Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form

Tóm tắt

Phương tiện gửi và quản lý thông tin là một trong các yếu tố tạo lên hiệu quả của Hệ thống báo cáo sự cố y khoa trong bệnh viện. 

Bối cảnh

Sự cố y khoa (Adverse Event) là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh (TT43/TT-BYT)

Tại Việt Nam tháng 12/2018 Bộ Y tế ban hành TT43/TT-BYT về Phòng ngừa SCYK nhưng cho đến nay chưa có số liệu quốc gia công bố tỷ lệ SCYK. Nhiều đơn vị rất khó khăn trong việc triển khai báo cáo SCYK, nghiên cứu tại các bệnh viện: Việt Đức, Phụ Sản Hà Nội, Từ Dũ, Thủ Đức…cho thấy tỷ lệ SCYK được báo cáo còn rất hạn chế, một trong các nguyên nhân là NVYT thiếu phương tiện, phần mềm để báo cáo (họ ngại viết, viết quên không gửi,…).

Tại bệnh viện Việt Nam –Thụy Điển Uông Bí đã kiện toàn hệ thống báo cáo SCYK, số lượng báo cáo SCYK tăng dần, trước năm 2016 chỉ có 1-2 SCYK được báo cáo/năm, năm 2017 tăng lên 726, năm 2018 có 1380 sự cố và năm 2019 có 2650 SCYK được báo cáo. Một trong các yếu tố để NVYT tích cực báo cáo là Bệnh viện đã đầu tư phần mềm đề cài đặt được trên điện thoại thông minh, thuận tiện cho NVYT báo cáo sự cố.

Tháng 3/2019, Thông tư 43/2018/TT-BYT có hiệu lực, một số nội dung yêu cầu về báo cáo, quản lý sự cố thay đổi, nên phần mềm cũ không còn đáp ứng được yêu cầu báo cáo SCYK của NVYT bệnh viện. Từ tháng 3/2019 đến 6/2020 bệnh viện thực hiện báo cáo SCYK bằng hình thức đính kèm file Word (theo biểu mẫu của TT43) qua email, việc này chỉ thực hiện được trên máy tính, không thuận lợi cho báo cáo SCYK, nhiều nội dung phải tự soạn thảo nên báo cáo mất thiều thời gian hơn. Hơn nữa, khi nhận được báo cáo SCYK bằng file Word đính kèm trong email, chuyên viên phụ trách tiếp nhận SCYK gặp nhiều khó khăn, mất nhiều công sức, thời gian để phân tích, tổng hợp thống kê báo cáo do phải làm thủ công. Đã có nhiều công ty phần mềm liên hệ nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của bệnh viện và kinh phí thì quá cao. Do vậy chúng tôi tìm tòi, nghiên cứu xây dựng phần mềm báo cáo SCYK này để cài đặt trên điện thoại thông minh, máy tính cho tất cả các khoa, phòng để tất cả NVYT có thể tiếp cận được phương tiện và báo cáo SCYK thuận tiện nhất.

Đối tượng mục tiêu

- Nhân viên y tế.

- Bệnh nhân

- Bệnh viện/cơ sở y tế

Thời gian triển khai

Tháng 7/2020 đến tháng 12/2020

Cách thức thực hiện

Nhóm tác giả sáng kiến đã tiến hành xây dựng biểu mẫu báo cáo qua hình thức Google Forms có sẵn các tùy chọn, cung cấp cho người dùng rất nhiều cách truy cập thuận tiện: qua máy tính, qua điện thoại (đường link trực tiếp, đường tắt shortcut trên màn hình chính, dấu trang trên trình duyệt web, quét mã QR, v.v…).

Ngoài ra, một số nội dung báo cáo nằm trong danh mục tùy chọn, có sự thống nhất nên rất thuận tiện khi thống kê, phân loại (ví dụ như tên khoa, phân loại sự cố, v.v…).

Các thông tin báo cáo mà nhân viên y tế gửi qua Google Forms được tự động thống kê, tất cả dữ liệu báo cáo được tự động tổng hợp vào file Excel. Dữ liệu được thống kê bằng biểu đồ trực quan rất dễ theo dõi. Chuyên viên phụ trách quản lý báo cáo sự cố sẽ không phải đánh máy lại hoặc sao chép từng thành phần nội dung trong từng báo cáo sự cố.

