Sáng kiến kinh nghiệm lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ chơi ngoài trời

skkn một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [636.57 KB, 21 trang ]

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người,
nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bửa ăn, giấc ngủ và sự tiến
bộ của các cháu.
Bác hồ nói:
“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành ngoan”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn
nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm
sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với
đồ vật, môi trường xung quanh… sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân
cách con người “hoạt động ngoài trời” là một hoạt động không thể thiếu được đối
với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ phát
triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội qua đó nhằm phát triển toàn diện
nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể
thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh
khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là
trẻ được tự do hoạt động. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các
hoạt động vui chơi ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui
chơi ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài
toán khó. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ dàng
tham gia vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.
Trong thực tế, ở trường Mẫu Giáo Thuận Bình nói chung và ở lớp 5- 6 tuổi tôi
đang giảng dạy nói riêng, việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan
tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao, do sân chơi cho trẻ còn hạn hẹp, đồ chơi
ngoài trời còn chưa phong phú đa dạng, số lượng trẻ trong lớp còn quá đông. Nhận
thức của trẻ trong một lớp không đồng đều ví dụ lớp ghép, lớp có trẻ thiểu năng trí
tuệ, hình thức giảng dạy của nhiều giáo viên mầm non trẻ chưa có sự linh hoạt và
tính sáng tạo còn hạn chế.


Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công lớp mẫu giáo lá [5-6
tuổi] tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động vui chơi hoạt
động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động
ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt
và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua
các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những
câu hỏi như: vì sao, làm thế nào…và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục
cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển nhân cách cho trẻ.
Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 56 tuổi" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
II. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐẾ TÀI
Trang 1


- Nghiên cứu tìm ra giải pháp cụ thể áp dụng vào thực tiễn trong quá trình rèn
luyện, chăm sóc giáo dục trẻ trong những ngày tháng đầu tiên khi trẻ được đi học ở
trường lớp, mẫu giáo. Góp phần nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy, nâng
cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong việc học tập, vui chơi cho trẻ. Góp
phần đảm bảo mục tiêu của cấp học mầm non.
III. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
- Hình thành và xây dựng một số kinh nghiệm giúp cho trẻ mẫu giáo mạnh dạn
tự tin trong giao tiếp thích khám phá, tò mò thể hiện tính hiểu biết về thế giới xung
quanh.
- Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc hoạt động vui chơi của
trẻ là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm Non.
Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn
nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã
hội dưới sự hướng dẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi khám phá.
- Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thay đổi môi trường hoạt động trẻ
được tiếp xúc với thiên nhiên, được trực tiếp quan sát những hoạt động của xã hội,

khám phá những điều mới lạ qua các hoạt động như: Quan sát hiện tượng thiên
nhiên, môi trường sống của các sự vật, tiếp xúc với cát, nước, sỏi, nhặt lá cây cùng
cô làm những đồ chơi đơn giản, chăm sóc vật nuôi, cây trồng của lớp, của
trường,…
- Điều này được thể hiện qua nhận thức của trẻ, trẻ tò mò ham hiểu biết, mạnh
dạn nêu lên những gì trẻ đã được trải nghiệm, trẻ thường nêu lên những câu hỏi
phức tạp, số lượng nhiều hơn về các sự vật, hiện tượng theo tượng theo từng chủ đề
mà trẻ cần khám phá.
- Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân phát triển kĩ
năng vận động thô như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng, kết hợp các giác
quan và tiếp nhận cảm giác…trẻ thể hiện được tính tự do tự nguyện, tính cộng
đồng, trẻ biết thành lập theo nhóm làm đồ chơi, chơi các trò chơi vận động, dân
gian. Chơi tự do cùng nhau làm những thí nghiệm đơn giản…đặc điểm tâm sinh lí
của trẻ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Do đó để trẻ chơi tốt hoạt động ngoài
trời chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này
dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
- Tổ chức hoạt động ngoài trời được xác định là một trong những nhiệm vụ
quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện
nhân cách trẻ.
- Đồng hành với những suy nghĩ ấy chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vần đề
này như thế nào? Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người
làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này
không thể thiếu sự kết hợp chặc chẽ từ ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà
trường - Xã hội. Do đó đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời
cho trẻ 5-6 tuổi” là một đề tài mới mà bản thân tôi muốn đóng góp một phần nào
Trang 2


đó trong việc giáo dục trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
cho trẻ .

IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
- Nghiên cứu về “ “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
5-6 tuổi"
- Đề tài được áp dụng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong toàn tỉnh.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
- Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú
và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế
giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm
hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.
Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám
phá của trẻ. Tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng
thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Đối với trẻ 5-6 tuổi nói chung và trẻ mầm
non nói riêng, vui chơi là hoạt động chủ đạo vì vậy trẻ được “Học mà chơi, chơi mà
học”.
- Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động
của mình. Đồng thời qua đó trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít
thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh trẻ. Ở trường mầm non, trong
những giờ hoạt động ngoài trời mọi người có cảm giác như được trở về với làng
quê với những nhóm trẻ tụm năm tụm ba chơi các trò chơi dân gian, ngoài ra lại có
những nhóm trẻ ngồi hàn huyên đôi ba câu chuyện mà trẻ thích hay có những nhóm
trẻ được tự do chơi các trò chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, xích đu, bập
bênh…Chính vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt động cần thiết không thể
thiếu đối với trẻ mầm non.
- Hoạt động vui chơi ngoài trời có tác dụng giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện
về nhận thức tình cảm, ý trí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. Trẻ lớn
lên cùng bạn bè, có tinh thần, trách nhiệm trước nhóm chơi, đôi khi biết hi sinh ý
muốn cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm chơi và cũng ở nhóm chơi của mình trẻ
biết nhận xét, đánh giá bạn bè và ngay cả người thân mình. Nếu không có hoạt
động vui chơi việc học làm người của trẻ sẽ rất khó khăn.

- Mặt khác trong khi trẻ chơi trẻ bắt chước lao động của người lớn trẻ dần dần
nắm bắt được một số kĩ năng lao động đơn giản và có tình cảm với nghề nhiệp của
họ, từ đó giúp trẻ thêm kính trọng người lao động.
- Như vậy hoạt động ngoài trời cũng góp phần rất quan trọng đối với cuộc
sống của trẻ giúp trẻ hòa nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành
và phát triển các quá trình tâm lí và tính mục đích, tính kỉ luật, tính đồng đội. Đó
chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những
bước phát triển sau này.
1. Thuận lợi.
Trang 3


- Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo,
thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ giáo viên, nhân
viên.
- Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, gần nhà dân, số
lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành. Trường học
được xây rộng rãi, thoáng mát.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học
hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và học hỏi đồng nghiệp. Đặc biệt tôi luôn tận
dụng những vật liệu, phế liệu để có thể biến chúng thành những đồ dùng dạy học và
đồ chơi giúp trẻ được vui chơi học tập được khám phá sâu sắc hơn.
- Trường đã làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.
2. Khó khăn
- Bên cạnh những thuận lợi thì còn gặp phải những khó khăn:
+ Diện tích sân chơi chật hẹp quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu
vực chuyên biệt và hình thức chưa phong phú.
+ Đa số trẻ là học sinh mới đến lớp học nên trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia
hoạt động cùng cô và bạn.

+ Số lượng đồ chơi ngoài trời còn ít, đồ chơi còn chưa phong phú và đa dạng.
- Qua tìm hiểu thực tế và những kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy việc
tổ chức hoạt động ngoài trời trong trường lớp mẫu giáo theo tính sáng tạo, cụ thể,
thiết thực là việc làm cần thiết đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở bậc học
mầm non.
II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT:
1. Khảo sát tính hứng thú của trẻ với hoạt động ngoài trời.
2. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
3. Đa dạng các trò chơi ngoài trời.
- Các trò chơi phát triển giác quan.
- Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ.
- Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ.
- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực phát triển.
4. Tạo môi trường hợp lí và có tính phát triển.
5. Tổ chức cho trẻ quan sát.
6. Lấy trẻ làm trung tâm.
7. Chuẩn bị các nguyên vật liệu từ địa phương phục vụ cho hoạt động ngoài
trời.
8. Sưu tầm thơ đồng dao, hò, vè, câu đố ứng dụng vào trò chơi nhằm phát huy
tính tích cực chủ động của trẻ
9. Tạo mọi điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm.
10. Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức hoạt động ngoài trời cho
trẻ
Trang 4


III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
A. Cơ sở khoa học
- Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có

vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế
đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục con
người.
- Ở trẻ mẫu giáo, cần được thích nghi với môi trường mới, giáo viên là người
tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi của trẻ, trẻ chủ động tham gia
các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân.
- Hình thành cho trẻ những tâm lý, những cơ sở ban đầu nhân cách năng lực
làm người của trẻ. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang bước vào trường tiểu học có
hiệu quả.
B. Cơ sở thực tiễn:
- Đổi mới giáo dục mầm non là yêu cầu cấp thiết của đất nước ta trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
phát triển giáo dục mầm non.
- Việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động ngoài trời là hoạt động không thể thiếu
trong hoạt động một ngày của trẻ và luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao,
nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải
bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản
nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất
phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để
hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định.
C. Một số biện pháp cụ thể:
1. Khảo sát tính hứng thú của trẻ với hoạt động ngoài trời
- Để nắm được tình hình, khả năng của trẻ từ đó tôi lên kế hoạch một số biện
pháp nhằm phát huy tính hứng thú chủ động cho trẻ, tôi đã xây dựng các tiêu chí
đánh giá tính hứng thú của trẻ đối với hoạt động ngoài trời như sau:
Tính hứng thú của trẻ

Tiêu chí đánh giá


Sự tự tin

– Trẻ biết được mình là ai, cả về bản thân và
trong mối quan hệ với người khác

Khả năng giao tiếp của trẻ

– Trẻ biết diễn đạt ý tưởng của mình cho người
khác hiểu, biết điều chỉnh giọng nói và sử dụng
từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, chăm
chú lắng nghe người khác nói và chờ đến lượt
trong giao tiếp, trò chuyện.

Trẻ tò mò ham hiểu biết

– Trẻ biết đặt câu hỏi, thích khám phá sự vật
Trang 5


hiện tượng xung quanh trẻ tìm tòi cái mới hay
đặt câu hỏi: vì sao?
Trẻ thể hiện về một số hiểu
biết về thế giới xung quanh

– Trẻ kể được một số đặc điểm của các loài
hoa, cây cảnh trong trường.

Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm và thu được kết
quả như sau:


STT Tính hứng thú của trẻ

Đạt

Chưa đạt

Tổng
số trẻ

số trẻ

Tỉ lệ %

số trẻ

Tỉ lệ %

1

Sự tự tin

30

16

53.3%

14

46,7%


2

Khả năng giao tiếp của
trẻ

30

18

60%

12

40%

3

Trẻ tò mò ham hiểu biết

30

19

63,3%

11

37,7%


4

Trẻ thể hiện về một số
hiểu biết về thế giới
xung quanh

30

18

60%

12

40%

2. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
- Thực trạng trường tôi là một trường có diện tích sân chơi chật hẹp, sĩ số cháu
một lớp hơi đông nên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời còn
gặp khó khăn. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạt động tôi còn
chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò
chơi dân gian gắn liền với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp để tạo
cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời phù hợp nhất.
- Để đảm bảo cho trẻ hoạt động ngoài trời một cách thoải mái và có hiệu quả
tôi đã chủ động đề xuất với ban giám hiệu lập thời gian hoạt động ngoài cho từng
nhóm lớp để trẻ hoạt động một cách tích cực và đạt hiệu quả cao.
3. Đa dạng các trò chơi ngoài trời
- Giáo viên cần chủ động tách nhóm cho cháu hoạt động tôi còn chủ động tìm
tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân
gian gắn liền với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp:

- Các trò chơi phát triển giác quan:
Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng gió thổi, tiếng kêu ở đâu, lá rụng, chim hót,
ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh
mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, đoán xem tiếng động gì, ai thính tai…
- Ví dụ: Trò chơi “ Đố bé biết con gì?”
Trang 6


+ Luật chơi: Trẻ đoán được tiếng kêu của con vật và mô phỏng lại dáng đi của
con vật đó.
+ Cách chơi: Cô làm động tác mô phỏng vận động của các con vật kết hợp với
những tiếng kêu của chúng để trẻ biết đó là con gì. Ví dụ: Vịt đi lạch bạch và kêu
“Cạc, cạc”, Gà trống vỗ cánh và gáy” Ò ó o”, …Trẻ theo dõi và ai đoán đúng tên
con vật sẽ được lên mô phỏng những con vật mà mình biết. Các bạn khác theo dõi
và đoán xem đấy là con vật gì.
- Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ:
+ Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng.
+ Ví dụ: Trò chơi “Vật gì nổi? Vật gì chìm?”
- Cách chơi:
+ Cho trẻ quan sát những vật cô đã chuẩn bị và gọi tên những thứ đó.
+ Đưa từng vật cho trẻ xem và yêu cầu trẻ:
. Nói tên nguyên vật liệu làm ra thứ đó.
. Đoán xem vật này nổi hay chìm.
. Thử cho vào chậu nước để thấy vật đó nổi hay chìm.
+ Cho trẻ để riêng những vật nổi và vật chìm.

Trẻ khám phá thiên nhiên qua các thí nghiện đơn giản
+ Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng
tựơng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm….
+ Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường

nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong
trường và phân loại chúng nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả…
+ Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới
xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp
lịch sự với mọi người.
- Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ:
+ Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường: Thông qua hoạt động leo trèo trên
các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu tuột, các vận động bò trừơn trèo tung
ném chuyền bắt, leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo
Trang 7


léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi
nguy hiểm.

Trẻ chơi với những đồ chơi có sẵn trong trường
+ Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi
sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như : trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa,
bắn súng, đổi chỗ cho bạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ… hoặc cũng có thể cho cháu hát
theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, quả bóng tròn, ra
đây xem…
+ Ngoài trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã linh
hoạt thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các
trò chơi.
- Ví dụ:
+ Trò chơi đổi chỗ có thể thay đổi tên là bão thổi, gió thổi, tìm bạn…
+ Trò chơi Kéo co có thể thay đổi tên là Kéo pháo.
+ Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời : quả cầu làm từ dây nilon và nắp
nhựa, bông vụ làm từ giấy và ống hút, bình tưới cây được tận dụng từ những chai
vim đã sử dụng hết hay nhặt những chiếc lá khô cùng đếm, so sánh đoán với nhau

lá gì, tìm lá cho hoa.
+ Những lốp xe hơi bị bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò
chui, đi thăng bằng trên lốp xe hay trò chơi về đúng nhà.
+ Phấn vẽ hoăc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận
dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động
cho trẻ.
- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực phát triển:
+ Tâm lý lứa tuổi mầm non thích khám phá, tìm tòi, quan sát các sự vật hiện
tượng thiên nhiên, tất cả đều mới lạ đối với trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày.
Nắm bắt được tâm lý này, tôi tận dụng các giờ hoạt động trong ngày của trẻ để gợi
Trang 8


mở, tạo niềm phấn khởi, yêu thích của trẻ đến với trò chơi dân gian nhằm thực hiện
tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” trong trường
mầm non.
+ Để thực hiện tốt việc tích hợp các trò chơi dân gian vào hoạt động ngoài trời
để vui chơi của trẻ, giáo viên cần lựa chọn những trò chơi phù hợp, gắn liền với nội
dung bài dạy, đảm bảo yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm sinh lý lứa tuổi,
kết hợp sử dụng phương tiện trực quan đơn giản, gần gũi bằng nguyên vật liệu địa
phương như lá, sỏi, hột hạt…, đối với trò chơi có lời đồng dao kết hợp, giáo viên
nên hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm và thể hiện động tác minh họa.
- Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, chúng ta thường phân chia
các kế hoạch giảng dạy theo từng chủ đề khác nhau, chẳng hạn như chương trình
chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục trẻ 5 tuổi được phân chia thành 11 chủ đề. Cách
phân chia như vậy giúp trẻ dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ sâu, nhớ lâu hơn các kiến
thức cô đã dạy. Dựa vào cách phân chia như vậy, bắt buộc người giáo viên phải suy
nghĩ, tìm tòi nhằm tìm ra các trò chơi dân gian gắn liền với từng chủ đề để tổ chức
trẻ chơi, giúp trẻ chơi hứng thú và chơi tích cực hơn.

- Ví dụ, đối với chủ đề động vật có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như:
“Mèo đuổi chuột”, “Cá sấu lên bờ”, “Bắt vịt con”...; chủ đề thực vật có thể chơi các
trò chơi: “Chồng nụ chồng hoa”, “Trồng đậu trồng cà”...; chủ đề nước và các hiện
tượng thiên nhiên chơi cát.
- Với hoạt động ngoài trời có thể tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo
viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian mang tính chất vận động nhằm
rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như các trò chơi: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt
mắt bắt dê”, “Nhảy lò cò”, “Thả đỉa ba ba”, “ Mèo đuổi chuột”…

Trang 9


Cô và trẻ cùng chơi trò chơi vận động “Mèo đuổi chuột”
- Với phần chơi tự do, có thể chơi các trò chơi dân gian nhóm phát triển trí tuệ,
thẩm mỹ như: “Cơm canh rau muống”, “Chi chi chành chành”, “Bịt mắt đánh
trống”…
- Tùy theo lĩnh vực phát triển mà giáo viên có thể lựa chọn những trò chơi như
sau:
+ Lĩnh vực phát triển thể chất: Lựa chọn những trò chơi vận động nhằm rèn
luyện sức khỏe, trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, năng động, hoạt bát như các trò chơi
“Rồng rắn lên mây”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “Trồng nụ trồng hoa”…
+ Lĩnh vực phát triển nhận thức: Cần lựa chọn các trò chơi nhằm phát triển,
củng cố các kiến thức, phát triển ngôn ngữ, giáo dục trẻ kỹ năng hoạt động theo
nhóm, sử dụng các đồ dùng đồ chơi, rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy của trẻ như
các trò chơi “Chơi chuyền”, “Chuyền thẻ”…
+ Lĩnh vực phát triển phát triển thẩm mỹ: Chọn các trò chơi “Tập tầm vông”,
“Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu Vũ Quãng”…
+ Lĩnh vực phát triển phát triển tình cảm xã hội: Cô chọn những trò chơi như “
Chèo thuyền”, “Oẳn tù tì”,,… trẻ biết thể hiện sự đoàn kết và tính trung thực trong
khi chơi.

+ Lĩnh vực phát triển phát triển ngôn ngữ là những trò chơi có lời như: Trò
chơi” Tập tầm vong”, “Chi chi chành chành”, “Rồng rắn lên mây”,…
4. Tạo môi trường hợp lí và có tính phát triển:
Trang 10


- Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến
khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường chơi hợp lí có ảnh
hưởng rất quan trọng trong việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Vì vậy biện pháp tạo môi
trường chơi hợp lí sẽ giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp
dẫn, các kiến thức, kĩ năng của trẻ sẽ được cũng cố và bổ sung.Tạo môi trường phù
hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và giáo viên, góp phần hình
thành, nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với
trẻ.
5. Tổ chức cho trẻ quan sát:
- Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời phương pháp quan sát gần
như là phương pháp chủ đạo. Mối quan hệ giữa cô và trẻ hầu như là mối quan hệ
tương tác cùng hợp tác chia sẽ lẫn nhau. Không mang tính áp đặt từ phía cô, cô là
người thường xuyên quan sát trao đổi với từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, nhóm lớn
khéo léo dẫn dắt trẻ qua từng chủ đề, phát hiện ra sự thay đổi của sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống hàng ngày trong môi trường thiên nhiên trong xã hội xung quanh.
- Đây là hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung
quanh trẻ, kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa
vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường
hợp quan sát. Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị
trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ
thực hiện ở nhà như tìm hiều về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả
lớp cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn
cho trẻ tham quan vườn hoa ở công viên, cô có thể cùng kết hợp với phụ huynh tổ
chức cho trẻ những chuyến đi dã ngoại, về nguồn tìm hiểu những khu di tích lịch sử

như: khu di tích lịch sử Bình Hòa Hưng ở Đức Huệ, đền thờ liệt sĩ,… ngoài ra cô
cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ. Khi tổ chức quan sát cô có thể
tích hợp trò chơi vào hoạt động nhằm gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ với chủ đề Thực vật hoạt động có chủ đích là “ Quan sát các loài hoa
trong vườn trường”, cô tích hợp trò chơi vận động “ Tìm lá cho hoa”, chơi tự do
với đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi mang theo như: bóng, vòng, phấn, giấy. Cô
có thể tiến hành như sau:
+ Trước khi ra ngoài trời: [ Cô nói rõ địa điểm, mục đích buổi đi dạo]
+ Trước khi ra ngoài trời cô cho trẻ ăn mặc quần áo gọn gàng, phù hợp với
thời tiết, đi giày, dép và xếp thành 2 hàng dọc.
+Cô nói: Chúng ta đang sống ở một thế giới với rất nhiều các loài hoa thơm,
quả ngọt làm đẹp môi trường, làm đẹp cuộc sống. hôm nay cô và các con cùng tìm
hiểu một số loài hoa nhé! Ngoài ra chúng mình còn được chơi rất nhiều trò chơi
nữa, chúng mình thích không nào? Khi ra sân trường các con nhớ là không được xô
đẩy nhau, hái hoa, ngắt lá, bẻ cành. Các con nhớ chưa nào? Và khi nghe hiệu lệnh
của cô[ tiếng xắc xô] các con phải tập trung lại.
*Hoạt động có mục đích: Quan sát hoa hồng, hoa cúc
- Các con đang đứng ở đâu?
Trang 11


- Trong vườn có những loại hoa gì?
- Ai biết gì về hoa hồng nói cho cô và các bạn nghe nào?
- Cô khái quát lại đặc điểm, hình dạng, màu sắc của hoa hồng.
- Tương tự với hoa cúc.
- Các cô các bác trồng hoa để làm gì?
- Hằng ngày các cô, các bác phải làm gì để có vườn hoa tươi đẹp?
- Vậy muốn vườn hoa trường mình luôn tươi đẹp các con phải làm gì?
* Trò chơi vận động: “ Tìm lá cho hoa”
- Cô hỏi trẻ: Chúng mình đã được chơi trò chơi “ Tìm lá cho hoa” chưa?

+ Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ:
> Cách chơi: Mỗi bạn có một chiếc lá của hoa hồng, hoa cúc, hoa gừa.
các cháu vừa đi vừa hát khi nào có hiệu lệnh “ Tìm cây” thì ai có lá của cây hoa
nào thì tìm về đúng cây hoa đó.
> Luật chơi: Ai tìm sai phải nhảy lò cò.
- Cô phát cho mỗi trẻ một lá cây.
- Trẻ chơi 3-4 lần. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi lá cây cho nhau. Sau mỗi
lần chơi cô nhận xét.
* Trò chơi tự do:
- Cô còn nhiều trò chơi nữa: Ở khu vực này có vòng, ở khu vực kia có phấn,
bạn nào thích vẽ những ngôi nhà thì chúng mình cùng vẽ. Khu vực này cô có bóng,
khu vực kia cô có đu quay,…Bây giờ ai thích chơi ở khu vực nào thì mình về khu
vực đó chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cô chơi cùng trẻ.
* Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế
cũng đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
6. Lấy trẻ làm trung tâm:
- Đồng thời với với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá
trình quan sát chính vì thế cô cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh
để cung cấp cho trẻ. Cho trẻ được tự nhận xét, đánh giá, được cầm, sờ nắm,…Trẻ
phải tự nói lên ý kiến của mình.
- Để có thể kết hợp giữa hoạt động chung và hoạt động ngoài trời tạo hứng thú
để trẻ hoạt động.
VD: Hoạt động ngoài trời quan sát một số loại cây xanh.
- Tạo điền kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhiện được
vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Trao dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.
- Cô cho trẻ dạo quanh sân trường và quan sát các loại cây xanh.
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ về một số loại cây xanh trong trường.
- Trẻ nêu lên sự hiểu biết của mình về một số loại cây xanh..

- Dựa vào hiểu biết của trẻ cô gợi ý để mở rộng sự hiểu biết của trẻ và cung cấp
một số đặc điểm mà trẻ hiểu sai.
Trang 12


Trẻ quan sát các bộ phận của cây xanh

Trẻ cùng nhau chăm sóc hoa
VD: Phát triển nhận thức: Quan sát quá trình phát triển của cây từ hạt với chủ đề
“Thực vật”, chủ đề nhánh “ Cây xanh”
- Sau khi kiến thức đã được cung cấp trong giờ hoạt động chung thì ở hoạt
động ngoài trời có thể kết hợp trong giờ quan sát sự nảy mầm của cây qua thí
nghiệm “ Sự nảy mầm của cây” do cô và trẻ cùng thực hiện. Cô cho trẻ nói tên các
loại cây nảy mầm từ hạt.
- Cô có thể tích hợp trò chơi vận động “ Ghép tranh” về quá trình phát triển
của cây để phát triển tố chất nhanh nhẹn cho trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm tòi và khám phá đối tượng, tự trẻ suy luận cô
đặt những câu hỏi mở.
Trang 13


- Theo con cây này là cây gì?
- Tại sao con đặt tên như vậy?
- Làm cách nào để chăm sóc cây?
- Muốn bảo vệ cây xanh chúng ta phải làm gì?
- Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo
dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực…
- Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của
trẻ.
7. Chuẩn bị các nguyên vật liệu từ địa phương phục vụ cho hoạt động

ngoài trời:
- Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các
hiện tượng sự vật xung quanh mình.
VD : Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng thì cô cho trẻ thi nhau nhặt lá
vàng và cùng trò chuyện với nhau về lá vàng.
- Cô hỏi trẻ hoặc cho trẻ tự hỏi nhau một số câu hỏi như:
+ Đố bạn đó là lá của cây gì? Tại sao bạn biết?
+ Tại sao lá rụng, quan sát trên cây lúc này như thế nào?
+ Cây cần gì để sống, người ta trồng cây để là gì?
+ Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào?
+ Quan sát xem có bao nhiêu cây cùng giống với loại cây này?
- Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem
nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt đã luộc sẵn, rau muống, cỏ… và thay đổ
nhiều hình thức cho phong phú.
- Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.
8. Sưu tầm thơ, đồng dao, hò, vè, câu đố ứng dụng vào trò chơi nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của trẻ
- Ví dụ: Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động
vừa hát vừa vui vẻ nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi vẽ những lá vàng mà trẻ đã
nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ về các
từ khó như chữ “ v, r “ rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ
gìn bảo vệ môi trường sạch ở mọi nơi và phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ
với mọi sự vật trong thiên nhiên.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nhặt lá
Thấy lá vàng rơi
Các bạn mình ơi
Cùng nhau thi nhặt
Nhặt lá vàng rơi
Ta cùng vui chơi

Sân trường thêm sạch
Thêm sạch cái mà thêm sạch
Trang 14


Ví dụ: Trò chơi “ Năm chú vịt”. Với trò chơi này giúp trẻ ôn lại một số các
bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ biết cách mô tả hình dáng của mình và của bạn. Cô
cho trẻ thuộc lời ca và thực hiện động tác theo lời ca:
Năm chú vịt con mà tôi được biết[ 2 tay xòe trước ngực đưa qua đưa lại]
Chú thì cao nhồng, [ nhón gót] chú thì lùn tịt[ tay đưa xuống thấp, ngồi xổm]
Chú thì ốm nhom [ 2 tay chụm lại đưa ra trước ngực]
Chú thì mập ú[ 2 tay làm thành vòng tròn]
Chú thì điệu quá[ 2 tay chụm lại lắc người]
Chú thì bé tẹo teo[ đưa ngón tay út ra phía trước lắc qua lắc lại]
Nhưng các chú vịt này rất yêu thương nhau[ 2 tay xoay xoay trước ngực]
Là lá la la la[ 2 tay lắc lư và nhày vòng tròn]
Là lá la la la[ 2 tay lắc lư và nhày vòng tròn].
Ví dụ: Trò chơi bẫy cá Chơi tập thể với số lượng từ 10 bạn trở lên.
- Luật chơi : Khi nghe hiệu lệnh thì những bạn làm bẫy sẽ ngồi xuống, những
bạn nào còn nằm trong vòng tròn thì sẽ bị bắt và thay thế làm bẫy.
- Cách chơi:
+ Chia làm hai nhóm, một nhóm làm bẫy và nhóm còn lại làm cá. Nhóm làm
những con cá thì hai tay chụm lại, lượn sóng chạy ra chạy vào vòng tròn còn những
bạn làm bẫy thì nghe hiệu lệnh nắm chặt tay và ngồi xuống. Khi bắt đầu chơi cả hai
nhóm đều hát bài hát cá vàng bơi. Khi đã bắt hết cá thì các bạn đổi vai cho nhau.
+ Với trò chơi này giúp cho trẻ củng cố lại các bài hát mà trẻ đã được học và
phát triển các cơ cho cho trẻ nhanh nhẹn qua các hoạt động chạy, uốn lượn tay khi
chạy đồng thời kích thích cho trẻ hứng thú khi được vận động chơi.
- Ví dụ: Chơi chuyền
+ Cô cho trẻ xem cách chơi của cô và sau đó đàm thoại với trẻ. Cho trẻ tìm

nhóm chơi từ 3-5 người. Đồ chơi [cỗ chuyền ] của trẻ gồm 10 que nhỏ bằng tre,
dài 20cm, vót tròn, nhẵn hoặc là các que tính có sẵn trong lớp.
+ Đối với trẻ 5-6 tuổi không thể vừa nhặt que và đỡ bóng được nên trò chơi sẽ
được linh hoạt để trẻ đỡ tay không, nhặt que, và đọc bài chuyền.
+ Trẻ có thể oẳn tù tì để xác định trước, sau
+ Cho trẻ ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một
câu, vừa vờ như tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt
hòn cái không để rơi.
+ Lời ca như sau:
+ Bàn một : cái mốt, cái mai, con trai, con hến, con nhện, chăng rơ, quả mơ,
quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. [lấy mỗi lần một que].
+ Bàn đôi : Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba. [lấy mỗi lần
hai que]
+ Bàn ba: Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư [3 lần nhặt mỗi lần 3
que, 1 lần nhặt 1 que]
Trang 15


