểu và cố gắng đưa ra những kí hiệu gần gũi về những đặc điểm trái ngược của những con vật, quả…để đội bạn đoán hoặc tìm con vật, quả đó dựa trên từ trái nghĩa đó. Và hình ảnh một lớp học luôn sôi nổi mà vẫn có kỉ luật luôn diễn ra ở lớp tôi. Còn khá nhiều trò chơi khác tôi thường sử dụng để làm trò chơi ở phần luyện tập củng cố kiến thức cho trẻ sau khi học xong bài mới. Trò chơi1, trò chơi 3 trong quá trình phát triển của cây. Và cũng thông qua trò chơi này, giáo dục trẻ yêu thích cây cối, con vật quen thuộc [đánh giá CS 39]. Chỉ số 39 cũng còn được đánh giá thông qua trò chơi 12: Hãy kể nhanh. Hai trò chơi này cũng đã được tổ chức chơi góc [góc tạo hình, góc thiên nhiên] và đã được trẻ chơi say sưa không biết chán. Ở trò chơi 2, tôi đã tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên trong hoạt động ngoài trời. Ngoài việc trẻ biết ý nghĩa của các loài lá và quá trình rụng lá còn kết hợp cho trẻ lao động nhặt lá rụng. Qua đó giúp cho trẻ luôn biết quan tâm, chia sẻ công việc vất vả của bác lao công ở trường. Trò chơi 4 “Không cùng loại” và trò chơi 8 “Ai nhanh hơn”, tôi đã sử dụng để cho trẻ chơi ở khá nhiều chủ đề với hình thức và cách chơi tương tự, chỉ thay đổi đối tượng trong trò chơi. Ở chủ đề “Trường mầm non”, với bài: “Lớp học của bé”, có thể dán đối tượng không cùng nhóm trong đồ dùng đồ chơi của bé Mẫu giáo lớn [cái bô, cái yếm dãi, dép có còi…không là đồ dùng cho bé lớp lớn]. Ở chủ đề “Gia đình”, bài “Đồ dùng gia đình và những dấu hiệu không an toàn”, thì sẽ để cái kéo nhọn, cái dây điện hở…trong số các đồ dùng an toàn để trẻ loại trừ. Ở chủ đề “Nghệ thuật”, bàihoạt động khám phá “Các loại nhạc cụ mà bé biết”, ở chủ đề “Thể thao”, bài “Tìm hiểu về môn bơi lội”, chủ đề “ Thiên nhiên” với các bài hoạt động khám phá của từng chủ đề nhánh đều có rất nhiều thứ không cùng loại để trẻ loại trừ. Ngoài ra, trò chơi 4 “Không cùng loại”, tôi cũng đã sử dụng trong giờ học toán “Loại một đối tượng không cùng loại với đối tượng còn lại” ở chủ đề “Nghệ thuật”. Trò chơi 7 “Tạo nhóm”, tôi còn sử dụng trong giờ Giáo dục thể chất, ở bài “Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua năm điểm, chạy nhanh 15- 17m” khi trẻ lấy đúng và đặt đúng vị trí của vật theo yêu cầu. Ở đây, yếu tố thi đua và thời gian nhanh hơn sẽ góp phần làm thể chất của trẻ phát triển. Trò chơi này cũng rất phù hợp để chơi tiếp sức khi chơi TC vận động ở hoạt động ngoài trời. Trò chơi 9 “ Xếp theo thứ tự”, với cách chơi 1 và 2, tôi đã sử dụng trong giờ học Làm quen với Toán trong phần cho trẻ làm quen với số thứ tự; trẻ phản ứng nhanh nhạy, đặt số thứ tự từng giai đoạn phát triển. Với cách chơi 3, tôi còn dùng để trẻ kể chuyện sáng tạo trong giờ làm Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 13
  15. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL quen văn học của chủ đề “ Môi trường tự nhiên”. Trẻ sắp xếp theo thứ tự tranh và kể lại được quá trình phát triển của cây; trẻ tưởng tượng tiếp theo và kể những nội dung khác nhau theo trí tưởng tượng của mình. Các ý tưởng liên tục được phát triển, mỗi ý tưởng là một câu chuyện, cô ghi lai và sau đó làm thành sách để trẻ có thể cùng đọc, cùng chơi trong các hoạt động khác. Những câu chuyện này của trẻ có thể dùng để giáo dục tình cảm với bà, với mẹ trong chủ điểm “Gia đình” và đánh giá CS85. Trò chơi 10” Tháp dinh dưỡng diệu kì” thì tôi sẽ dùng để chơi trò chơi luyện tập cho bài Làm quen MTXQ “ Bé cần gì để lớn lên” ở chủ đề “Gia đình” và cũng là để đánh giá cho CS19 [kể tên 1 số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày]. Trò chơi này cũng có thể dùng để trẻ cùng chơi trong hoạt động chiều khi đàm thoại vơi trẻ về những thực phẩm có lợi, có hại cho sức khỏe [đánh giá CS20]. Ở trò chơi 11, đây là một trò chơi được chơi trong hoạt động ngoài trời sau khi làm thí nghiệm tạo mưa[ sẽ trình bày ở phần sau]. Điều mà tôi thấy ở lớp mình sau khi áp dụng những trò chơi này là việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá không có gì là vất vả đối với cô cháu chúng tôi