Sau chuyển phôi bao lâu có tim thai

Thai nghén là một hành trình gian nan mà mỗi bà mẹ phải trải qua trước khi được đón niềm hạnh phúc mang tên con. Hành trình ấy còn gian nan gấp bội với những cặp đôi mang thai IVF. Đâu là những chú ý quan trọng để đảm bảo thai kỳ tốt sau IVF?

Thông thường sau chuyển phôi bệnh nhân thường có tâm lí sốt ruột, nôn nóng liệu mình có thai hay không điều đó dẫn đến thử thai từ rất sớm và thử nhiều lần. Điều này vừa mất thời gian, tốn chi phí mà không cải thiện kết quả. Thử thai tốt nhất từ sau chuyển phôi khoảng 14 ngày.  

Có thể sử dụng que thử thai hoặc định lượng beta hCG trong máu. Xét nghiệm máu cho kết quả chính xác hơn, dùng que thử sẽ có sai lệch nhất định.

Nếu nồng độ hCG > 25 mUI/mL thì phụ nữ đã có thai, nếu nồng độ hCG < 5 mUI/mL thì phụ nữ không có thai, nếu nồng độ hCG trong khoảng 6-24 mUI/mL là khoảng nghi ngờ cần theo dõi chặt chẽ.  

Sau khi xác định rõ ràng có thai, bệnh nhân cần tiếp tục duy trì điều trị nội tiết theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân được yêu cầu khám thai lần đầu sau khi chuyển phôi khoảng 3-4 tuần. Việc sử dụng nội tiết trong 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng đối với thai kì sau IVF. Điều này quyết định kết cục thai kì IVF. Vì vậy phải tuyệt đối tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và bản thân khi thấy có dấu hiệu bất thường phải khám ngay.

Trong những lần thăm khám quý I, bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau:

– Xác định chỉ số BMI, đo huyết áp để đánh giá nguy cơ

– Xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nồng độ hCG nhằm theo dõi tình trạng phát triển của thai.

– Siêu âm xác định vị trí, số lượng túi ối, xác định tim thai vào tuần thứ 4 sau chuyên phôi [tương ứng với thai 6 tuần]

– Siêu âm khi thai được 11 đến 13 tuần, đánh giá chính xác tuổi thai và dự kiến sinh đồng thời chẩn đoán sớm nhiều bất thường nhiễm sắc thể quan trọng qua việc đo độ mờ da gáy [sự tích tụ dịch sau gáy thai nhi], đo mũi và vòm khẩu cái.

– Xét nghiệm Double test vào tuần thứ 12-13 của thai kỳ. Xét nghiệm Double test là một trong những biện pháp sàng lọc trước sinh thường quy, dựa trên các xét nghiệm sinh hóa như định lượng nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng di truyền bẩm sinh như Down, Edward hoặc Patau.

– Xác định nhịp tim thai, đánh giá dòng máu qua van ba lá của tim thai và của ống động mạch.

Trong thời gian từ tuần thai thứ 14 đến tuần thai thứ 27, bệnh nhân cần thăm khám 4 tuần một lần. Với những lần khám thai này, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm quan trọng và siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi:

– Vào tuần thứ 16 đến 18 của thai kỳ, xét nghiệm Triple test cần được thực hiện nhằm tầm soát trước sinh và phát hiện nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh.

– Trong khoảng thời gian từ 18 đến 22 tuần, siêu âm hình thái và tầm soát dị tật bao gồm:

+ Quan sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ.

+ Quan sát gương mặt bé để xác định có bị sứt môi, hở hàm không.

+ Quan sát cột sống của bé, đảm bảo các xương đều đầy đủ, thẳng hàng và không có khe hở cột sống.

+ Quan sát thành bụng, đảm bảo thành bụng liên tục, che phủ tất cả các cơ quan bên trong.

+ Quan sát tim thai, đánh giá các động mạch và tĩnh mạch lớn đưa máu đến và đi của tim.

+ Quan sát dạ dày của bé.

+ Quan sát 2 thận và bàng quang của bé. Đảm bảo có đủ 2 thận, cấu trúc bình thường, hoạt động của hệ tiết niệu bình thường.

+ Quan sát cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân của bé. Là thời điểm tốt nhất để đánh giá, đảm bảo bàn tay, bàn chân đủ ngón, chân tay hoạt động bình thường

+ Quan sát bánh rau, dây rốn và nước ối.

– Đo các chỉ số sinh học, đánh giá tình trạng phát triển của em bé

– Xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, đông máu

Từ tuần 20 trở đi, mỗi 2 tuần bệnh nhân nên được đo BMI, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ đẻ non.

Tiêm phòng uốn ván theo chỉ định của bác sĩ: với con đầu lòng, mũi đầu tiêm sau tuần 22, mũi 2 mũi cách mũi 1 tối thiểu một tháng và trước khi sinh ít nhất một tháng.

Trong thời gian từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ, bệnh nhân nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nhằm xác định tình trạng tiểu đường thai kỳ – một trong những vấn đề nghiêm trọng nhiều biến chứng cho cả mẹ và em bé. Để thực hiện nghiệm pháp này, bệnh nhân nên lưu ý nhịn ăn từ 10-14 giờ và thực hiện đúng những yêu cầu của nhân viên y tế.

Ba tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian rất quan trọng cần theo dõi sát sao nhằm đảm bảo một thai kỳ tốt và quá trình sinh thuận lợi. Trong ba tháng cuối này, bệnh nhân cần duy trì khám thai định kỳ 4 tuần một lần, đặc biệt từ sau tuần 36, tình trạng sức khoẻ của mẹ và em bé cần được kiểm tra một tuần một lần.