+ Bàn tư: Tư củ từ, tư củ tỏi, hai lên năm [2 lần nhặt mỗi lần 4 que, 1 lần nhặt
2 que].
+ Bàn năm: Năm con tằm, năm lên sáu [2 lần nhặt mỗi lần 5 que]
+ Bàn sáu: Sáu củ ấu, bốn lên bảy [1 lần nhặt mỗi lần 6 que, 1 lần nhặt 4 que]
+ Bàn bảy: Bảy quả cà, ba lên tám [1 lần nhặt mỗi lần 7 que, 1 lần nhặt 3 que]
+ Bàn tám: Tám quả trám, hai lên chín [1 lần nhặt mỗi lần 8 que, 1 lần nhặt 2
que]
+ Bàn chín : Chìn cái cột, một lên mười [1 lần nhặt mỗi lần 9 que, 1 lần nhặt 1
que]
+ Bàn mười : Tung năm mươi, mười vơ cả, ngã xuống đất, cất tay chuyền. [đặt
10 que xuống, nhặt 10 que lên, làm 2 lần].
+ Chơi như bàn chuyền một vòng, hai vòng, hoặc ba vòng, vừa chuyền vừa

hát bài đồng dao, sau đó lại quay về bàn một, tính là hết ván.
+ Phần thưởng của cuộc chơi là người thua làm kiệu cho người thắng đi một
vòng quanh sân.
+ Thông qua những câu chuyện kể trong lớp cô có thể gợi ý cho trẻ một số
hình ảnh trong sân trường và trẻ có thể sáng tạo câu chuyện trong chuyện qua hình
ảnh đó.
9. Tạo mọi điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm.
- Một hoạt động chỉ được tổ chức thành công khi trẻ thể hiện sự hứng thú, tập
trung chú ý vào bài học. Chính vì vậy, khi tổ chức các hoạt động giáo dục, tôi luôn
tận dụng mọi cơ hội có thể, nhằm cho trẻ được thực hành trải nghiệm, luôn luôn
lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện cho trẻ
được thể hiện ý tưởng của mình. Từ những thực nghiệm của chính bản thân mình,
hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát, óc phán đoán, biết giải thích, suy luận, qua đó
có thể cung cấp hoặc củng cố kiến thức cho trẻ.
Ví dụ : - Cô tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm: Thí nghiệm về sự phân hủy
của lá cây; thí nghiệm về không khí bị ô nhiễm từ khói, sự bay hơi của nước…
- Trong lĩnh vực con người với thế giới thực vật : Cô tổ chức các thí nghiệm:
cây cần nước, ánh sáng, không khí; điều kiện hạt nảy mầm…
10. Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức hoạt động ngoài trời cho
trẻ
- Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua
sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp
ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
- Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để
hướng trẻ quan sát thử nghiệm .
- Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung
quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.
- Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu
mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Trang 16



- Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát
triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
- Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP:
- Một số kinh biện pháp giúp cho trẻ chơi tốt hoạt động ngoài trời là một trong
những cơ sở tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người. Đối với
trẻ thơ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nhân cách là hình thành ở
trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người qua đó hình thành cho trẻ những
thói quen biết quan tâm đến mọi người và môi trường xung quanh mình, có ý thức
học tập tốt. Trẻ luôn có thái độ chăm sóc bảo vệ cây xanh, vệ sinh cá nhân cũng
như các hoạt động ở trường, lớp.
- Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản
thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn
gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên nhiên, có ý thức tốt
bảo vệ môi trường của lớp, của trường luôn sạch đẹp.
1. Về phía trẻ
- Qua một thời gian tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra
những hướng tốt nhất cho cháu khi hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy đa số cháu đã
trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, cụ thể là các cháu có tính
nhút nhát như: Cháu Mẫn, Quỳnh Như, Thảo Nhi,…, đến gần cuối năm học các
cháu trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt
rè nhút nhác như lúc đầu năm học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới
xung quanh cũng phát triển rõ rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi
hoạt động khám phá về thế giới xung quanh.
- Mặt khác những cháu khác trong lớp đã nắm được một số kiến thức
khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào những hoạt động thiên nhiên,
hoạt động ngoài trời. Chẳng hạn cháu hiểu được:

+ Làm thế nào để vườn cây của bé luôn xanh tươi sạch sẽ?
+ Tại sao lại có hiện tượng sấm chớp khi trời mưa?
+ Trong đất có những gì?
+ Phải nói chuyện như thế nào để vừa lòng người nghe?
Bảng tổng hợp kết quả, khảo sát đánh giá trẻ như sau
Đầu năm
STT

1

Tính tích cực của trẻ

Sự tự tin

Cuối năm

Đạt

Chưa
đạt

Đạt

Chưa
đạt

SL

16/30


14/30

30/30

0

TL

53,3% 46,7%

100%

0%

Trang 17


2

3

4

Khả năng giao tiếp của trẻ

Trẻ tò mò ham hiểu biết
Trẻ thể hiện một số hiểu
biết về thế giới xung
quanh


SL

18/30

12/30

29/30

1/30

TL

60%

40%

96,7% 3,3%

SL

19/30

11/30

29/30

TL

63,3%


37,7%

96,7% 3,3%

SL

18/30

12/30

30/30

0

TL

60%

40%

100%

0%

1/30

2. Về phía giáo viên
- Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua
sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp
ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.

- Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá
để hướng trẻ quan sát thử nghiệm.
- Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi
xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.
- Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu
mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
- Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát
triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
- Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn trẻ tôi đã được tham gia
tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục giúp trẻ chơi tốt hoạt động ngoài trời.
Để từ đó tôi đã tìm ra những phương hướng, biện pháp tích cực và triệt để nhất để
áp dụng ,vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ.
Hình thành cho trẻ những kĩ năng giao tiếp linh hoạt hơn.
- Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường đó là một bài học để mình thử
nghiệm phương pháp dạy của mình trên trẻ, qua đó ta thấy được những trò chơi nào
nên áp dụng và áp dụng vào lúc nào, vào thời điểm nào để lôi cuốn sự chú ý của trẻ
và tạo cho trẻ sự hứng thú, thoải mái trong khi chơi. Với đồng nghiệp cùng học hỏi
những kinh nghiệm qua những trò chơi dân gian, phương pháp gây hứng thú cho
trẻ khi quan sát …
- Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ
để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dùng, đồ chơi.
- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và
giáo dục cho trẻ phát triển tốt nhất bằng nhiều cách .
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Trang 18


- Sau một thời gian thực hiện tôi nhận thấy khả năng của trẻ có những chuyển

biến rõ nét. Trẻ hứng thú với tích cực tham gia chơi hoạt động ngoài trời, trẻ khi
nhìn thấy người khác xả rác thì biết nhắc nhở. Biết thu gôm những phế liệu, biết
giữ gìn bảo vệ môi trường, trẻ có thể tự tổ chức trò chơi cho các bạn trong lớp của
mình, trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện các vai chơi…Bản thân tôi nhận thấy đề tài”
“Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi” là đề tài tôi
tâm đắc nhất vì qua một năm cho cháu hoạt động ngoài trời theo các phương pháp
trên tôi nhận thấy cháu trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ
động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Cháu biết suy
nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả
lời. Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn
trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những
thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt
với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ
bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niềm vui lớn của
cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục.
IV. KIẾN NGHỊ.
1/ Về phía nhà trường:
- Trang bị về cơ sở vật chất, tạo môi trường xanh- sạch- đẹp, tạo thêm sân chơi
thoáng mát cho trẻ trong trường học.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được học tập kinh nghiệm các tiết ngoại khóa.
2/ Về phía giáo viên:
- Giáo viên luôn có tin thần học hỏi và trao dồi kinh nghiệm là tấm gương điển
hình cho trẻ học tập.
- Giáo viên cần cho trẻ thực hành thường xuyên và trải nghiệm cùng cô, tạo
môi trường làm việc hứng thú cho trẻ.
- Luôn tìm tòi học hỏi nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ.
- Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên liệu mở để phục vụ công
tác giảng dạy.
3/ Về phía gia đình

- Phối hợp tốt với nhà trường, giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Hỗ trợ nhiệt tình các nguyên vật liệu cho giáo viên ở lớp và nhà trường khi
cần thiết cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
V. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP ĐỀ TÀI:
- Đề tài:“Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi"
đã được áp dụng xuyên suốt ở lớp lá của tôi, trong quá trình thực hiện bản thân tôi
nhận thấy đã đạt được những kết quả rất tốt.
- Từ những thành quả trên, tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài này cho những năm
học tiếp theo và tìm tòi nghiên cứu bổ sung thêm những biện pháp mới hay hơn
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Trang 19


- Trên đây là toàn bộ những suy nghĩ của tôi về đề tài “Một số biện pháp tổ
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi". Với khả năng nghiên cứu của bản
thân còn hạn chế và thời gian có hạn cho nên việc viết sáng kiến kinh nghiệm
không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Đề tài này là một sự suy nghĩ của bản
thân, bản thân tôi còn nhiều hạn chế về những từ ngữ và cách thức trình bày trong
nghiên cứu khoa học. Tôi rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo của nhà
trường, của ngành có những đóng góp ý kiến giúp cho đề tài mang lại hiệu quả thiết
thực hơn.
Thuận Bình, ngày 15 tháng 04 năm 2016
Người viết

TÀI LIỆU TH M KHẢO
Trang 20


- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Phương pháp dạy trẻ Mầm Non nhà trẻ, mẫu giáo

- Trang web hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com
- Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển
trẻ em năm tuổi.
- 101 trò chơi nhân gian cho trẻ mẫu giáo.
- Sách chương trình giáo dục mầm non mới

Trang 21



SKKN “Tạo hứng thú cho trẻ hoạt động ngoài trời 4- 5 tuổi”

Đọc bài Lưu

Hoạt dộng ngoài trời là một tromg những hoạt đông vui chơi mà trẻ thích nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui đặt biệt là trẻ thích được khám phá bằng chính trải nghiệm của mình là hành trang cho trẻ bước vào môi trường mới.

1.Tên đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:

“Tạo hứng thú cho trẻ hoạt động ngoài trời 4- 5 tuổi”

2. Lý do chọn đề tài, mô tả nội dung

2.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non đang từng bước đổi mới hình thức giáo dục và hoàn thiện các phương pháp theo hướng tích cực lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh các hoạt động học tập thì hoạt động ngoài trời không thể thiếu mẫu giáo trong trường mầm. Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát môi trường xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm sự hiểu biết về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đặc biệt nhất là trẻ thỏa mản được tự do hoạt động. Bên cạnh đó cũng giúp cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa cân đối đảm bảo sự phát triển thể lực, trí tuệ toàn diện, nâng cao sức khỏe. Hoạt dộng ngoài trời là một tromg những hoạt đông vui chơi mà trẻ thích nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui đặt biệt là trẻ thích được khám phá bằng chính trải nghiệm của mình là hành trang cho trẻ bước vào môi trường mới.

Là một giáo viên được phân công dạy lớp chồi 3 trẻ 4- 5 tuổi, tôi luôn suy nghĩ và tìm hiểu một số phương pháp có thể vận dụng kỹ năng và khả năng của mình vào việc giảng dạy, lồng ghép các nội dung giáo dục trẻ một cách hấp dẫn, hứng thú với trẻ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ vận dụng tất cả những yếu tố sẵn có trong thiên nhiên, tác động vào chúng thông qua các trò chơi vận động và trò chơi dân gian, sự quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh làm khơi gợi từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ ta giáo dục, hình thành cho trẻ những hành vi, thái độ, thói quen tốt, góp phần phát triển tư duy . Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh nên năm học 2018 - 2019 tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho trẻ hoạt động ngoài trời 4- 5 tuổi”.