và một không khí vui vẻ, hào hứng, nhiệt tình tham gia hoạt động luôn tràn ngập trong lớp. Nếu trò chơi mang lại nhiều niềm vui thì các thí nghiệm lại mang tới nhiều ngạc nhiên, thú vị. Như phần đặt vấn đề đã nêu, các thí nghiệm đối với trẻ Mẫu giáo còn khá xa lạ và đơn điệu. Nhưng tôi quan niệm: những gì trẻ nghe, trẻ thấy, trẻ làm sẽ là những kiến thức, kĩ năng bền vững. Từ những thí nghiệm trẻ được thực hành trên lớp, trẻ sẽ có kĩ năng quan sát để tự tạo cho mình những thí nghiệm và quan trong là trẻ luôn ham thích đặt câu hỏi và đi đến tận cùng các lí giải về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Và quá trình trẻ làm thí nghiệm ở đây sẽ đặt nền móng cho một quá trình nghiên cứu khoa học trong tương lai. Những thí nghiệm này có thể là một hoạt động chung trong giờ hoạt động khám phá [ thí nghiệm 7], có thể là một phần chơi củng cố kiến thức cho trẻ trong một bài học[thí nghiệm 2], hay tổ chức trong hoạt động ngoài trời, hoạt động góc [góc khoa học], hoạt động chiều. Ở thí nghiệm 1 “Trồng cây bằng gì”. Đây là một thí nghiệm rất thú vị. Trước nay, trẻ thường chỉ nghĩ cây lớn lên từ hạt như một vòng đời cố định. Nhưng với thí nghiệm này thì mang tới một kiến thức mới. Tôi đã dùng thí nghiệm để trẻ thực hành trong giờ hoạt động chiều trước khi học bài “Quá trình phát triển của cây” khoảng 1 tuần. Hàng ngày, trẻ xem và ghi nhận kết quả. Trẻ chăm sóc mầm và từ đó sẽ biết về quá trình phát triển của cây. Thí nghiệm này tôi tổ chức cho trẻ làm theo từng nhóm, mỗi nhóm trồng một loại sau đó cho trẻ so sánh và trao đổi kết quả của nhau. Còn ở thí nghiệm 2, sau khi học xong bài“ Quá trình phát triển của cây”, trẻ đã biết cây cần nước trong quá trình phát triển. Tôi sẽ cho trẻ đặt câu hỏi xem cây đã hút nước như thế nào và tiến hành cho trẻ làm thí nghiệm ở hoạt động ngoài trời. Tận mắt chứng kiến sự chuyển màu của hoa và lá, trẻ đã rút ra rằng: nước đi lên là do thân cây và lá cây hút lên nhuộm màu cho hoa và lá. Thí nghiệm này tôi đã tổ chức cho cả lớp thực hành, quan sát và tự rút ra kết luận như trên. Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 14
  16. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL Ở thí nghiệm 3 “Nước chảy theo chiều nào”, tôi đã tổ chức cho trẻ thực hiện theo nhóm tại góc khoa học trong giờ hoạt động góc. Trước khi trẻ làm thí nghiệm, tôi cũng để trẻ đoán xem nước có chuyển động không, nếu có thì nó sẽ chảy theo chiều nào. Trong quá trình thực hành, tôi luôn để tất cả các trẻ trong nhóm được quan sát và từng trẻ phải nhận xét được những gì mình làm, mình nhìn thấy. Song song với việc làm thí nghiệm, chúng tôi cũng đã sưu tầm được một bộ tranh ảnh về tác dụng của dòng chảy rất đẹp và hữu ích mà ảnh dưới đây là một ví dụ: Những chiếc cọn nước khi đều đều quay những vòng quay để đưa nước lên cao phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi. Nhà máy thủy điện Hòa Bình [ảnh: Báo ảnh Việt Nam] Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 15
  17. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL Với thí nghiệm 4 “nước đá biến đi đâu”, thì ngoài việc quan sát và rút ra kết luận thì các kiến thức về toán, khái niệm đầy hơn - vơi hơn; ấm hơn - lạnh hơn cũng được trải nghiệm. Thí nghiệm này tôi đã dùng khi trẻ học về chủ đề nhánh “Nước và các hiện tượng tự nhiên” ở bài “Khám phá các hiện tượng tự nhiên”. Tôi đã đưa thí nghiệm này vào đầu giờ học để gây hứng thú cho trẻ và hỏi trẻ đá tan chảy ứng với hiện tượng thiên nhiên nào? Để trẻ hiểu kĩ hơn về hiện tượng băng tan, tôi tổ chức cho trẻ thí nghiệm lại trong hoạt động ngoài trời và giải thích hiện tượng. Từ đây cũng giúp trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày [đánh giá CS 57]. Thí nghiệm 5 “Tạo cầu vồng”, tôi đã sử dụng để gây hứng thú trong giờ hoạt động chung cho trẻ làm quen Văn học khi dạy trẻ bài thơ “Cầu vồng”. Sau đó tôi cũng mang thí nghiệm này làm lại ở sân trường trong hoạt động ngoài trời. Thật bất ngờ khi trẻ cũng có những cách làm của riêng mình: đổ nước vào chai thủy tinh để bóng nắng