Trong những lần khám thai cuối này, bác sĩ sẽ xác định:

– Ngôi thai

– Ước lượng cân nặng thai nhi

– Khung chậu mẹ

– Theo dõi nhịp tim thai, cơn co tử cung bằng máy theo dõi

– Tiên lượng chuyển dạ

– Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ và cân nhắc phương pháp sinh

Thai nghén là hành trình thú vị nhưng gian nan mà mỗi bà mẹ cần trải qua. Đây cũng là một trong những chặng đường quan trọng nhất mà những gia đình hiếm muộn cần vượt qua. Việc quản lý thai kỳ IVF cũng tương tự quản lí thai kì tự nhiên, các bà mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, hoạt động hàng ngày, việc dùng thuốc, theo dõi sự phát triển của thai…

Tuy nhiên các thai phụ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm cần chú ý thêm một số điều sau:

– Thăm khám định kỳ và tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

– Thăm khám ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường.

– Thai kỳ IVF có tỉ lệ sinh non cao hơn và thường được chỉ định sinh con [chấm dứt thai kỳ] sớm hơn bình thường. Do đó, gia đình cũng cần chuẩn bị tâm lý và điều kiện tốt nhất để chăm sóc em bé sớm hơn.

– Việc theo dõi và quản lý thai kỳ IVF cần có sự tham vấn của các bác sĩ điều trị vô sinh hiếm muộn và các bác sĩ chuyên khoa sản, đảm bảo thống nhất về phương hướng điều trị trong suốt thai kỳ.

Xem thêm các bài viết chuyên môn tại: //ivfhongngoc.com/vi/kien-thuc-vi/bai-viet-chuyen-gia/

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +[84-24] 3927 5568 ext 6820/6825

Email:

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh – Chuyên gia IVF Hồng Ngọc

Thai kỳ sau chuyển phôi về cơ bản được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Việc theo dõi thai kỳ đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu cán đích an toàn.

Quá trình chuyển phôi thường phụ thuộc vào chất lượng hay độ dày của niêm mạc để đưa ra thời điểm chuyển phôi phù hợp.

Vậy nên các bác sĩ sẽ dựa vào chu kỳ kinh bình thường và mức độ đáp ứng của niêm mạc tử cung với thuốc chuẩn bị để lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để chuyển phôi.

Đối với những chị em có vòng kinh ổn định thì giai đoạn niêm mạc tử cung sẵn sàng đón nhận phôi thường ở mốc từ ngày 19-23 của kỳ kinh.

>>> Tìm hiểu thêm về Nên chuyển phôi số lượng bao nhiêu trong một chu kỳ IVF

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 3 thì phôi sẽ tiếp tục quá trình phát triển lên phôi nang và có hiện tượng phôi thoát màng, bắt đầu quá trình làm tổ của phôi. Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi.

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.

Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG [thường gọi tắt là đo beta] thì thường vào khoảng 14 ngày sau khi chuyển phôi.

Với những trường hợp thực hiện thụ tinh nhân tạo thì tuổi thai hoàn toàn có thể được tính theo những cách ở trên. Tuy nhiên, do ngày chuyển phôi được bác sĩ chỉ định và điều chỉnh cá thể hóa sao cho phù hợp với từng bệnh nhân nên nếu sử dụng phương pháp tính ngày đầu kỳ kinh cuối có thể gây ra sai số trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, trong trường hợp chuyển phôi thì ta nên tính tuổi thai theo công thức:

Với phôi ngày 3: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 3 ngày.

Với phôi ngày 5: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 5 ngày.

Việc tính tuổi thai theo công thức này sẽ đánh giá chính xác được sự phát triển thai nhi.

>>> Tìm hiểu thêm về Tại sao tuổi thai lại tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối?

Nhìn chung thai kỳ sau chuyển phôi được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Theo đó, các cột mốc quan trọng mà các mẹ bầu cần nắm rõ, bao gồm:

  1. Khoảng 2-3 tuần chính là thời điểm chuyển phôi.
  2. Thử thai dương tính ở mốc 4 tuần tương đương với 2 tuần sau khi chuyển phôi.
  3. Mốc khám, siêu âm thai đầu tiên là 5 tuần tương đương sau chuyển phôi 3 tuần: xác định vị trí và số lượng phôi thai.
  4. 12 tuần đầu: thăm khám và siêu âm 1-2 tuần một lần, đánh giá chính xác tuổi thai và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  5. Mốc khám thai quan trọng 12 tuần: Thực hiện sàng lọc dị bội double test, phát hiện các dị tật lớn, sàng lọc tiền sản giật.
  6. Tuần 16-18: Thực hiện Triple test [nếu 12 tuần không thực hiện xét nghiệm double test].
  7. Mốc khám thai quan trọng 22 tuần: Siêu âm đánh giá các chỉ số, các dị tật bẩm sinh, đánh giá phần phụ.
  8. Tuần 24-28: Sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
  9. Tuần 27-32: Điều trị dự phòng cho bệnh nhân Rh âm tính.
  10. Mốc khám thai quan trọng 32 tuần: Đánh giá bánh rau, sự hoàn thiện các hệ cơ quan, các chỉ số thai nhi.
  11. Từ tuần 36 trở đi: Kiểm tra monitor hàng tuần cho đến thời gian sinh.
  12. Tuần thứ 40: em bé được sinh ra.

>> Tìm hiểu về Sàng lọc trước sinh và những điều cần biết

———————–

Để biết thêm thông tin về chương trình xin vui lòng liên hệ:

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +[84-24] 3927 5568 ext 6820/6825

Email:

Video liên quan

Chủ Đề