Thuận lợi:

Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của BGH nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt chuyên môn, cũng như trang bị cơ sở vật chất đủ đồ dùng đồ chơi đa dạng.

Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng dễ dàng cho trẻ tham gia học tập tốt

Phụ huynh nhiệt tình, thường xuyên trao đổi với giáo viên – tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

Giáo viên hoà đồng, phối hợp công việc tốt, thường xuyên học hỏi lẫn nhau và có ý thức nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ.

Bản thân yêu nghề có ý thức và trách nhiệm cao, có tinh thần phấn đấu tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tự học tự rèn luyện nâng cao tay nghề, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi còn gặp phải một số khó khăn như sau:

Sân chơi chung với tiểu học nên việc bố trí đồ chơi cho trẻ.

Lớp ghép hai độ tuổi chưa có nền nếp học tập và khả năng hoà nhập không đồng đều.

Phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng cho trẻ hoạt động ngoài trời, sợ trẻ bị nắng, bệnh.

Đồ dùng ngoài trời đã xuống cấp, màu sắc chưa thu hút trẻ.

Kết quả khảo sát đầu năm: 2018- 2019

Nội dung

Tỷ lệ khảo sát đầu năm

Trẻ tò mò ham hiểu biết

60%

Trẻ thể hiện hiểu biết về thế giới xung quanh

60%

Trẻ chưa tự tin

50%

2.2 Mô tả nội dung

Về phía trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm “Tạo hứng thú cho trẻ hoạt động ngoài trời 4- 5 tuổi” sẽ giúp trẻ hứng thú khám phá môi trường thiên nhiên và tự tin khi tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian và mạnh dạn khi chơi các khu chơi. Điểm mới của sáng kiến là sự kết hợp qua lại giữa nhà trường với phụ huynh, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Trẻ được chơi trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh và làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ cùng thực hiện.

Trẻ thích tham gia hoạt động ngoài trời, có ý thức tự giác, hứng thú và biết giữ gìn đồ chơi của lớp, của trường đồng thời cũng hình được các kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán, suy luận, khả năng chú ý, khả năng phối hợp tập thể cho trẻ. Bên cạnh đó vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ biết diễn đạt câu do đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh cũng như tiếp nhận tri thức dễ dàng hơn.

Về phía giáo viên

Qua chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm giáo viên phải là người khơi gợi những ý tưởng mới, tư duy mới để giúp trẻ phát triển, chính vì thế khi chọn và viết đề tài về “Tạo hứng thú cho trẻ hoạt động ngoài trời 4- 5 tuổi” của lớp chồi 3 trường Mầm non Phú Thành” tôi đã tìm ra một số trò chơi dân gian, quan sát thiên nhiên phù hợp độ tuổi để tổ chức hướng dẩn trẻ chơi. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên đưa ra ý tưởng để khơi gợi trí tượng tượng tư duy của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất và trí tuệ.

3. Giải pháp thực hiện từ sáng kiến kinh nghiệm

Môi trường hoạt động ngoài trời hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Môi trường cho trẻ hoạt động chính là nơi cung cấp về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ, là nơi trẻ tự do khám phá môi trường và tích cực hoạt động của trẻ. Vì vậy tạo môi hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ hấp dẫn trẻ, từ đó giúp tôi củng cố và bổ xung cho trẻ các kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần. Tạo ra môi trường phù hợp, đa dạng phong phú giúp gây hứng thú cho trẻ và cả chính giáo viên chúng ta, đồng thời còn góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với các bạn... tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

Phương pháp trực quan: Tổ chức cho trẻ quan sát

Một trong những hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức môi trường tự nhiên xung quanh trẻ đạt hiệu quả cao đó là tổ chức cho trẻ quan sát.

Nhằm giúp trẻ quan sát một cách hiệu quả nhất, tôi hướng trẻ cùng tham gia chuẩn bị trước khi cho trẻ quan sát góc thiên nhiên với chủ điểm thực vật thì yêu cầu trẻ ở nhà tìm về một số đặc điểm cây xanh, rau, hoa kiểng mang vào lớp cùng quan sát hay vận động phụ huynh mang cây cảnh vào lớp hay cùng trò chuyện với trẻ. Đây là một hình thức kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ rất tốt. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu cho từng trường hợp quan sát. Ngoài ra tôi cũng chuẩn bị các câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ.Trong quá trình quan sát cô lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ tự nhận xét đánh giá, được cầm, sờ,...Trẻ tự nói lên ý kiến của mình, luôn quan tâm phát huy tính tích cực của trẻ.

Phương pháp thực hành:

Trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ quan sát,tôi luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trải nghiệm thực tế vận động trẻ mang cây xanh, hoa kiểng vào lớp trồng chuẩn bị cho trẻ chậu mổi chậu đều có kí hiệu của từng trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và luôn tạo điều kiện cho trẻ được thực hành nhiều nhất.Trong quá trình tham gia thực hành hình thành cho trẻ biết yêu lao động, trẻ sẽ tự tích lũy được các kinh nghiệm, kỹ năng trong cuộc sống, tổ chức cho trẻ lao động là cơ hội cho trẻ được thể hiện và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quan trọng của người lao động, đó là: sự cần cù, sự kiên trì, quyết tâm, cố gắng vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Có thể tổ chức cho trẻ lao động chăm sóc thiên nhiên như: Xới đất, nhổ cỏ, nhặt lá úa cho cây, nhặt lá rụng, tưới nước cho cây…

Ví dụ: Trẻ xuống sấn trường thấy nhiều lá vàng rụng trên sân cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng nhau trò chuyện về những chiếc lá đó.

Đố trẻ lá của cây gì?

Tại sao lá rụng?

Cây cần gì để sống? Cây xanh có ích lợi gì?

Theo con mình bảo vệ cây bằng cách nào?

Qua đó cũng hướng trẻ làm một số đồ chơi từ thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên liệu như các loại hạt, cỏ, cọng rau muống, giấy bìa, vỏ óc hến, đá sỏi. Cô gợi ý cho trẻ chơi cho trẻ sáng tạo sản phẩm của mình như vòng tay dán tranh...

3.1.Thiết kế, cải tạo môi trường trong và ngoài lớp sạch xanh, đẹp an toàn thân thiện.

Luôn tạo môi trường cho trẻ tự do vận động hoạt động ngoài trời trẻ trải nghiệm hình thành các kỹ năng khám phá thiên nhiên cuộc sống quanh bé

3.2. Công tác chỉ đạo phân công:

Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời là môi trường đa dạng phong phú khiến khích trẻ tích cực hoạt động. Mối quan hệ giữa cô và trẻ hầu như mối quan hệ tương tác phối hợp chia sẽ lẫn nhau. Không mang tính áp đặt từ phía cô, cô là người thường xuyên quan sát trao đổi từng cá nhân, từng nhóm trẻ gợi mở cho trẻ tham gia tích cực các hoạt động. Giúp cho trẻ tự tin trong các trò chơi vận động ngoài trời có kỹ năng làm việc cùng bạn cùng nhau chia sẽ.

3.3. Công tác phối hợp:

Tổ chức các trò chơi vận động, nhóm trò chơi phát triển nhận thức và phát triển giác quan cho trẻ, sưu tầm một số trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động. Trò chơi vận động giúp phát triển thể lực cho trẻ: [ Trẻ chơi với các đồ chơi sẵn có trong sân trường ]

Tận dụng những đồ chơi và dụng cụ vận động sẵn có trong sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh…. Là những trò chơi có sức hấp dẫn trẻ rất lớn. Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động: Các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời vận động bò trườn, tung, ném, chuyền và bắt bóng, bật qua chướng ngại vật, leo bậc thềm, nhảy lò cò… Từ đó rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, và sức dẻo dai của cơ thể. Đồng thời kết hơp lồng ghép giáo dục trẻ không leo trèo, chạy nhảy ở những nơi nguy hiểm.

Vd: Trò chơi liên hoàn “Đi đường dích dắc- bật chụm tách khép chân- bò qua cổng chui- ném bóng vào cột ném bóng”

Sưu tầm một số trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời:

Trò chơi dành cho lứa tuổi Mầm Non rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là không giống nhau. Cùng một trò chơi nhưng cách tổ chức ở mỗi một độ tuổi lại phải tổ chức ở một mức độ khác nhau. Nhận thức được điều đó, tôi đã tìm tòi và sưu tầm được một số trò chơi cho trẻ ở lớp mình thông qua các phương tiện: tạp chí, sách báo… Cụ thể đó là những trò chơi sau: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, lộn cầu vòng, nhảy bao bố, đi gáo dừa...

Vẽ phấn, vẽ nước hoặc bất cứ dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể vận dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ

Trẻ lắng nghe những âm thanh như nghe tiếng gió thổi, nghe tiếng chim hót, nhìn lá rụng, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời qua các trò chơi: Ai nhanh mắt, tai ai thính nhằm phát triển các giác quan cho trẻ.

Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá, để biết được tính chất của chúng.
Chơi với lá cây như: xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như: Hình bông hoa, ngôi nhà, con bướm, ông mặt trời. Trẻ tham gia trồng cây, chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò của trẻ qua các trò chơi giúp cho trẻ phát triển nhận thức.

Làm quen với văn học: Trẻ biết đọc các bài thơ, ca dao đồng dao...trả lời câu hỏi tròn câu về thiên nhiên phát triển vốn từ cho trẻ.Làm quen với toán: Trẻ có thể đếm số lượng cây xanh, bông hoa, cánh hoa, vận động tinh trẻ có thể xếp hình các dạng hình học.Cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp thể hiện qua các bài hát, thể hiện sự khéo léo vẽ tô màu phát triển nghệ thuật tạo hình

4. Kết quả thu được từ sáng kiến kinh nghiệm

4.1 Đối với giáo viên

Phụ huynh hài lòng tin tưởng và nhiệt tình tham gia các hoạt động khi nhà trường tổ chức.

Bản thân luôn thấy nhẹ nhàng hơn trong các hoạt động ngoài trời. Từ những thực nghiệm đặt biệt phải nắm vững phương pháp,luôn đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục của chính bản thân mình hình thành cho trẻ các kỹ năng quan sát, óc phá đoán, biết giải thích, qua đó có thể cung cấp kiến thức, củng cố kiến thức cho trẻ.

Công tác chuẩn bị đồ dùng khi lên tiết dạy đỡ vất vả hơn vì có sự họp tác giữa cô và trẻ.

4.2 Đối với trẻ

Trước khi áp dụng các biện pháp thì tôi còn mất phải những khó khăn: giờ học còn khô khan, chưa linh hoạt, sinh động, chưa hấp dẫn trẻ, trò chơi chưa sáng tạo, trẻ không tập trung nghe hiệu lệnh của cô, trẻ tỏ ra chán nản, bỏ góc chơi… nhưng sau khi áp dụng các biện pháp tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể.

Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện

Trẻ tò mò ham hiểu biết 60%

Trẻ tò mò ham hiểu biết chiếm 90%

Trẻ thể hiện hiểu biết về thế giới xung quanh 60%

Trẻ thể hiện hiểu biết về thế giới xung quanh chiếm 90%

Trẻ chưa tự tin 50%

Trẻ tự tin hơn chiếm 90%

Sau khi áp dụng các biện pháp trên để phát triển hoạt động ngoài trời cho trẻ, tôi nhận thấy rằng trẻ thích thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, kể cả bé nhút nhát cũng chịu tham gia thực hiện theo yêu cầu của cô một cách nhanh nhẹn.

5. Khả năng nhân rộng

Trong năm học 2018- 2019 này tôi tiếp tục sẽ tiếp tục phát huy môi trường hoạt động ngoài trời tích cực cho trẻ thông qua các chơi vận động tập thể ,dân gian, trẻ tự tin khám phá trải nghiệm.

Do vậy tôi viết sáng kiến “Tạo hứng thú cho trẻ hoạt động ngoài trời 4- 5 tuổi” và được áp dụng tại lớp và được các bạn đồng nghiệp học hỏi.

6. Kết quả và đề xuất

6.1. Kết quả

Cho trẻ hoạt động ngoài trời theo các phương pháp trên tôi nhận thấy: Tạo hứng thú hoạt động ngoài trời có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cho trẻ hoạt động ngoài trời theo các phương pháp đã nêu ở trên tôi nhận thấy trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ đã biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời

Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niền vui lớn của cô.

6.2 Đề xuất:

Tổ chuyên môn : Cần xây dựng các tiết dạy hoạt động ngoài trời có lồng ghép nội dung lấy trẻ làm trung tâm để cho giáo viên được đươc dự giờ chia sẽ và học hỏi kinh nghiệm.

Trường: Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự giờ chuyên đề vòng cụm, hội giảng hội thảo để học hỏi kinh nghiệm

Bài viết của tôi sẽ còn nhiều hạn chế rất mong sự đóng góp của Ban giám Hiệu và của đồng nghiệp./.