xuyên vào, xếp những miếng giấy có màu giống với màu của cầu vồng, vẽ bằng máy tính…Và trong giờ hoạt động góc tiếp theo, tôi cũng cho trẻ chơi tạo cầu vồng bằng thí nghiệm với cốc nước hắt sáng trên tờ giấy trắng. Màu sắc lung linh, nhảy nhót trên tờ giấy thật sự là một ấn tượng tuyệt vời với trẻ. Và ở đây, đánh giá CS 95 [Dự đoán hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra] cũng được thực hiện. Trẻ luôn yêu thích những thí nghiệm hứng thú như vậy. Ở thí nghiệm 6 “Vì sao ngọn nến tắt”, tôi đã cho trẻ làm thí nghiệm trong buổi hoạt động chiều. Đầu tiên, tôi cho trẻ nói về ích lợi của không khí đối với đời sống xung quanh. Rồi tôi cho trẻ tiến hành làm thí nghiệm và giải thích hiện tượng với hai cốc nến. Ở đây, một bài học về sự nguy hiểm của lửa khiến trẻ phải hết sức cản trọng khi dùng miếng giấy bạc bịt vào miệng cốc. Qua đây, tôi cũng đánh giá trẻ ở CS 22 [Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm]. Tôi cũng đã hướng dẫn trẻ không làm thí nghiệm với những yếu tố nguy hiểm [lửa, vật nhọn, điện…] khi không có người lớn hướng dẫn. Như trên đã trình bày, ở thí nghiệm 7, tôi đã mạnh dạn dùng làm tiết dạy ở hoạt động khám phá thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Ở đây, trẻ vừa biết kết quả của 2 màu cơ bản đã pha, vừa biết ứng dụng của màu sắc vào cuộc sống lại được chơi với màu rất vui vẻ. Trẻ làm việc theo từng nhóm rất hăng say và thể hiện ngay trên sản phẩm của mình. Nhóm thực hiện pha trộn 2 màu cơ bản để tạo màu mới : Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 16
  18. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL Nhóm pha màu vẽ tranh: Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 17
  19. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL Nhóm pha màu nhuộm vải : Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 18
  20. Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá của trẻ MGL Thí nghiệm : Sự đổi màu của nước Bảng tổng hợp các kết quả. Trương Thị Nguyệt Anh – Trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 19

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là thông qua hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội trẻ được lĩnh hội tiếp thu kiến thức về môi trường xã hội, thế giới xung quanh.. Trong hoạt động khám phá khoa học thì các hình thức tổ chức cho trẻ khi trải nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm Mẫu giáo
  • Quản lý trường mầm non
  • Đổi mới phương pháp giáo dục
  • Trải nghiệm hoạt động khám phá khoa học
  • Nâng cao chất lượng thực hành cho trẻ

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHẦN II: BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. TÊN SÁNG KIẾN: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” 2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Lĩnh vực phát triển nhận thức III. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Thực trạng giải pháp đã biết. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạị hóa đất nước giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục mầm non còn là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trường mầm non là nơi trẻ được học, được chơi, được giao tiếp với nhiều bạn bè, cô giáo. Đặc biệt là trẻ 3 tuổi, ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Bởi vì thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn mà trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khi trẻ được thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá sẽ mang lại cho trẻ nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, đầy sinh động, hấp dẫn với trẻ thơ từ môi trường tự nhiên như: [cỏ cây, hoa, lá các loài vật…] đến môi trường xã hội [công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ con người với nhau]. Từ đó trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên và xã hội. Khám phá khoa học, khám phá xã hội còn là công cụ và phương tiện để trẻ được giao tiếp và bày tỏ nguyện vọng của mình để hình thành nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh. Qua đó giáo dục trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, con người và xã hội. Thông qua hoạt động khám phá khoa học, trẻ được khám phá và trải nghiệm, trẻ tích cực được sử dụng năng lực quan sát, tư duy, khả năng so sánh, phân tích, phán đoán nhận xét tổng hợp. Qua những thực hành, trải nghiệm nhỏ, trẻ được tự mình được thực hiện trẻ rất hào hứng và say mê. Chính vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về chúng. Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế hoạt động học, chơi và sử dụng trò chơi chưa linh hoạt phù hợp, chưa quan tâm để trẻ hoạt động theo nhóm, việc tổ chức khám phá và trải nghiệm còn rất hạn chế, còn ngại khi tổ chức cho trẻ thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá. Một mặt do quá trình tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá và trải nghiệm thường tốn công sức mất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các hoạt động này còn sơ sài, 1
  2. đơn giản chưa thu hút được sự chú ý tham gia của trẻ, thí nghiệm còn sơ sài chưa phong phú.. Để thực hiện hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc tổ chức thu hút được sự tham gia của trẻ tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì? Làm như thế nào? Để hoạt động này không nhàm chán nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực nhất, trẻ được tham gia trải nghiệm, khám phá ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các hoạt động hàng ngày, giúp trẻ có nhận thức đúng đắn về môi trường thiên nhiên xã hội con người xung quanh mình. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. 2.1. Mục đích của giải pháp. Thông qua hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội trẻ được lĩnh hội tiếp thu kiến thức về môi trường xã hội, thế giới xung quanh.. Trong hoạt động khám phá khoa học thì các hình thức tổ chức cho trẻ khi trải nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Qua những thực nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện từ đó sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên, thế giới xung quanh trẻ. Nhiệm vụ của cô giáo là tổ chức cho trẻ trải nghiệm như thế nào để trẻ phát huy tính tích cực và chủ động sáng tạo, cung cấp cho trẻ kiến thức đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ nhưng đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động khám phá trẻ được tìm hiểu đặc điểm nổi bật mối liên hệ đơn giản giữa sự vật hiện tượng, tìm tòi sáng tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi hợp tác, chia sẻ, khơi dậy ở trẻ tính tò mò tìm hiểu ích lợi của chúng. Đó chính là tiền đề sau này của trẻ với môi trường xung quanh. 2.2. Nội dung của giải pháp. Để nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động KPKH, KPXH tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: * Một là: Xây dựng kế hoạch cho trẻ thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá. Để xây dựng được kế hoạch xuyên suốt từ đầu năm học đến cuối năm học, tôi phải nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục dành cho trẻ 3 tuổi. Đặc biệt là nội dung giáo dục trong hoạt động khám phá trải nghiệm sao cho phù hợp và xuyên suốt trong năm học. Tôi căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, tình hình thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Khi lựa chọn đề tài bản thân tôi luôn suy nghĩ lựa chọn đề tài cho trẻ phải sát thực tế và phù hợp với khả năng của trẻ. Với bất kì hoạt động khám phá xã 2
  3. hội hay khám phá khoa học tôi phải nghiên cứu kỹ nội dung. Khi lên kế hoạch cho trẻ trải nghiệm, phải xác định rõ mục tiêu, kiến thức kỹ năng xem những hoạt động đó đưa ra cho trẻ quan sát và thực hiện thể loại nào, nội dung ra sao, có phù hợp không. VD: Chủ đề nghề nghiệp hoạt động khám phá xã hội đề tài “Bé với chú bộ đội Hải Quân” cô cho trẻ quan sát vi deo hình ảnh công việc dụng cụ, phương tiện của chú bộ đội Hải Quân. Cô cho trẻ kể lại công việc mà chú Hải quân làm. Sau đó cho trẻ tập làm các chú bộ đội bằng các động tác đơn giản như dậm chân, vung tay hành quân giống chú bộ đội, tổ chức