Siêng năng kiên trì có nghĩa là gì

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 2: Siêng năng, Kiên trì giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

   – Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.

   – Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.

Lời giải:

   – Biểu hiện của siêng năng: sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên

   – Biểu hiện trái với siêng năng: lười biếng, không muốn làm việc, trốn tránh, ỷ lại…hoặc đùn đẩy việc cho người khác

   – Biểu hiện của kiên trì: chăm chỉ, cần cù, chịu khó, miệt mài…

   – Biểu hiện trái với kiên trì: Hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm…

Lời giải:

Siêng năng, kiên trì giúp con người tự tin hơn, mạnh dạn dơn, dám nghĩ, dám làm, đạt được mục tiêu đề ra.

Lời giải:

   – Đi học chuyên cần.

   – Bài khó không nản chí.

   – Tự giác học, không chơi la cà…

   – Phụ giúp bố mẹ các công việc nhà…

A. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà

B. Tuấn suốt ngày ở trong phòng riêng chơi điện tử.

C. Mỗi lần phải tham gia lao động tập thể, Toàn lại xin nghỉ ốm.

D. Đến giờ kiểm tra Văn, Dũng luôn giở sách “Để học tốt…” ra chép bài.

A. Chỉ cần siêng năng lao động khi có cô giáo nhắc nhở.

B. “Con mọt sách” thì mới siêng năng học tập.

C. Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.

D. Siêng năng học tập cũng không thể giỏi được vì muốn học giỏi phải thông minh.

A. Năng nhặt, chặt bị

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

I II
A. Gặp bài toán hóc búa, Hoa miệt mài tìm cách giải 1. Ngại khó, nản chí
B. Lan luôn học bài đúng giờ, thường xuyên 2. Lười biếng, ỷ lại
C. Tuấn bỏ dở công việc đang làm vì gặp khó khăn 3. Siêng năng
D. Huệ hay trốn tránh việc nhà để đi chơi 4. Kiên trì

Lời giải:

Câu 5 6 7 8
Đáp án A C B A – 4 ; B – 3 ; C – 1 ; D – 2

Câu hỏi :

1/ Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được ? Bạn còn thiếu đức tính gì ?

2/ Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?

Lời giải:

   1. Việc làm của An có những điều được: thói quen ngồi vào bàn học lúc 7h tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Tuy nhiên, điều chưa được ở An là: khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép, An còn xúi giục các bạn cùng lớp làm theo.

   2. Nếu là bạn thân của An, em sẽ giải thích cho An hiểu việc làm của An là chống đối, sẽ làm cho An ngày càng yếu hơn trong học tập. Về lâu dài sẽ trở thành thói quen xấu.

Lời giải:

Em sẽ khuyên bạn phải chăm chỉ học tập, không nên ham chơi mà ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.

Lời giải:

Những tấm gương đó thể hiện tinh thần, nghị lực sống, đáng khâm phục và học tập theo.

Lời giải:

   Em gặp khó khăn khi giải những bài tập nâng cao, bài tập vận dụng.

   Em sẽ kiên trì, nội dung không hiểu em sẽ nhờ thầy cô giảng lại lý thuyết, tìm hiểu môi trường thực tế để liên hệ giải bài tập.

Lời giải:

   Việc học bận rộn nhưng Minh Anh vẫn phụ mẹ làm công việc nhà, giúp mẹ công việc làm chổi.

   Minh Anh không tự ti về gia đình, chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn, siêng năng.

   Vượt lên hoàn cảnh gia đình, Minh Anh luôn đạt học sinh giỏi toàn diện, đi thi học sinh giỏi.

   Dù hoc yếu môn Anh nhưng bạn vẫn cố gắng khắc phục và đạt điểm cao, siêng năng, ghi chép bài.

1. Khái niệm siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng là làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người.

- Kiên trì là làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại.

2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

Học tập

Lao động

Hoạt động khác

- Đi học chuyên cần

- Chăm chỉ làm bài

- Có kế hoạch học tập

- Bài khó không nản chí

- Tự giác học

- Không chơi la cà

- Đạt kết quả cao.

- Chăm làm việc nhà

- Không bỏ dở công việc

-Chăm làm vệ sinh lớp học.

- Không ngại khó.

- Tìm tòi, sáng tạo…

- Kiên trì luyện tập thể dục thể thao

- Bảo vệ môi trường

- Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.

- Ủng hộ các bạn ở vùng sâu, vùng xa...

3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

- Trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào thì con người cũng phải kiên trì, chịu khó, thường xuyên thì kết quả học tập, lao động mới đạt hiệu quả cao.

Loigiaihay.com

Siêng năng, kiên trì là gì? Rèn luyện tính siêng năng và kiên trì như thế nào?

I. Khái niệm:

  • Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện sự cần cu, tự giác, mệt mỏi, làm việc thường xuyên, đều đặn.
  • Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.

II. Biểu hiện:

  • Đi học chuyên cần. Bài khó không nản chí,quyết tâm làm cho được.
  • Tự giác học, không chơi la cà.
  • Vào lớp thuộc bài, lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài cẩn thận. Tự giác học bài và làm bài, không làm việc riêng trong giờ học.
  • Chăm chỉ học bài và làm bài. Tích cực tham gia xây dựng bài ở lớp.
  • Khi gặp bài tập khó trong học tập thì không nản trí, nản lòng mà có sự quyết tâm làm đến cùng.
  • Có kế hoạch học tập khoa học và thực hiện tốt kế hoạch đã đặt ra.
  • Chăm chỉ làm việc nhà, việc trường. Có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham những trò chơi vô bổ; tham gia các hoạt động xã hội do trường, địa phương tổ chức; …
  • Không bỏ công việc giữa chừng. Không ngại khó, ngại khổ. Cố gắng trong khi làm việc để đạt được kết quả tốt. Miệt mài với công việc được giao.
  • Người có phẩm chất siêng năng, kiên trì là người yêu lao động, luôn miệt mài trong công việc. Họ làm việc thường xuyên và đều đặn, làm tốt công việc và không đề cao khen thưởng. Người siêng năng lấy cần cù để bù khả năng của mình.
  • Trái với siêng năng, kiên trì là lười biếng; biểu hiện cẩu thả, ỷ lại, hời hợt, làm cho có, sợ khó, ngại khổ, nãn lòng, chống chán…

III. Ý nghĩa:

  • Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

IV. Rèn luyện:

  • Để rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập và lối sống cần kiệm như thông tin vừa đọc ở trên, em sẽ gặp những khó khăn: Phải luôn kiên trì học học tập, không được nản chí, phải luôn cố gắng chăm chỉ làm việc thay vì lười biếng, ỉ lại người khác…
  • Mỗi công dân phải tiết kiệm điện, nước sạch, thời gian, sức lực và tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày vì con người phải cần cù lao động mới có thể làm ra của cải. Vì vậy phải biết tiết kiêm để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  • Lối sống cần kiệm của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của gia đình, cộng đồng và xã hội: Cần kiệm sẽ làm giàu c
  • Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hàng ngày.
  •  Tự bản thân rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì ở mọi nơi, mọi lúc.
  • Quý trọng những người siêng năng, kiên trì. Không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.

* Ca dao tục ngữ:

  1. Có chí thì nên
  2. Có công mài sắt có ngày nên kim
  3. Siêng làm thì có
  4. Miệng nói tay làm
  5. Siêng làm thì có, siêng học thì hay
  6. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
  7. Cần cù bù thông minh

  • Đức tính cao cả
  • Tính kiên trì
  • Tính siêng năng

Video liên quan

Chủ Đề