Một công cụ quan trọng để cải tiến, khắc phục các vấn đề tồn tại nữa đó là ứng dụng Form Publishers. Nhóm tác giả sáng kiến kinh nghiệm đã trình và thực hiện mua bản quyền sử dụng ứng dụng Form Publisher cài đặt sẵn tất cả các yêu cầu cần thiết để quản lý báo cáo sự cố: Lưu tên file Word xuất ra từ mẫu báo cáo trên Google Forms để nhận dạng báo cáo sự cố, trả về cho người báo cáo và người nhận báo cáo file báo cáo sự cố dạng Word để lưu hồ sơ,… giúp đơn vị báo cáo và đơn vị nhận báo cáo lưu hồ sơ báo cáo sự cố theo đúng biểu mẫu Thông tư 43/2018/TT-BYT yêu cầu. Việc tương tác hai chiều giữa người báo cáo và người nhận báo cáo đã được thực hiện một cách tự động, sau khi nhận được báo cáo của nhân viên y tế trên biểu mẫu Google Forms, hệ thống đã được cài đặt sẵn sẽ tự động phản hồi cho người báo cáo, trả file Word báo cáo sự cố về cho người báo cáo.

Các dữ liệu báo cáo được thống kê một cách tự động: khoa nào báo cáo nhiều nhất, bao nhiêu báo cáo, sự cố xảy ra nhiều nhất là sự cố gì, tại khoa nào, v.v…

Cụ thể:

  • Lập 1 tài khoản email riêng cho BCSC
  • Xây dựng biểu mẫu Google Forms theo thông tư 43/2018/TT-BYT, ngoài ra BV còn thêm 2 biểu mẫu BV tự thiết kế phục vụ thuận tiện trong quá trình phân tích, báo cáo sự cố (2 tiếng)

Tạo mã QR cho các biểu mẫu

Các ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm này được mô tả cụ thể như sau:

  1. Tạo tài khoản Gmail là tài khoản chủ sở hữu quản lý các biểu mẫu và các dữ liệu thống kê báo cáo.
  2. Biểu mẫu trực tuyến xây dựng trên ứng dụng Google Forms của Google (gồm 03 biểu mẫu)
  3. Phần mềm/Ứng dụng G-apps - Form Publisher: do Form Publisher Team xây dựng và bán bản quyền sử dụng trên G Suite Marketplace với giá $79/ 1 năm, sử dụng để hỗ trợ xuất file báo cáo sự cố về định dạng Word, Excel giúp người báo cáo và người nhận báo cáo dễ dàng theo dõi thống kê, tổng hợp, lưu hồ sơ.

- Các bước báo cáo sự cố y khoa trên mẫu ứng dụng Google forms:

Bước 1: Xác định sự cố - lựa chọn biểu mẫu SCYK/sự cố rủi ro

Bước 2: Lựa chọn/điền đầy đủ thông tin theo mẫu.

Bước 3: Kiểm tra email, nhận phản hồi bằng mẫu báo cáo

Bước 4: Lưu mẫu báo cáo vào file báo cáo sự cố của đơn vị.

Kết quả/Tác động

Sáng kiến có hiệu quả rõ rệt cả về mặt hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế và xã hội.

So sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ thấy Truy cập biểu mẫu báo cáo, điền thông tin biểu mẫu, phản hồi báo cáo, trích xuất và lưu dữ liệu đều có tiến bộ đáng kể.


    S
    Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
    Ở GD-ĐT VĨNH PHÚC

    T

    Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
    RƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU


    33.68.01

    BÁO CÁO KẾT QUẢ

    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

    CẤP: CƠ SỞ  ; TỈNH: 

    ĐỀ TÀI



SỬ DỤNG BIỂU MẪU CỦA GOOGLE DRIVE NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU TỈNH VĨNH PHÚC

    Môn/nhóm môn: Quản lý

    Tổ bộ môn: Toán – Lý – Tin - KTCN

    Mã môn: 68

    Người thực hiện: Phạm Ngọc Thiệu

    Điện thoại: 0913673828

    Email:

    Vĩnh Phúc, năm 2015



MỤC LỤC

Nội dung Trang



PHẦN I. MỞ ĐẦU 4

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Mục đích nghiên cứu 5

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6

5. Phạm vi nghiên cứu 6

6. Phương pháp nghiên cứu 6

7. Cấu trúc của SKKN 7

PHẦN II. NỘI DUNG 8

1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 8

2. Thực trạng công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở các trường THPT hiện nay và những khó khăn. 8

3. Xây dựng giải pháp lấy ý kiến học sinh bằng phiếu khảo sát trực tuyến (Form) của Google Drive 10

3.1. Cách tạo mẫu phiếu khảo sát của Google Drive 10

3.2. Tạo mẫu phiếu hỏi ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy 12

3.3. Sử dụng phiếu hỏi đã lập trong Google Drive để lấy ý kiến học sinh tại trường THPT Võ Thị Sáu và trường THPT Trần Phú – tỉnh Vĩnh Phúc 17

3.4. Thu nhận kết quả từ mẫu phiếu trả lời 19

4. Thực nghiệm sử dụng phiếu hỏi ý kiến học sinh về giáo viên tại trường THPT Võ Thị Sáu và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 21

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28

1. Kết luận 28

2. Kiến nghị 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

  1. GD-ĐT: Giáo dục và Đào tạo.
  2. THPT: Trung học phổ thông.
  3. GDCD: Giáo dục Công dân.
  4. ĐH – CĐ: Đại học – Cao đẳng
  5. PCGD: Phân công giảng dạy.
  6. TKB: Thời khóa biểu.

ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG BIỂU MẪU CỦA GOOGLE DRIVE NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU – TỈNH VĨNH PHÚC


Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã triển khai đánh giá cán bộ, giáo viên trong ngành bằng nhiều hình thức như: Thanh tra lao động sư phạm nhà giáo, đánh giá cán bộ công chức theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Nội vụ; Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ban hành ngày ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD-ĐT,....Việc đánh giá giáo viên được kết hợp cả hai hình thức đánh giá bên ngoài (được đánh giá) và tự đánh giá.

Nhằm nâng cao chất lượng đánh giá giáo viên trong năm học, nhiều trường Trung học phổ thông (THPT) và Đại học, Cao đẳng đã mạnh dạn sử dụng hình thức lấy ý kiến của học sinh, sinh viên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Đây là một bước tiến lớn trong công tác đánh giá vì từ trước đến nay chúng ta vẫn dừng lại ở việc nhà giáo đánh giá học sinh mà chưa có quá trình ngược lại.

Việc lấy ý kiến học sinh, sinh viên về giáo viên có rất nhiều hình thức. Nhiều trường đã sử dụng phiếu hỏi in trên giấy dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm, có trường sử dụng phần mềm đánh giá để thu thập thông tin,...Trong các năm học vừa qua trường THPT Võ Thị Sáu – Tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng hình thức ghi phiếu hỏi phát đến từng học sinh sau đó thực hiện kiểm phiếu, ghi kết quả. Trên cơ sở đó Ban giám hiệu nhà trường thu thập, kiểm chứng thông tin và trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy khi có vấn đề bất thường về kiến thức, nội dung, phương pháp giảng dạy,...của giáo viên từ ý kiến phản hồi của học sinh.

Tuy nhiên qua thực tế lấy ý kiến học sinh bằng hình thức ghi phiếu hỏi trong 2 năm học vừa qua, tôi nhận thấy hình thức này rất tốn kém, mất thời gian, đặc biệt với những trường có nhiều học sinh và giáo viên thì công tác kiểm phiếu cần nhiều người làm và rất tốn công vì được làm thủ công. Ví dụ tại trường THPT Võ Thị Sáu có 18 lớp với 620 học sinh và 54 giáo viên, để hoàn thành công tác lấy ý kiến học sinh Ban giám hiệu đã phải huy động mỗi lớp 02 học sinh cùng làm công tác kiểm phiếu cùng với Ban chấp hành Đoàn trường vì một giáo viên có thể dạy ở nhiều lớp, nhiều khối, thậm chí nhiều môn như Toán – Tin; Văn – Giáo dục Công dân (GDCD);....Kết quả kiểm phiếu chỉ dừng lại ở các lớp học, không thống kê được ý kiến đầy đủ của tất cả các học sinh mà giáo viên trực tiếp giảng dạy, gây khó khăn cho Ban giám hiệu trong việc trao đổi với giáo viên về kết quả đánh giá.

Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để có thông tin phản hồi của tất cả học sinh đối với từng giáo viên và công tác kiểm phiếu diễn ra tự động, không tốn thời gian, công sức và kết quả kiểm phiếu phản ánh được tương đối chính xác về giáo viên, thông tin thu được dàng lưu trữ và trao đổi? Bằng kinh nghiệm sử dụng Google Drive trong thời gian qua, kết hợp tìm hiểu các tài liệu tham khảo, tôi lựa chọ giải pháp: Sử dụng biểu mẫu của Google Drive nhằm khắc phục hạn chế trong đánh giá cán bộ, giáo viên ở trường THPT Võ Thị Sáu – tỉnh Vĩnh Phúc.

Nghiên cứu này nhằm tạo được một mẫu phiếu khảo sát trực tuyến dưới dạng một phiếu hỏi trên máy tính hoặc điện thoại thông minh bằng cách sử dụng mẫu khảo sát khách hàng (Form) của Google Drive, gửi phiếu hỏi qua thư điện tử của học sinh hoặc lớp học sinh và thu thập thông tin trả lời hoàn toàn tự động, khắc phục những bất cập trong việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ hoặc lấy ý kiến học sinh bằng phiếu hỏi in sẵn.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng Google Form