cho trẻ chui qua hầm, chuyển nước ra đảo. Qua hoạt động này không chỉ cung cấp cho trẻ kiến thức mà còn giáo dục trẻ có ý thức rèn ruyện sức khỏe. Gioqwf học “ Be voi chu bộ đội Hải Quân” Với từng chủ đề khác nhau tôi lại lựa chọn các hình thức thực hành trải nghiệm khác nhau. VD: Chủ đề “Thế giới động vật” khi tôi cho trẻ khám phá khoa học “con chó, con mèo” tôi đã cho trẻ clip con mèo rình bắt chuột, con chó đang sủa khi có người lạ tới nhà? - Hoặc chủ đề “ Gia đình của bé” hd khám phá xã hội đề tài dạy trẻ “Ngôi nhà em yêu” tôi chọn quay hình ảnh ngôi nhà, vườn cây, ao cá. Cho trẻ qs video hình ảnh về ngôi nhà để dẫn dắt vào bài. Kết hợp đàm thoại theo nội dung hình ảnh để trẻ hiểu vẻ đẹp của ngôi nhà., goqwj yas de tre noi ve tình yêu của trẻ dành cho ngôi nhà của mình. 3
  4. Kết thúc tôi cho trẻ quan sát bác thợ xây để trẻ biết, muốn có ngôi nhà đẹp thì các bác thợ xây phải làm việc như thế nào. Sau đó cho trẻ trải nghiệm là tập Để trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động khám phá khoa học cô giáo phải luôn có thủ thuật và thay đổi phương pháp hình thức khi cho trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực và khéo léo. Hai là: Những biện pháp cho trẻ thực hành trải nghiệm * Cho trẻ tham gia thí nghiệm. Để có được những hoạt động cho trẻ trải nghiệm phù hợp và xuyên suốt, thì đòi hỏi cô giáo phải có sự linh hoạt, sáng tạo xắp xếp trình tự khoa học. Làm sao để khi trẻ được tham gia trải nghiệm đạt kết quả cao nhất. Tôi luôn thay đổi hình thức tổ chức, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau khi trẻ hoạt động như: Phương pháp quan sát, làm mẫu, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành, trực quan nêu gương... Đây là những biện pháp quan trọng nhất trong hoạt động khám phá. VD: Khi cho trẻ thực nghiệm vật chìm vật nổi + Mục đích: Giúp trẻ thỏe mãn nhu cầu tìm tòi, sáng tạo khi được khám phá - Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự vật, hiện tượng. + Chuẩn bị: - Các mẫu vật thí nghiệm như xốp bitis, sỏi, miếng nhựa hình con vịt, miếng sắt, miếng gỗ, bông hóa học, bông y tế, lá cây khô, xốp bọt biển miếng sắt… + Cách làm: Cho trẻ làm theo nhóm lần lượt thả từng đồ vật vào chậu nước và quan sát xem vật nào nổi, vật nào chìm. Các cháu lớp 3A2 đang trải nghiệm về sự chìm nổi của đồ vật 4
  5. - Khi trẻ tự mình được tham gia làm thí nghiệm trẻ sẽ được khắc sâu những điều mà trẻ nhìn thấy, sờ thấy, khám phá được từ đó trẻ có vốn kiến thức nhất định về môi trường xung quanh. VD: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt. + Mục tiêu: Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng và nước mới sinh trưởng được. + Chuẩn bị: Một vài hạt đậu tương, đậu đen…2 khay nhỏ, một ít đất, bình nước tưới. + Tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên . + Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ và ngược lại cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.. * Cho trẻ tham gia trải nghiệm dưới hình thức trò chơi. - Trò chơi là một trong những hình thức quan trọng nhất trong hoạt động khám phá khoa học thông qua trò chơi trẻ được tiếp xúc gần gũi hơn với sự vật hiện tượng mà trẻ tò mò thích khám phá. VD: Khi cho trẻ khám phá về một số loại hoa tôi quay vi deo bông hoa nở cho trẻ quan sát và khi chơi cô cho mỗi trẻ bông hoa thật cho trẻ sờ cánh hoa, ngửi hoa cho trẻ chơi “cắm hoa” trẻ cắm hoa vào lọ có nước và cắm hoa vào lọ không có nước và theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra. Thông qua nhiều lần chơi, nhiều trò chơi khác nhau đã giúp trẻ tích lũy thêm nhiều kiến thức môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. VD: Tổ chuc cho tre choqwi trò choqwi “Muqwas nhỏ, muqwas to” Trong khi trẻ choi tôi kêt hop hỏi trẻ. - Khi trời chuẩn bị mưa bầu troi như thế nào? - khi het muqwas báu troi nhuqw the nào? - Nêu gạp troi múa các con se làm gì? - Khi trẻ được tham gia vào trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, khéo léo có thể lực tốt. VD: Khi chơi với cát, cho trẻ làm tranh cát với cát đã được nhuộm màu thì trẻ biết thêm được tác dụng của cát không phải chỉ làm vật liệu xây nhà. 5