Phú Thành, ngày 18 tháng 11 năm 2019

Người viết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động vui chơi ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng. » Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Phát huy tính tích cực chủ động
  • Tính tích cực chủ động của trẻ
  • Hoạt động vui chơi ngoài trời
  • Vui chơi ngoài trời
  • Hoạt động vui chơi của trẻ
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. //nhipdieu.tk I–ĐẶTVẤNĐỀ: 1. Xuấtphátđiểm: Trẻmầmnon“Họcmàchơi–chơimàhọc”.Hoạtđộngvuichơilàhoạt độngchủ đạocủalứatuổimầmnon,màtrongđóvuichơingoàitrờilàmột hoạtđộngkhôngthể thiếuvìtrẻ sẽ đượchítthở khôngkhítronglành,được quansátthế giớixungquanhkhámphánhữngđiềumớilạ từ thiênnhiêngiúp trẻtăngthêmvốnsốngvànhấtlàtrẻđượctựdohoạtđộng. 2. Lýdo: Môitrườngchotrẻhoạtđộngngoàitrờisẽlàmộtmôitrườnghấpdẫnvà lôicuốntrẻnếuchúngtabiếtnắmbắtvàtậndụngtấtcảnhữngyếutốcósẵn trongthiênnhiên,tácđộngvàochúngquacáctròchơi,quansát,tìmhiểusựvật xungquanhtrẻtrongcáctìnhhuống.Nhữngcâuhỏinhư:vìsao,làmthếnào… vàtừsựtòmòhamhiểubiết ởtrẻ,tagiáodụcchotrẻ hìnhthànhhànhviđẹp, thóiquentốt,gópphầnpháttriểnnhâncáchtrẻ.Chínhvìnhucầunhậnthứccủa trẻ muốnkhámpháthế giớixungquanh,tôiđãmạnhdạnchọnđề tài“ Phát huytínhtíchcựcchủđộngcủatrẻởhoạtđộngvuichơingoàitrời”. 3. Tầmquantrong: Hoạtđộngngoàitrờilàmộttrongnhữnghoạtđộngvuichơimàtrẻhứng thúnhất,manglạichotrẻ nhiềuniềmvuivàkiếnthứccầnthiếtvề thế giới xungquanhchúng. Trẻ nhậnthứcthế giớixungquanhbằngcáchtiếpxúc,tìmhiểu,khám phávàquantâmđếnnhữnggìxảyraởcuộcsốngxungquanhmình. Quahoạtđộngngoàitrờitrẻ thỏamãnnhucầuhoạtđộng,nhucầutìm hiểukhámphácủatrẻ. Hoạtđộngvuichơingoàitrờitạochotrẻsựnhanhnhẹnvàthíchứngvới môitrườngtựnhiênđồngthờitrẻtựtin,mạnhdạntrongcuộcsống. 4. PhạmviápdụngSKKN: Lớpchồi2,trườngMNThiênLý,QuậnTânPhú. II–NỘIDUNGCHÍNH: a. Thuậnlợi: Nhàtrườngcótủsáchvànhiềutàiliệuphongphúđểthamkhảo Trườngtrangbịnhiềuđồdùngđồchơihoạtđộngngoàitrờiđadạngvà phongphú. 1
  2. //nhipdieu.tk Bảnthânthườngxuyênhọchỏicácđồngnghiệpquacácbuổidự giờ hoạtđộngvàtìmhiểuquacácloạisáchbáođồngthờicó kế hoạch sắpxếp hoạtđộngvuichơitheotừngchủđềvớisựhứngthúcủatrẻ. Phụhuynhủnghộcácnguyênvậtliệuchocáchoạtđộngvàhọcsinhthì tíchcựcthamgiacáctròchơi. b. Khókhăn: Vịtríkhuvựctrườngkhôngphùhợpvớiđấttrồngcây,câytrồngkhó pháttriểnnêntạomôitrườngcómảngxanhrấtvấtvảluônđòihỏisựbaoquát chămchútthườngxuyêncâymớicóthểpháttriển. Đasốphụhuynhởlớpđềulàthànhphầnlaođộngnêntròchuyệncùng trẻvềthếgiớixungquanhtrẻcònhạnchế,đaphầnlàcôcungcấpchotrẻkiến thức. 1.Biệnphápxửlý: @.Biệnpháp1:Đadạngcáctròchơingoàitrời. Thựctrạngtrườngtôilàmộttrườngcódiệntíchsânrộng,sỉsốcháuhợp lýnênviệctổchứcchocáccháuvuichơihoạtđộngngoàitrờitheolịchcụthể củatừngnhómrấtthuậntiện.Riêngvớilớptôingoàiviệctáchnhómchocháu hoạt động,tôicònchủ độngtìmtòinhữngnộidunghoạt độngngoàitrời, nhữngtròchơivậnđộng,tròchơidângiangắnvớichủđiểmvàgắnvớinhững mốcthờigianphùhợp. Cáctròchơipháttriểngiácquan: - Trẻ lắngnghetiếngđộng,tiếngkêu ở đâu,nghetiếnggióthổi,lárụng, chimhót,ngửimùihoa,mùicỏ,mùicủalácây,cảmnhậnánhnắngmặt trời,quatròchơiaitinhmắt,đoáncâyqualá,đoánvậtbằngtay,aithính tai,đoánxemtiếngđộnggì… Cáctròchơităngcườngnhậnthứccủatrẻ: - Trẻ chơivớicát,nước,sỏi,phấnvẽ,đấtđáđể biếtđượctínhchấtcủa chúng.Chơivớilácâynhư xếpláthànhnhữnghìnhdạngkhácnhautheo trítưởngtựơngcủatrẻnhưhìnhbônghoa,cănnhà,conbướm…. - Trẻthamgiatrồngcâyvàchămsócvườncâyxungquanhkhuvựctrường nhằmpháttriểnóctòmò ở trẻ:quansátsự thayđổihàngngàycủacây xanhtrongtrườngvàphânloạichúngnhómcóhoa,nhómkhôngcóhoa, nhómănquả…. - Quanhữngtròchơinàycũnggiúptrẻ mở rộngmốiquanhệ vớithếgiới xungquanh,cáchchămsóccâyxanhvàbảovệcâyxanh,rènchotrẻcách giaotiếplịchsựvớimọingười. 2
  3. //nhipdieu.tk Hoạtđộnggiúppháttriểnvậnđộng ở trẻ: Chơivớicácđồ chơicó sẵntrongtrường - Thôngquahoạtđộngleotrèotrêncácthiếtbị dụngcụ vậnđộngngoài trời:cầutuột,cácvậnđộngbòtrừơntrèotungnémchuyềnbắt,leoqua cácbậctamcấp,gốccây,nhảylòcòrènchotrẻsự khéoléonhanhnhẹn củađôibàntay,bànchân,giáodụctrẻ khôngleotrèonhữngnơinguy hiểm. - Tổ chứcchocháuchơimộtsố tròchơisinhhoạttậpthể đơngiản,trò chơisinhhoạtcộngđồngcũngrấtthuhúttrẻnhư:tròchơiđoànkết,trời nắngtrờimưa,bắnsúng,đổichỗchobạn,bẫycá,cásấulênbờ…hoặc cũngcóthể hátchocháuháttheomộtsố bàihátsinhhoạttậpthể đơn giảnnhư:Bạnởđâu,qủabóngtròn,rađâyxem… - Ngoàinhữngtròchơivậnđộngtheochươngtrìnhchămsócvàgiáodục trẻ,tôicũngđãlinhhoạttrongviệcthayđổiluậtchơi,thayđổitêntrò chơinhằmthuhúttrẻvàhấpdẫntrẻvàocáctròchơi. Vídụ:Tròchơiđổichỗcóthểthayđổitênlàbãothổi,gióthổi,tìmbạn… ­TròchơiKéococóthểthayđổitênlàKéopháo - Cùnglàmvớicônhữngđồ chơingoàitrời:quả cầulàmtừ dâynilonvà nắpnhựa,bôngvụ làmtừ giấyvà ốnghút,haynhặtnhữngchiếclákhô cùngđếm,sosánhđoánvớinhaulágì… - Nhữnglốpxehơibịbểcóthểtậndụngđểchotrẻchơinhảybậthoặcbò chui,đithăngbằngtrênlốpxe. - Phấnvẽhoăcbấtcứnhữngdụngcụchotrẻhọcgiờthểdụccũngcóthể tậndụngchotrẻhoạtđộngngoàitrờicũnglàmộthìnhthứcônluyệnkỹ năngvậnđộngchotrẻ Sưutầmmộtsốtròchơivậnđộngvàtròchơidângianchotrẻhoạt độngngoàitrờiphùhợpvớitừngchủ điểm: Bongbóngbay,Chèo thuyền,Đànchuộtcon… Vídụ:Chủđiểmmùaxuân,sưutầmthêmnhữngtròchơidângiantronglễhội mùaxuândạycháuchơi:đácầu,nhảydây,némcòn,bịtmắtbắtdê @Biệnpháp2:Cáchtổchứctrongcáchoạtđộngliênýđểtạohứngthú chotrẻ,trẻcóthểtrảinghiệmquahoạtđộngtrẻđượchọctronglớp. Hoạtđộngquansát: 3
  4. //nhipdieu.tk - Đâylàmộthìnhthứcchotrẻ làmquenvớinhữngkiếnthứctự nhiên,xã hộixungquanhtrẻ,kíchthíchóctìmtòikhámphácủatrẻ.Nộidungquan sátthườngdựavàokhảnăngcủatừngtrẻđểcóthểnângcaohayhạthấp yêucầutùytừngtrườnghợpquansát.Để chotrẻquansátđượctốthơn, tôiđãhướngtrẻ cùngchuẩnbị trướckhiquansátvớitôi,chẳnghạnvới chủ điểmthếgiớithựcvậtthìyêucầutrẻ thựchiệnởnhànhư tìmhiều về1sốloạihoavàmanghoavàotronglớpchocảlớpcùngxem,hayvận độngsự hỗ trợcủaphụhuynhtròchuyệncùngtrẻ haydẫnchotrẻtham quanvườnhoa ở côngviên,ngoàiracôcầncócâuhỏigợiýnhằmphát triểntư duycủatrẻ…Vớicáchnàytôinhậnthấytrẻ hoạtđộngrấttích cựcvàkhôngnhữngthếcũngđãnhậnđượcsựthamgiarấtnhiệttìnhcủa phụhuynhhọcsinh. - Đồng thời với với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình quansátchínhvìthế côcần cónhữngkiếnthứcrộngvề thế giớixungquanhđể cung cấpchotrẻ. - Để có thể kết hợp liên ý giữa hoạt động chung và hoạt động ngoài trời tạo hứngthúđểtrẻhoạtđộng. VD:Tiếtmôitrườngxungquanhchủđềmộtsốloạihoa.  Trẻchuẩnbịmộtsốloạihoa.  Chotrẻ quansátvàtròchuyệncùngtrẻ về mộtsố loạihoatrong trường. 4
  5. //nhipdieu.tk  Trẻnêulênsựhiểubiếtcủamìnhvềmộtsốloạihoa.  Dựavàohiểubiếtcủatrẻcôgợiýđểmởrộngsựhiểubiếtcủatrẻ vàcungcấpmộtsốđặcđiểmmàtrẻhiểusai.  Chotrẻkểchuyệnvềđặcđiểmcủahoamàtrẻcó. VD:Cácbạnbiếtmìnhlàhoagìkhông?  Hoamìnhđặcbiệtcó5cánhvànởvàomùaxuân  HoacómàuvàngvàchỉnởởmiềnNamnướcmình. Quađótrẻcóthểkểsángtạotheosuynghĩcủamìnhvềmộtsốloạihoa. VD:Tiếttoánvớisốlượng5vàchủđềvềcácloạihoa.  Sau khi kiến thức đã được cung cấptronggiờ hoạtđộngchungthì ở hoạtđộngngoàitrờicóthể kết hợp trong giờ quan sát vườn hoa vàyêucầutrẻchọnchocôhoacó5 cánh,kểtên5loạihoamàconbiết, kể tên5loạihoatheomàusắcvà tìmtrongsântrườngcócácđồ vật nàocósốlượnglà5…  Khichơitròchơibằngcácnguyênvậtliệumởtrẻ cóthể sắpxếp cáchạtthànhcácloạihoacó5cánh…  Tròchơiđộngcôyêucầutrẻ chạytheonhóm,mỗinhómcómột loại hoa và phân loại về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống… của loại hoamàtrẻchuẩnbị. Khitổ chứcchocháuquan sátcầnlưuý:  Tạo điều kiện cho trẻ tự dotìmtòivàkhámpháđối tượng, tự trẻ suyluận,cô đặtnhữngcâuhỏimở. VD:Đặtranhữngcâuhỏivề cácloạihoa 5
  6. //nhipdieu.tk - Theoconhoanàylàhoagì - Tạisaoconđặctênnhưvậy. - Hoacóđặcđiểmgì - Hoasốngởđâu. - Làmcáchnàođểchămsóccây.  Khôngnênkéodàithờigianquansátbởivìsẽ cóthể làmphảntác dụnggiáodụctrẻ.Trẻ cầnđượchoạtđộngvàkếtthúctrongtâm trạngtíchcực…  Đốitượngvàyêucầuquansátphảiphùhợpvàkíchthíchđượctư duycủatrẻ. @Biệnpháp3:Sưutầm,sángtạođồngdao,hòvè,câuđố…ứngdụng vàotròchơinhằmpháttriển5mụctiêugiáodục. VD:Quanhữngcâuhòvègiúpchotrẻkíchthíchhứngthúkhihoạtđộngvừa hátvừavuivẻ nhặtlávàngrơihaythíchthúkhivẽ nhữnglávàngmàtrẻ đã nhặtđượctrongsântrường.Đồngthờicòngiúpchotrẻpháttriểnngônngữvề cáctừkhónhưchữ“v,r“rènluyệnchotrẻphátâmchuẩnhơnvànhậnthức phảigiữ gìnbảovệ môitrườngsạch ở mọinơivàpháttriểntínhsángtạo, thẩmmỹchotrẻvớimọisựvậttrongthiênnhiên Vevẻvève Cùngnhauthiđua Thấylávàngrơi Tranhtàivẽđẹp Cùngnhauthiđua Xemaisángtạo Nhặtlávàngrơi Đượccácbạnkhen Sântrườngthêmsạch Đượckhencáimàđượckhen. Thêmsạchcáimàthêmsạch. Cácbạnớiờiơi VD:Tròchơibẫycá:Chơitậpthểvớisốlượngtừ10bạntrởlên. Luậtchơi:Khinghehiệulệnhthìnhữngbạnlàmbẫysẽ ngồixuống,những bạnnàocònnằmtrongvòngtrònthìsẽbịbắtvàthaythếlàmbẫy. Cáchchơi :Chialàmhainhóm,mộtnhómlàmbẫyvànhómcònlạilàmcá Nhómlàmnhữngconcáthìhaitaychụmlại,lượnsóngchạyrachạy vàovòngtròncònnhữngbạnlàmbẫythìnghehiệulệnhnắmchặttay vàngồixuống.Khibắtđầuchơicả hainhómđềuhátbàihátcávàng bơi.Khiđãbắthếtcáthìcácbạnđổivaichonhau. Vớitròchơinàygiúpchotrẻ củngcốlạicácbàihátmàtrẻ đãđượchọc vàpháttriểncáccơchochotrẻnhanhnhẹnquacáchoạtđộngchạy,uốn lượntaykhichạyđồngthờikíchthíchchotrẻ hứngthúkhiđượcvận độngchơi. 6
  7. //nhipdieu.tk Thôngquanhữngcâuchuyệnkể tronglớpcôcóthể gợiýchotrẻ mộtsố hình ảnhtrongsântrườngvàtrẻ cóthể sángtạocâuchuyệntrongchuyệnqua hìnhảnhđó. VD:ChủđềMùaxuân,côkểchotrẻnghecâuchuyệnvềcôtiênmùaxuân vàkhicôtiênmùaxuânđếnthìmọivậtđềuxanhtươi,banchocácloàihoacó nhiềumàusắtđẹp.Khitrẻquansáthoacúctrongvườnchỉthấymàuvàngthìcô gợiýchotrẻ sángtạovề câuchuyệncủaloàihoacúccónhiềumàu.Quađó cũnggiúpchotrẻcótrítưởngtượngvàtínhsángtạophongphútrongnhậnthức củatrẻ,đồngthờigiáodụcchotrẻtínhthẩmmỹvềvẻđẹpcủacácloàihoavà ngônngữcủatrẻkhidùngtừcũngphongphúhơn. @Biệnpháp4:Chuẩnbị tậndụngcácnguyênvậtliệuphụcvụ chohoạt độngchơithiênnhiên. - Đểchotrẻcósựhamthíchkhámphátựnhiêntacầnchotrẻquansátcác hiệntượngsựvậtxungquanhmình. VD:Trẻxuốngsântrườngthấynhiềulávàngthìcôchotrẻthinhaunhặtlá vàngvàcùngtròchuyệnvớinhauvề lávàng. 7
  8. //nhipdieu.tk 8
  9. //nhipdieu.tk 9
  10. //nhipdieu.tk  Đốbạnđólàlácủacâygì?Tạisaobạnbiết.  Tạisaolárụng,quansáttrêncâylúcnàynhưthếnào.  Câycầngìđểsống,ngườitatrồngcâyđểlàgì.  Theobạnmìnhbảovệcâybằngcáchnào.  Quansátxemcóbaonhiêucâycùnggiốngvớiloạicâynày. ­Đồngthờiđểtạohứngthúchotrẻ chơivớithiênnhiêncôgợiýchotrẻ đem nhiềunguyênvậtliệu mở như cácloạihạt đãluộcsẵn,cọngrau muống,cỏ…vàthayđổnhiềuhìnhthứcchophongphú. - Côgợiýchotrẻchơi,giúptrẻsángtạotrongsảnphẩmcủamình. VD:Tạobứctranhbằnglácây  Đinhặtnhiềuloạilákhácnhau[Látròn,dài,răngcưa,to,nhỏ…], phânloạilátheođặcđiểm.  Sauđótômàumộtmặtvớinhiềumàusắckhácnhau,rồidánlêntờ giấyA3hoặcA4tạothànhbứctranhrấtđẹp. 10
  11. //nhipdieu.tk  Xâuhạtbằnghạtđậuđãluộcsơquamềm.  Sỏvòngbằngcọngraumuống  Xếphìnhcácconvậtbằnglácây… @Biệnpháp5:Vaitròcủagiáoviêntrongđịnhhướngtổchứcchotrẻ. - Đốivớigiáoviêncầnphảinângcaotrìnhđộ chuyênmôn,luônhọctập quasáchbáo,nắmbắtsựđổimớicủaquátrìnhhoạtđộngđểtrẻcókiến thứcsâuđápứngđượcyêucầuhamhọchỏikhámphácủatrẻ. - Luôncóýtìmtòivàsưutầmnhữngtròchơihaylạ,nhữngđề tàikhám pháđểhướngtrẻquansátthửnghiệm. - Sángtạotrongđồdùngđồchơivớicácnguyênvậtliệuđơngiản,gầngũi xungquanhtrẻmàhiệuquảvànângcaoyêucầutừtròchơiđó. - Luôncóhướngthayđổicáchhướngdẫnđồ dùngđồ chơi,nguyênvật liệumớimẻ,phongphúđểtạohứngthúthuhúttrẻthamgiahoạtđộng. - Nắmbắtđượcýtrẻ,tôntrọngýkiếncủatrẻ dựavàoýtrẻ để giúptrẻ pháttriểntheomụctiêuchươngtrìnhchămsócgiáodụcmầmnonmới. - Côluôntạocơhộiđểtrẻnóitheosuynghĩcủamình. 2.Hiệuquảbanđầu: Cháuhứngthúvàtíchcựchưởngứngtheohoạtđộngcủatròchơi. Quamộtnămtiếnhànhvàsửađổitheonhiềucáchkhácnhauđểtìmranhững hướngtốtnhấtchocháukhihoạtđộngngoàitrờitôinhậnthấyđasốcháuđã trởnênnhanhnhẹn,chủđộngtrongmọihoạtđộngrõrệt,cụthểlàcáccháu cótínhnhútnhácnhư:BéMinhChâu,VinhCường,HạnhThi,GiaHuy…, đếngầncuốinămhọccáccháutrởnênmạnhdạnvàtựtinhơntronggiao tiếp,hoạtbáthơnvàkhôngcònrụtrènhútnhácnhưlúcđầunămhọc,hơn thếnữanhậnthứccủacáccháuvềthếgiớixungquanhcũngpháttriểnrõ rệt,cháuchămhọchơnvàluônchủđộngtrongmọihoạtđộngkhámphávề thếgiớixungquanh. Mặtkhácnhữngcháukháctronglớpđãnắmđựơcmộtsố kiếnthức khoahọc,kiếnthứcxãhộikhithamgiatíchcựcvàonhữnghoạtđộngthiên nhiên,hoạtđộngngoàitrời.Chẳnghạncháuhiểuđược:  Làmthếnàođểvườncâycủabéluônxanhtươisạchsẽ?  Tạisaolạicóhiệntượngsấmchớpkhitrờimưa?  Trongđấtcónhữnggì?  Phảinóichuyệnnhưthếnàođểvừalòngngườinghe?.... 3.Kiểmnghiệm[sosánhkếtqủa]. 11
  12. //nhipdieu.tk Nămhọc Nộidung 2005–2006 2006­2007 Xemlạisĩsố Nhậnthức Tổngsốtrẻ:15/22trẻ Tổngsốtrẻ:18/22trẻ Đạt68,2% Đạt81,8% Ngônngữ Tổngsốtrẻ:17/22trẻ Tổngsốtrẻ:18/22trẻ Đạt77,3% Đạt81,8% Mạnhdạntronggiao Tổngsốtrẻ:14/22trẻ Tổngsốtrẻ:16/22trẻ tiếp Đạt63.6% Đạt72,7% Thểlực Tổngsốtrẻ:18/22trẻ Tổngsốtrẻ:20/22trẻ Đạt81,8% Đạt90,9% III.MẶTTÍCHCỰCVÀHẠNCHẾCỦASÁNGKIẾNKINHNGHIỆM: 1. Tíchcực: - Luôntìmtòi,sángtạonhiềutròchơimớilạvàthayđổinhiềuhình thứctròchơiđểthuhútsựhứngthúcủatrẻ. - Họchỏinhiềukinhnghiệmcủacácđồngnghiệpquacáctròchơi, tạotìnhhuốngchotrẻhứngthú. - Trẻhứngthúvàtíchcựcthamgiavàocáchoạtđộng. - Phụhuynhantâmkhithấytrẻhamthíchđihọc. 2. Hạnchế: - Cầnsưutầmnhiềutròchơimớilạlôicuốnvàhấpdẫntrẻ. IV/BÀIHỌCKINHNGHIỆM: - Quaápdụngsángkiếnkinhnghiệp ởtrườngđólàmộtbàihọcđể mình thử nghiệmphươngphápdạycủamìnhtrêntrẻ,quađótathấyđược nhữngtròchơinàonênápdụngvàápdụngvàolúcnào,vàothờiđiểmnào để lôicuốnsựchúýcủatrẻ vàtạochotrẻ sự hứngthú,thoảimáitrong khichơi. - Vớiđồngnghiệpcùnghọchỏinhữngkinhnghiệmquanhữngtròchơidân gian,phươngphápgâyhứngthúchotrẻkhiquansát… V/KẾTLUẬN: Quamộtnămchocháuhoạtđộngngoàitrờitheocácphươngpháptrêntôi nhậnthấycháutrởnênthôngminhnhanhnhẹnrõrệt,cháutíchcựcvàchủđộng 12
  13. //nhipdieu.tk trongmọihoạtđộngtìmtòivàkhámpháthế giớixungquanh.Cháubiếtsuy nghĩvàđặtranhiềucâuhỏisuyluậnlýthúchocảcôvàtrẻkháccùngsuynghĩ trảlời Bêncạnhđóngônngữtrẻ trởnênmạchlạchơn,trẻmạnhdạnvàtự tin hơntronggiaotiếprấtnhiều,thóiquenlaođộngtự phụcvụ ở trẻ tốthơn. Khôngnhữngthếởtrẻcònhìnhthànhnhữngphẩmchấttốtnhưkhảnăngphối hợphoạtđộngtốtvớicácbạn,khả năngtự kềmchế,nhườngnhịnbạn,biết chơicùngbạnvàgiúpđỡ bạn. Đólàniềmvuikhôngchỉ dànhchocácbậccha mẹmàcònlàniềnvuilớncủacôgiáomầmnon,củanhữngngườilàmcôngtác giáodục. Ngày22tháng3năm2010 Ngườiviết VănThịHồngLoan 13

Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

1. Lời giới thiệu

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách của trẻ.

Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non thì các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ”.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chấtđạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Tại trường Mầm non.... Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” còn lúng túng, trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều,trẻ ít được thực hành và trao đổi.

Bản thân tôi trực tiếp được tham gia khóa học bồi dưỡng thường xuyên qua đợt tập huấn module trực tuyến tại Sở Giáo dục và Đào tạo trong đó có module mầm non đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã nắm bắt và áp dụng ngay trong lớp học nơi đơn vị tôi công tác.

Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.”

Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp giáo viên trong trường Mầm non... khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ với độingũ giáo viên trong trường tôi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ”.

2. Tên sáng kiến kinh nghiệm

“Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ”.

3. Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: …………….

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường Mầm non...

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt động trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non...

5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

Ngày …/…/2018

6. Mô tả bản chất của sáng kiến

6.1. Nội dung của sáng kiến

6.1.1. Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến gây hứng thú cho trẻ

Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhà giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.

Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ.

Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao.

Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”.Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao.Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới đều thừa nhận những mô hình kể trên đều tốt.

Tại trường Mầm non..., căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giá dục và Đào tạo Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ.

Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

6.1.2 Tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Mục tiêu: Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là. Áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt, thể hiện hết năng lực, nhu cầu và hứng thú theo định hướng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm ”.

Nhiệm vụ của đề tài:Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non. Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại sao chưa phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế trẻ còn học dưới

hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa được phát huy đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động học. Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả, sát với thực tế, phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ trong lớp.

Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầmnon một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non.Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, Chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý, vì thế mà mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp thu khác nhau nhưng chúng đều có thể thành công. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có sự can thiệp, hổ trợ của nhà giáo dục.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ.

6.1.3 Thực trạng việc nâng cao việc sử dụng biện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A5 ở mầm non....

1. Đặc điểm tình hình của lớp mẫu giáo 5 tuổi A5

trường Mầm non... có 5 lớp mẫu giáo 5 tuổi với tổng số trẻ là 167 trẻ. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có thể nói đó là sự quan tâm rất lớn của ban giám hiệu đối với lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

a. Thuận lợi

Lớp mẫu giáo 5 tuổi A5 trường MN Hoa Sen, với tổng số trẻ là 38 cháu.Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi.

- Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: đàn, ti vi, đầu đĩa… phù hợp với trẻ.

- Các giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ… Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Sở giáo dục và Phòng giáo dục và đào tạo tập huấn. Đã tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn tại trường về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình

- Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp.

- Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình hơn.

- Giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

b. Khó khăn

- Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5 tuổi tôi đã có điều kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ tuy nhiên còn gặp nhiều hạn chế như:

- Đa số ở độ tuổi này về tạo hình còn sơ sài một số trẻ còn mải chơi, cảm nhận tác phẩm còn đơn giản, chậm, chưa tập trung chú ý trong giờ vẽ.

Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học vẽ , còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học.

- Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thú được tham gia hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực của mình khi tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ

- Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của giáo viên.

- Cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng chưa thực sự đầy đủ.

- Lớp có một số trẻ mới, chưa đi học ở trường bao giờ nên thời gian đầu còn bỡ ngở, ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động của lớp.

Đa số các giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó tài liệu để phục vụ chuyên đề còn nghèo nàn và đặc biệt trẻ mẫu giáo đang bước đầu hình thành, phát triển về các tác phẩm tạo hình, thể chất…nên việc thực hiện chuyên đề gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ trẻ đa phần ở nông thôn, cuộc sống khó khăn ngày nay cũng khiến cha mẹ quá bận rộn, không có thời gian quan tâm đến giá trị của các tác phẩm tạo hình đối với sự phát triển của trẻ

Trong thực tế khi giáo viên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm tạo hình thì còn lúng túng, chưa linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Chưa có nhiều kỹ năng trong việc sử dụng biện pháp gây hứng thú, thường là câu hỏi đóng, không lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.

6.1.4. Thực trạng việc sử dụng biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện nay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt động.

Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt động .

Chất lượng giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá MG 5 tuổi A5 được thể hiện qua các số liệu như sau:

Tổng số trẻ: 38 trẻ; nữ: 17 trẻ; dân tộc: 0 trẻ; Khuyết tật: 0 trẻ.

Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu tháng 9/2018 như sau:

STT Tiêu chíĐạt Chưa đạt
Số trẻTỷ lệ %Số trẻ Tỷ lệ %
1Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học15/383923/3860
2Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu của tiết học14/383724/3863
3Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế.16/384222/3858
4Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc19/385019/3850

.....................................................

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp!

Video liên quan

Chủ Đề