  6. - Ngoài ra cô còn tổ chức cho trẻ chơi đổ hình con vật, chơi cắp cua bỏ giỏ, nhặt sỏi to xếp bông hoa to, sỏi nhỏ xếp bông hoa nhỏ… * Sử dụng câu đố, ca dao, đồng giao khi cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ. Qua bài đồng dao ca dao giúp các em có những cảm xúc tốt đẹp, giáo dục các em trở thành người có ích trong tương lai. VD: Ở chủ đề “Thế giới động vật” Tôi dạy trẻ bài “con gà, con vịt”. Tôi cho trẻ đọc bài đồng dao: “Con gà cục tác, cục te…Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay” - Những hình ảnh qua đôi mắt trẻ thơ thiên nhiên gắn bó với các em như: “chị lúa”, “cô đậu lành”, “anh dưa chuột”..vv Ngoasi ra để gây huqwng thú cho trẻ trong hoạt động khám phá t«i cßn sö dông các c©u ®è ®Ó cho trẻ đoán nhàm kÝch thÝch t- duy, ãc ph¸n ®o¸n cho trÎ, đồng thoi giup trẻ chú y vào bài học. * Ba là: Hệ thống câu hỏi đàm thoại: Một trong những thành công của việc cho trẻ được thực hành, trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội thì việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi cũng hết sức quan trọng. Mục tiêu của phương pháp đổi mới là trẻ được tích cực chủ động tham gia được thực hành trẻ tự mình khám phá tham gia thực hiện các hoạt động và trả lời câu hỏi mà trẻ muốn khám phá. Nhờ có sự ham hiểu biết mà tư duy của trẻ phát triển nhưng làm thế nào để kích thích được hoạt động nhận thức và tư duy đó của trẻ. Mục đích của quá trình đàm thoại chính là cung cấp, củng cố kiến thức cho trẻ., song không phải vì thế mà chúng ta sử dụng quá nhiều câu hỏi trong cùng một lúc. Tôi luôn căn cứ vào mục đích yêu cầu của từng hoạt động cho trẻ khám phá để đưa ra hệ thống câu hỏi với trẻ sao cho phù hợp. VD: Đề tài: “Khám phá sự kỳ diệu của nước” Tôi cho trẻ thực hành thí nghiệm nước đổi màu. - Cô chuẩn bị 3 cái cốc, cam đường, mực tím và chia trẻ thành 3 nhóm và cho trẻ làm thí nghiệm. Tổ 1 pha nước cam, tổ 2 hòa mực tím , tổ 3 pha nước đường sau đó cho trẻ quan sát và nhận xét từng cốc nước. - Các con có nhận xét gì về những cốc nước? - Vì sao cốc nước này lại có màu tím? - Khi pha đường vào trong nước các con thấy như thế nào? Dù ở hình thức nào, hệ thống câu hỏi cũng phải đảm bảo các nguyên tắc vừa sức, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nội dung mà trẻ được trải 6
  7. nghiệm. Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” tôi luôn luôn chú ý đến từng trẻ đặc biệt là trẻ yếu kém. Với những trẻ này, tôi đưa ra câu hỏi vừa sức khuyến khích trẻ trả lời và cô, tham gia cùng với trẻ để trẻ mạnh dạn và tự tin, tôi luôn quan sát lắng nghe giúp trẻ mạnh dạn, bộc lộ những suy nghĩ cảm nhận của mình về nội dung bài học * Bốn là: Tạo môi trường và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Môi trường hoạt động. Môi trường hoạt động rất quan trọng đối với trẻ đặc biệt là môi trường thiên nhiên, cỏ, cây hoa lá các loài vật…môi trường sống xung quanh trẻ. Khi tạo môi trường cho trẻ thí nghiệm tôi luôn chú ý lựa chọn những hình ảnh đẹp, sinh động màu sắc hấp dẫn, tạo môi trường phải kích thích được trí tò mò, thích khám phá của trẻ. VD: Hoạt động ở bể, cho trẻ chơi vật thấm nước, vật không thấm nước, chơi thả thuyền, con vật phun nước, câu cá, mò cua, bắt ốc. Hay cô tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động có mục đích khác như: Xách nước, tưới cây, nhặt cỏ, bắt sâu… Bé chăm sóc góc thiên nhiên - Ngoài ra tạo môi trường cho trẻ giúp trẻ có cảm gần gũi với thiên nhiên hơn, nó mang đến cho trẻ điều kỳ thú mà trẻ tò mò thích tham gia khám phá. 7
  8. - Ở ngoài trời tôi còn làm sân khấu bằng rối nước di động để cho trẻ sử dụng những con rối nhảy múa để trẻ có thể tham gia đóng kịch, diễn rối, chơi rối cùng nhau giúp trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt * Đồ dùng trực quan - Trước khi thực hiện cho trẻ trải nghiệm tôi luôn xác định mục đích yêu cầu của đề tài đó để chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho phù hợp. - Trong quá trình thực hiện, việc sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả là nhằm mục đích minh họa cho nội dung bài học, hỗ trợ cho trẻ đạt kết quả tốt hơn. Bởi đồ dùng trực quan không bao giờ sử dụng tách biệt khi được trải nghiệm. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ dùng trực quan đó gây được sự chú ý và phát triển trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời nó rất phù hợp với tư duy của trẻ. Vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan là rất cần thiết khi thực hiện hoạt động khám khá. Quan trọng là thế nhưng việc sử dụng như thế nào cho có hiệu quả cao thì không phải là điều dễ.Tùy vào từng bài mà mà tôi chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp như tạo cảnh, sân khấu rối với màu sắc tươi sáng. VD: Khi cho trẻ khám phá khoa học về “con cua, con cá” cô cho trẻ quan sát xem con cua bò như thế nào, con cá bơi ra sao cho trẻ so sánh màu sắc, hình dáng, vận động và môi trường sống của chúng cho trẻ quan sát và cho trẻ nhận xét. Và thành công nhất là tôi đã xây dựng được hình ảnh sống động được đưa vào sử dụng bằng công nghệ thông tin và như một bộ phim hoạt hình với những cảnh quay chi tiết, hình ảnh sinh động. VD: Khi dạy trẻ khám phá xã hội đề tài “Bé với bác nông dân” trẻ được quan sát hình ảnh bác nông dân gieo hạt, gặt lúa, tuốt lúa, thu hoạch hái qủa. Qua đó tôi cho trẻ làm bác nông dân gánh lúa. Cùng với việc sử dụng phương tiện hiện đại tôi cũng kết hợp với đồ dùng truyền thống đó là tranh ảnh vật thật, đồ dùng sẵn có đặc biệt là tôi thường tận dụng các phế liệu hay nguyên vật liệu rẻ tiền sẵn có như: Hộp bìa cứng, giấy màu, giấy xốp, để làm những nhân vật, cây cỏ, ngôi nhà phục vụ cho hoạt động và cắt tỉa sao cho những đồ dùng đó hấp dẫn trẻ nhưng lại phù hợp với bài dạy và gắn liền với chủ đề. VD: Khi dạy trẻ quan sát vật chìm, nổi cô tận dụng miếng xốp cắt hoa trang trí màu sắc cho trẻ thả vào chậu quan sát. Các bé rất nóng lòng được chơi đùa cùng cát và nước. Muốn được khám phá vật nổi, vật chìm và tự tay mình tạo ra những sản phẩm thật lạ mắt. “Con làm thuyền thả vào nước. Ôi! Thuyền nổi trên mặt nước”, “Có cả lá cây, bông hoa nữa. Nhưng sao viên đá lại chìm nhỉ? Có lẽ là do viên đá nặng 8
  9. quá mà”… Thật nhiều câu hỏi hồn nhiên của các bé đặt ra. Qua hoạt động thực tế, rất đỗi gần gũi này và lời giải thích của cô, các bé sẽ tự “trang bị” thêm cho mình những kiến thức cơ bản về các hiện tượng tự nhiên cũng như khơi gợi sự đam mê khám phá thế giới xung quanh của bé. Khi đã có đủ đồ dùng cho trải nghiệm tôi luôn suy nghĩ bằng mọi cách phải khai thác sử dụng đồ dùng có hiệu quả, lưu ý chỗ để đồ dùng sao cho khoa học dễ sử dụng với cô và trẻ. Bằng việc chuẩn bị đồ dùng phong phú về thể loại, sinh động hấp dẫn về màu sắc nên tôi luôn tạo được hứng thú cho trẻ. * Năm là: Tích hợp các môn học khác: Để thu được kết quả một cách tối ưu khi cho trẻ trải nghiệm bên cạnh việc sử dụng các phương pháp đặc trưng của hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội tôi luôn tích hợp vào các hoạt động khác một cách linh hoạt, sáng tạo. VD: Khi cho trẻ khám phá [các loại hoa] tôi dẫn dắt trẻ vào bài bằng cách đọc đồng giao bài vè câu đố“Họ nhà hoa” cho trẻ hát múa bài “màu hoa” … Có khi lại tích hợp cho trẻ làm quen với toán trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội VD: Khi dạy trẻ trò truyện về ngày tết trung thu cho trẻ đếm có mấy chiếc đèn lồng? đèn lồng có hình gì? Có những lúc tôi lồng ghép hoạt động tạo hình. VD: Với đề tài làm quen dụng cụ nghề may tôi cho trẻ dán hoa để trang trí váy, áo. Với đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ, mau quên nên ngoài hoạt động học, tôi còn tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động mọi lúc, mọi nơi như: Giờ đón, trả trẻ, hoạt động vui chơi, dạo chơi ngoài trời và thông qua phụ huynh để trẻ khắc sâu kiến thức. Do luôn có sự tìm tòi lựa chọn các biện pháp, thủ thuật sinh động, hấp dẫn phù hợp với từng bài dạy mà tôi đã thành công trong hoạt động cho trẻ 3 tuổi trải nghiệm, khám phá khoa học, khám phá xã hội. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. Với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình”. Tôi có thể áp dụng cho toàn bộ trẻ 3 tuổi trường mầm non Thanh Nê. Ngoài ra tôi còn có thể áp dụng rộng rãi cho toàn bộ trẻ 3 tuổi ở các trường mầm non trong toàn huyện. 4. Hiệu quả lợi ích của giải pháp: 9
  10. Sau một thời gian nghiên cứu áp dụng đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” áp dụng theo phương pháp mới lấy trẻ làm trung tâm, thể hiện cụ thể qua bảng như sau: ST Trước khi áp Sau khi áp T Nội dung đánh giá dụng sáng kiến dụng sáng kiến Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % 1 Trẻ biết làm thí nghiệm đơn giản dưới 16/37 43,2 32/37 86,4 sự hướng dẫn của cô Kể tên nói được sản phẩm của nghề 25/37 67,5 33/37 89,1 2 nông, nghề xây dựng…khi được hỏi. Mô tả được những dấu hiệu nổi bật 3 của đối tượng khi được quan sát, dưới 18/37 48,6 33/37 89,1 sự gợi mở của cô giáo. 4 Trả lời được 1 số câu hỏi đơn giản vì 17/37 45,9 30/37 81 sao, thế nào, tại sao lại như thế? Biết sử dụng giác quan để sờ, nắn 5 ngửi, so sánh để nhận ra đặc điểm nổi 16/37 43,2 32/37 86,4 bật của đối tượng. Làm thử nghiệm đơn giản vật nổi, vật 6 chìm, 21/37 56,7 31/37 83,7 Mô tả được sự vật hiện tượng khi 7 được quan sát và trải nghiệm 15/37 40,5 30/37 81 Nhận biết đặc điểm giống khác nhau 8 của một số sự vật, hiện tượng quen 28/37 75,6 30/37 81 thuộc Qua hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội tôi thấy các cháu rất hứng thú, trẻ tích cực tham gia hd, trò chơi, say mê thích thú với những gì chính trẻ được trải nghiệm. Có sự hiểu biết về các lĩnh vực mà trẻ được tham gia khám phá xã hội và khám phá khoa học. Luôn tìm tòi đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các trò chơi áp dụng trong và ngoài tiết học, những bài thí nghiệm đơn giản nhưng thú vị khi cho trẻ khám phá 10
  11. Lớp có 85% số trẻ thích hào hứng biết vận dụng thí nghiệm đơn giản để tham gia cùng bạn một cách nhanh nhẹn, khéo léo 5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến: S TĐ Năm Nơi công Chức ND công T Họ và tên chuyên sinh tác danh việc hỗ trợ T môn Cùng tham MN GV 1 Nguyễn Thị Tươi 1969 ĐH gia áp dụng Thanh Nê 3TA2 SK Cùng tham MN GV 2 Vũ Thị Thắm 1984 CĐ gia áp dụng Thanh Nê 3TA3 SK 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Muốn nâng cao hiệu quả của việc tổ chức cho trẻ hoạt động trong trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học tôi nhận thấy cần một số điều kiện sau: - Giáo viên nắm vững mục tiêu cũng như phương pháp giảng dạy của môn học. - Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý cũng như đặc điểm nhận thức của từng lứa tuổi để từ đó xây dựng được những hình thức cho trẻ trải nghiệm mang tính khoa học, sáng tạo. - Cô giáo phải nắm chắc phương pháp lấy trẻ làm trung tâm luôn tạo cơ hội để trẻ tham gia trải nghiệm, khám phá một cách tích cực luôn động viên khen ngợi trẻ kịp thời. * Về cơ sở vật chất : Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng giảng dạy phong phú đa dạng hấp dẫn tạo nhiều môi trường phong phú cho trẻ trải nghiệm . Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” Rất mong nhận được kiến đóng góp bổ xung của cấp trên và đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP. Tôi xin cam đoan báo cáo sáng kiến của mình làm không sao chép của bất kỳ ai. Thanh Nê, ngày 2 tháng 12 năm 2018 11
  12. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Vũ Hồng Sâm Mục lục Nội dung Trang PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 PHẦN II: BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: LVPT nhận thức 2 PHẦN 3: III. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 2 1. Thực trạng giải pháp đã biết. 2 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. 4 4. Hiệu quả lợi ích của giải pháp. 5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến: 11 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 12 IV. Kết luận 13 Phụ lục 14 12

Video liên quan

Chủ Đề